Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3953/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 17 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG HOÀN CHỈNH, HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KẾT NỐI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/12/2015 của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2470/TTr.SGTVT-KHTH ngày 16/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thanh Điền

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG HOÀN CHỈNH, HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KẾT NỐI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3953/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG

1. Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 của tỉnh đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII là: “Ưu tiên nguồn lực cho 3 vùng kinh tế trọng điểm để tạo thành các cực tăng trưởng gồm: (1)- Phát triển thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện đông nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà. (2)- Phát triển vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. (3)- Phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp”. Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, phân bổ đều trên toàn bộ địa bàn tỉnh, cụ thể: Khu kinh tế Đông Nam đã được Chính phủ phê duyệt (gồm 05 khu công nghiệp: Hoàng Mai; Đông Hồi; Nam Cấm; Thọ Lộc; VSIP) và 6 Khu công nghiệp ngoài khu kinh tế Đông Nam là: Nghĩa Đàn; Sông Dinh; Tân Kỳ, Bắc Vinh; Tri Lễ và Phủ Quỳ; Về Cụm công nghiệp, toàn tỉnh có 47 cụm công nghiệp, phân bổ đều ở 21 huyện, thành, thị và các nhà máy khác nằm ngoài các khu công nghiệp.

Hiện nay việc kết nối bằng đường bộ giữa các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, kết nối thông qua các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 1, quốc lộ 7, quốc lộ 7B; quốc lộ 15, quốc lộ 46, quốc lộ 48, quốc lộ 48B, quốc lộ 48C, quốc lộ 48D, quốc lộ 48E… và các tuyến đường tỉnh như ĐT 532, ĐT.533, ĐT.537B, ĐT.531B, ĐT 535, ĐT 536, ĐT 542… Tuy nhiên, thời gian vừa qua do phương tiện giao thông tăng nhanh, một số tuyến đường được xây dựng đã lâu, quy mô còn nhỏ nên khả năng kết nối các vùng chưa cao, dễ gây ra ùn tắc cục bộ và làm hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh có nhiều đường ngang dân sinh và các giao cắt cùng mức, nhiều đoạn bán kính nhỏ dẫn đến bị hạn chế tốc độ chạy tàu và có nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hệ thống các cảng biển trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng như Cảng Cửa Lò, Cảng The Vissai, Cảng Đông Hồi, cảng xăng dầu ĐKC… góp phần đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Hệ thống đường thủy nội địa phân bố đều toàn tỉnh, tuy nhiên các tuyến sông trên địa bàn có độ dốc dọc lớn, nhiều bãi bồi. Do vậy, vận tải chủ yếu các đoạn tuyến gần biển và tại các cửa sông nên giao thông đường thủy nội địa không phải là thế mạnh.

1.1. Hiện trạng các tuyến đường bộ:

- Quốc lộ: Có 14 tuyến với tổng chiều dài là 1.655,95km. Trong đó, 727km đường bê tông nhựa chiếm 44%, 920km đường láng nhựa chiếm 55% và 19km đường cấp phối chiếm 1%.

Thời gian qua đã được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ GTVT, hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: QL1, QL46B đoạn tránh TP Vinh, QL15 đoạn qua khu di tích Truông Bồn, QL46 đoạn Cửa Lò đi TP Vinh, QL48, QL48B đoạn km0-km12,… góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó do nguồn vốn khó khăn nên một số đoạn tuyến chưa hoàn thành đúng tiến độ hoặc chưa được đầu tư nâng cấp như: QL7 đoạn km0-km36 (tạm dừng), QL15 đoạn Tân Kỳ đi Đô Lương và đoạn Đô Lương đi Nam Đàn, QL48C, QL48E....

- Đường tỉnh: Có 16 tuyến với tổng chiều dài 242,82 km, Trong đó 114,42km đường bê tông nhựa chiếm 47,12%; 123,04 km đường đá dăm và đá dăm láng nhựa chiếm 50,67%; 5,36 km đường Bê tông xi măng chiếm 2,21%. Các tuyến đường cơ bản đáp ứng cơ bản khả năng vận chuyển và kết nối của các phương tiện vận tải.

- Các tuyến đường huyện và đường xã có tổng chiều dài 15.664,9 km trong đó 3.782,4km đường huyện và 11.882,5 km đường xã: Hầu hết đều được đầu tư xây dựng đã lâu với quy mô nhỏ chủ yếu là cấp V và VI nên khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải lớn để kết nối giữa các cụm công nghiệp với các khu công nghiệp là chưa cao.

- Hệ thống các tuyến đường đô thị, đường chuyên dụng và các tuyến đường nội bộ trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng chiều dài 1.005,1 km. Các tuyến đường này đã được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

* Hiện trạng các tuyến đường bộ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm (1)- Thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện đông nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà. (2)- vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. (3)- miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp).

a) Các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) và (2)

- Quốc lộ 1 (điểm đầu: Khe nước Lạnh, tỉnh Thanh Hóa, điểm cuối: cầu Bến Thủy): Dài 84km, Bề rộng mặt đường 20-21 m; kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa,

- Tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Vinh (điểm đầu: huyện Nghi Lộc, điểm cuối: tại cầu Bến Thủy): dài 25km, Bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa.

Đánh giá: Đây là các tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp mở rộng, có lưu lượng tham gia giao thông lớn, hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu kết nối, vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các vùng kinh tế trọng điểm (1) và (2).

b) Các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) và (3)

- Đường Hồ Chí Minh (điểm đầu: Làng Tra Thanh Hóa; điểm cuối: Phố Châu, Hà Tĩnh): Dài 132km, Bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa.

- Quốc lộ 7 (điểm đầu: xã Diễn Thành, Diễn Châu; điểm cuối: Cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn): Dài 227km, Bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa.

