Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 245/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 09 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 132/TTr-SXD ngày 01/3/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, gồm những nội dung sau:

I. Quan điểm và mục tiêu

1. Quan điểm

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

- Quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.

- Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

- Quản lý chất thải rắn phải tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

2. Mục tiêu

2.1. Tầm nhìn chiến lược: Phấn đấu đến năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Ninh Bình, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

2.2. Mục tiêu chung:

- Xây dựng được các phương thức phân loại chất thải rắn tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn, trong đó xác định được các phương thức thu gom và vị trí các trạm trung chuyển CTR liên đô thị.

- Phân bố hợp lý các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đảm bảo phục vụ các đô thị, Khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn. Đồng thời lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;

- Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố.

- Đề xuất kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường của tỉnh.

2.3. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2020:

+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 80% các đô thị có chương trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

b) Đến năm 2030:

+ 100% các đô thị có chương trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

II. Phạm vi ranh giới, quy mô diện tích, đối tượng nghiên cứu, thời hạn và căn cứ lập quy hoạch:

1. Phạm vi, ranh giới: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Ninh Bình. Vị trí cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình;

- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định;

- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông;

- Phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hoá;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.

2. Quy mô diện tích: 1389,1 km2.

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Chất thải rắn đô thị.

- Chất thải rắn công nghiệp.

- Chất thải rắn y tế.

- Chất thải rắn khu vực nông thôn.

4. Thời hạn quy hoạch:

- Quy hoạch ngắn hạn: Đến năm 2020.

- Quy hoạch dài hạn: Đến năm 2030.

5. Căn cứ lập quy hoạch

- Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác lập quy hoạch quản lý chất thải rắn và định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành của Việt Nam.

III. Các nội dung của quy hoạch

1. Hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR:

1.1. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn:

a) Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR: Theo Phụ lục 01 đính kèm.

b) Hiện trạng phân loại, tái chế và tái sử dụng CTR:

- Phân loại: Việc phân loại rác mang lại giá trị kinh tế (những chất thải có thể tái chế) đã được thực hiện thường xuyên bởi người dân và những công nhân thu gom rác.

- Tái chế và tái sử dụng CTR: Trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện việc tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt. Những chất thải có khả năng tái chế do người dân và công nhân vệ sinh môi trường thu gom, phân loại rồi chuyển đến các cơ sở tái chế không chính thức (các đại lý mua, bán phế liệu).

c) Hiện trạng thu gom, vận chuyển:

- Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh đạt trung bình (20÷90)%, chủ yếu tập trung tại các trung tâm thị trấn; riêng thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp đạt tỷ lệ gần 96%.

- Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các khu vực nông thôn và ven đô thị đạt (5÷10)%; tại các khu vực nông thôn và khu vực nằm xa các trục đường giao thông lớn hầu hết chưa được thu gom.

- Phương tiện chuyên dụng để thu gom rác (xe ép rác, xe đẩy...) tại các huyện còn thiếu; việc thu gom rác thải sinh hoạt vẫn chưa đạt hiệu quả cao, nhất là các vùng sâu, vùng xa. Ở các huyện chủ yếu vẫn là các xe tự chế (cải tiến, xe 3 bánh, xe kéo tay,...); vì vậy, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến môi trường, mất vệ sinh trên các tuyến đường vận chuyển.

d) Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt:

- Khu vực đô thị:

+ Phần lớn CTR sinh hoạt đô thị phát sinh tại các khu vực đô thị trên địa bàn các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình được thu gom và chuyển đến khu xử lý rác thải tập trung của tỉnh đặt tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (diện tích khoảng 6,5ha).

+ Huyện Nho Quan tổ chức thu gom xử lý tại bãi chôn lấp Thung Châu xã Kỳ Phú, diện tích khoảng 5 ha, công suất xử lý lên 70 tấn/ngày; công nghệ sử dụng là đổ đống, đốt và chôn lấp.

+ Huyện Gia Viễn tổ chức thu gom xử lý tại các bãi chôn lấp đặt tại các xã: Gia Thanh (3.000m2), Gia Phương (1.200m2), Gia Hòa (6.000m2), thị trấn Me (4.000m2), có tổng diện tích khoảng 1,42ha; công nghệ sử dụng hiện tại là đổ đống lộ thiên và đốt tại chỗ để tiêu hủy rác khi đầy.

- Khu vực nông thôn: CTR sinh hoạt tại các cụm dân cư nông thôn được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp kết hợp với đốt thủ công.

1.2. Hiện trạng quản lý CTR xây dựng và bùn thải: CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại, phần lớn CTR xây dựng được tận dụng để san lấp mặt bằng, phần còn lại được thu gom chung với chất thải sinh hoạt và đưa đến các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt.

1.3. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp: CTR phát sinh được các đơn vị tự thu gom, phân loại, một phần được tái chế và một phần được ký hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý. Các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện chưa phát sinh CTR công nghiệp nguy hại.

1.4. Hiện trạng quản lý CTR y tế:

a) Phân loại, thu gom và vận chuyển CTR y tế:

- CTR phát sinh trong y tế bao gồm CTR thông thường (CTR sinh hoạt hàng ngày) và CTR y tế (chất thải nguy hại).

