ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2009/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 28 tháng 08 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN LÒNG HỒ THÁC MƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 15/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 29/11/2003 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03/6/2002 của Bộ Thủy sản về ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Quyết định 30/2008/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ngày 15/5/2008 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ;
Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 28: TCN 192:2004 về vùng nuôi cá bè – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 313/TTr-SNN ngày 30/7/2009; Văn bản thẩm định của Sở Tư pháp số 127/STP-XDVB ngày 07/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ.
Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Phước Long, Bù Đăng, Giám đốc Công ty Thủy điện Thác Mơ, các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN LÒNG HỒ THÁC MƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND tỉnh Bình Phước)
Các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ (sau đây viết tắt là nuôi trồng và khai thác thủy sản).
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ; Công ty Thủy điện Thác Mơ; các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 3. Điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản
1. Quy định về nuôi trồng thủy sản
a) Phải được sự cho phép bằng văn bản của Công ty Thủy điện Thác Mơ;
b) Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ phải nộp phí, lệ phí theo quy định;
c) Địa điểm xây dựng cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo quy định sau:
- Đối với nuôi cá bè: vị trí đặt bè là những vùng thuận lợi và phải nằm ngoài phạm vi bảo vệ an toàn đập quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này;
- Đối với nuôi cá mặt nước lớn: được sử dụng toàn bộ mặt nước hồ để nuôi;
d) Đối với dự án nuôi trồng thủy sản lồng, bè mà hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh có quy mô diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, hình thức nuôi quảng canh có quy mô diện tích mặt nước từ 50 ha trở lên và nuôi mặt nước lớn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt; đối với dự án nuôi lồng, bè mà hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh có quy mô mặt nước dưới 10 ha, hình thức nuôi quảng canh có quy mô diện tích mặt nước dưới 50 ha phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường, gửi phòng Tài nguyên và môi trường huyện thẩm định, trình duyệt trước khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi;
đ) Tuân thủ Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 của UBND tỉnh Bình Phước (viết tắt là Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND) và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Quy định về khai thác thủy sản
Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác trên lòng hồ Thác Mơ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tuân thủ các quy định về kích thước mắt lưới khai thác đối với từng loài thủy sản; kích thước tối thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác; các đối tượng cấm khai thác có thời hạn trong năm và các quy định khác trong Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND;
b) Khu vực, địa điểm khai thác thủy sản phải nằm ngoài khu vực quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này;
c) Tuân thủ đầy đủ quy định về nộp các loại phí, lệ phí khai thác thủy sản theo quy định;
d) Thực hiện đúng các quy định khác của các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 4. Những hành vi bị cấm trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản
1. Vi phạm Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 của UBND tỉnh Bình Phước;
2. Nuôi trồng và khai thác thủy sản trong khu vực phụ cận bảo vệ đập của Công ty Thủy điện Thác Mơ, cụ thể là nằm trong phạm vi bảo vệ đập bao gồm: hồ phụ, kênh nối giữa hồ phụ và hồ chính; trong phạm vi 1.500m của đập chính, đập tràn, đập Bình Đức, đập Phước Tín. Bố trí bè nuôi vào giữa dòng chảy gây cản trở giao thông.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu eo ngách của lòng hồ, khu sinh sản tự nhiên của các loài thủy sản trong lòng hồ; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ Thác Mơ;
4. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa;
5. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thủy sản;
6. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ. Nuôi trồng thủy sản làm cản trở hoạt động khai thác thủy sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác.
7. Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi chung là Bộ) cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng;
8. Tổ chức nuôi eo ngách, nuôi đăng quầng trong địa phận quản lý của Công ty Thủy điện Thác Mơ;
9. Sử dụng thuốc, phụ gia, hóa chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản;
10. Thả thủy sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào vùng nước của hồ Thác Mơ;
11. Tổ chức khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ mà không được phép của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền và không tuân thủ quy chế khảo nghiệm do Nhà nước quy định;
12. Nuôi súc vật trên bè;
13. Người có các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua đường nước tham gia vào hoạt động nuôi cá bè;
14. Vứt bỏ ngư vụ xuống hồ trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND huyện Phước Long và huyện Bù Đăng, Công ty Thủy điện Thác Mơ tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện Quy định này.
Điều 6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Mơ, đồng thời phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định về môi trường đối với các tổ chức và cá nhân hành nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Mơ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 7. UBND huyện Phước Long và huyện Bù Đăng
1. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi quản lý, báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng, năm cho UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phối hợp ngành chức năng có liên quan thực hiện thẩm định hồ sơ, cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ theo Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND.
3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, thông tin, tuyên truyền về nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Thác Mơ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, phối hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình tiến hành các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ.
Điều 8. Công ty Thủy điện Thác Mơ
1. Có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc cho phép hoặc không cho phép đối với các tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ.
2. Kết hợp cùng các đơn vị chức năng liên quan tổ chức quản lý, triển khai các dự án liên quan đến quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Xác định, cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập.
Điều 9. UBND các xã có liên quan
1. Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của UBND cấp huyện và các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý, thông tin, tuyên truyền về nuôi trồng thủy sản.
2. Tổ chức hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy sản; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thi hành pháp luật về nuôi trồng thủy sản, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kiến nghị bằng văn bản về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, xem xét, quyết định./.
- 1 Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 2 Quyết định 30/2008/QĐ-UBND về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3 Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 4 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- 5 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 7 Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Thủy sản 2003
- 10 Quyết định 18/2002/QĐ-BTS về Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 11 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 12 Quyết định 70/1998/QĐ-UB Phê duyệt dự án: Qui hoạch và phát triển thủy sản Tỉnh Bình Phước đến năm 2000 & 2010