- Quốc lộ 7B (điểm đầu: tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu; điểm cuối xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương: Dài 45km, Bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa;

- Quốc lộ 15 (điểm đầu: Làng Tra, Thanh Hoá; điểm cuối: xã Nam Kim huyện Nam Đàn): dài 135km, bề rộng mặt đường đoạn qua khu di tích Truông Bồn rộng 7 m, mặt đường bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường rộng 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Quốc lộ 46 (điểm đầu thị xã Cửa Lò, điểm cuối cửa khẩu Thanh Thủy, Thanh Chương): dài 82km, đoạn từ Cửa Lò đến Vinh (km0-km11) bề rộng mặt đường 14 m, các đoạn còn lại rộng 7m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

- Quốc lộ 46B (Điểm đầu tại Quán Bánh, điểm cuối tại Đô Lương), dài 33 km: Đoạn tránh thành phố Vinh dài 8km, bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa; đoạn từ thị trấn Thanh Chương đi thị trấn Đô Lương dài 25km, bề rộng mặt đường rộng 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Quốc lộ 48E (điểm đầu tại Lạch Cờn, điểm cuối nối với QL46 tại Cửa Lò) Đoạn đi qua địa phận các huyện như Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Yên Thành và huyện Nghi Lộc: dài 150 km, bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Đường tỉnh ĐT.533 (Điểm đầu xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, điểm cuối xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn): Dài 57,5 km, bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Đường nối từ đường N5, Khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn, Đô Lương (điểm đầu nối với đường N5 tại Nghi Lộc; điểm cuối nối QL7 tại Đô Lương): Dài 28,5km, bề rộng mặt đường 11m; hiện đang triển khai đẩy nhanh tiến độ thi công phục vụ vận chuyển xi măng (đoạn trong khu kinh tế đã được đầu tư xây dựng).

Đánh giá: Việc kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) với (3) bằng đường bộ có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt là các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng như QL46 đoạn tránh TP Vinh, tuyến N5 kéo dài… tuy nhiên quy mô hiện tại của một số tuyến đường còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, đặc biệt là trong thời gian tới.

c) Các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (2) và (3)

- Quốc lộ 48 (Điểm đầu Yên Lý, điểm cuối cửa khẩu Thông Thụ): dài 160km. Bề rộng mặt đường: đoạn km0-km20 rộng 9m, đoạn km38-km64 rộng 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Quốc lộ 48B (điểm đầu: xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu; điểm cuối xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu): dài 25 km, bề rộng mặt đường 5,5 m, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa.

- Quốc lộ 48C (điểm đầu: Ngã ba Săng Lẻ Quỳ Hợp, điểm cuối Cửa Rào, huyện Tương Dương): dài 123km, bề rộng mặt đường 3,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Quốc lộ 48D (điểm đầu: tại Đông Hồi, điểm cuối: ngã ba Châu Thôn, huyện Quế Phong): dài 165,2km, bề rộng mặt đường đoạn Đông Hồi đi Thái Hòa rộng 9m, mặt đường bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa.

- Quốc lộ 48E (điểm đầu tại Lạch Cờn, điểm cuối nối với QL46 tại Cửa Lò) Đoạn đi qua địa phận các huyện như Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn: dài 80 km, Bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

Đánh giá: Thời gian qua, các tuyến đường đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và liên kết các vùng. Tuy nhiên một số tuyến do mới được nâng cấp chuyển từ đường tỉnh lên đường quốc lộ nên quy mô còn hạn chế, một số đoạn tuyến đi qua khu vực miền núi, nên việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa với khối lượng lớn giữa các vùng miền còn bị ảnh hưởng.

d) Các tuyến đường nội vùng kết nối đến các trục chính nối các vùng kinh tế trọng điểm

- Nội vùng (1)

+ Đại lộ Vinh đi Cửa Lò (điểm đầu giao với đường Lê Nin, điểm cuối giao với đường Bình Minh): Hiện tại đang triển khai thi công trên phía đầu tuyến và cuối tuyến.

+ Đường tỉnh ĐT.535 (điểm đầu tại Cửa Hội, điểm cuối tại thành phố Vinh): dài 11km, bề rộng mặt đường mặt đường 11m, kết cấu mặt đường thảm Bê tông nhựa.

+ Đường tỉnh ĐT.536 (điểm đầu: tại Cửa Lò, điểm cuối tại Nam Cấm): dài 8km, bề rộng mặt đường mặt đường 9m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa.

+ Đường tỉnh ĐT.542 (điểm đầu tại Cửa Hội, điểm cuối tại thị trấn Nam Đàn): dài 53,66km. bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa.

+ Đường Vinh đi Hưng Tây (điểm đầu nối với QL1, điểm cuối nối với QL1 tránh Vinh): dài 6,2km, hiện triển khai thi công với quy mô đường đô thị. Dự kiến hoàn thành Quý III/2017;

+ Đường nối QL46 với đường Ven Sông Lam (điểm đầu nối QL46, điểm cuối nối đường Ven Sông Lam): dài 8km, hiện đang chuẩn bị triển khai thi công với quy mô bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa. Dự kiến hoàn thành Quý III/2017;

- Nội vùng (2)

+ Đường tỉnh ĐT.537B (điểm đầu xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu; điểm cuối xã Quỳnh Dị huyện Quỳnh Lưu): dài 13 km, bề rộng mặt đường 3,5 m; kết cấu mặt đường láng nhựa.

+ Đường giao thông từ khu công nghiệp Hoàng Mai 2 đến NMXM Tân Thắng (Quỳnh Lưu) dài 7,3km hiện đang triển khai thi công với quy mô mặt đường rộng 9m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

- Nội vùng (3):

+ Đường tỉnh ĐT.531B (điểm đầu xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp. Điểm cuối xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp): dài 15km, chiều rộng mặt đường 3,50m, kết cấu mặt đường láng nhựa.

+ Đường tỉnh ĐT.531C (điểm đầu tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp; điểm cuối xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp): dài 7,5km, chiều rộng mặt đường rộng 3,50m, kết cấu mặt đường dăm láng nhựa.

+ Đường tỉnh ĐT.532 (điểm đầu xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Điểm cuối xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp): dài 11km, chiều rộng mặt đường rộng 5,5-6,5m, kết cấu mặt đường dăm láng nhựa.

+ Đường vào nhà máy MDF (điểm đầu nối với QL48D, điểm cuối Nhà máy MDF. dài 8 km): Chiều rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa.

1.2. Về hiện trạng tuyến đường sắt: Toàn tỉnh có hai tuyến với tổng chiều dài 128 km, trong đó tuyến đường sắt Bắc Nam dài 96km. Tuyến nhánh ĐS Cầu Giát - Nghĩa Đàn dài 32km hiện tại đang dừng, không hoạt động.

Đánh giá: Thời gian vừa qua tuyến đường sắt Bắc Nam đã được đầu tư nâng cấp một số đoạn để tăng bán kính đường cong, xây dựng cầu vượt đường sắt.., tuy nhiên do có nhiều đường ngang dân sinh và một số giao cắt cùng mức… nên đã làm ảnh hưởng tốc độ chạy tàu và an toàn giao thông.

1.3. Về hiện trạng hàng không: Cảng hàng không Vinh hiện nay là cảng hàng không quốc tế: có một đường cất hạ cánh dài 2.400 m, rộng 45 m. Ga hành khách của sân bay Vinh có tổng diện tích sàn 11.706 m2, gồm 4 cửa ra máy bay, đáp ứng 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất khai thác 2,5-3 triệu hành khách/năm.

Nhà ga có 2 tầng, trong đó tầng 1 phục vụ hành khách đến, tầng 2 phục vụ hành khách đi. Bên trong nhà ga có 28 quầy làm thủ tục hàng không, 2 băng chuyền hành lý đi, 2 băng chuyền hành lý đến, 4 thang máy; trang bị đầy đủ hệ thống camera quan sát, máy soi chiếu an ninh, máy soi chiếu hành lý…

Hiện tại có 07 tuyến bay bao gồm TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt (Lâm Đồng), Cam Ranh (Khánh Hòa), Plâycu (Gia Lai) và tuyến đi quốc tế là Viên Chăn(Lào); tuyến đi Băng Cốc (Thái Lan) dự kiến mở vào tháng 6/2016;

Đánh giá: Với quy mô hiện tại, Cảng hàng không quốc tế Vinh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu đi lại của người dân tăng nhanh nên vào giờ cao điểm các vị trí sân đỗ máy bay của cảng hàng không Vinh còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; Bên cạch đó nhà ga hành khách quốc tế đang sử dụng là nhà ga tạm nên rất chật hẹp, ảnh hưởng đến đi lại của hành khách.

1.4. Về hiện trạng các Cảng biển, đường thủy nội địa:

- Cảng Cửa Lò: Hiện tại có 4 bến, có 3 kho hàng và bãi chứa hàng diện tích 9ha.

+ Cầu cảng số 1 và 2 có chiều dài 160m, năng lực tiếp nhận của cầu cảng cho tàu có tải trọng đến 10.000 DWT đầy tải và 15.000 DWT giảm tải;

+ Cầu cảng số 3 và 4 có chiều dài 168m, năng lực tiếp nhận của cầu cảng cho tàu có tải trọng đến 15.000 DWT đầy tải và 25.000 DWT giảm tải;

Nhà đầu tư đang trình Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án đầu tư xây dựng công trình bến số 5 và số 6 có tổng diện tích 23,4ha. Cầu cảng dài 450m, rộng 40m có khả năng tiếp nhận cùng một lúc 2 tàu có trọng tải 3 vạn tấn cập cảng.

- Cảng Đông Hồi: Hiện nay các Nhà đầu tư như Công ty Thanh Thành Đạt, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đã lựa chọn các vị trí xây dựng Bến cảng chuyên dụng.

- Cảng biển The VISSAI: Hiện đang triển khai xây dựng phục vụ tàu vận chuyển xi măng tại Nghi Thiết, Nghi Lộc. Giai đoạn này xây dựng 3 bến khu cảng nội địa cho tàu 3.000-:-10.000 DWT và 02 bến cho tầu lớn đến 70.000 DWT.

- Cảng dầu Nghi Hương: Là cảng chuyên dụng nhập xăng dầu tàu 1 vạn tấn ra vào cảng thuận lợi.

- Cảng Cửa Hội: Có 1 cầu tầu với chiều dài 100 m, mục đích chính là phục vụ cho tàu đánh cá.

- Cảng Bến Thủy: đang triển khai các bước di dời cảng than để phục vụ du lịch.

- Các Cửa Lạch gồm 04 cửa lạch: cửa Cờn, cửa Quèn, cửa Thơi, cửa Vạn đã và đang được đầu tư các bến phục vụ tàu thuyền đánh cá.

- Cầu cảng tại đảo Ngư: Đã được đầu tư xây dựng đã lâu nên đến nay đã xuống cấp;

Đường thủy nội địa: Có tổng chiều dài 907,6 km, trong đó:

+ Đường sông do Trung ương ủy thác Sở GTVT điều hành quản lý dài 217,1 km (tuyến Sông Lam Bến Thủy - Con Cuông dài 157,4 km; tuyến Sông Hoàng Mai dài 18 km; tuyến Lan Châu - Đảo Ngư dài 5,7 km; tuyến kênh nhà Lê từ Bara Bến Thủy đến ngã ba Sông Cấm - Kênh nhà Lê dài 36km);

+ Đường sông do tỉnh quản lý dài 43 km và 2,1 km kênh Âu vòm cóc, còn lại 658,2 km do các UBND huyện, thành phố, thị xã trực tiếp quản lý.

Đánh giá:

- Về cảng biển: Thời gian qua hệ thống các cảng biển trên địa bàn tỉnh đã và đang được quan tâm đầu tư như Nạo vét Cảng Cửa Lò, xây dựng mới cảng The VISSAI, cảng xăng dầu DKC… nên sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Về đường thủy nội địa: Các tuyến sông địa phương trên địa bàn tỉnh ít có giá trị vận tải do đặc điểm địa hình ngắn và dốc, lòng sông hẹp, quanh co, khúc khuỷu nên khó để khai thác các loại phương tiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu thủy văn, các lòng sông bị khô cạn thời gian dài trong năm nên việc khai thác vận tải dọc sông không thể thực hiện được. Vào mùa mưa lũ, tốc độ dòng chảy lớn gây mất an toàn. Vận tải chủ yếu các đoạn tuyến gần biển và tại các cửa sông.

2. Đánh giá việc thực hiện Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (ban hành theo QĐ số 4654/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 19/9/2014).

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành QĐ số 4654/QĐ-UBND của UBND về Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Tổng cộng 23 danh mục dự án công trình hạ tầng giao thông với tổng mức đầu tư 84.890 tỷ đồng, trong đó có 15 danh mục công trình dự án giao thông do cơ quan Trung ương quản lý với tổng mức đầu tư là 71.649 tỷ đồng và 08 danh mục do tỉnh quản lý với tổng mức đầu tư 13.249 tỷ đồng, cụ thể như sau:

1.1 Các dự án do cơ quan Trung ương quản lý (bao gồm cả các dự án doanh nghiệp đầu tư).

a) Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 04 công trình với tổng số vốn đầu tư là 10.085 tỷ đồng, bao gồm:

+ Nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An;

+ Xây dựng 06 cầu vượt đường sắt trên địa bàn tỉnh;

+ Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Vinh bao gồm các hạng mục ga hành khách, sân đỗ ô tô, mở rộng sân đỗ máy bay;

+ Nạo vét luồng vào cảng Cửa Lò.

b) Các công trình đã khởi công dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm 05 dự án với tổng mức đầu tư 8.090 tỷ đồng:

+ Nâng cấp mở rộng quốc lộ 7 (km0-km36) đoạn Diễn Châu đi Đô Lương;

+ Nâng cấp mở rộng quốc lộ 15 (km301-330) đoạn Đô Lương đi Nam Đàn;

+ Nâng cấp mở rộng QL48 và 48B;

+ Dự án mở rộng cảng Cửa Lò (Bến số 5 và số 6);

+ Cảng nước sâu Cửa Lò.

c) Các dự án đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự kiến khởi công trong năm 2016 bao gồm 03 dự án với tổng mức đầu tư 20.800 tỷ đồng:

+ Đường bộ cao tốc đoạn qua tỉnh Nghệ An;

+ Xây dựng mới cảng chuyên dùng tại Đông Hồi;

+ Cầu Cửa Hội qua sông Lam;

d) Các dự án chưa triển khai thi công bao gồm 03 dự án với tổng mức đầu tư 3.440 tỷ đồng:

+ Mở rộng 21km cuối tuyến QL46 đoạn cửa khẩu Thanh Thủy;

+ Xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh sân bay Vinh dài 3.000m;

+ Cải tạo các đoạn bán kính nhỏ và nâng cấp nhà ga tuyến đường sắt Bắc Nam.

1.2. Các dự án do tỉnh quản lý bao gồm 08 dự án với TMĐT là 13.249 tỷ đồng.

a) Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 02 công trình với tổng số vốn đầu tư là 2.864 tỷ đồng, bao gồm:

+ Đường tỉnh ĐT.543 (Tây Nghệ An giai đoạn 2);

+ Đường tỉnh ĐT.544B (Châu Thôn Tân Xuân giai đoạn 2);

b) Đã khởi công và đang triển khai 05 dự án với tổng mức đầu tư 8.658 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020:

+ Đường tỉnh ĐT.537 đoạn từ QL1 đi thị xã Thái Hòa (Hoàng Mai-Thái Hòa);

+ Đường trung tâm Vinh đi Cửa Lò (giai đoạn 1);

+ Đường tỉnh ĐT.534 (3 đoạn), đã nâng lên đường QL.48D;

+ Cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam đầu tư bằng vốn BOT;

+ Đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương) lên Tân Long (Tân Kỳ), giai đoạn 1 đến Đô Lương;

c) Còn 01 dự án với tổng mức đầu tư 5.127 tỷ đồng đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư:

+ Đường ven biển Nghi Sơn đi Cửa Lò.

Đánh giá chung: Đến nay sau gần 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu đã đưa vào sử dụng 06 dự án với tổng số vốn 12.949 tỷ đồng, 10 dự án đang triển khai thi công với tổng số vốn 16.748, 04 dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư 8.567 và còn 03 dự án chưa thực hiện.

Về cơ bản Chương trình đề án đã được thực hiện và triển khai hiện có hiệu quả, các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, kết nối các vùng miền tuy nhiên do nguồn lực, nguồn vốn bố trí còn hạn chế nên một số công trình chưa triển khai theo tiến độ đề ra nên sẽ đưa vào để thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

3. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân:

1.1. Những tồn tại hạn chế:

- Hệ thống giao thông đường bộ: Do nguồn ngân sách bố trí cho đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế, nên dẫn đến nhiều tuyến đường: quốc lộ, đường tỉnh, đường nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch chưa được đầu tư kịp thời, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Một số tuyến đường thời gian thi công kéo dài phần nào ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp. Quy mô một số tuyến còn nhỏ, chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vận chuyển hàng hóa của một số khu công nghiệp như QL.48E, QL.48D, ĐT.531B, ĐT.532…

- Hạ tầng giao thông cảng biển và giao thông đường thủy nội địa: thời gian qua tuy đã được quan tâm triển khai, nhưng do nguồn vốn hạn chế nên một số công trình chưa triển khai theo đúng tiến độ đề ra như: cảng nước sâu Cửa Lò, nâng cấp mở rộng bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò, cảng Đông Hồi… Các tuyến đường thủy nội địa đã được bố trí vốn để duy tu hàng năm nhưng do nguồn vốn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Hạ tầng sân bay Vinh: Thời gian qua tốc độ tăng trưởng hành khách tại cảng hàng không Vinh tăng nhanh, nên đã được đầu tư xây dựng các hạng mục đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân của tỉnh Nghệ An và các vùng lân cận. Hiện nay đang xúc tiến để mở thêm các tuyến bay nội địa, đặc biệt là mở mới thêm các tuyến quốc tế như đi Băng Cốc, Thái Lan;…

- Năng lực một số đơn vị tư vấn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, sau khi thi công phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công của một số nhà thầu còn hạn chế sau khi trúng thầu không thể thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ, gây ảnh hưởng và kéo dài thời gian thực hiện của dự án.

- Công tác quản lý, duy tu sửa chữa: Kinh phí quản lý duy tu sửa chữa bố trí còn thấp, nên công tác duy tu quản lý còn gặp nhiều khó khăn, nên một số công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng đã lâu nay đã xuống cấp, khi nào hư hỏng nặng mới sửa chữa hoặc xây dựng lại, gây lãng phí lớn.

1.2. Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân khách quan:

- Do địa bàn tỉnh Nghệ An rộng nên nhu cầu đầu tư về hệ thống giao thông đường bộ lớn đặc biệt là vùng trung du, miền núi, tuy nhiên đây là địa bàn có mật độ dân cư thưa, thu nhập thấp, trong khi đó suất đầu tư lớn nên việc kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông hạn chế, chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu đồng bộ, điều kiện để kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế và trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 11-NQ/CP, Chỉ thị 1792/CT-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công nên nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông gặp nhiều khó khăn các dự án giao thông bị cắt giảm dẫn đến một số đã triển khai nhưng phải tạm dừng, hoặc thi công cầm chừng như: QL7 ( Diễn Châu - Đô Lương); QL15 (Nam Đàn - Đô Lương); Cảng nước sâu Cửa Lò, N2…

- Cơ chế chính sách về GPMB còn thường xuyên thay đổi, nhiều vướng mắc,… dẫn đến tiến độ xây dựng ở một số công trình còn chậm. Nguồn vốn bố trí cho GPMP, đầu tư xây dựng còn hạn chế.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư còn có một số bất cập, phân bổ nguồn lực còn dàn trải; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu;

- Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn hạn chế, chưa có các giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả dẫn đến các công trình chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm tăng tổng mức đầu tư. Công tác kêu gọi nguồn vốn đầu tư về lĩnh vực giao thông chưa được quan tâm đúng mức.

- Năng lực của một số Chủ đầu tư còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý dự án còn nhiều hạn chế nên dẫn đến công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ và các Ban ngành Trung ương hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An đã có chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, khai thác thế mạnh và tiềm năng sẵn có. Tuy vậy, so với nhu cầu phát triển của cả tỉnh thì hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt Nghệ An là một tỉnh có địa bàn rộng lớn, giàu tiềm năng về tài nguyên và nguồn nhân lực, nên để khai thác hiệu quả tiềm năng này, cũng như đảm bảo việc xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của khu vực phía Bắc tạo cơ sở đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp; trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ thì việc triển khai xây dựng phát triển hạ tầng giao thông kết nối 03 vùng kinh tế trọng điểm theo Chương trình hành động của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII là cần thiết.

Từ yêu cầu và nhiệm vụ đó, việc xây dựng "Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020" là hết sức cần thiết.

III. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Nghị Quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội;

- Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP;

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch GTVT tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 4654/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 19/9/2014 về việc Ban hành Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 4144/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 26/8/2014 về việc Ban hành Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII;

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/12/2015 của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Quyết định số 417/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 26/01/2016 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII;

- Thông báo số 270-TB/TU ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020;

- Thông báo số 366-TB/TU ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về các vấn đề thuộc Chương trình phát triển hạ tầng trọng yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các quy hoạch KT-XH, quy hoạch ngành GTVT và các ngành liên quan, địa phương, khu công nghiệp, khu đô thị... đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành đang còn hiệu lực;

- Căn cứ vào thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông và khả năng huy động các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh.

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát: Tập trung kêu gọi đầu tư, huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hình thành mạng lưới giao thông chính kết nối các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020;

2. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Đường bộ: Xây dựng nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường kết nối các vùng kinh tế trọng điểm; các tuyến đường quan trọng nối các khu công nghiệp với các khu đô thị, các cầu quan trọng, cấp bách.

- Hàng không: Xây dựng nhà ga quốc tế, sân đỗ máy bay; Mở rộng sân bay Vinh và xây dựng thêm đường cất hạ cánh dài 3.000m theo quy hoạch đã được phê duyệt;

- Cảng biển:

+ Hoàn thành xây dựng Bến số 5 và số 6 cảng Cửa Lò; Xây dựng mới các cảng nước sâu Cửa Lò, cảng xi măng VISSAI, cảng chuyên dụng khí và xăng dầu Nghi Thiết, một số bến chuyên dụng cảng Đông Hồi;

+ Xây dựng cầu cảng tại các đảo để tiếp nhận hàng hóa và đảm bảo quốc phòng an ninh;

- Đường sắt: Nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An theo quy hoạch; nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao đoạn qua tỉnh Nghệ An.

II. NHIỆM VỤ:

1. Đường bộ:

1.1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối vùng kinh tế (1) với vùng kinh tế (2), cụ thể:

- Đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghệ An (điểm đầu Thanh Hóa; điểm cuối giao QL46, Nghệ An; dài 80km): Làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để sớm đầu tư xây dựng đoạn qua địa bàn tỉnh với quy mô 4 làn xe. Dự kiến khởi công trong năm 2017.

- Đường ven biển Nghi Sơn-Cửa Lò (điểm đầu Nghi Sơn, Thanh Hóa; điểm cuối, Cửa Lò, Nghệ An, dài 84km): Tập trung xây dựng các đoạn tuyến đi qua phía Tây thị xã Cửa Lò là đường vành đai của thị xã và đoạn qua khu kinh tế Đông Nam, khu công nghiệp Đông Hồi và thị xã Hoàng Mai.

1.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối vùng kinh tế (1) với vùng kinh tế (3), cụ thể:

- Đường giao thông nối Đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hoà Sơn, Đô Lương (điểm đầu nối với đường N5 tại Nghi Lộc; điểm cuối nối QL7 tại Đô Lương): Dài 28,5km: Đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III. Dự kiến thông xe trong năm 2016.

- Quốc lộ 15 (điểm đầu: Làng Tra, Thanh Hoá; điểm cuối: xã Nam Kim huyện Nam Đàn, dài 135km): Đầu tư xây dựng đoạn Tân Kỳ - Đô Lương dài 20km với quy mô đường cấp IV và đoạn Đô Lương - Nam Đàn dài 30km và với quy mô đường cấp IV.

- Quốc lộ 7 (điểm đầu: xã Diễn Thành, Diễn Châu; điểm cuối: Cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, dài 227km): Tiếp tục đầu tư nâng cấp QL7 đoạn km0-km36 với quy mô đường cấp III.

- Quốc lộ 7B (điểm đầu: tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu; điểm cuối xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương; dài 45km): Đầu tư nâng cấp sửa chữa và mở rộng với Quy mô cấp IV.

- Quốc lộ 46B (Điểm đầu tại Quán Bánh, điểm cuối tại Đô Lương; Dài 33 km): Đầu tư nâng cấp một số đoạn từ cầu Rộ đến thị trấn Đô Lương với quy mô đường cấp IV.

1.3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối vùng kinh tế (2) với vùng kinh tế (3), cụ thể:

- Quốc lộ 48 (Điểm đầu Yên Lý, điểm cuối cửa khẩu Thông Thụ), dài 160km: Đầu tư xây dựng tuyến tránh QL 48 qua thị Thái Hòa dài 10km đạt tiêu chuẩn đường cấp III và xây dựng cầu Hiếu 2; nâng cấp đoạn km20-km28 và đoạn từ km28-km54 đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III.

- Quốc lộ 48B (điểm đầu: xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu; điểm cuối xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu), dài 25 km: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đoạn km0-km12 và xây dựng hoàn chỉnh nút khác khác mức với quốc lộ 1 tại thị trấn Giát, dự kiến hoàn thành năm 2016. Đầu tư xây dựng còn lại từ km12-km25 tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (cùng quy mô với dự án BOT đoạn km0-km12).

- Quốc lộ 48D (điểm đầu: tại Đông Hồi, điểm cuối: ngã ba Châu Thôn, huyện Quế Phong), dài 165,2km: Hoàn thành đoạn Hoàng Mai đi Thái Hòa trong năm 2016 và Đầu tư xây dựng đoạn km41-km65 (thuộc tuyến ĐT 545 cũ) với quy mô đường cấp IV.

- Quốc lộ 48E (điểm đầu tại Lạch Cờn, điểm cuối nối với QL46 tại Cửa Lò), dài 213km: Hoàn thành xây dựng các đoạn Chợ Sơn - Quán Hành với quy mô nền đường rộng 16m, mặt đường rộng 15m; nâng cấp sửa chữa mở rộng các đoạn tuyến còn lại đạt tối thiểu quy mô cấp IV.

1.4. Xây dựng thêm một số tuyến quan trong nội vùng như:

- Đại lộ Vinh - Cửa Lò: Đầu tư xây dựng toàn tuyến dài 10,8km với quy mô các đoạn cụ thể như sau:

+ Đoạn km0-km9+680: Đầu tư xây dựng đường gom mỗi bên rộng 9m;

+ Đoạn km9+680-km10+832 bề rộng nền đường 72m gồm: bao gồm 08 làn xe cơ giới (8x3,75m) và dải phân cách giữa 22m; vỉa hè hai bên 9.0m;

- Đường Vinh đi Hưng Tây, Thành phố Vinh (điểm đầu nối với QL1, điểm cuối nối với QL1 tránh Vinh): dài 6,2km: Đầu tư xây dựng toàn tuyến với quy mô đường đô thị; Dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

- Quốc lộ 1 tránh thành phố Vinh (điểm đầu: huyện Nghi Lộc, điểm cuối: tại cầu Bến Thủy), dài 25km: Đầu tư nâng cấp toàn tuyến với quy mô 4 làn xe;

- Đường nối QL46 với đường Ven Sông Lam, thành phố Vinh (điểm đầu nối QL46, điểm cuối nối đường Ven Sông Lam): dài 8,2km: Đầu tư xây dựng với quy mô cấp III; Dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

- Đường kết nối trung tâm thành phố Vinh-đường Lê Mao kéo dài (điểm đầu tại giao với đường Trần Phú; điểm cuối nối với đường QL1 tránh thành phố Vinh; dài 2,3km: Đầu tư xây dựng đoạn từ km1+200 đến đường QL1 tránh TP Vinh dài khoảng 1,3km với quy mô đường đô thị, dự kiến khởi công năm 2017.

- Đường tránh thị xã Hoàng Mai (điểm đầu xã Quỳnh Vinh; điểm cuối xã Quỳnh Trang; dài 10km: Đầu tư xây dựng với quy mô cấp III, 4 làn xe..

- Đường tỉnh ĐT.532 (điểm đầu xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Điểm cuối xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), dài 11km: Đầu tư nâng cấp với quy mô cấp V;

- Tuyến đường bộ cao tốc nối từ Thanh Thủy (Thanh Chương) đi TP Vinh dài khoảng 40km: Phối hợp với trung ương triển khai bước chuẩn bị đầu tư.

- Xây dựng mở rộng một số tuyến đường vành đai, đường kết nối trung tâm thành phố Vinh với vùng phụ cận như: đường Lệ Ninh; đường Nguyễn Viết Xuân; đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài; đường Vành đai phía Đông, phía Tây thành phố Vinh…

1.5. Xây dựng cầu vượt đường sắt, các nút giao và các cầu qua sông:

- Hoàn thành xây dựng cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam;

- Đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc Nam tại nút giao QL1 với QL48E;

- Nút giao đường sắt Bắc Nam với đường D4 Khu kinh tế Đông Nam;

- Đầu tư xây dựng cầu vượt Nút giao giữa QL46 với QL1 tránh Vinh;

- Đầu tư xây dựng cầu vượt Nút giao giữa QL46B với QL1 tránh Vinh;

- Xây dựng dựng cầu Bến Thủy 3 bắc qua sông Lam (từ Cửa Hội đi Xuân Thành);

- Xây dựng cầu vượt nút giao giữa đường QL46D với QL1 (tại thị xã Hoàng Mai);

- Xây dựng cầu Hiếu và cầu Dinh trên tuyến QL48E;

- Xây dựng cầu Cung nối ĐT.533 với QL46B;

- Xây dựng mới Cầu Quỳnh Nghĩa ĐT 537B;

1.6. Xây dựng một số Bến xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn:

- Hoàn thành xây dựng các Bến xe Bắc Vinh, bến xe Nam Vinh đưa vào hoạt động năm 2017 và Bến xe phía Đông TP Vinh;

- Hoàn thành xây dựng Khu dịch vụ vận tải đường bộ Nam TP Vinh;

- Dự án Showroom trưng bày sản phẩm, trung tâm sửa chữa và trạm dừng nghỉ tại xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên;

- Xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng một số trạm dừng nghỉ dọc QL1 và đường HCM theo quy hoạch được phê duyệt.