- Tất cả các loại CTR sinh hoạt được thu gom và tập trung về khu tập kết rác của bệnh viện và được công ty môi trường đô thị vận chuyển đi xử lý. CTR y tế (nguy hại) ở các phòng bệnh được thu gom đốt định kỳ. Tro sau khi đốt được thu gom cùng CTR sinh hoạt.

b) Hiện trạng xử lý CTR y tế:

- Chất thải y tế nguy hại: Hiện tại, có Bệnh viện Quân y 5 - Quân khu III, 2 bệnh viện tuyến tỉnh và 7 trung tâm y tế huyện được trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo công nghệ đốt. Các cơ sở y tế không có hệ thống xử lý CTR y tế thì ký hợp đồng với các cơ sở y tế có lò đốt để xử lý thiêu hủy.

- Chất thải y tế không nguy hại: Tại các trạm y tế được xử lý tại đơn vị theo phương pháp đốt; tại các phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện hợp đồng với tổ thu gom rác địa phương, các công ty môi trường đô thị vận chuyển đi xử lý tại các bãi chôn lấp tập trung.

1.5. Chất thải rắn nguy hại: Chất thải rắn nguy hại được thu gom đưa vào thùng chứa chuyển về nơi tập kết và xử lý khu vực Bắc Bộ.

2. Dự báo các nguồn phát thải và thành phần, tính chất, tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại đến năm 2030:

2.1. Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn: Theo Phụ lục số 02 đính kèm.

2.2. Dự báo phát sinh và tỷ lệ thu gom:

- CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn: Theo các Phụ lục số 03, 04, 05 và 06 đính kèm.

- CTR xây dựng và bùn thải: Theo các Phụ lục số 07 và 08 đính kèm, tỷ lệ thu gom sẽ được nâng dần lên theo các năm, đến năm 2020 đạt 50% và đến 2030 mục tiêu thu gom CTR xây dựng phải đạt được 100%.

- CTR công nghiệp: Theo các Phụ lục số 09 và 10 đính kèm

- CTR y tế: Cùng với quy mô và xu thế phát triển của các cơ sở y tế, trong những năm sắp tới, tổng lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng tăng. Theo dự báo đến năm 2020, tổng lượng CTR y tế phát sinh trên toàn tỉnh là 9,2 tấn/ngày, đến năm 2030 là 10,4 tấn/ngày; trong đó, lượng CTR phát sinh lớn nhất tại tại Ninh Bình, nơi tập trung chủ yếu các bệnh viện có quy mô lớn. Tại các huyện, lượng CTR y tế phát sinh ít và dự báo đến năm 2030 khối lượng CTR y tế tăng không nhiều do quy mô giường bệnh tại một số bệnh viện ít thay đổi. (chi tiết theo Phụ lục số 11 đính kèm).

3. Khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn phát sinh từ đô thị, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:

3.1. Khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa áp dụng phân loại CTR tại nguồn. Việc áp dụng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn cho các đô thị trên địa bàn tỉnh thực hiện trên các cơ sở sau: Lộ trình phân loại chất thải rắn tại nguồn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi đô thị; hệ thống cơ chế chính sách phù hợp; trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR sau phân loại phù hợp.

Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị theo Phụ lục 12 đính kèm.

3.2. Khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR:

Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sẽ góp phần làm giảm (80÷90)% tổng lượng chất thải rắn thu gom tập trung. Tỷ lệ và thành phần CTR:

- Tỷ lệ thành phần chất thải rắn có khả năng tái chế (giấy, nhựa, thủy tinh, vỏ hộp,…) tại các đô thị trong tỉnh là (10÷20)%.

- Tỷ lệ CTR hữu cơ trên 60%.

Với tỷ lệ thành phần chất thải rắn như trên tạo thuận lợi cho việc ngăn ngừa, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế lượng chất thải cần chôn lấp. Tỷ lệ CTR hữu cơ cao thuận lợi cho sản xuất phân vi sinh sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Thành phần CTR có khả năng tái chế cao sẽ làm giảm đáng kể lượng CTR cần chôn lấp.

- Các công nghệ xử lý CTR hạn chế chôn lấp đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế, tái sử dụng CTR.

4. Thu gom, vận chuyển CTR:

Quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V. Việc thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt cho các đô thị trên địa bàn tỉnh thực hiện theo 2 phương án sau:

- Hệ thống vận chuyển trực tiếp: Áp dụng cho các đô thị loại 4, 5 và các điểm dân cư nông thôn có lượng CTR sinh hoạt phát sinh nhỏ. Hệ thống vận chuyển này sử dụng các phương tiện thu gom cỡ nhỏ; CTR phát sinh từ các khu vực sẽ thu gom trực tiếp bằng các phương tiện này và vận chuyển thẳng đến địa điểm đổ thải cuối cùng.

- Hệ thống vận chuyển trung chuyển: Thường áp dụng cho các đô thị lớn với lượng CTR phát sinh nhiều. Hệ thống vận chuyển này sử dụng nhiều loại phương tiện thu gom (xe đẩy tay, cotainer, xe ép rác,…); phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển, rồi được chuyển vào các công-ten-nơ và được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.

5. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR:

5.1. Đối với đô thị và các điểm dân cư nông thôn CTR được xử lý tập trung:

a) Căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt:

- Thành phần, đặc tính và khối lượng CTR.

- Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn.

- Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý.

- Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường.

- Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, nhân công

- Nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR.

- Khả năng tài chính của địa phương.

- Độ tin cậy của công nghệ trong quá trình hoạt động.

b) Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt:

- Căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất CTR.

- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tái chế, thu hồi chất thải tạo ra nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ hạn chế chôn lấp, tiết kiệm quĩ đất xây dựng.

- Hạn chế và xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Lựa chọn các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cấp giấy phép hoạt động.

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả thi về kỹ thuật.

c) Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt: Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTR cần phải đánh giá sự phù hợp của công nghệ đó với các tiêu chí, gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau:

- Sự thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương (khối lượng, thành phần, tính chất CTR, điều kiện tự nhiên, tài chính, đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ khoa học kỹ thuật, nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...).

- Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường).

- Tiêu chí kinh tế: Ý nghĩa thiết thực của việc lựa chọn công nghệ xử lý trong nền kinh tế quốc dân và riêng của địa phương, bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu; chi phí vận hành, bảo dưỡng; hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý.

- Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm: Số lượng việc làm được tạo ra; mức tiêu thụ năng lượng điện, nước; thời gian xây dựng và hoạt động; công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình; nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất.

d) Định hướng công nghệ xử lý CTR: Các công nghệ được đề xuất để đánh giá tính khả thi khi áp dụng trong thực tế bao gồm:

- Công nghệ xử lý chất thải rắn MBT-CD08

- Công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp đốt thu hồi năng lượng.

- Sản xuất phân hữu cơ.

- Chôn lấp hợp vệ sinh.

- Công nghệ lên men Metan kết hợp phát điện.

- Công nghệ nhiệt phân.

- Công nghệ Hyđromex.

5.2. Đối các điểm dân cư nông thôn được xử lý phân tán: Sử dụng các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt:

- Sản xuất phân Compost quy mô phân tán

- Chôn lấp chất thải rắn.

6. Vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn:

Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020 là 982 tấn/ngày và giai đoạn 2020-2030 là 1.426 tấn/ngày. Nếu huy động hết công suất nhà máy chế biến phân vi sinh thì xử lý được (20÷25)% lượng CTR phát sinh trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020; do đó, đến năm 2020 thì 80% lượng CTR vẫn phải chôn lấp.

Sau giai đoạn 2020, giảm tỷ lệ chôn lấp xuống 20% lượng CTR thu gom.

Nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 khoảng 84 ha (quy mô khu xử lý đã tính toán toàn bộ diện tích dành cho chôn lấp, chế biến phân vi sinh, khu xử lý nước rác, đường giao thông, nhà điều hành và diện tích cây xanh cách ly).

(Chi tiết theo Phụ lục số 13, 14 và 15 đính kèm).

7. Kế hoạch và nguồn lực, khái toán kinh phí thực hiện:

7.1. Khái toán kinh phí:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 866 tỷ đồng.

Trong đó: Giai đoạn đến năm 2015: 299,7 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020 là: 466,3 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2030 là: 100 tỷ đồng.

7.2. Nguồn vốn:

- Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

- Quỹ bảo vệ môi trường.

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân.

- Vốn vay ODA.

- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức Quốc tế.

- Hỗn hợp các nguồn vốn trên.

8. Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch quản lý CTR:

- Dự báo các tác động đến môi trường: Theo Phụ lục số 16 đính kèm.

- Các biện pháp quản lý, giám sát giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Theo Phụ lục số 17 đính kèm.

9. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch quản lý CTR:

- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về CTR.

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật;.

- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất hợp lý cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR.

- Kết hợp mô hình do nhà nước quản lý - Công ty môi trường đô thị thực hiện và mô hình do doanh nghiệp thực hiện.

- Tăng cường việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:

1. Sở Xây dựng:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan công bố công khai, rộng rãi đầy đủ nội dung quy hoạch đã phê duyệt trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực) cho các ngành, địa phương, các tổ chức và nhân dân biết, thực hiện, đồng thời quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.

b) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những vi phạm theo quy định.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch và xử lý việc thực hiện sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Điến

 

CÁC PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 09/4/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình)

PHỤ LỤC SỐ 01

Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR

TT

Địa điểm

Dân số đô thị (người)

Dân số nông thôn (người)

CTR sinh hoạt đô thị (tấn/ngđ)

CTR sinh hoạt nông thôn (tấn/ngđ)

Tổng lượng CTR phát sinh (tấn/ngđ)

1

Thành phố Ninh Bình

93.030

18.664

93,0

7,5

100,5

2

Thị xã Tam Điệp

34.783

20.809

27,8

8,3

36,2

3

Huyện Nho Quan

8.531

135.905

6,8

54,4

61,2

4

Huyện Gia Viễn

5.029

111.826

4,0

44,7

48,8

5

Huyện Hoa Lư

3.076

63.745

2,5

25,5

28,0

6

Huyện Yên Khánh

12.601

122.109

10,1

48,8

58,9

7

Huyện Kim Sơn

11.913

154.386

9,5

61,8

71,3

8

Huyện Yên Mô

3.436

107.912

2,7

43,2

45,9

 

Tổng cộng:

172.399

735.356

156,5

294,1

450,7

 

PHỤ LỤC SỐ 02

Mục tiêu thu gom CTR tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

TT

Loại CTR

Tỷ lệ thu gom

Đến năm 2020

Đến năm 2030

1

CTR sinh hoạt đô thị

90%

100%

2

CTR sinh hoạt nông thôn

70%

90%

3

CTR làng nghề

80%

100%

4

CTR công nghiệp thông thường

90%

100%

5

CTR công nghiệp nguy hại

90%

100%

6

CTR y tế thông thường

100%

100%

7

CTR y tế nguy hại

100%

100%

8

CTR xây dựng

50%

100%

9

Bùn thải

50%

100%

 

PHỤ LỤC SỐ 03

Dự báo lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR đô thị

TT

Tên điểm dân cư đô thị

Cấp đô thị

Quy mô dân số (người)

Tiêu chuẩn (kg/ng.ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTR phát sinh

CTR thu gom (tấn/ngày)

2020

2030

 

2020

2030

2020

2030

2020

2030

A

Các đô thị hiện có cải tạo mở rộng

 

450.000

773.600

 

 

 

 

 

 

 

1

Thành phố Ninh Bình

I

230.000

500.000

1,3

90

100

299,0

650,0

269,1

650,0

2

Thành phố Tam Điệp

II

102.500

127.500

1,0

90

100

102,5

127,5

92,3

127,5

3

Thị xã Phát Diệm

IV

40.000

48.800

0,9

90

100

36,0

43,9

32,4

43,9

4

Thị xã Nho Quan

IV

31.000

38.500

0,9

90

100

27,9

34,7

25,1

34,7

5

Thị trấn Bình Minh

V

8.000

9.300

0,8

90

100

6,4

7,4

5,8

7,4

6

Thị trấn Yên Ninh

V

20.000

27.000

0,8

90

100

16,0

21,6

14,4

21,6

7

Thị trấn Me

V

6.500

7.500

0,8

90

100

5,2

6,0

4,7

6,0

8

Thị trấn Yên Thịnh

V

12.000

15.000

0,8

90

100

9,6

12,0

8,6

12,0

B

Các đô thị phát triển mới

 

72.000

109.100

 

 

 

 

 

 

 

1

Thị trấn Gián Khẩu

V

15.000

25.000

0,8

90

100

12,0

20,0

10,8

20,0

2

Thị trấn Rịa

V

10.000

15.000

0,8

90

100

8,0

12,0

7,2

12,0

3

Thị trấn Ngã ba Anh Trỗi

V

6.500

10.000

0,9

90

100

5,9

9,0

5,3

9,0

4

Thị trấn Gia Lâm

V

4.000

6.000

0,8

90

100

3,2

4,8

2,9

4,8

5

Thị trấn Khánh Thành

V

6.500

7.600

0,8

90

100

5,2

6,1

4,7

6,1

6

Thị trấn Khánh Thiện

V

5.000

7.500

0,8

90

100

4,0

6,0

3,6

6,0

7

Thị trấn Bút

V

6.500

10.000

0,8

90

100

5,2

8,0

4,7

8,0

8

Thị trấn Lồng

V

6.500

10.000

0,8

90

100

5,2

8,0

4,7

8,0

9

Thị trấn Kim Đông

V

5.000

6.500

0,8

90

100

4,0

5,2

3,6

5,2

10

Thị trấn Vân Long

V

5.000

7.500

0,8

90

100

4,0

6,0

3,6

6,0

11

Thị trấn Cồn Nổi

V

2.000

4.000

0,8

90

100

1,6

3,2

1,4

3,2

 

Tổng cộng

 

522.000

882.700

 

 

560,9

991,4

504,8

991,4

 

PHỤ LỤC SỐ 04

Dự báo lượng thu gom theo thành phần CTR đô thị

TT

Tên điểm dân cư đô thị

CTR thu gom (tấn/ngày)

Hữu cơ (tấn/ngày)

Tái chế (tấn/ngày)

Khác (tấn/ngày)

Nguy hại (tấn/ngày)

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

A

Các đô thị hiện có cải tạo mở rộng

1

Thành phố Ninh Bình

269,00

650,00

161,40

390,00

53,80

130,00

51,11

123,50

2,69

 

2

Thành phố Tam Điệp

92,00

128,00

55,20

76,80

18,40

25,60

17,48

24,32

0,92

 

3

Thị xã Phát Diệm

32,00

44,00

19,20

26,40

6,40

8,80

6,08

8,36

0,32

 

4

Thị xã Nho Quan

25,00

35,00

15,00

21,00

5,00

7,00

4,75

6,65

0,25

 

5

Thị trấn Bình Minh

6,00

7,00

3,60

4,20

1,20

1,40

1,14

1,33

0,06

 

6

Thị trấn Yên Ninh

14,00

22,00

8,40

13,20

2,80

4,40

2,66

4,18

0,14

 

7

Thị trấn Me

5,00

6,00

3,00

3,60

1,00

1,20

0,95

1,14

0,05

 

8

Thị trấn Yên Thịnh

9,00

12,00

5,40

7,20

1,80

2,40

1,71

2,28

0,09

 

B

Các đô thị phát triển mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thị trấn Gián Khẩu

10,80

20,00

6,48

12,00

2,16

4,00

2,05

3,80

0,11

 

2

Thị trấn Rịa

7,20

12,00

4,32

7,20

1,44

2,40

1,37

2,28

0,07

 

3

Thị trấn Ngã ba Anh Trỗi

5,27

9,00

3,16

5,40

1,05

1,80

1,00

1,71

0,05

 

4

Thị trấn Gia Lâm

2,88

4,80

1,73

2,88

0,58

0,96

0,55

0,91

0,03

 

5

Thị trấn Khánh Thành

4,68

6,08

2,81

3,65

0,94

1,22

0,89

1,16

0,05

 

6

Thị trấn Khánh Thiện

3,60

6,00

2,16

3,60

0,72

1,20

0,68

1,14

0,04

 

7

Thị trấn Bút

4,68

8,00

2,81

4,80

0,94

1,60

0,89

1,52

0,05

 

8

Thị trấn Lồng

4,68

8,00

2,81

4,80

0,94

1,60

0,89

1,52

0,05

 

9

Thị trấn Kim Đông

3,60

5,20

2,16

3,12

0,72

1,04

0,68

0,99

0,04

 

10

Thị trấn Vân Long

3,60

6,00

2,16

3,60

0,72

1,20

0,68

1,14

0,04

 

11

Thị trấn Cồn Nổi

1,44

3,20

0,86

1,92

0,29

0,64

0,27

0,61

0,01

 

 

Tổng cộng

504,43

992,28

302,66

595,37

100,89

198,46

95,84

188,53

5,04

 

 

PHỤ LỤC SỐ 05

Dự báo lượng phát sinh, tỷ lệ thu gom CTR nông thôn

TT

Địa điểm

Quy mô dân số (người)

Tiêu chuẩn (kg/ng.ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTR phát sinh

CTR thu gom

2020

2030

 

2020

2030

2020

2030

2020

2030

1

Thành phố Ninh Bình

90.000

80.000

0,6

70

90

54

48

38

43

2

Thành phố Tam Điệp

22.500

22.500

0,6

70

90

14

14

9

12

3

Thị xã Phát Diệm

15.000

11.200

0,6

70

90

9

7

6

6

4

Thị xã Nho Quan

12.000

11.500

0,6

70

90

7

7

5

6

5

Huyện Nho Quan

98.000

110.200

0,6

70

90

59

66

41

60

6

Huyện Gia Viễn

111.000

118.100

0,6

70

90

67

71

47

64

7

Huyện Yên Mô

107.400

111.700

0,6

70

90

64

67

45

60

8

Huyện Yên Khánh

117.400

128.200

0,6

70

90

70

77

49

69

9

Huyện Kim Sơn

127.700

129.600

0,6

70

90

76,62

77,76

54

70

 

Tổng cộng

701.000

723.000

 

 

 

421

434

294

390

 

PHỤ LỤC SỐ 06

Dự báo lượng thu gom theo thành phần CTR nông thôn

TT

Địa điểm

CTR thu gom (tấn/ngày)

Hữu cơ (tấn/ngày)

Tái chế (tấn/ngày)

Khác (tấn/ngày)

Nguy hại (tấn/ngày)

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

1

Thành phố Ninh Bình

38,0

43,0

22,8

25,8

7,6

8,6

7,2

8,2

0,4

0,4

2

Thành phố Tam Điệp

9,0

12,0

5,4

7,2

1,8

2,4

1,7

2,3

0,1

0,1

3

Thị xã Phát Diệm

6,0

6,0

3,6

3,6

1,2

1,2

1,1

1,1

0,1

0,1

4

Thị xã Nho Quan

5,0

6,0

3,0

3,6

1,0

1,2

1,0

1,1

0,1

0,1

5

Huyện Nho Quan

41,0

60,0

24,6

36,0

8,2

12,0

7,8

11,4

0,4

0,6

6

Huyện Gia Viễn

47,0

64,0

28,2

38,4

9,4

12,8

8,9

12,2

0,5

0,6

7

Huyện Yên Mô

45,0

60,0

27,0

36,0

9,0

12,0

8,6

11,4

0,5

0,6

8

Huyện Yên Khánh

49,0

69,0

29,4

41,4

9,8

13,8

9,3

13,1

0,5

0,7

9

Huyện Kim Sơn

53,6

70,0

32,2

42,0

10,7

14,0

10,2

13,3

0,5

0,7

 

Tổng cộng

294

390

176

234

59

78

56

74

3

4

 

PHỤ LỤC SỐ 10

Dự báo lượng thu gom theo thành phần CTR công nghiệp

TT

Huyện, thành phố, thị xã

Năm 2020

Năm 2030

CTR nguy hại

CTR có thể tái chế

CTR không thể tái chế

CTR nguy hại

CTR có thể tái chế

CTR không thể tái chế

 

Thành phố Ninh Bình

30

34,4

21,5

57,75

66

41,25

1

KCN Khánh Phú

21

24

15

35

40

25

2

KCN Phúc Sơn

9

10,4

6,5

15,4

17,6

11

3

CCN Mai Sơn

 

 

 

1,75

2

1,25

4

CCN thị trấn Thiên Tôn

 

 

 

2,8

3,2

2

5

CCN Sơn Lai

 

 

 

2,8

3,2

2

 

Thành phố Tam Điệp

28

32,4

20,25

47,25

54

33,75

6

KCN Tam Điệp

28

32,4

20,25

47,25

54

33,75

 

Thị xã Phát Diệm

-

-

-

-

-

-

 

Thị xã Nho Quan

9

10,8

6,75

19,6

22,4

14

7

CCN Đồng Phong

9

10,8

6,75

15,75

18

11,25

8

CCN Phú Sơn

 

 

 

3,85

4,4

2,75

 

Huyện Nho Quan

 

 

 

63

72

45

9

KCN Xích Thổ

 

 

 

31,5

36

22,5

10

KCN Sơn Hà

 

 

 

31,5

36

22,5

 

Huyện Gia Viễn

16

18,8

11,75

30,8

35,2

22

11

KCN Gián Khẩu

16

18,8

11,75

27,65

31,6

19,75

12

CCN Gia Phú

 

 

 

3,15

3,6

2,25

 

Huyện Yên Mô

19

21,6

13,5

31,5

36

22,5

13

CCN Yên Mô

19

21,6

13,5

31,5

36

22,5

 

Huyện Yên Khánh

13

14,4

9

23,8

27,2

17

14

KCN Khánh Cư

11

12,4

7,75

17,85

20,4

12,75

15

Cụm TTCN Khánh Nhạc

2

2

1,25

3,15

3,6

2,25

16

CCN Yên Ninh

 

 

 

2,8

3,2

2

 

Huyện Kim Sơn

13

14,4

9

21

24

15

17

CCN Đồng Hướng

6

7,2

4,5

10,5

12

7,5

18

CCN Bình Minh

6

7,2

4,5

10,5

12

7,5

 

Tổng cộng

128

147

92

295

337

211

 

PHỤ LỤC SỐ 11

Dự báo chất thải rắn y tế phát sinh

STT

Địa điểm

Quy mô giường bệnh đến 2020

Quy mô giường bệnh đến 2030

Năm 2020 (tấn/ngày)

Năm 2030 (tấn/ngày)

Tổng khối lượng CTR y tế

CTR YT nguy hại

CTR không nguy hại

Tổng khối lượng CTR y tế

CTR YT nguy hại

CTR không nguy hại

1

Thành phố Ninh Bình

2.396

2.696

5,3

1,1

4,2

5,9

1,2

4,7

2

Thành phố Tam Điệp

244

274

0,5

0,1

0,4

0,6

0,1

0,5

3

Thị xã Phát Diệm

168

218

0,4

0,1

0,3

0,5

0,1

0,4

4

Thị xã Nho Quan

240

340

0,5

0,1

0,4

0,7

0,1

0,6

5

Huyện Nho Quan

192

192

0,4

0,1

0,3

0,4

0,1

0,3

6

Huyện Gia Viễn

276

276

0,6

0,1

0,5

0,6

0,1

0,5

7

Huyện Yên Mô

240

240

0,5

0,1

0,4

0,5

0,1

0,4

8

Huyện Yên Khánh

276

326

0,6

0,1

0,5

0,7

0,1

0,6

9

Huyện Kim Sơn

168

168

0,4

0,1

0,3

0,4

0,1

0,3

 

Tổng cộng

4.200

4.730

9

2

7

10

2

8

 

PHỤ LỤC SỐ 12

Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị

Đô thị

Tiêu chí xác định

Phát triển KT-XH

Lộ trình thực hiện

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

Thành phố Ninh Bình - đô thị loại I

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh

- Là một trong những trung tâm kinh tế của khu vực Nam đồng bằng sông Hồng

- Là trung tâm du lịch quốc gia, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại một số phường trung tâm

Áp dụng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thành 3 loại: hữu cơ, tái chế và rác vô cơ.

 

Thành phố Tam Điệp - đô thị loại II

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, công nghiệp của vùng Tây Nam tỉnh Ninh Bình.

- Là đô thị đầu mối giao thông.

 

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn trong nội thị

Áp dụng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi toàn thành phố

Thị xã Phát Diệm - đô thị loại IV

- Là thị xã trực thuộc tỉnh

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội vùng Đông Nam tỉnh Ninh Bình

- Là trung tâm dịch vụ văn hóa, lịch sử, sinh thái và tôn giáo tín ngưỡng vùng phía Bắc nước ta.

 

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn trong nội thị

Áp dụng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi các đô thị. Nhân rộng mô hình ra khu vực nông thôn.

Thị xã Nho Quan - đô thị loại IV

- Là thị xã trực thuộc tỉnh

- Là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội vùng Tây Bắc tỉnh

- Là đô thị du lịch, công nghiệp, dịch vụ thương mại khu vực Tây Bắc tỉnh

 

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn trong nội thị

Áp dụng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi các đô thị. Nhân rộng mô hình ra khu vực nông thôn.

Thị trấn Bình Minh, Yên Ninh, Me, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Bút, Lồng, Kim Đông, Vân Long, Cồn Nổi - Đô thị loại V

- Là các thị trấn trung tâm huyện lỵ

- Là thị trấn dịch vụ thương mại, đầu mối giao thông, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.

 

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn trong nội thị các đô thị

Áp dụng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi toàn đô thị. Nhân rộng ra khu vực nông thôn.

 

PHỤ LỤC SỐ 13

Khối lượng CTR phân theo các loại hình xử lý

TT

Địa điểm

Khối lượng thu gom đến 2020 (tấn/ngày)

Khối lượng thu gom đến 2030 (tấn/ngày)

Khối lượng tái chế đến 2030 (tấn/ngày)

Khối lượng chế biến PHC đến 2030 (tấn/ngày)

Lượng CTR tích lũy chôn lấp (tấn)

2013-2020

2021-2030

1

Thành phố Ninh Bình

307

693

139

416

806.796

505.890

2

Thành phố Tam Điệp

101

140

28

84

265.428

102.200

3

Thị xã Phát Diệm

38

50

10

30

99.864

36.500

4

Thị xã Nho Quan

30

41

8

25

78.840

29.930

5

Huyện Nho Quan

56

85

17

51

147.168

62.050

6

Huyện Gia Viễn

66

96

19

58

173.448

70.080

7

Huyện Yên Mô

63

88

18

53

165.564

64.240

8

Huyện Yên Khánh

71

103

21

62

186.588

75.190

9

Huyện Kim Sơn

65

86

17

52

170.820

62.780

 

Tổng cộng

797

1.382

276

829

2.094.516

1.008.860

 

PHỤ LỤC SỐ 14

Nhu cầu đất cho xử lý CTR sinh hoạt

Đơn vị: ha

TT

Địa điểm

Tiếp nhận, phân loại

Tái chế, lưu giữ

Chế biến phân vi sinh

Chôn lấp

Khu vực điều hành, phụ trợ

Tổng cộng

2012-2020

2021-2030

1

Thành phố Ninh Bình

0,61

0,87

2,50

16,14

10,12

6,05

36

2

Thành phố Tam Điệp

0,12

0,18

0,51

5,31

2,04

1,63

10

3

Thị xã Phát Diệm

0,04

0,06

0,18

2,00

0,73

0,60

4

4

Thị xã Nho Quan

0,04

0,05

0,15

1,58

0,60

0,48

3

5

Huyện Nho Quan

0,07

0,11

0,31

2,94

1,24

0,93

6

6

Huyện Gia Viễn

0,08

0,12

0,35

3,47

1,40

1,08

7

7

Huyện Yên Mô

0,08

0,11

0,32

3,31

1,28

1,02

6

8

Huyện Yên Khánh

0,09

0,13

0,37

3,73

1,50

1,17

7

9

Huyện Kim Sơn

0,08

0,11

0,31

3,42

1,26

1,03

6

 

Tổng cộng

1,21

1,73

5,00

41,89

20,18

14,00

84

 

PHỤ LỤC SỐ 15

Tổng hợp quy hoạch hệ thống xử lý CTR

STT

Tên cơ sở xử lý

Diện tích quy hoạch (ha)

Quy mô, công suất

Công nghệ xử lý và phạm vi phục vụ

Ghi chú

NM chế biến phân hữu cơ (tấn/ngày)

NM tái chế (tấn/ngày)

NM lên men mê-tan kết hợp phát điện (tấn/ngày)

Lò đốt CTR y tế (kg/ngày)

1

Thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp

30 ha

200

250

 

2.100

- Là khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh Ninh Bình.

- Chôn lấp hợp vệ sinh CTR sinh hoạt không thể tái sử dụng, CTR xây dựng, bùn thải cho thành phố Tam Điệp (trong tương lai), huyện Yên Mô, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình (từ nay đến năm 2020).

- Tái chế CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế không nguy hại cho thành phố Tam Điệp, các huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Phát Diệm, thành phố Ninh Bình (từ nay đến năm 2020).

- Đốt CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh Ninh Bình.

Mở rộng

2

Thung Châu, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan

50 ha

-

150

80

-

- Là khu xử lý CTR liên đô thị.

- Chôn lấp hợp vệ sinh CTR sinh hoạt không thể tái sử dụng, CTR xây dựng, bùn thải cho huyện Nho Quan, thị xã Nho Quan (trong tương lai).

- Xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp lên men metan kết hợp phát điện từ CTR sinh hoạt cho huyện Nho Quan và thị xã Nho Quan (trong tương lai).

- Xử lý CTR thông thường của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nho Quan, thị xã Nho Quan (trong tương lai).

- Tái chế CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế không nguy hại cho huyện Nho Quan và thị xã Nho Quan (trong tương lai).

Mở rộng

3

Đá Hàn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn

50 ha

-

280

500

-

- Là khu xử lý CTR liên đô thị

- Chôn lấp hợp vệ sinh CTR sinh hoạt không thể tái sử dụng, CTR xây dựng, bùn thải cho huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình từ sau năm 2020.

- Xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp lên men metan kết hợp phát điện từ CTR sinh hoạt cho huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình từ sau năm 2020.

- Xử lý CTR thông thường của cơ sở y tế trên địa bàn huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình

- Tái chế CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế không nguy hại cho huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình

 

4

Kim Hải, huyện Kim Sơn

10 ha

-

-

90

-

- Là khu xử lý CTR liên đô thị.

- Chôn lấp hợp vệ sinh CTR sinh hoạt không thể tái sử dụng, CTR xây dựng, bùn thải cho huyện Kim Sơn, thị xã Phát Diệm (trong tương lai).

- Xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp lên men metan kết hợp phát điện từ CTR sinh hoạt cho huyện Kim Sơn, thị xã Phát Diệm (trong tương lai).

- Xử lý CTR thông thường của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Kim Sơn, thị xã Phát Diệm (trong tương lai).

 

 

PHỤ LỤC SỐ 17

Các biện pháp quản lý, giám sát giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Lợi ích

Hạn chế

Giải pháp hạn chế

1. Phương pháp đốt

 

 

- Giảm khối tích CTR cần xử lý, tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Phạm vi áp dụng rộng: Có thể áp dụng xử lý nhiều loại CTR khác nhau, đặc biệt xử lý khá hiệu quả đối với CTR nguy hại.

- Có thể thu hồi năng lượng nhiệt, tạo nguồn năng lượng cho các ngành công nghiệp.

- Chi phí xây dựng hệ thống lò đốt và xử lý khí, chi phí vận hành cao.

- Phát sinh các chất độc hại như CO2, SO2, NOx, dioxin, hơi thủy ngân nếu điều kiện đốt không hợp lý và không có hệ thống xử lý khí thải.

- Trong tro xỉ sau khi đốt vẫn còn hàm lượng kim loại nặng nhất định.

- Do tính chất CTR nước ta có độ ẩm trong rác thải cao nên chưa có khả năng tái chế năng lượng nhiệt.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn hoặc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho các bệnh viện để xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

- Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống xử lý khí đạt hiệu quả.

2. Chế biến phân hữu cơ

 

 

- Giảm lượng CTR cần chôn lấp, giảm hàm lượng các bon tự nhiên trong các bãi chôn lấp, từ đó giảm lượng khí nhà kính.

- Thiết lập vòng tuần hoàn dinh dưỡng trong tự nhiên. Giảm khối lượng đáng kể chất thải rắn đô thị (45%-60%) phải mang đi chôn lấp.

- Tiết kiệm nhiều diện tích đất so với phương pháp chôn lấp.

- Đây được coi là biện pháp xử lý sạch.

- Có thể bù chi phí sản xuất bằng bán sản phẩm phân compost. Giảm thiểu lượng rác cần phải chôn lấp, tiết kiệm được quỹ đất.

Các công đoạn trong quá trình sản xuất có thể gây ô nhiễm chủ yếu là:

- Tiếp nhận nguyên liệu: Mùi hôi, bụi, tác động tới công nhân vận hành.

- Tuyển lựa và phân loại: Mùi hôi, bụi, tác động tới công nhân vận hành.

- Ủ lên men và ủ chín: Mùi hôi và khí sinh ra ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân vận hành và có thể lan rộng ra môi trường khu vực lân cận.

- Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống xử lý khí đạt hiệu quả.

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu xử lí.

- Xây dựng khu vực bảo vệ (hệ thống cây xanh xung quanh) cách ly bãi chôn lấp với khu vực dân cư xung quanh.

3. Tái chế

 

 

- Giảm lượng chất thải rắn cần chôn lấp

- Thu hồi các sản phẩm có giá trị, mang tính kinh tế từ rác thải.

- Tiết kiệm nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất.

- Công nghệ tái chế hiện còn lạc hậu chưa đáp ứng được với yêu cầu vì thế gây ô nhiễm môi trường ngay tại các cơ sở tái chế.

- Nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước, khí thải nếu không xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý theo đúng tiêu chuẩn.

- Công nhân có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân

- Đầu tư công nghệ tái chế hiện đại và có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư hệ thống quản lý và kiểm soát môi trường.

4. Chôn lấp hợp vệ sinh

 

 

- Kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu và vận hành thấp.

- Nếu được xây dựng, quản lý và vận hành đúng quy cách, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh là giải pháp tối ưu cho việc thải bỏ CTR nguy hại và các chất chưa có khả năng xử lý.

- Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể sử dụng xây dựng các công trình công cộng: công viên, sân vận động, sân golf...

- Các khu chôn lấp phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp, hợp vệ sinh.

- Việc vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh phải đảm bảo theo đúng quy trình.

- Công tác quản lý và vận hành bãi chôn lấp phải được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

- Thường xuyên kiểm soát hoạt động của các hệ thống xử lý nước rỉ rác, khí gas.

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu xử lý.

- Xây dựng khu vực bảo vệ (hệ thống cây xanh xung quanh) cách ly bãi chôn lấp với khu vực dân cư xung quanh.