Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4141/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1096/TTr-SCT ngày 19/12/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

A. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.

I. Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.

Việc lựa chọn địa điểm phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch này đồng thời đảm bảo điều kiện theo quy định hiện hành của các ngành liên quan như: vị trí xây dựng chợ phải nằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ và các quy định hiện hành của ngành giao thông; về thiết kế chợ: các hạng mục của công trình chợ phải đảm bảo theo "tiêu chuẩn Việt Nam 351: 2006 " Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế" được ban hành tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây Dựng và các văn bản có liên quan khác.

Việc thiết kế xây dựng chợ phải có đầy đủ các công trình phụ như bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với quy mô chợ; hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có trang bị dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy đúng theo quy định chuyên ngành ...

Ngoài ra, việc đầu tư khai thác và quản lý chợ phải thực hiện theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.

II. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.

1. Thị xã Thủ Dầu Một.

Trong tương lai địa bàn này sẽ tách thêm quận mới nằm ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Trên địa bàn quận mới đã có chợ Hòa Lợi (loại II), chợ Phú Chánh AB và chợ Phú Chánh C (loại III) do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) đầu tư hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn Thủ Dầu Một được quy hoạch như sau:

1.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Giải tỏa 01 chợ: chợ Tương Bình Hiệp (xây mới tại địa điểm khác).

- Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Thủ Dầu Một, Vinh sơn, Bình Điềm, Chợ nông sản Phú Hòa, Bến Thế, Phú Văn.

- Xây dựng mới 04 chợ: Chánh Mỹ (xã Chánh Mỹ), Phú Thuận (phường Phú Lợi), Tân Định An (phường Định Hòa), chợ Tương Bình Hiệp.

1.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục chỉnh trang và bảo dưỡng các chợ để duy trì hoạt động. Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 16 chợ. Giai đoạn 2016 - 2020 không phát triển thêm chợ. (Phụ lục kèm theo)

2. Thị xã Thuận An.

2.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Giải tỏa 01 chợ: giải tỏa chợ Lái Thiêu cũ (xây mới tại địa điểm khác).

- Cải tạo, nâng cấp 01 chợ: chợ Vĩnh Phú.

- Xây dựng mới 03 chợ: An Sơn, Lái Thiêu, chợ khu phố Bình Hòa (phường Lái Thiêu).

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020:

Xây dựng mới 05 chợ: chợ Hưng Định, chợ của Công ty TNHH bất động sản Lê Gia (phường An Phú), chợ KDC 3-2, chợ KDC Việt-Sing, chợ Bình Giao.

Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 21 chợ, đến năm 2020 sẽ có 26 chợ theo quy hoạch và 02 chợ đêm. (Phụ lục kèm theo)

3. Thị xã Dĩ An.

3.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Cải tạo, xây dựng lại 03 chợ: Nội Hóa, Đông Hòa, Tân Quý.

- Xây dựng mới 01 chợ: chợ khu làng Đại học.

3.2. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Giải tỏa 01 chợ: chợ Ngãi Thắng để xây mới tại địa điểm khác.

- Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: Đông Thành, Tân Đông Hiệp.

Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 15 chợ. (Phụ lục kèm theo)

4. Huyện Tân Uyên.

Địa bàn huyện Tân Uyên sẽ tách thêm huyện mới là huyện Tân Thành. Trung tâm huyện mới ở xã Tân Thành đã có chợ Tân Thành, hiện nay chợ Tân Thành trong tình trạng xuống cấp, vì vậy phải đầu tư xây dựng lại với quy mô chợ loại II cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến năm 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Tân Uyên được quy hoạch như sau:

4.1.Giai đoạn 2012 - 2015:

- Giải tỏa 02 chợ: chợ Tân Ba, Tân Định ( Xây mới tại địa điểm khác).

- Cải tạo, nâng cấp 03 chợ: Lạc An, Tân Thành, Tân Bình.

- Xây dựng mới 11 chợ: Đất Cuốc, Vĩnh Tân, Tân Định, Thạnh Phước, Tân Mỹ, Bình Mỹ, Thạnh Hội, Bạch Đằng, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Ba.

4.2. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Cải tạo mở rộng chợ Thường Tân.

- Xây dựng mới chợ Phú An II (thị trấn Uyên Hưng + xã Bình Mỹ).

Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn có 22 chợ và đến năm 2020 sẽ có 23 chợ. (Phụ lục kèm theo)

5. Huyện Phú Giáo.

5.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: An Bình, Tân Hiệp.

- Xây dựng mới 04 chợ: An Long, Tam Lập, Phước Sang, An Thái.

5.2. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Giải tỏa 01 chợ: Chợ Phước Hòa (xây dựng mới ở địa điểm khác).

- Cải tạo, mở rộng 01 chợ: Chợ Phước Vĩnh.

- Xây dựng mới 01 chợ: chợ Phước Hòa.

Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn có 09 chợ và đến năm 2020 sẽ có 10 chợ. (Phụ lục kèm theo)

6. Huyện Bến Cát.

Địa bàn huyện Bến Cát sẽ tách thêm huyện mới thuộc phía Bắc Bến Cát ( Bàu Bàng ); Trung tâm huyện mới ở xã Lai Uyên hiện đã có chợ Bầu Bàng do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) đầu tư hoàn chỉnh với quy mô chợ loại II, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Bến Cát được quy hoạch như sau:

6.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Giải tỏa 01 chợ: chợ Lai Khê để xây dựng mới tại địa điểm khác

- Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Phú Thứ, Cây Trường, Long Bình (Long Nguyên), Trừ Văn Thố, Bến Cát, Lai Uyên.

6.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Xây mới 05 chợ: Hòa Lợi, Thới Hòa, Tân Định, An Điền, Tân Hưng.

Như vậy, đến năm 2020 địa bàn huyện sẽ có 18 chợ. (Phụ lục kèm theo)

7. Huyện Dầu Tiếng.

7.1. Giai đoạn 2012 - 2015:

- Cải tạo, nâng cấp 05 chợ: Minh Tân, Long Hòa, Bến Súc, Định Hiệp, Minh Hòa.

- Xây dựng mới 05 chợ: Long Tân, An Lập, Định Thành, Định An, Minh Thạnh.

7.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng mới 01 chợ: Chợ đầu mối Dầu Tiếng. Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 13 chợ và đến năm 2020 sẽ có 14 chợ. (Phụ lục kèm theo).

Bảng tổng hợp số lượng chợ đến năm 2015 và đến năm 2020

Địa bàn

Chợ hiện hữu

Chợ giữ nguyên

Giai đoạn 2012 - 2015

Giai đoạn 2015 - 2020

Giải tỏa

Cải tạo

Xây mới

Số chợ

Giải tỏa

Cải tạo

Xây mới

Số chợ

Thủ Dầu Một

13

6

1

6

4

16

 

0

0

16

Thuận An

19

17

1

1

3

21

 

0

5

26

Dĩ An

14

8

0

3

1

15

1

2

1

15

Tân Uyên

13

7

2

3

11

22

 

1

1

23

Phú Giáo

6

2

0

2

4

10

1

1

1

10

Bến Cát

13

6

1

6

1

13

 

0

5

18

Dầu Tiếng

8

3

0

5

5

13

 

0

1

14

Toàn tỉnh

86

49

5

26

29

110

2

04

14

122

* Giai đoạn 2012 - 2015: Trên địa bàn tỉnh giải tỏa 05 chợ ( Tương Bình Hiệp, Lái Thiêu, Tân Ba, Tân Định, Lai Khê ); Phát triển mới 29 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2015 là 110 chợ. Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh giải tỏa thêm 02 chợ (Ngãi Thắng, Phước Hòa); phát triển mới thêm 14 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2020 là 122 chợ.

B. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.

I. Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh.

Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

Đối với siêu thị: tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, bưu điện, điện thoại.

Đối với trung tâm thương mại: hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

Tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Siêu thị tổng hợp hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 5.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 20.000 tên hàng.

Siêu thị tổng hợp hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 2.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 10.000 tên hàng.

Siêu thị tổng hợp hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 4.000 tên hàng.

Siêu thị chuyên doanh hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 1.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 2.000 tên hàng.

Siêu thị chuyên doanh hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 1.000 tên hàng.

Siêu thị chuyên doanh hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 250 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 500 tên hàng.

Trung tâm thương mại hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 50.000 m2.

Trung tâm thương mại hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 30.000 m2.

Trung tâm thương mại hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 10.000 m2

(Căn cứ theo Quyết định 1347/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương).

II. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.

1. Thị xã Thủ Dầu Một.

1.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển mới 04 trung tâm thương mại, gồm có:

- Trung tâm thương mại MC Bình Dương Plaza: do Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH Một thành viên đầu tư tại phường Hiệp Thành.

- Trung tâm thương mại và dân cư phường Phú Lợi: thuộc địa bàn phường Phú Lợi do Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương liên doanh cùng Công ty Surbana Land International (Việt Nam) PTE LTD đầu tư (đất Sư Đoàn 7 đã giao).

- Trung tâm thương mại Phú Cường: thuộc địa bàn phường Phú Cường, do Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại, thông tin, hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử, đấu giá cấp vùng: nằm trong quy hoạch thành phố mới Bình Dương, do công ty Becamex làm chủ đầu tư.

1.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư xây dựng 04 trung tâm thương mại, gồm có:

- Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng: thuộc phường Phú Cường do công ty Biconsi làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Phú Mỹ: thuộc phường Phú Mỹ do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phúc Cường làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Đông Đô: nằm trong thành phố mới Bình Dương do Công ty Becamex làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Phú Hòa: địa bàn phường Phú Hòa, kêu gọi đầu tư.

2. Thị xã Thuận An.

2.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Xây dựng mới 05 trung tâm thương mại:

- Trung tâm thương mại và chợ Lái Thiêu: địa bàn phường Lái Thiêu.

- Trung tâm thương mại Top Point Vina: địa bàn phường Bình Hòa.

- Trung tâm thương mại The Canary (Guocoland): địa bàn phường Bình Hòa.

- Trung tâm thương mại Contentment: địa bàn xã Vĩnh Phú.

- Trung tân thưong mại Tổng hợp Lotte số 3: địa bàn phường Lái Thiêu.

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Xây mới 04 trung tâm thương mại:

- Trung tâm thương mại Gò Cát: địa bàn phường Lái Thiêu, hiện đang kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Bình Giao: địa bàn phường Thuận Giao, do Công ty U&I làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại KDC Việt Sing: địa bàn phường An Phú, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Carven: địa bàn phường Thuận Giao, do Công ty Cổ phần Carven làm chủ đầu tư.

* Xây mới 02 siêu thị:

- Siêu thị An Phú: địa bàn phường An Phú, kêu gọi đầu tư.

- Siêu thị Bình Hoà: địa bàn phường Bình Hòa, kêu gọi đầu tư.

3. Thị xã Dĩ An.

3.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển mới 02 siêu thị:

- Siêu thị Co.op Mart An Bình: địa bàn phường An Bình, do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn Bình Dương ( Sài Gòn Co.op) làm chủ đầu tư.

- Siêu thị Đông Hòa: địa bàn phường Đông Hòa, do Công ty Giày Thái Bình hợp tác Big C đầu tư.

3.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 04 trung tâm thương mại, trong đó:

- Siêu thị Bình An: địa bàn phường Bình An, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Đại học quốc gia: địa bàn phường Đông Hòa, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Bình Thắng: địa bàn phường Bình Thắng, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Tân Bình: địa bàn phường Tân Bình, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Sóng Thần II: địa bàn phường Dĩ An, kêu gọi đầu tư.

4. Huyện Tân Uyên.

4.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển mới 02 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:

- Siêu thị Khánh Bình: địa bàn xã Khánh Bình, hiện đang kêu gọi đầu tư.

- Siêu thị Quang Vinh III: địa bàn xã Hội Nghĩa, dự án do Công ty TNHH Quang Vinh làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Tân Phước Khánh: địa bàn thị trấn Tân Phước Khánh, do Công ty vật liệu & Xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư.

4.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư phát triển mới 03 siêu thị và 02 trung tâm thương mại, trong đó:

- Siêu thị Thái Hòa: địa bàn xã Thái Hòa, kêu gọi đầu tư.

- Siêu thị Tân Thành: địa bàn xã Tân Thành, kêu gọi đầu tư.

- Siêu thị Cổng Xanh: địa bàn xã Tân Bình, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Uyên Hưng: địa bàn thị trấn Uyên Hưng, do Công ty Biconsi làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Nam Tân Uyên: địa bàn xã Tân Hiệp, kêu gọi đầu tư.

5. Huyện Phú Giáo.

5.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị: Siêu thị Phước Hoà, địa bàn xã Phước Hòa, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.

5.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:

- Siêu thị Tân Hiệp: địa bàn xã Tân Hiệp, kêu gọi đầu tư.

- Trung tâm thương mại Phước Vĩnh: địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, kêu gọi đầu tư.

6. Huyện Bến Cát.

6.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 03 trung tâm thương mại, trong đó:

- Siêu thị kết hợp với chợ khu công nghiệp Bàu Bàng: địa bàn xã Bàu Bàng, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Mỹ Phước II: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại GS Hàn Quốc: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do tập đoàn GS Hàn Quốc làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại Tân Định: địa bàn xã Tân Định, kêu gọi đầu tư.

6.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư phát triển mới 01 trung tâm thương mại, trong đó: trung tâm thương mại Thới Hoà, địa bàn xã Thới Hòa, kêu gọi đầu tư.

7. Huyện Dầu Tiếng.

7.1. Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư phát triển 01 siêu thị: Siêu thị Dầu Tiếng, hiện đang kêu gọi đầu tư.

7.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư 01 Trung tâm thương mại (do Uỷ ban nhân dân huyện chọn địa điểm).

Bảng tổng hợp mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại

Huyện - Thị xã

Số lượng Siêu thị

Trung tâm thương mại

Hiện hữu

Phát triển mới

Tổng số đến năm 2020

Hiện hữu

Phát triển mới

Tổng số đến năm 2020

Thị xã Thủ Dầu Một

5

0

5

2

8

10

Thị xã Thuận An

1

2

3

2

9

11

Thị xã Dĩ An

2

3

5

3

4

7

Huyện Tân Uyên

0

5

5

0

3

3

Huyện Phú Giáo

0

2

2

0

1

1

Huyện Bến Cát

2

1

3

0

4

4

Huyện Dầu Tiếng

0

1

1

0

1

1

Tổng cộng

10

14

24

7

30

37

III. Tổng hợp diện tích đất và vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Từ nay đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư cho 73 chợ (cải tạo, nâng cấp 30 chợ, xây mới 43 chợ) và 14 siêu thị, 30 trung tâm thương mại. Nhu cầu sử dụng đất là 84,9 ha, Vốn khái toán đầu tư là 8.458 tỷ đồng (Vốn ngân sách địa phương căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới). Ngoài ra còn có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho hai dự án chợ đầu mối nông sản, tuỳ thuộc vào từng dự án mà Trung ương quyết định mức vốn hỗ trợ.

Cụ thể nhu cầu sử dụng diện tích đất, vốn cho từng địa bàn, loại hình và giai đoạn đầu tư như sau:

Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất

ĐVT: m2

Địa bàn

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Đến 2020

Chợ

ST-TTTM

Tổng

Chợ

ST-TTTM

Tổng

Tx Thủ Dầu Một

15.524

136.515

152.039

0.000

32.028

32.028

184.067

Tx Thuận An

10.712

78.154

88.866

11.500

66.596

78.096

166.962

Tx Dĩ An

3.671

33.000

36.671

561

41.372

41.933

78.604

H. Tân Uyên

28.864

41.400

70.264

4.544

90.000

94.544

164.808

H. Phú Giáo

11.258

30.000

41.258

1.105

15.000

16.105

57.363

H. Bến Cát

26.316

77.130

103.446

27.000

25.000

52.000

155.446

H. Dầu Tiếng

26.836

5.000

31.836

10.000

0.000

10.000

41.836

Tổng

123.181

401.199

524.380

54.710

269.996

324.706

849.086

Bảng tổng hợp nhu cần vốn đầu tư

ĐVT: Tỷ đồng

Địa bàn

Khái toánvốn đầu tư chợ

khái toán vốn ST, TTTM

Tổng nhu cầu vốn

Địa bàn

NS

DN

Tổng vốn

DN

 

 

(1)

(2)

(3)=(1)+(2)

(4)

(5) = (3) + (4)

Tx.Thủ Dầu Một

0,00

677,00

677.00

2.552,00

3.229,00

 - Gđ: 2012-2015

0,00

677,00

677,00

1.424,00

2.101,00

 - Gđ: 2016-2020

0,00

0,00

0,00

1.128,00

1.128,00

Tx. Thuận An

2,00

25,00

27,00

1.941,67

1.968,67

 - Gđ: 2012-2015

0,00

14,00

14,00

1.390,00

1.404,00

 - Gđ: 2016-2020

2,00

11,00

13,00

551,67

564,67

Tx. Dĩ An

0,00

22,00

22,00

1.005,00

1.027,00

 - Gđ 2012-2015

0,00

15,00

15,00

170,00

185,00

 - Gđ: 2016-2020

0,00

7,00

7,00

835,00

842,00

Huyện Tân Uyên

10,00

67,00

77,00

837,00

914,00

 - Gđ: 2012-2015

10,00

54,00

64,00

230,00

294,00

 - Gđ: 2016-2020

0,00

13,00

13,00

607,00

620,00

Huyện Phú Giáo

15,50

3,00

18,50

260,00

278,50

 - Gđ: 2012-2015

12,50

0,00

12,50

40,00

52,50

 - Gđ: 2016-2020

3,00

3,00

6,00

220,00

226,00

Huyện Bến Cát

9,00

97,00

106,00

830,00

936,00

 - Gđ: 2012-2015

9,00

35,00

44,00

630,00

674,00

 - Gđ: 2016-2020

0,00

62,00

62,00

200,00

262,00

Huyện Dầu Tiếng

35,50

19,00

54,50

50,00

104,50

 - Gđ: 2012-2015

35,50

9,00

44,50

50,00

94,50

 - Gđ: 2016-2020

0,00

10,00

10,00

0,00

10,00

Toàn tỉnh

72,00

910,00

982,00

7.475,67

8.457,67

Để mạng lưới bán lẻ phát triển phù hợp theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh và các chương trình hành động mang tính đột phá của Tỉnh ủy. Trong giai đoạn 2012 - 2014, tập trung phát triển các dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở địa bàn huyện, thị xã như sau:

Bảng tổng hợp các dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2014

Stt

Tên chợ,  ST, TTTM

Xã - Phường

H

Chủ đầu tư

Ghi chú

I

Các dự án chợ

 

 

 

 

1

Phú Thuận

P.Phú Lợi

TDM

Công ty Phước Toàn

Đang thực hiện

2

Chánh Mỹ

X.Chánh Mỹ

TDM

C ty TVXD Phú Cường

Đã có chủ trương

3

Nông sản-Phú Hòa

P.Phú Hòa

TDM

DNTN TMDV Trung Kiên

Đang thực hiện

4

Tương Bình Hiệp

X.T.B Hiệp

TDM

Công ty Trường Lưu Thủy

Đã có chủ trương

5

An Sơn

X.An Sơn

TA

Ông: Nguyễn Tấn Thanh

Đã thực hiện

6

Chợ khu phố  Bình Hòa

P.Lái Thiêu

TA

 Vương Văn Lợi

Đã có chủ trương

7

Vĩnh Phú

P.Vĩnh Phú

TA

DNTN Hà Nam

Đang thực hiện

8

Nội Hóa

P.Bình An

DA

 Kêu gọi đầu tư

Đang thẩm định dự án

9

Đất Cuốc

X.Đất Cuốc

TU

Công ty TNHH Quý Anh

Đang triển khai dự án

10

Vĩnh Tân

X.Vĩnh Tân

TU

Công ty Hiệp Hòa Phát

Đã có chủ trương

11

Lạc An

X.Lạc An

TU

UBND H. Tân Uyên

Chương trình NTM

12

Tân Định

X.Tân Định

TU

UBND H. Tân Uyên

Chương trình NTM

13

Tân Hiệp

X.Tân Hiệp

PG

UBND H. Phú Giáo

Chương trình NTM

14

Phú Thứ

X.Phú An

BC

DNTN TMDV Trung Kiên

Đang xin chủ trương

15

Long Tân

X.Long Tân

DT

UBND H. Dầu Tiếng

Chương trình NTM

16

Minh Tân

X.Minh Tân

DT

UBND H. Dầu Tiếng

Đang lập dự án

17

An Lập

X.An Lập

DT

UBND H. Dầu Tiếng

Chương trình NTM

II

Các dự án ST, TTTM

 

 

 

 

1

TTTM Phú Cường

P.Phú Cường

TDM

Công ty Thanh Lễ

Đang xây dựng

2

TTTM MC Bình Dương Plaza

P. Hiệp Thành

TDM

Công ty Thanh Lễ

Đang xây dựng

3

Siêu thị Đông Hòa

P.Đông Hòa

DA

Công ty Giày Thái Bình

Đang triển khai dự án

4

ST Quang Vinh III

X.Hội Nghĩa

TU

C ty TNHH Quang Vinh

Đang triển khai dự án

5

TTTM GS

TT.Mỹ Phước

BC

Hàn Quốc hợp tác Lotte

Đang triển khai dự án

6

Siêu thị Dầu Tiếng

TT.Dầu Tiếng

DT

Kêu gọi đầu tư

 

IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.

1. Về thu hút vốn đầu tư.

- Kêu gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hóa và mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về cơ sở hạ tầng thương mại; trong đó cần thu hút nguồn vốn của các Tổng công ty, tập đoàn có quy mô về tài chính và năng lực trong hoạt động thương mại.

- Ngân sách địa phương : hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 tại Quyết định số 2083/QĐ-UB ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng xung quanh chợ (giao thông, điện, cấp thoát nước).

- Ngân sách trung ương : hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tại Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng (theo công văn số 8102/BCT-TTTN ngày 01/9/2011 của Bộ Công thương và nguồn vốn phân bổ của Bộ Kế hoạch Đầu tư).

2. Về Chính sách.

- Được vay vốn để thực hiện dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với hình thức thế chấp công trình đã và đang đầu tư.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ với hình thức cho vay vốn ưu đãi của Quỹ đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ.

- Được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với cơ sở, doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của trung ương.

- Được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại mới đi vào hoạt động (theo quy định của ngành thuế).

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn như : đầu tư chợ loại I, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm, siêu thị, trung tâm thương mại, kho theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phải tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống thoát nước bên ngoài chợ.

- Khuyến khích các thương nhân đang hoạt động kinh doanh chợ truyền thống để từng bước chuyển sang loại hình kinh doanh thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.

- Đối với các huyện phía Bắc của tỉnh phải tạo ra quỹ đất sạch để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại nội địa.

3. Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại.

- Có kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ và các ban quản lý chợ. Nhà nước quản lý bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng và công bố quy trình thủ tục hành chính về đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại để thu hút đầu tư.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan hữu quan.

- Tập trung giải tỏa triệt để chợ tự phát, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường và di dời tiểu thương ở chợ tạm trước đây theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 8/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh để sắp xếp vào chợ đã quy hoạch nhằm ổn định trật tự kinh doanh cho tiểu thương, đảm bảo văn minh thương mại và đảm bảo hoạt động chợ có hiệu quả.

4. Về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với hoạt động của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong đầu tư và phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương của tỉnh; Đồng thời thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Thanh Cung