ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:42/2001/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2001 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 16/2000/NQ-CP ngày 18/12/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, Đơn vị sự nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Thông tư số 07/2001/TT-BTC ngày 18/01/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố và Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định tạm thời thực hiện chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây của Thành phố trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND Quận, Huyện thi hành quyết định này./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo quyết định số: 42/2001/QĐ-Uỷ ban Hành chính ngày 19 thánh 6 năm 2001 của UBND thành phố Hà Nội)
Điều 1 - Bản quy định tạm thời này được áp dụng cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp quy định tại Điều 2 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 cụ thể là:
1- Cơ quan ban hành chính cấp Quận, Huyện, Sở, Ban, Ngành Thành phố;
2-Đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng 100% kinh phí do ngân sách nhà nước cấp như: Trường học, trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Bệnh viện, Trung tâm bảo trợ xã hội, Viện nghiên cứu khoa học, đội TTXD đô thị,...
3-Đơn vị sự nghiệp có thu, sự nghiệp kinh tế (Xí nghiệp Môi trường đô thị thuộc Huyện, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà Văn hoá, Ban quản lý chợ ,....)
Điều 2 - Công việc có thể ký kết hợp đồng bằng hình thức hợp đồng lao động:
1-Một số công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và công việc nói tại khoản 2, mục I tại Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP;
2-Một số công việc theo chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án, Trung tâm Bảo hộ xã hội, Xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện (vệ sinh môi trường, thoát nước....) ;
3-Một số công việc chuyên môn nghiệp vụ cơ bản do công chức đang đảm nhiệm về nghỉ hưu nhưng chưa có người thay thế (tạm thời thực hiện cho đến khi các kỳ thi tuyển công chức được tổ chức chủ động theo kế hoạch).
Điều 3 - Việc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện một trong các loại hợp đồng sau:
1-Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (là hợp đồng không ấn định trước thời hạn kết thúc trong bản hợp đồng lao động và áp dụng cho những công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên);
2-Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm (áp dụng cho các công việc đã xác định được thời gian kết thúc);
+Hai loại hợp đồng lao động nói trên gọi là hợp đồng dài hạn.
3-Hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm (sau đây gọi là hợp đồng ngắn hạn).
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 4-Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước:
1-Phải thực sự có nhu cầu hợp đồng lao động công việc nói tại Điều 2 của quy định này;
2-Có chỉ tiêu hợp đồng lao động được UBND Thành phố giao hoặc còn chỉ tiêu biên chế nhưng chưa tiếp nhận công chức hay Thành phố chưa tổ chức kỳ thi tuyển công chức theo kế hoạch.
3-Phải theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại điều 8 của quy định này.
1- Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cùng cấp nơi cư trú). Trừ một số cơ quan, sự nghiệp nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh ngoài, có tính đặc thù riêng (Trung tâm bảo trợ xã hội...) được ký kết hợp đồng lao động với người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội sau khi có ý kiến thoả thuận của Ban Tổ chức chính quyền Thành phố;
2- Về tuổi đời đủ 18 tuổi trở lên (các trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải còn trong độ tuổi lao động) và có đủ sức khoẻ để làm việc (được cơ quan Y tế từ cấp Quận, Huyện và tương đương trở lên xác nhận);
3- Có đơn xin làm hợp đồng;
4- Có lý lịch rõ ràng, được UBND xã, thị trấn, phường nơi cư trú hoặc cơ quan nơi đang công tác xác nhận;
5- Có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực để hoàn thành công việc trong hợp đồng ký kết (Bản sao các văn bằng, chứng chỉ phải có công chứng hoặc do cơ quan có thẩm quyền sao y bản chính);
6-Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang chịu các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đang tập trung ở các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.
Mục 2: TỔ CHỨC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 6-Hợp đồng lao động được ký kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động (Chủ tịch UBND Quận, Huyện, Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc UBND Thành phố) theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7-Bản hợp đồng được thực hiện theo mẫu văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 8-Thẩm quyền ký hợp đồng lao động:
1- Đối với hợp đồng lao động dài hạn:
- Giao Ban Tổ chức chính quyền Thành phố thẩm định và có văn bản thoả thuận để Chủ tịch UBND Quận, Huyện, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố trực tiếp thực hiện ký kết hợp đồng lao động dài hạn.
Sau khi có thoả thuận của Ban Tổ chức chính quyền thành phố, nếu Chủ tịch UBND các Quận, Huyện, Giám đốc Sở, Ban, Ngành không trực tiếp ký hợp đồng thì uỷ quyền bằng văn bản cho Trưởng phòng Tổ chức chính quyền đối với Quận, Huyện, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ đối với Sở, Ban, Ngành (sau đây gọi chung là Trưởng phòng tổ chức) thực hiện ký hợp đồng với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định hiện hành của Nhà nước.
2- Đối với hợp đồng lao động ngắn hạn:
- Giao Chủ tịch UBND Quận, Huyện, Giám đốc Sở, Ban, Ngành trực tiếp ký hợp đồng hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho Trưởng phòng Tổ chức hoặc Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định hiện hành của Nhà nước.
Người được uỷ quyền theo quy định trên phải trực tiếp ký hợp đồng lao động và không được uỷ quyền tiếp theo cho người khác để ký hợp đồng.
Mục 3: CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG
Điều 9-Các trường hợp thông qua ký kết hợp đồng lao động làm công việc nói tại Điều 2 của quy định này được hưởng các chế độ chính sách, và có nghĩa vụ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước (Bộ luật lao động, luật dân sự, Nghị định, quy định....).
Điều 10-Các trường hợp thông qua ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc nói tại điều 2 của quy định này, ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo quyết định số 207/LĐTB&XH ngày 02/4/1993 của Bộ LĐT&XH, thì cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước như sau:
1-Được áp dụng bản lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 25/3/1993 để xếp mức tiền lương theo ngạch cho cá nhân làm công việc nói tại Điều I của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và khoản 2, Mục I của Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP;
2-Được nâng mức tiền lương theo thâm niên quy định;
3-Được điều chỉnh mức tiền lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang lương mới do cải cách chính sách tiền lương;
4-Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan;
5-Được hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
6-Nếu được cử đi nước ngoài thì được hưởng theo quyền lợi như cán bộ, công chức;
7-Có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được xét khen thưởng;
Điều 11-Trường hợp thông qua ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc trong đơn vị sự nghiệp (Xí nghiệp Môi trường Huyện) được tạm thời vận dụng theo thang, bảng lương tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chình phủ, việc xét nâng bậc lương hoặc thi tay nghề theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thực hiện như sau:
1-Về thời gian: Có ít nhất 2 năm (24 tháng) đối với những bậc có hệ số chênh lệch giữa 2 bậc liền kề dưới 0,19; Có ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với những bậc có hệ số chênh lệch giữa 2 bậc liền kề từ 0,19 trở lên trong thang bậc lương.
2-Về kết quả công tác: Goàn thành các công việc được giao, đạt định mức lao động đảm bảo chất lượng, không vi phạm bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
3-Những trường hợp bị kỷ luật từ khiển trách trở lên phải kéo dài thời gian xét nâng bậc lương hoặc thi tay nghề 1 năm (12 tháng) thời gian chịu hình phạt của Toà án cũng không được tính vào thời gian để nâng mức tiền lương hoặc thi tay nghề, nếu mức án dưới 1 năm cũng phải kéo dài 12 tháng.
NGUỒN KINH PHÍ SỬ DỤNG CHO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 12-Một số loại công việc trong cơ quan, sự nghiệp nhà nước thực hiện thông qua ký kết bằng hình thức hợp đồng lao động sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp phải được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị.
Điều 13-Việc cấp phát, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 14- UBND Thành phố giao cho Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Sở Tài chính-Vật giá hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện việc hợp đồng lao động.
Điều 15- Hàng năm UBND Quận, Huyện, các Sở, Ban, Ngành, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố phải xây dựng phương án các công việc thực hiện hợp đồng trình UBND Thành phố (báo cáo gửi về Ban Tổ chức chính quyền và Sở Tài chính-Vật giá) trước ngày 05 tháng 10 để tổng hợp trình UBND Thành phố xét duyệt giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị.
Điều 16- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước thực hiện chuyển các trường hợp đã được tuyển dụng đang làm các công việc quy định tại Điều I của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP kể từ ngày ban hành Nghị định 25/CP (ngày 23/5/1993 của Chính phủ) sang thực hiện chế độ theo hướng dẫn của Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP và gửi báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền Thành phố để tổng hợp trình UBND giao chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu hợp đồng hàng năm (Theo mẫu số 1).
Điều 17- UBND Quận, Huyện, các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị trực thuộc UBND Thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và theo quy định này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc các Sở, Ban, Ngành, UBND Quận, Huyện báo cáo bằng văn bản về UBND Thành phố (qua Ban Tổ chức chính quyền Thành phố) để xem xét giải quyết ./.
Điều 18-Bản quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện, đơn vị trực thuộc)
.......... ....................... Mẫu số 1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TUYỂN DỤNG CHUYỂN SANG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG
(Báo cáo kèm theo công văn số:............,ngày......./......../2001
của..........................................................................)
Số TT | Tên đơn vị | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Công việc đang làm | Thời gian chuyển sang hợp đồng | Thời gian chuyển sang hợp đồng | Hình thức Hợp đồng |
Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 07/2001/TT-BTC hướng dẫn cấp phát, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp do Bộ tài chính ban hành
- 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 4 Nghị quyết 16/2000/NQ-CP về việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ban hành
- 5 Bộ luật Lao động 1994
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 7 Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 8 Quyết định 207/LĐTBXH-QĐ năm 1993 về việc phát hành, quản lý và sử dụng bản hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành