UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 390/2007/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 31 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP, XÂY DỰNG MỚI LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2007-2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày17/08/2005 của Chính phủ, về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 12 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 58/2006/NQ-HĐND ngày 27/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, khóa XV, kỳ họp thứ 7 về chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2010 gồm các nội dung sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ là các tổ chức quản lý điện nông thôn, bao gồm: các HTX, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới công trình lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi áp dụng:
Các xã đồng bằng, ven biển, các xã miền núi thấp chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế theo chương trình 135, chương trình hỗ trợ các xã bãi ngang, chưa được tham gia dự án năng lương nông thôn I và II (gọi tắt là REI, REII), chưa được đầu tư từ các nguồn ngân sách, nguồn tài trợ khác và các xã không do Điện lực Thanh Hóa đầu tư bán điện trực tiếp.
3. Điều kiện và mức hỗ trợ:
a) Điều kiện:
- Công trình lưới điện hạ thế nông thôn phải phù hơp với Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện giai đoạn 2005-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Các xã đã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo Luật điện lực;
- Các tổ chức quản lý điện có giấy phép hoạt động điện lực.
b) Mức hỗ trợ:
Trung bình sau mỗi trạm biến áp cũ và mới, Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư để nâng cấp, cải tạo tương đương với xây dựng mới 01Km đường dây 0,4KV, mỗi xã được tính không quá 4 km đường dây trục chính 3 pha 4 dây đạt tiêu chuẩn theo tỷ lệ hỗ trợ như sau:
- Đối với các xã Miền núi thấp và bãi ngang: Ngân sách hỗ trợ 20% giá trị xây lắp công trình; Tổ chức quản lý, kinh doanh điện nông thôn tự huy động 80%;
- Đối với các xã vùng đồng bằng, ven biển còn lại: Ngân sách hỗ trợ 15% giá trị xây lắp công trình; Tổ chức quản lý, kinh doanh điện nông thôn tự huy động 85%;
- Các chi phí đền bù GPMB (nếu có) các địa phương hưởng lợi tự chịu trách nhiệm; chi phí cho việc lập dự án, thiết kế, thẩm định, quản lý dự án... do các tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm.
4. Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ: vốn ngân sách tỉnh;
Vốn các tổ chức quản lý điện nông thôn huy động: vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp.
5. Cơ chế quản lý:
- Tổ chức quản lý điện nông thôn là Chủ đầu tư công trình, chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Sau khi công trình được nghiệm thu, quyết toán, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ quy định;
- Các nguồn vốn đầu tư xây dựng (vốn do Tổ chức quản lý điện huy động, vốn ngân sách hỗ trợ) phải công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
a) Trách nhiệm của UBND cấp huyện: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hàng năm xây dựng kế hoạch nâng cấp, phát triển lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn gửi Sở Công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt. Hỗ trợ các xã vận động các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rông lưới điện. Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh hệ thống lưới điện trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định.
b) Trách nhiệm của UBND cấp xã: Vận động các Tổ chức quản lý, kinh doanh điện trên địa bàn đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng lưới điện; đăng ký với UBND huyện để đưa vào kế hoạch hàng năm. Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh hệ thống điện trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định.
c) Trách nhiệm của các ngành.
- Sở Công nghiệp giúp UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chính sách; phối hợp với Nghành điện đề nghị xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo phần đường dây trung áp và trạm biến thế đồng bộ và phù hợp với kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ thế. Định kỳ hàng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện đầu tư;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ kế hoạch cải tạo lưới điện hạ thế của các huyện, đề nghị của Sở Công nghiệp và khả năng nguồn vốn ngân sách, hàng năm xây dựng phương án phân bổ vốn hỗ trợ cho các huyện, trình UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản;
- Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, thanh quyết toán vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án cải tạo xây dựng công trình lưới điện hạ thế theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Điện lực Thanh Hóa phối hợp với Sở Công ngiệp chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn phần đường dây trung áp và trạm biến thế, đảm bảo phù hợp với kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ thế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Điện lực Thanh Hóa, Chủ tịch UBND các huyện, Thủ trưởng các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 716/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt dự án đầu tư cấp điện nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2020
- 2 Quyết định 2081/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật Đầu tư 2005
- 4 Nghị định 105/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực
- 5 Luật Điện Lực 2004
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003