- Đầu tư xây dựng các bãi đậu xe tại các thành phố, thị xã, khu đô thị, khu công nghiệp…

1.7. Xây dựng, nâng cấp một số tuyến đường huyện, đường khu công nghiệp, khu kinh tế kết nối với các tuyến QL, ĐT với các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng đường giao thông từ khu công nghiệp Hoàng Mai 2 đến NMXM Tân Thắng (Quỳnh Lưu): Đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III.

- Đường vào cụm công nghiệp Hưng Yên Nam nối với QL1 tránh Vinh của huyện Hưng Nguyên: Đầu tư xây dựng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

- Đường vào cụm công nghiệp Châu Quang, huyện Quỳ Hợp nối với ĐT.532 và QL48C: Đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Đường giao thông vành đai phía Bắc huyện Nam Đàn dài 20km: Đầu tư toàn tuyến với tiêu chuẩn cấp IV.

- Tuyến đường từ trung tâm huyện Nghĩa Đàn nối đường HCM thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa): Đầu tư xây dựng với quy mô cấp VI.

- Tuyến đường giao thông nối ĐT.542 với ĐT.542C (tại xã Hưng Phúc và đường Lê Xuân Đào, huyện Hưng Nguyên): Đầu tư toàn tuyến với tiêu chuẩn cấp V.

- Đường cứu hộ cứu nạn các khu dân cư ven biển Đông Hồi: Giai đoạn này đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III.

2. Cảng hàng không:

- Xây dựng hàng rào, bãi đỗ xe;

- Nâng cấp nhà ga quốc tế và xây dựng thêm các sân đỗ máy bay đáp ứng lưu lượng giờ cao điểm;

- Mở rộng cảng hàng không Vinh và xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh dài 3.000m theo quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Cảng biển:

- Cảng Cửa Lò:

+ Đầu tư giai đoạn 2 dự án nâng cấp luồng vào cảng Cửa Lò và kéo dài luồng thêm 2.000m về phía thượng lưu cảng hiện tại.

+ Đầu tư xây dựng bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò cho tàu 2÷3 vạn tấn ra vào thuận lợi.

- Đầu tư xây dựng hoàn thành Cảng biển VISSAI phục vụ tàu vận chuyển xi măng tại Nghi Thiết, Nghi Lộc (xây dựng 3 bến khu cảng nội địa cho tàu 3.000-:-10.000 DWT và 02 bến cho tầu lớn đến 70.000 DWT để xuất hàng đi quốc tế cùng hệ thống băng tải đường dẫn, đê chắn sóng);

- Cảng chuyên dụng khí và xăng dầu: Xây dựng hệ thống cầu cảng riêng biệt và kho chứa xăng dầu, tiếp nhận tàu từ 2 - 3 vạn tấn phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Cảng nước sâu Cửa Lò: Giai đoạn này triển khai xây dựng cảng nước sâu cho tàu 3 ÷ 5 vạn tấn và các công trình phụ trợ khác;

- Xây dựng mới cảng Đông Hồi tại Hoàng Mai phục vụ khu công nghiệp Đông Hồi: Đầu tư xây dựng một số bến đảm bảo tiếp nhận tàu 3 ÷ 5 vạn tấn;

- Xây dựng cầu cảng tại Đảo Mắt.

4. Đường sắt: (Thực hiện đầu tư theo QĐ số 214/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ):

- Tuyến đường sắt Bắc Nam: Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 km/h - 90 km/h đối với tàu khách và 50 km/h - 60 km/h đối với tàu hàng. Xây dựng cầu vượt, hầm chui, hàng rào đường gom dọc tuyến xóa bỏ đường ngang dân sinh. Nâng cấp và cải tạo Ga Vinh.

- Tuyến đường sắt tốc độ cao đoạn Hà Nội-Vinh: Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 milimét, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước đoạn Hà Nội - Vinh.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:

- Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian, gây thất thoát nguồn lực và hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

- Thực hiện nghiêm túc các Luật, Nghị định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Giải pháp huy động vốn

- Vốn Ngân sách nhà nước (NSNN): Ngoài phần vốn NSNN theo kế hoạch hàng năm, tìm kiếm, huy động các nguồn lực khác để bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn hỗ trợ của nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP.

- Tiếp tục xúc tiến nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT).

- Làm việc với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan để phân bổ vốn TPCP cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020, trong đó cần ưu tiên cho các công trình hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển Kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm:

+ Theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), nhằm tạo bước đột phá về huy động vốn trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn theo hướng tăng tỷ lệ vốn hỗ trợ của nhà nước (NSNN) để đảm bảo cho dự án khả thi về mặt tài chính, lựa chọn các dự án ưu tiên để thực hiện nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn;

+ Theo hình thức hợp đồng BOT đối với các dự án có khả năng hoàn vốn cao;

+ Theo hình thức hợp đồng BT để xây dựng hạ tầng giao thông bằng khai thác quỹ đất;

- Xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đối với những dự án đặc biệt quan trọng, dự án vùng đặc thù, kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Nghiên cứu xây dựng Quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh vào thời điểm thích hợp trên cơ sở các nguồn thu phát sinh có liên quan đến sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác để đầu tư các hạ tầng giao thông trọng yếu;

- Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư: Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP; Xúc tiến đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường quan trọng có lưu lượng tham gia giao thông lớn của tỉnh được đầu tư bằng nguồn vốn vay (trái phiếu chính phủ, ODA,...) UBND tỉnh sẽ thực hiện thu phí hoặc bán quyền thu phí các tuyến đường tỉnh có lưu lượng tham gia giao thông lớn nhằm tạo nguồn thu hoàn trả vốn vay;...

3. Giải pháp về quản lý, chỉ đạo:

- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông:

+ Chấn chỉnh nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

+ Rà soát, cắt giảm quy mô, phân kỳ đầu tư các công trình giao thông hợp lý.

- Đẩy mạnh việc quản lý và khai thác hiệu quả đất hành lang an toàn đường bộ, tăng cường bảo vệ hành lang ATGT, chống lấn chiếm nhằm giảm chi phí đền bù và GPMB khi xây dựng và phát triển KCHT sau này.

- Tập trung chỉ đạo công tác GPMB, giải quyết kịp thời các vướng mắc đảm bảo tiến độ cho các dự án.

- Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các chủ đầu tư, trong đó việc chuẩn bị quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phải được tính toán cụ thể và đi trước một bước.

4. Một số giải pháp khác:

- Lồng ghép các công trình dự án thuộc đề án này vào các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn hỗ trợ các tổ chức trong ngoài nước…

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong đầu tư phát triển KCHTGT góp phần nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công và tiếp cận được các công nghệ mới của nước ngoài.

- Tăng cường công tác duy tu, quản lý sửa chữa để giữ cấp hạng đường đảm đảm giao thông thông suốt.

- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông: Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của xã hội hóa đầu tư KCHT giao thông, tập trung đánh giá hiệu quả của các dự án xã hội hóa; lập website “Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư các công trình giao thông” nhằm giới thiệu các cơ chế, chính sách đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư; danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, hình thức và hiệu quả đầu tư dự kiến...

- Đẩy mạnh triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ GTVT trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phần III

KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

STT

Danh mục dự án, công trình

Tổng mức đầu tư

Kinh phí giai đoạn 2016-2020 ( tỷ đồng)

Tỷ lệ nguồn vốn (%)

 

 

 

TỔNG CỘNG

82.792

41.000

100,00

 

1

Đường bộ

44.321

34.272

83,59

 

2

Đường hàng không

2.100

2.100

5,12

 

3

Cảng biển

25.283

3.380

8,24

 

4

Đường sắt

11.088

1.248

3,04

 

 

trong đó:

 

 

 

 

 

Nguồn vốn Trung ương đầu tư

14.146

tỷ đồng, tỷ lệ

34,50

 

 

Nguồn vốn BOT, BT và doanh nghiệp

23.999

tỷ đồng, tỷ lệ

58,53

 

 

Nguồn vốn ODA, WB, ADB

1.117

tỷ đồng, tỷ lệ

2,72

 

 

Nguồn vốn địa phương cần huy động

1.738

tỷ đồng, tỷ lệ

4,24

 

 

Tổng kinh phí giai đoạn 2016-2020:

41.000

tỷ đồng

 

 

 

trong đó ngân sách địa phương cần huy động

 

 

 

 

bố trí để thực hiện Đề án là:

1.738

tỷ đồng

 

 

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở ban ngành:

1.1. Sở Giao thông vận tải:

- Là đơn vị đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ vào Đề án được phê duyệt, hướng dẫn các ngành, các huyện, các cơ quan liên quan theo phân cấp quản lý các tuyến đường, tiến hành việc cắm mốc lộ giới. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tốt việc quản lý hành lang giao thông, không để lấn chiếm vi phạm; kiểm tra, hướng dẫn việc đấu nối vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh theo quy hoạch được duyệt và theo các quy định của Nghị định và Thông tư hướng dẫn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình, tổng hợp trình UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu) quyết định chủ trương đầu tư.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình, dự án đầu tư xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đề ra.

- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh các giải pháp mang tính đột phá nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng các công trình giao thông kết nối vùng kinh tế trọng điểm.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Căn cứ nội dung đề án được phê duyệt, hàng năm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn cho các dự án giao thông thuộc Đề án kết nối các vùng kinh tế trọng điểm để triển khai thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các Sở ban ngành kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng yếu.

- Tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư về lĩnh vực giao thông phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng trang WEB xúc tiến đầu tư và xây dựng các chính sách có liên quan.

1.3. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành, cơ quan có liên quan để tham mưu với UBND tỉnh về thu hút, huy động, nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện bằng các hình thức PPP, ODA, WB…

- Cân đối bố trí vốn cho công tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh, đường GTNT và các tuyến đường thủy nội địa đáp ứng yêu cầu giữ cấp hạng đường và đảm bảo giao thông thông suốt an toàn.

1.4. Sở Xây dựng:

- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện lồng ghép quy hoạch của thành phố, thị xã, khu đô thị, khu kinh tế, chương trình mục tiêu nông thôn mới… với đề án để phát huy hiệu quả.

- Phối hợp Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý về chất lượng xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Bổ sung Quy hoạch các mỏ vật liệu trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện các dự án được thuận lợi;

1.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các chủ đầu tư các thủ tục cấp đất, thuê đất theo quy định.

- Phối hợp với địa phương có dự án để thực hiện tốt công tác GPMB và di dân tái định cư.

2. Các Sở ban ngành liên quan

- Theo chức năng nhiệm vụ quản lý chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn (thuộc phạm vi quản lý);

- Chịu trách nhiệm thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án lĩnh vực ngành quản lý; rà soát hồ sơ quy hoạch ngành theo quy định hiện hành;

- Tăng cường công tác quản lý ngành, quản lý chất lượng công trình thuộc ngành quản lý.

- Chỉ đạo, đôn đốc tiến độ, kiểm tra thực hiện các dự án hạ tầng trọng yếu thuộc ngành quản lý hoàn thành đúng tiến độ.

3. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Đối với các dự án thuộc địa bàn do UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý, chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả;

- Tăng cường nhân lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tiến tới chuyên môn hóa;

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB khoa học, đạt hiệu quả, trong đó có chuẩn bị trước các khu tái định cư để bố trí cho hộ dân GPMB; Trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh bổ sung, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi đề xuất về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN