Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4140/QB-UBND

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIẢM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 25/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 /02/ 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi; bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 2787/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của UBND tỉnh về việc thay đổi một số nội dung trong quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Hà Tĩnh giai đoạn 2016- 2020;

Theo đề ngh của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4092/TTr-STNMT ngày 24/11/2020 (sau khi tiếp thu, tổng hợp, giải trình ý kiến của các Ủy viên UBND tỉnh các địa phương, đơn vị liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 (có hồ sơ kèm theo) với các nội dung chính như sau:

1. Tên chương trình: Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Cơ quan thực hiện:

- Đối với năm 2021, giao Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện;

- Từ năm 2022, giao Sở Tài chính căn cứ quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2020 của Chính phủ, các quy định hiện hành và điều kiện thực tiễn thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh theo đúng quy định.

4. Mục tiêu: Thiết lập được mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo yêu cầu:

- Theo dõi diễn biến tình trạng môi trường nước, không khí, đất, trầm tích trên địa bàn tỉnh theo thời gian và không gian với những số liệu được cập nhật thường xuyên và chính xác.

- Đánh giá mức độ ô nhiễm theo từng vùng, từng khu vực; diễn biến chất lượng môi trường theo thời gian.

- Đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu vực “nhạy cảm” do ảnh hưởng của nguồn thải, phạm vi tác động, diễn biến theo thời gian.

- Phản ánh các vấn đề ô nhiễm đặc thù của các thành phần môi trường ở từng vùng, từng khu vực trong tỉnh và nhận định các nguyên nhân gây ô nhiễm.

- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về tình trạng môi trường phục vụ công tác quản lý, Hoạch định chính sách; cung cấp các số liệu, thông tin cho việc xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh hàng năm, 05 năm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

5. Nội dung thực hiện:

Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước mặt: 61 điểm; 25 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (pH, nhiệt độ, hàm lượng Oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC), nitrat (NO3--N), amoni (NH4 -N), photphat (PO43-P), tổng sắt (Fe), clorua (Cl-), florua (F-),coliform, xyanua (CN-), tổng dầu mỡ, asm (As), cadimi (Cd), crom VI (CrVI), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), chất hoạt động bề mặt)); tần suất quan trắc 06 lần/năm.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất: 47 điểm; 21 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (pH, TDS, độ cứng, KMnO4, amoni (NH4 -N), clorua (Cl-), florua (F-), nitrit (NO2--N), nitrat (NO3--N), sunfat (SO42-), xyanua (CN-), asm (As), chì (Pb), cadimi (Cd), crom VI (CrVI), kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt tổng số (Fe), coliform, đồng (Cu), thủy ngân (Hg)); tần suất quan trắc 04 lần/năm.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ 15 điểm:

Đối với khu vực “vùng bãi tắm, thể thao dưới nước”: 07 điểm; 19 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (pH, DO, crom VI (CrVI), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), st tổng số (Fe), mangan (Mn), tng phenol, dầu mkhoáng coliform, đồng (Cu), chì (Pb), cadimi (Cd), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), amoni (NH4 - N), photphat (PO43--P),florua (F-), asen (As), xyanua (CN-)); tần suất quan trắc 04 lần/năm.

Đối vói khu vực “các nơi khác”: 08 điểm; 17 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (pH, crom VI (CrVI), sắt tng số (Fe), mangan (Mn), tng phenol, dầu mỡ khoáng coliform, đồng (Cu), chì (Pb), cadimi (Cd), thy ngân (Hg), kẽm (Zn), amoni(NH4 - N), photphat (PO43--P),florua (F-), asen (As), xyanua (CN-)); tần suất quan trắc 04 lần/năm.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn 56 điểm:

Đối với khu vực khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh: 14 điểm; 07 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, tng bụi lơ lng (TSP), SO2, NO2, CO); tần suất quan trắc: 04 lần/năm đối với thông số tiếng ồn và 06 lần/năm đối với các thông số khác;

Đối với khu vực khác trên địa bàn Hà Tĩnh: 42 điểm; 06 thông số quan trắc và phân tích ở mỗi điểm (nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, tổng bụi lơ lng (TSP), SO2, NO2); tần suất quan trắc: 04 lần/năm đối với thông số tiếng ồn và 06 lần/năm đối với các thông số khác;

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường đất: 17 điểm; 06 thông số phân tích/điểm (đồng (Cu), cadimi (Cd), chì (Pb), kẽm (Zn), asen (As), tổng crom (Cr)); tần suất quan trắc 01 lần/năm.

- Chương trình quan trắc chất lượng trầm tích 12 điểm:

Đối với trầm tích nước mặn, lợ: 07 điểm; 06 thông số phân tích/điểm (đồng (Cu), cadimi (Cd), kẽm (Zn), asen (As), thủy ngân (Hg), tổng crom (Cr)); tần suất quan trắc 01 lần/năm;

Đối với trầm tích nước ngọt: 05 điểm; 14 thông số phân tích/điểm (đồng (Cu), cadimi (Cd), kẽm (Zn), asen (As), thy ngân (Hg), tổng crom (Cr), chlordane, DDD, DDE, DDT, dieldrin, endrin, lindan, heptachlor epoxide)); tần suất quan trắc 02 lần/năm;

- Vị trí các điểm quan trắc: Tại phụ lục kèm Quyết định này.

6. Khái toán kinh phí thực hiện:

6.1. Kinh phí thực hiện:

H - Năm 2021: Khoảng 6,5 tỷ (sau khi không tính VAT, khu hao trang thiết bị đã đầu tư, tiết kiệm chi do giao Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện).

- Từ năm 2022, khoảng 8,581 tỷ đồng/năm (bao gm cả thuế VAT).

(Giao Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt cụ th cho tng năm đảm bảo đúng quy định).

6.2. Nguồn kinh phí dự kiến:

Kinh phí tổ chức thực hiện được lấy từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh và huy động thêm nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và các nguồn vốn khác.

7. Địa điểm triển khai: Chương trình quan trắc được triển khai trên địa bàn 13 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (chi tiết vị trí các điểm quan trắc tại phụ lục kèm theo Quyết định này).

8. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.

9. Tổ chức thực hiện:

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

Xây dựng kế hoạch, đề cương, nhiệm vụ và nhu cầu kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025;

Giao Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện việc quan trắc và phân tích môi trường theo chương trình được phê duyệt, lập báo cáo quan quan trắc môi trường định kỳ, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu quan trắc và phân tích môi trường;

Giám sát việc thực hiện của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, thẩm định nghiệm thu kết quả thực hiện, sử dụng kết quả quan trắc môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Sở Tài chính bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường để thực hiện công tác quan trắc các thành phần môi trường theo mạng lưới đã được phê duyệt. Riêng trong năm 2021, ngoài kinh phí quan trắc mạng lưới, bố trí bổ sung kinh phí thực hiện việc xây dựng giếng quan trắc nước dưới đất, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc, cổng thông tin môi trường.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp vái Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan xem xét, tổng hợp danh mục các dự án để thực hiện chương trình quan trắc vào kế hoạch đầu tư công trung hạn địa phương giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng quy định.

- Sở Nội vụ căn cứ kế hoạch hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ cho đội ngũ quan trắc viên; tham mưu bố trí biên chế quan trắc môi trường.

- Các sở, ngành liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Chương trình quan trắc, khai thác sử dụng số liệu về quan trắc môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Hàng năm, căn cứ thực trạng, nhu cầu thực tế xem xét đề xuất thay đổi, bổ sung các vị trí quan trắc để hoàn thiện mạng lưới quan trắc phù hợp vói quy hoạch phát triển chung của tỉnh và thực tế hiện trạng môi trường.

- UBND các huyện, thành phố, thị xã: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí quỹ đất để xây dựng các giếng quan trắc. Chỉ đạo các đơn vị cấp xã triển khai nhiệm vụ bảo quản, duy trì các giếng quan trắc sau khi xây dựng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Phó VP (phụ trách);
- Trung tâm TT - CB - TH tỉnh;
- Lưu: VT, NL2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn