Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4252/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 25 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 24/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại các văn bản: số 1055/TTr-SXD ngày 09/9/2009; số 1716/ TTr – SXD ngày 25/11/2009 và số 1733/SXD-KH ngày 27/11/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu quy hoạch: Xác lập chương trình phát triển Hệ thống quản lý nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp, tiêu hủy CTR tại các trung tâm đô thị, các khu tập trung dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hợp lý, đồng bộ với các mục tiêu cơ bản sau:

1.1. Mục tiêu chung:

- Năm 2010 thu gom và quản lý được 90% nguồn CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, xử lý lượng rác thải rắn sinh hoạt tại các trung tâm đô thị đạt tiêu chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 85%;

- Năm 2020 thu gom và quản lý được 100% nguồn CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, xử lý lượng rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 100%;

- Kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường các khu vực thường xuyên xảy ra ô nhiễm và các vùng nhạy cảm do nguyên nhân CTR gây ra;

- Tăng cường mạnh mẽ năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2010 thu gom được 90%, đến năm 2020 thu gom được 100% lượng rác thải tại các trung tâm đô thị và các khu dân cư tập trung ở vùng nông thôn bằng những công nghệ phù hợp;

- Đến năm 2010 xử lý được 85% lượng rác thải sinh hoạt tại các trung tâm đô thị; đến năm 2020 xử lý được 100% lượng rác thải trên địa bàn tỉnh bằng những công nghệ phù hợp;

- Đến năm 2010 đạt 100% địa phương cấp huyện có bãi rác hợp vệ sinh; đến năm 2020 đạt 100% địa phương cấp xã có bãi rác hợp vệ sinh với công nghệ xử lý CTR phù hợp và hiện đại;

- Đề xuất việc tổ chức quản lý CTR tỉnh Quảng Ninh.

2. Khối lượng CTR được thu gom trên địa bàn các đô thị tỉnh Quảng Ninh.

2.1. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom:

TT

Địa phưong

Khối lượng CTR phát sinh (tấn/năm)

Khối lượng CTR được thu gom, (tấn/năm)

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

TP Hạ Long

56.560

67.710

81.941

50.904

64.324

81.941

2

TP Móng Cái

17.444

20.120

27.113

14.827

18.108

25.758

3

Thị xã Cẩm Phả

19.662

21.477

28.583

16.712

19.329

25.725

4

Thị xã Uông Bí

8.636

12.849

14.954

7.341

11.564

13.459

5

Huyện Bình Liêu

1.168

1.625

2.491

817

1.300

2.118

6

Huyện Tiên Yên

1.855

2.567

3.925

1.299

2.053

3.336

7

Huyện Đầm Hà

1.349

1.860

2.809

944

1.488

2.387

8

Huyện Hải Hà

2.104

3.086

4.142

1.578

1.488

3.728

9

Huyện Ba Chẽ

766

1.080

1.670

536

864

1.419

10

Huyện Vân Đồn

1.979

2.675

3.971

1.484

2.274

3.574

11

Huyện Hoành Bồ

2.048

2.733

4.037

1.536

2.323

3.633

12

Huyện Đông Triều

6.325

8.596

12.812

4.428

6.877

10.890

13

Huyện Yên Hưng

5.396

7.762

10.162

4.047

6.597

9.146

14

Huyện Cô Tô

217

298

452

152

238

384

2.2 Dự báo khối lượng CTR công nghiệp được thu gom:

TT

Khu công nghiệp

Khối lượng CTR (tấn/năm)

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

KCN Cái Lân – TP Hạ Long

24.966

24.966

24.966

2

KCN Việt Hưng- TP Hạ Long

11.388

23.105

23.105

3

KCN Hải Yên – TP Móng Cái

10.348

14.783

14.783

4

KCN Đông Mai –Yên Hưng

11.038

19.163

19.163

5

KCN Kim Sen - Đông Triều

4.380

5.475

5.475

6

KCN Đông Triều - Đông Triều

-

13.140

66.029

7

KCN Chạp Khê –TX Uông Bí

5.366

15.330

15.330

8

KCN cảng biển Hải Hà - Hải Hà

30.660

114.975

114.975

9

KCN Dịch vụ Đầm nhà Mạc

24.528

76.650

76.650

10

KCN Phương Nam –TX Uông Bí

6.132

15.330

15.330

11

KCN Ninh Dương

-

5.694

7.118

12

KCN Cẩm Phả- TX Cẩm Phả

6.132

30.660

30.660

13

KCN Tiên Yên – Tiên Yên

3.066

11.498

11.498

3. Quy hoạch vị trí được xem xét lựa chọn xây dựng các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

TT

Địa phương

Khu xử lý CTR

Ghi chú

Cấp đô thị

Cấp liên đô thị

Cấp vùng tỉnh

1

TP Hạ Long

1.1

- Khu XL Đèo Sen

x

 

 

Đang hoạt động

1.2

- Khu XL Hà Khẩu

x

 

 

Đang hoạt động

1.3

- Nhà máy XL Hà Khánh

x

 

 

Đang hoạt động

2

TP Móng Cái

2.1

- Khu XL Lục Lầm

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

2.2

- Khu XL Hải Đông

x

 

 

Xây dựng mới

2.3

- Khu XL Hải Sơn

 

x

 

Xây dựng mới

3

Thị xã Cẩm Phả

3.1

- Khu XL Quang Hanh

 

x

 

Đang hoạt động

3.2

- Khu XL Dương Huy

x

 

 

Xây dựng mới

3.3

- KXL phía tây đường 5 đá, Khu 4, P.Mông Dương

 

x

 

Xây dựng mới

4

Thị xã Uông Bí

4.1

- Khu XL Yên Thanh

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

4.2

- Khu XL Bắc Sơn

 

x

 

Xây dựng mới

4.3

- Khu XL Vàng Danh

x

 

 

Đang hoạt động

5

Huyện Tiên Yên

5.1

- Khu XL Đông Ngũ, diện tích 30 ha là Khu XL CTR cho Vùng các huyện Miền Đông của tỉnh

 

x

 

Xây dựng mới 

6

Huyện Bình Liêu

6.1

- Khu XL TT Bình Liêu

x

 

 

Đề nghị đóng cửa 

 

Trước mắt lựa chọn địa điểm ngoài thị trấn phục vụ cho nhu cầu trước năm 2020

Sau khi KXL Đông Ngũ hoàn thành chuyển về Đông Ngũ – Tiên Yên

7

Huyện Đầm Hà

7.1

- Khu XL Tân Bình

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

7.2

- Khu XL Dực Yên

x

 

 

Xây dựng mới phục vụ cho nhu cầu trước năm 2020

 

Sau khi KXL Đông Ngũ hoàn thành chuyển về Đông Ngũ – Tiên Yên

8

Huyện Ba Chẽ

8.1

-Khu XL huyện Ba Chẽ

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

 

Trước mắt lựa chọn địa điểm ngoài thị trấn phục vụ cho nhu cầu trước năm 2020

Sau khi KXL Đông Ngũ hoàn thành chuyển về Đông Ngũ – Tiên Yên

9

Huyện Vân Đồn

9.1

- Khu XL xã Vạn Yên

x

 

 

Đề nghị đóng cửa. Thực hiện theo QĐ của Thủ tướng CP phê duyệt QH chung KKT Vân Đồn.

9.2

- Khu XL xã Vạn Yên (phía nam đường 334 đi cảng Vạn Hoa)

x

 

 

Phục vụ cho nhu cầu trước năm 2020

 

Sau khi KXL Đông Ngũ hoàn thành chuyển về Đông Ngũ – Tiên Yên

10

Huyện Hải Hà

10.1

- Khu XL Quảng Chính

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

10.2

- Khu XL Quảng Thành

x

 

 

Xây dựng mới

10.3

- Khu XL Đường Hoa

 

x

 

Xây dựng mới

11

Huyện Hoành Bồ

11.1

- Khu XL TT Trới

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

11.2

- Khu xử lý mới:

+ Thống nhất báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng tại văn bản số 1733/SXD-KH ngày 27/11/2009 và văn bản số 4730 /UBND-MT ngày 01/ 12 /2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Sở Xây dựng chủ trì, cùng UBND huyện Hoành Bồ và các ngành liên quan nghiên cứu, lựa chọn, báo cáo UBND tỉnh.

12

Huyện Đông Triều

12.1

- Khu XL Mạo Khê

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

12.2

- Khu XL Cầu Cuốn, xã Yên Thọ

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

12.3

- Khu XL Thôn Trung Lương, xã Tràng Lương

x

 

 

Xây dựng mới

 

QH đề xuất đưa về KXL Bắc Sơn - Uông Bí hoặc Khu xử lý tại huyện Hoành Bồ

13

Huyện Yên Hưng

13.1

- Khu XL Cộng Hoà

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

13.2

- Khu XL Đông Mai

x

 

 

Xây dựng mới, sử dụng cho giai đoạn trước mắt

 

QH đề xuất đưa về KXL Bắc Sơn - Uông Bí hoặc Khu xử lý tại huyện Hoành Bồ

14

Huyện Cô Tô

14.1

- Khu XL Voòng Xi

x

 

 

Đề nghị đóng cửa

14.2

- Khu XL Đồng Tiến

x

 

 

Xây dựng mới

14.3

- Khu XL Thanh Lân

x

 

 

Xây dựng mới

4. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR.

4.1. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt:

Phương thức thu gom, vận chuyển chủ đạo đối với CTR tỉnh Quảng Ninh bao gồm hai loại hình như sau:

- Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến địa điểm đổ thải cuối cùng.

- Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, container lại được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.

Với phương án xử lý CTR phân tán, từng đô thị và các khu tập trung dân cư tập trung nông thôn sẽ có quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển riêng.

4.2. Chất thải rắn công nghiệp: sử dụng hai phương thức thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp:

- Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR.

- Phương thức 2: Việc thu gom, phân loại và vận chuyển CTR công nghiệp sẽ do đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiệm vụ ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp trên cơ sở các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR nói riêng.

5. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp cho các đô thị Quảng Ninh.

Việc xử lý CTR sinh hoạt cho các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử dụng các loại hình công nghệ xử lý CTR như sau:

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: Áp dụng tại các khu xử lý CTR sinh hoạt tại từng đô thị. Công nghệ này sẽ xử lý các loại CTR sinh hoạt, không nguy hại và các thành phần bị thải loại bỏ từ các công nghệ xử lý khác (ủ sinh học, đốt, đóng rắn..)

- Công nghệ ủ sinh học: Áp dụng xử lý các thành phần hữu cơ trong CTR của đô thị. Dự kiến loại hình công nghệ này sẽ được đưa vào đầu tư tại các khu xử lý CTR của các đô thị lớn của tỉnh (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái) và tại một số địa phương có khả năng sử dụng sản phẩm sử dụng cho nông nghiệp địa phương như: Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Yên Hưng…

- Công nghệ đốt chất thải có thu hồi năng lượng: Dự kiến loại hình công nghệ này sẽ được đưa vào đầu tư tại khu liên hợp xử lý CTR của tỉnh ở Hoành Bồ.

Tương tự như lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, công nghệ xử lý CTR công nghiệp dự kiến sẽ được đầu tư tại khu liên hợp xử lý CTR của tỉnh ở Hoành Bồ. Các công nghệ chủ yếu:

- Công nghệ đốt: Xử lý hầu hết các loại chất thải nguy hại.

- Công nghệ chôn lấp an toàn: Chôn lấp vĩnh viễn chất thải nguy hại sau khi được xử lý sơ bộ bằng cô đặc và đóng rắn.

- Các công nghệ phụ trợ bao gồm: Phân loại và xử lý cơ học nhằm xử lý sơ bộ và tái chế CTR. Xử lý hóa - lý giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại CTR.

6. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:

- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về CTR;

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR;

- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật;

- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR;

- Kết hợp mô hình do nhà nước quản lý - Công ty môi trường đô thị thực hiện và mô hình do doanh nghiệp thực hiện;

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp vói việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

7. Tiến độ thực hiện quy hoạch

- Giai đoạn đến 2010:

+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác quản lý CTR và giữ vệ sinh môi trường; vận động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong thực hiện phân loại CTR từ nguồn (từ các hộ gia đình, từ các cơ quan…);

+ Tiếp tục triển khai cổ phần hoá các công ty môi trường trên địa bàn tỉnh; sắp xếp, tăng cường các xí nghiệp hoặc đội vệ sinh môi trường cấp huyện.

+ Đầu tư, nâng cao năng lực quản lý cho các Công ty môi trường đô thị mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý CTR;

+ Hoàn thành danh mục, lộ trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR liên đô thị, liên vùng; các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý CTR tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

- Thí điểm triển khai Quy hoạch quản lý CTR cho đô thị điển hình – Thành phố Hạ Long;

- Thí điểm triển khai Quy hoạch quản lý CTR cho Khu vực dân cư nông thôn điển hình – Huyện Yên Hưng.

- Giai đoạn 2011-2020:

+ Đầu tư xây dựng xong các dự án khu xử lý CTR các địa phương cấp huyện, các khu xử lý CTR liên đô thị chung của toàn tỉnh.

+ Xây dựng Quy trình quản lý tổng hợp CTR liên đô thị.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng.

- Tổ chức công bố quy hoạch và hướng dẫn các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra.

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch và là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện quy hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng Quy chế quản lý CTR cho toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho quản lý nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, Ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra đột xuất và định kỳ hàng quý, năm về chất lượng thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở theo khoản 3 Điều 2 Thông tư số 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và theo các quy định pháp luật có liên quan.

- Nghiên cứu, đề xuất các dự án khu xử lý CTR liên vùng, liên đô thị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Định kỳ tổng hợp tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, thực hiện việc xin giao đất làm dự án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR theo quy định.

- Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và phát triển bển vững.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Hướng dẫn việc cấp chứng nhận đầu tư cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên cơ sở Quy hoạch CTR được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành Quy chế đấu thầu hoặc đặt hàng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đề xuất bố trí vốn ngân sách cho các dự án, chương trình, kế hoạch quản lý CTR đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Sở Công Thương

- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nguy hại có xuất xứ từ sản xuất công nghiệp.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì phối hợp cùng với các ngành chức năng thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài chính.

Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.

7. Uỷ ban nhân dân các địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Tổ chức quản lý, giám sát các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn.

- Đề xuất vị trí cụ thể, lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu xử lý CTR đô thị ở địa phương.

- Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn của mình, đề nghị Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

8. Tổ chức, cá nhân tham gia vào các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Đầu tư cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc thực hiện dự án theo quy định.

Điều 3. Các ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- V0,V1, V2, V3,V4, MT, XD1,2, QH1,2, TM1,2,3;
- Lưu: VT, MT;
80 bản, H-QĐ 161

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thông