ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4251/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Công văn số 238/VPĐP-KHTH ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về xem xét công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Tờ trình số 3038/TTr-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 về phê duyệt Đề án "Xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt và giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường" trên địa bàn huyện Cần Giờ; ý kiến đề xuất của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Tờ trình số 313/TTr-VPĐP-NV ngày 28 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án "Xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt và giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường" trên địa bàn huyện Cần Giờ (theo nội dung Đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4251/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trên địa bàn huyện hiện nay phát sinh khoảng 45 tấn rác sinh hoạt/ngày, được xử lý tại ba bãi chôn lấp rác gồm bãi chôn lấp rác Bình Khánh (xử lý rác tại 03 xã Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông), bãi rác Long Hòa (xử lý rác tại xã Thạnh An, Long Hòa và Thị trấn Cần Thạnh) và bãi rác Lý Nhơn (xử lý rác tại xã Lý Nhơn). Trong đó 02 bãi rác Bình Khánh và Long Hòa đã hết công năng sử dụng từ năm 2009 nhưng vẫn đang tiếp nhận và xử lý rác, do huyện đang xin chủ trương đầu tư khu xử lý rác mới tại xã An Thới Đông.
Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường tại hai bãi rác Long Hòa và Bình Khánh rất nghiêm trọng, do diện tích không còn để chôn lấp mà vẫn phải tiếp nhận xử lý khoảng 40 tấn rác hàng ngày, phương pháp xử lý rác hiện tại là dồn rác, chất thành đống, phun xịt EM khử mùi, cao trình rác tại hai bãi chôn lấp khoảng 4,7m, nước rỉ rác không được thu gom, xử lý, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh.
Rác sinh hoạt phát sinh tại xã Thạnh An (xã Thạnh An là xã đảo của huyện Cần Giờ có hệ thống đường giao thông chủ yếu bằng đường thủy, địa hình trũng thấp thường xuyên bị ngập triều, được bao bọc bởi biển, sông, rạch chằng chịt chia cắt, đường bộ là các tuyến đường liên ấp, đường nội bộ khu dân cư, giao thông ra ngoài xã chỉ bằng đường thủy) khoảng 2,5 tấn/ngày, được thu gom hàng ngày, vận chuyển bằng ghe về điểm tập kết trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh và sau đó vận chuyển về bãi rác Long Hòa để xử lý. Công tác này có nhiều yếu tố rủi ro do vận chuyển bằng ghe và vào những ngày thời tiết không thuận lợi, lượng chất thải rắn sẽ bị tồn đọng tại xã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân. Đây cũng là một trong những khó khăn bất cập trong công tác xử lý rác sinh hoạt tại huyện. Bên cạnh đó, lượng chất thải tại xã đảo Thạnh An nếu không được xử lý ngay thì nguy cơ phát tán chất thải rắn ra biển đặc biệt là plastic là rất lớn. Trong khi đó, các tác động của plastic lên môi trường biển đang được thế giới báo động. Các sinh vật biển có thể bị chết do ăn hoặc nuốt phải rác thải từ nhựa bị vứt xuống đại dương, việc plastic đã phân hủy thành vụn nhỏ cũng đang gây trở ngại quá trình hòa tan oxy vào nước biển làm giảm chất lượng nước biển tại khu vực.
Tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn huyện năm 2015 là 85%, toàn huyện có 31 tổ thu gom rác dân lập với lực lượng là 45 công nhân, thuộc 30 ấp, khu phố. Trong đó, ấp Thiềng Liềng xã Thạnh An, ấp An Đông, Rạch Lá xã An Thới Đông chưa thành lập tổ thu gom rác dân lập do điều kiện người dân sống rải rác, xa khu dân cư tập trung.
Tuy nhiên tại các khu vực này, huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố hướng dẫn người dân xử lý theo phương thức làm compost đối với rác hữu cơ, phân loại rác vô cơ để bán tái chế, phần còn lại không tái chế được sẽ hướng dẫn người dân tạo hố chôn lấp sau vườn nhà.
Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường vẫn thực hiện xuyên suốt, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện và các xã thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường tại các khu dân cư nhằm phát động phong trào bảo vệ môi trường như "Ngày chủ nhật xanh", "Ngày thứ bảy tình nguyện", cuộc vận động phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư", phong trào "năm không ba sạch", trung bình hàng năm tổ chức 24 đợt tổng vệ sinh/xã. Bên cạnh đó, cũng đã tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường, hội thi vẽ tranh "Phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu", hội thi "Bảo vệ môi trường đối với các xã nông thôn mới"... tuy nhiên kết quả chưa cao, tại các khu dân cư tình trạng xả vứt rác vẫn còn, đa phần người dân vẫn còn giữ thói quen tập kết rác trước cửa nhà, chưa hình thành thói quen giao rác đúng giờ cho tổ thu gom rác dân lập nên rác vẫn còn tồn trong khoảng thời gian tổ rác dân lập chưa thu gom, gây mất mỹ quan môi trường.
Huyện Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2000, trên địa bàn huyện có 06/6 xã được công nhận là xã nông thôn mới, hiện nay huyện đang đề nghị Trung ương công nhận là huyện nông thôn mới. Do đó, để tiêu chí 17 về môi trường được đảm bảo thì cần phải có phương án xử lý rác sinh hoạt tạm thời đảm bảo vệ sinh môi trường trong khi đợi đầu tư khu xử lý rác sinh hoạt tại xã An Thới Đông và cải tạo ô nhiễm môi trường tại hai bãi rác Long Hòa, Bình Khánh, bên cạnh đó công tác nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường cần được thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, cần thiết phải xây dựng Đề án xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt và giải pháp xử lý ô nhiễm phục hồi môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Công văn số 238/VPĐP-KHTH ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương về xem xét công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới.
Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ.
Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) của huyện Cần Giờ.
Công văn số 142/UBND-ĐTMT ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Căn cứ Thông báo số 377/TB-VP ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Thanh Liêm tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và huyện Cần Giờ về tình hình thực hiện các khuyến nghị của Đoàn công tác Trung ương thẩm định, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1.1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu trước mắt: Cải thiện môi trường nông thôn, nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu lâu dài: Hoàn thành và nâng chất tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong xử lý rác sinh hoạt hiệu quả, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc thù huyện Cần Giờ.
Xây dựng các mô hình cộng đồng trong bảo vệ môi trường tạo nền tảng xây dựng huyện Cần Giờ xanh sạch đẹp.
1.2. Phân kỳ lộ trình thực hiện:
Giai đoạn 2016-2017: Thực hiện vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý và cải tạo ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác Long Hòa, Bình Khánh (việc vận chuyển rác về Đa Phước vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện đến khi khu xử lý chất thải trên địa bàn xã An Thới Đông được đầu tư xong và đi vào vận hành, trong khuôn khổ của Đề án này chỉ tính vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước dự kiến trong 02 năm 2016, 2017).
Giai đoạn 2016-2017: Đầu tư khu xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn xã An Thới Đông để phục vụ nhu cầu xử lý rác lâu dài tại huyện và đầu tư khu xử lý rác sinh hoạt cục bộ trên địa bàn xã Thạnh An.
Giai đoạn 2016-2020: Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
1.3. Nội dung thực hiện:
a) Vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý và cải tạo ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác Long Hòa, Bình Khánh: Nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về xử lý rác trên địa bàn huyện trong khi chờ đợi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư khu xử lý rác mới, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng phương án vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý và cải tạo ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác Long Hòa, Bình Khánh, phương án đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận tại Công văn số 142/UBND-ĐTMT ngày 13 tháng 01 năm 2016, bao gồm các nội dung như sau:
- Vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý:
Thực hiện vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý theo hình thức vận chuyển rác trên địa bàn Thị trấn Cần Thạnh (10 tấn/ngày) về Đa Phước và thu gom khối lượng rác còn lại tại các xã, thị trấn tập kết về trạm trung chuyển rác Bình Khánh (30,8 tấn/ngày) sau đó sử dụng xe 10 tấn để vận chuyển rác về Đa Phước xử lý.
Rác sinh hoạt được vận chuyển đi trong ngày, xe vận chuyển rác được bố trí đi phà riêng nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân đi phà. Thời gian qua phà 11 giờ 15 hàng ngày, lộ trình và thời gian vận chuyển của xe chở rác phải tuân thủ các quy định về vận chuyển xe rác trong nội thành và ngoại thành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (lộ trình, cự ly bình quân đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 574/QĐ-TNMT-CTR ngày 29 tháng 02 năm 2016).
- Cải tạo ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác Long Hòa, Bình Khánh:
Cao trình tại hai bãi rác Long Hòa và Bình Khánh hiện nay là khoảng 4,7m, để đảm bảo vệ sinh môi trường tại 2 bãi rác này phương án cải tạo sẽ tiến hành đắp bờ bao xung quanh, san rác ra với cao trình 2,47m (tại bãi rác Long Hòa) và 2,18m (tại bãi rác Bình Khánh), sau đó phủ đất lên bề mặt bãi rác 30cm kết hợp với việc tạo các ống thông khí CH4. Phương án này sẽ hạn chế không phát sinh nước rỉ rác ra ngoài môi trường, khắc phục tạm thời tình trạng ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác hiện hữu, sau khi đầu tư khu xử lý rác tại xã An Thới Đông với công suất 100 tấn/ngày sẽ tiến hành lấy rác tại hai khu vực này đem đi xử lý theo phương pháp đốt.
b) Đầu tư khu xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn xã An Thới Đông để phục vụ nhu cầu xử lý rác lâu dài tại huyện:
Việc vận chuyển rác về Đa Phước xử lý là phương pháp tạm thời trong giai đoạn Ủy ban nhân dân huyện đang xin chủ trương Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng khu xử lý rác huyện Cần Giờ để đáp ứng nhu cầu xử lý rác lâu dài tại huyện.
Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã được phê duyệt theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ đã được phê duyệt theo Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 09 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Cần Giờ được định hướng là khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp khai thác du lịch; là đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố; với hướng phát triển thương mại dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng, từng bước hình thành các trung tâm công trình công cộng về y tế, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.
Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật toàn huyện Cần Giờ theo Quyết định 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 09 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thể hiện trong bảng sau:
STT | Loại chỉ tiêu | Đơn vị tính | Hiện trạng | Đồ án |
A | Các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch toàn khu | |||
1 | - Dân số | người | 69.548 | 300.000 |
| + Dân số đô thị |
|
| 230.000 |
| + Dân số nông thôn |
|
| 70.000 |
2 | - Mật độ dân số | người/km² |
| 422 |
4 | Chỉ tiêu đất dân dụng | m²/người |
| 124,4 |
| + Đô thị | m²/người | 35,7 - 382,4 | 116,8 |
| + Nông thôn | m²/người |
| 125,7 |
| - Đất ở | m²/người |
| 74,5 |
| + Đô thị | m²/người |
| 70,6 |
| + Nông thôn | m²/người |
| 87,3 |
| - Đất CTCC | m²/người |
| 9,1 |
| + Đô thị | m²/người | 6 | 9,5 |
| + Nông thôn | m²/người |
| 7,6 |
| - Đất cây xanh | m²/người |
| 14,7 |
| + Đô thị | m²/người | 0,1 | 16,5 |
| + Nông thôn | m²/người |
| 8,8 |
| - Đất giao thông đối nội | m²/người |
| 26,1 |
| + Đô thị | m²/người | 16,8 | 20,2 |
| + Nông thôn | m²/người |
| 22,1 |
5 | Mật độ xây dựng chung | % |
|
|
| - Khu nhà ở hiện hữu | % |
| 40 - 50 |
| - Khu nhà ở mới | % |
| 30 - 35 |
6 | Hệ số sử dụng đất chung |
|
|
|
7 | Tầng cao xây dựng | tầng |
|
|
| - Tối thiểu |
|
| 1 |
| - Tối đa |
|
| không hạn chế |
B | Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
1 | Tiêu chuẩn cấp nước | lít/người/ngày |
|
|
| + Đô thị | lít/người/ngày |
| 150 |
| + Nông thôn | lít/người/ngày |
| 100 |
2 | Tiêu chuẩn thoát nước | lít/người/ngày |
|
|
| + Đô thị | lít/người/ngày |
| 150 |
| + Nông thôn | lít/người/ngày |
| 100 |
3 | Tiêu chuẩn cấp điện | Kwh/người/năm |
|
|
| + Đô thị | Kwh/người/năm |
| 2.500 |
| + Nông thôn | Kwh/người/năm |
| 1.000 |
4 | Tiêu chuẩn rác thải | kg/người/ngày |
|
|
| + Rác sinh hoạt | kg/người/ngày |
| 0,8 |
| + Rác công nghiệp | Tấn/ha/ngày |
| 0,5 |
(Nguồn: Quyết định 4766/QĐ-UBND ngày 15/9/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Với quy mô dân số hiện nay, lượng rác sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện khoảng 50 tấn/ngày. Theo quy hoạch đến năm 2025 dân số của huyện là 300.000 người tương ứng với lượng rác sinh hoạt là 240 tấn/ngày (300.000x0.8kg/ngày = 240 tấn/ngày). Khối lượng rác này chưa kể đến lượng rác công nghiệp không nguy hại và rác nguy hại.
Trong khi đó trên địa bàn huyện chưa có các công trình tiếp nhận xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường, các bãi rác hiện hữu đã hết công suất và gây ô nhiễm cho khu dân cư lân cận và khu vực nhất là vào mùa mưa. Như vậy, cần đầu tư công trình xử lý rác có công suất hợp lý nhất là 100 tấn/ngày trên cơ sở kết hợp xử lý lượng rác tồn lưu đang gây ô nhiễm môi trường tại hai bãi rác Long Hòa và Bình Khánh, rác công nghiệp không nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện và có tính chất dự phòng. Công suất xử lý sau đó tăng theo tiến trình gia tăng dân số, qui mô phát triển của huyện, các loại hình rác phát sinh trong tương lai.
Việc đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải hiện đại, thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo vệ sinh, cảnh quan, đặc biệt là trong bối cảnh Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu du lịch xanh, lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 27 tháng 10 năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã có văn bản số 2415/UBND kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án lò đốt rác sinh hoạt 100 tấn/ngày tại huyện Cần Giờ. Dự án khu xử lý rác dự kiến triển khai với diện tích khoảng 14,86ha (tính luôn con đường vào khu vực dự án), xử lý 100 tấn rác/ngày cho giai đoạn 1 tại ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị thành phố làm chủ đầu tư, công nghệ xử lý là đốt công nghệ cao kết hợp phát điện, sử dụng năng lượng sạch. Khi đó khối lượng rác sẽ xử lý bao gồm lượng rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện và lượng rác tại hai bãi chôn lấp rác Long Hòa và Bình Khánh.
Phương pháp đốt công nghệ cao kết hợp phát điện, sử dụng năng lượng sạch sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng rác phải chôn lấp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hạn chế các tác động trực tiếp cũng như lâu dài đối với môi trường xung quanh (do đã giảm thiểu tối đa lượng rác chôn lấp, nên đồng thời cũng giảm thiểu vấn đề nước rỉ rác, vấn đề mùi, vệ sinh môi trường và tồn lưu chất thải trong đất, nước ngầm, nước mặt). Đối với công nghệ đốt rác thì vấn đề đốt hiệu quả và vấn đề xử lý khí thải sau khi đốt là hai vấn đề chính đang được nghiên cứu cải thiện, hiện có nhiều công nghệ đốt và phương pháp xử lý khí thải dựa trên chu trình cơ bản là đốt và kết hợp các biện pháp hóa, vật lý làm giảm thiểu tối đa các chất khí nguy hại thoát ra môi trường phù hợp ngưỡng quy định của pháp luật. Bên cạnh chu trình đốt và xử lý khí thông thường thì gần đây, công nghệ khí hóa, biogas kết hợp đốt khí sinh nhiệt (cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như sưởi, sấy và chạy động cơ,...) và than sinh hóa là công nghệ nổi bật với các ưu thế lớn về khí thải, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiệt hiệu quả.
Công nghệ dự kiến xử lý rác tại huyện Cần Giờ là điện khí hóa, đốt kết hợp phát điện. Chu trình cơ bản gồm các bước sau:
+ Phân loại rác: kết hợp phân loại bằng máy và thủ công thu giữ các rác có thể tái chế (như kim loại, nhựa) và các loại rác trơ không cháy chuyển đi chôn lấp.
+ Tách hữu cơ mô mềm và nước: lọc tách nước và phần hữu cơ mô mềm trong rác chuyển đến hầm ủ biogas.
+ Sản xuất viên nhiêu liệu RDF: sau khi qua quá trình tách hữu cơ mô mềm, nước, phần còn lại chuyển qua các qui trình sấy, ép tạo thành các viên nhiên liệu (hoặc có thể chuyển thẳng đến lò đốt trực tiếp).
+ Hóa khí: các viên nhiên liệu chuyển vào lò khí hóa, sản phẩm đầu ra là khí đốt và than sinh hóa.
+ Đốt sinh nhiệt: khí đốt từ hầm biogas và lò hóa khí sẽ được làm sạch và chuyển đến động cơ đốt phát điện kết hợp tuần hoàn nhiệt để sấy rác đầu vào. Khí thải của động cơ nhiệt là khí thải động cơ thông thường và hơi nước do đó rất thân thiện với môi trường.
Việc đầu tư xây dựng lò đốt rác tại huyện là hết sức cần thiết, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và vận hành thường phát sinh các tác động nguy hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm do mùi hôi, khí thải độc hại (CO, CO2, H2S, NH3, CH4... ) và nước rỉ của rác. Vì vậy việc đánh giá tác động môi trường là hết sức cần thiết nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực có thể có đối với môi trường sinh thái, đời sống cư dân Thành phố nói riêng, cũng như sự ổn định, bền vững của nền kinh tế nói chung.
Quy trình hệ thống khí hóa rác tại huyện Cần Giờ
Dự án đầu tư xây dựng dự án lò đốt rác sinh hoạt 100 tấn/ngày tại huyện Cần Giờ do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị thành phố làm chủ đầu tư, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra họp Tổ liên ngành lần 2, hiện nay Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị thành phố đang chỉnh sửa thuyết minh đầu tư dự án theo đề nghị của các Sở, ngành liên quan để trình Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chủ trương đầu tư.
c) Xây dựng khu xử lý rác cục bộ trên địa bàn xã Thạnh An:
Việc thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại xã Thạnh An về bãi rác Long Hòa để xử lý có nhiều yếu tố rủi ro do vận chuyển bằng ghe nên vào những ngày thời tiết không thuận lợi, lượng rác sinh hoạt sẽ bị tồn đọng tại xã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân. Bên cạnh đó, lượng rác sinh hoạt tại xã đảo Thạnh An nếu không được xử lý ngay thì nguy cơ phát tán rác ra biển đặc biệt là plastic là rất lớn. Trong khi đó, các tác động của plastic lên môi trường biển đang được thế giới báo động. Các sinh vật biển có thể bị chết do ăn hoặc nuốt phải rác thải từ nhựa bị vứt xuống đại dương, việc plastic đã phân hủy thành vụn nhỏ cũng đang gây trở ngại quá trình hòa tan oxy vào nước biển làm giảm chất lượng nước biển tại khu vực.
Vì vậy việc đầu tư khu xử lý rác cục bộ trên địa bàn xã Thạnh An là rất cần thiết và cấp thiết. Phương pháp xử lý dự kiến đề xuất là phương pháp đốt để giảm thể tích và diện tích chôn lấp tại chỗ.
d) Tăng cường công tác thu gom rác sinh hoạt, trang bị thùng rác đảm bảo nhu cầu xả rác nơi công cộng:
Củng cố và kiện toàn tổ rác dân lập địa phương; Hàng năm, xây dựng chỉ tiêu phân bổ thu gom rác, phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường cho các xã, thị trấn và phương án thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo công tác thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn huyện,
Việc trang bị thùng rác cho các xã nông thôn mới cần được đảm bảo nhằm phục vụ nhu cầu thu gom rác và xả rác nơi công cộng. Hiện nay, để đảm bảo nhu cầu cấp thiết về nhu cầu thùng rác công cộng cho các xã, Ủy ban nhân dân huyện đã chấp thuận chủ trương trang bị 411 thùng chứa rác loại cho các xã nông thôn mới. Đối với giai đoạn tiếp theo, Ủy ban nhân dân huyện đã kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trang bị 725 thùng chứa rác các loại cho các xã nông thôn mới tại Công văn số 2693/UBND ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
e) Tập trung các giải pháp nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường:
Vấn đề cốt lõi trong bảo vệ môi trường chính là ý thức của cộng đồng, trong giai đoạn tới sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường. Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân không xả rác, chất thải bừa bãi ra môi trường xung quanh.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của môi trường đối với sự sống, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức cho đoàn viên thanh niên tình nguyện ra quân tuyên truyền thực hiện vệ sinh môi trường nơi công cộng và hộ gia đình, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.
- Tổ chức đồng loạt Chiến dịch truyền thông Ngày chủ nhật xanh, thứ bảy tình nguyện ở tất cả các cơ sở Đoàn, gắn với các hoạt động cụ thể như: Vệ sinh môi trường thu gom rác thải, trồng cây xanh...
- Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ môi trường, xả rác đúng quy định.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ môi trường cũng như phát hiện và xử lý các hành động cố tình gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.
+ Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường:
Duy trì kết quả hoạt động và tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình bảo vệ môi trường như: Khu dân cư không rác, câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ môi trường, câu lạc bộ em yêu thiên nhiên, xây dựng tuyến đường văn minh đô thị. thành lập tổ tự quản môi trường tại các xã, xây dựng mô hình đội tình nguyện xanh, đội thanh niên xung kích làm nòng cốt trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Xây dựng mô hình "Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng" cho xã đảo Thạnh An và các xã nông thôn mới. Đồng thời thực hiện tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các đội thanh niên xung kích.
+ Tổ chức các hoạt động cao điểm để hưởng ứng bảo vệ môi trường:
- Thực hiện các buổi metting, tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường nhân ngày Môi trường thế giới (05/6), Tuần lễ Biên và Hải đảo Việt Nam, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (từ 1/9 đến 30/9)..
- Tổ chức Hội thi bảo vệ môi trường hàng năm, duy trì hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh thông qua hoạt động Ngày thứ bảy tình nguyện vì môi trường xanh - sạch.
- Phấn đấu mỗi Đoàn cơ sở xã tổ chức được ít nhất 01 công trình, phần việc hay 01 hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi và nhân dân địa phương tham gia.
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường:
- Không tiếp nhận các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất hoạt động trên địa bàn và hướng dẫn thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất đầu tư mới.
Kiện toàn bộ máy Nhà nước thực hiện chuyên môn về môi trường từ cấp xã đến huyện có thể đáp ứng nhu cầu công việc đối với lĩnh vực môi trường tại địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 296.813.208.557 đồng (hai trăm chín mươi sáu tỷ tám trăm mười ba triệu hai trăm lẻ tám nghìn năm trăm năm mươi bảy đồng), trong đó:
2.1. Kinh phí từ ngân sách thành phố 91.474.711.920 đồng
- Kinh phí vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện về Khu Liên hợp chất thải rắn Đa Phước xử lý dự kiến trong 02 năm 2016 và 2017 là 26.830.267.464 đồng (Đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương).
- Kinh phí cải tạo ô nhiễm môi trường tại 02 bãi rác Long Hòa, Bình Khánh: 1.510.694.456 đồng (Đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương).
- Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khu xử lý rác của huyện Cần Giờ 50.000.000.000 đồng.
- Kinh phí dự kiến đầu tư khu xử lý rác cục bộ trên địa bàn xã Thạnh An 9.633.750.000 đồng từ ngân sách thành phố.
- Trang bị thùng rác công cộng cho các xã nông thôn mới 2.000.000.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện mô hình "Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng": 1.500.000.000 đồng.
2.2. Kinh phí từ ngân sách huyện 3.500.000.000 đồng
- Trang bị thùng chứa rác công cộng cho các xã, thị trấn 2.500.000.000 đồng.
- Kinh phí dự kiến cho công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường hàng năm: 200.000.000 đồng/năm (dự kiến thực hiện Đề án trong 05 năm).
2.3. Kinh phí đầu tư khu xử lý rác tại huyện Cần Giờ của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố: 201.838.496.637 đồng./.
- 1 Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020
- 2 Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 558/QĐ-TTg năm 2016 về Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Quyết định 274/2014/QĐ-UBND hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn cho xã, thôn có đất thu hồi để xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7 Quyết định 2357/QĐ-UBND năm 2014 duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 8 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND17 hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn cho xã, thôn có đất thu hồi xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh
- 9 Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Quyết định 342/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 4766/QĐ-UBND năm 2012 duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 12 Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Quyết định 274/2014/QĐ-UBND hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn cho xã, thôn có đất thu hồi để xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND17 hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn cho xã, thôn có đất thu hồi xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020