- 1 Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2 Luật đất đai 2013
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật thống kê 2015
- 5 Luật Đầu tư 2020
- 6 Luật Trồng trọt 2018
- 7 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8 Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 9 Luật Lâm nghiệp 2017
- 10 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 11 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 12 Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14 Luật Doanh nghiệp 2020
- 15 Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Quyết định 194/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4288/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 11 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ các Luật: Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Đất đai năm 2013; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Thống kê năm 2015; Luật Hợp tác xã năm 2012; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 24/5/2008 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3925/TTr.SNN-QLKTKHCN ngày 18 /10/2021 về việc phê duyệt “Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), gồm những nội dung chính như sau:
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên cơ sở khai thác tốt lợi thế của vùng về nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, thềm lục địa với nguồn lao động dồi dào, cùng với tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài thông qua các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế một cách toàn diện với nền tảng là nông nghiệp công nghệ cao đạt tốc độ phát triển nhanh và bền vững.
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến có lợi thế về nguyên liệu; các sản phẩm nông nghiệp có vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải tạo ra môi trường đầu tư tập trung cao nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt đối với những mặt hàng chế biến nông, thủy sản xuất khẩu, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hóa.
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải gắn với tăng cường mối liên chuỗi sản xuất và liên kết vùng, tạo ra các khu vực sản xuất tập trung với quy mô lớn trong đó thu hút được nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực ngành nghề cùng tham gia.
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, giữa hiệu quả kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu
- Xác định danh mục, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tập trung nguồn lực đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, lao động; khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống canh tác, thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại.
- Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng.
II. Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm 7 nhóm sản phẩm như sau:
1. Gạo
2. Sản phẩm trái cây (Cam, Bưởi, Dứa)
3. Cây nguyên liệu phục vụ chế biến (Mía, Chè)
4. Thịt các loại (thịt lợn, thịt gia cầm)
5. Sữa tươi
6. Gỗ và sản phẩm từ gỗ
7. Tôm, cá
1. Giai đoạn 2021 - 2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bình quân đạt 5,0 - 5,5%/năm.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm 60% - 65% tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm, thủy sản.
- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm 70% - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản.
2. Tầm nhìn đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 4,5%-5,0%/năm.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm 65% - 70% tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm, thủy sản.
- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm 75%- 80% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản.
3. Các chỉ tiêu cụ thể của các sản phẩm chủ lực đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
TT | Sản phẩm | ĐVT | Thực hiện năm 2020 | Kế hoạch năm 2025 | Tầm nhìn năm 2030 |
1 | Gạo (65% lúa) | Tấn | 633.338 | 621.000 | 606.000 |
2 | Sản phẩm trái cây | Tấn | 99.438 | 211.362 | 464.467 |
| - Cam | Tấn | 59.320 | 79.957 | 122.965 |
| - Bưởi | Tấn | 13.113 | 22.357 | 41.177 |
| - Dứa | Tấn | 27.005 | 109.048 | 300.325 |
3 | Sản phẩm cây nguyên liệu phục vụ chế biến | Tấn | 1.249.596 | 2.123.000 | 2.357.500 |
| - Chè công nghiệp | Tấn | 78.653 | 123.000 | 157.500 |
| - Mía nguyên liệu | Tấn | 1.170.943 | 2.000.000 | 2.200.000 |
4 | Thịt các loại (lợn, gia cầm) | Tấn | 218.583 | 290.000 | 355.000 |
- | Thịt lợn | Tấn | 136.764 | 180.000 | 225.000 |
- | Thịt gia cầm | Tấn | 81.819 | 110.000 | 130.000 |
5 | Sữa tươi | Tấn | 241.868 | 350.000 | 450.000 |
6 | Gỗ và sản phẩm từ gỗ | m3 | 1.319.677 | 2.000.000 | 2.470.000 |
7 | Tôm, cá | Tấn | 210.995 | 230.000 | 248.000 |
- | Tôm | Tấn | 9.758 | 14.500 | 16.000 |
- | Cá | Tấn | 201.237 | 215.500 | 232.000 |
IV. Nhiệm vụ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
1. Phát triển các cây, con tạo ra sản phẩm chủ lực
a) Cây lúa: Phát triển ở tất cả các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung phát triển lúa gạo hàng hóa tại các huyện gồm: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu. Trong đó, diện tích canh tác lúa ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 20.000 ha, chiếm 12,2% diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh.
b) Cây ăn quả
- Cây Cam: Tập trung phát triển tại các huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Yên Thành. Trong đó, diện tích trồng cam ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 5.000 ha, chiếm 57,8% diện tích trồng cam toàn tỉnh.
- Cây Bưởi: Tập trung phát triển tại các huyện: Thanh Chương, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Trong đó, diện tích trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 2.000 ha, chiếm 52,6% diện tích trồng bưởi toàn tỉnh.
- Cây Dứa: Tập trung phát triển tại các huyện: Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Hoàng Mai, Nghĩa Đàn và Thái Hòa. Trong đó, diện tích trồng dứa ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 8.000 ha, chiếm 61,5% diện tích trồng dứa toàn tỉnh.
c) Cây nguyên liệu phục vụ chế biến
- Cây Chè công nghiệp: Tập trung phát triển tại các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn và Tân Kỳ. Trong đó, diện tích trồng chè ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 8.500 ha, chiếm 70,8% diện tích trồng chè công nghiệp toàn tỉnh.
- Cây Mía nguyên liệu: Cân đối công suất ép của các nhà máy đường, bố trí quy hoạch diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, tập trung phát triển tại các huyện: Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Yên Thành và Thanh Chương. Trong đó, diện tích trồng mía ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 8.500 ha, chiếm 38,5% diện tích trồng mía toàn tỉnh.
d) Chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Đàn lợn: Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi trang trại và chuyển dịch từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi. Tập trung phát triển tại các huyện như: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn. Trong đó, đàn lợn được nuôi ứng dụng công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ, …) đến năm 2030 đạt 780.000 con, chiếm 60% tổng đàn lợn toàn tỉnh.
- Đàn gia cầm: Tập trung phát triển tại các huyện như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn. Trong đó, đàn gia cầm nuôi theo ứng dụng công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…) đến năm 2030 đạt 9,3 triệu con, chiếm 26,6% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh.
- Đàn bò sữa: Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phát triển quy mô đàn bò sữa theo hướng chăn nuôi tập trung, tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Trong đó, 100% đàn bò, bê sữa được nuôi theo ứng dụng công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAP, hữu cơ,…).
e) Trồng rừng nguyên liệu
- Tập trung bảo vệ rừng, trồng rừng mới để đảm bảo ổn định diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh khoảng 965.000 ha.
- Diện tích khai thác rừng trồng bình quân đạt 20.000 - 25.000 ha/năm để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu gỗ trên địa bàn; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 2,0-2,2 triệu m3/năm và đến năm 2030 đạt 2,4-2,6 triệu m3/năm. Diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh chiếm khoảng 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh, trong đó, ưu tiên phát triển diện tích rừng sản xuất nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung tại các huyện có quỹ đất quy hoạch cho lâm nghiệp lớn, gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Nam Đàn.
f) Tôm, cá
- Tôm: Đến năm 2025, diện tích đất nuôi tôm ổn định đạt 1.550 ha, trong đó: diện tích nuôi thâm canh 1.000 ha; diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 550 ha. Các vùng nuôi tôm tập trung tại các huyện, gồm: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.
- Cá: Diện tích nuôi nước ngọt tập trung chủ yếu tại các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn và Nghĩa Đàn. Nuôi lồng tập trung chủ yếu các huyện có sông và hồ đập lớn như: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Quế Phong và Quỳ Châu. Trong đó, diện tích nuôi cá ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 đạt khoảng 8.000 ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh. Sản lượng cá khai thác chủ yếu các huyện, thị ven biển, gồm: Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Hoàng Mai.
(Chi tiết Phụ lục I kèm theo)
2. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
a) Chế biến lúa gạo:
- Tổ chức mối liên kết khép kín từ khâu sản xuất, thu hoạch lúa - vận chuyển làm khô (sấy công nghiệp) - bảo quản - chế biến - đóng gói sản phẩm để kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm gạo làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm khác như: Sữa gạo, bánh kẹo và gạo hàng hóa chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Xúc tiến đưa vào hoạt động các nhà máy chế biến lúa, gạo đã có chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh và tiếp tục kêu gọi đầu tư mới các dây chuyền chế biến lúa, gạo tại các vùng, huyện gắn theo chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, gồm: Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
b) Chế biến hoa quả:
- Phát huy hiệu quả các cơ sở chế biến, bảo quản trái cây hiện có, khuyến khích đầu tư sâu về công nghệ, dây chuyền sản xuất đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
- Thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng: Nhà máy chế biến Chanh Thiên Nhẫn (Nam Đàn) của Công ty Sao Thái Dương và Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao sản xuất và chế biến Chanh Nam Kim; các Nhà máy chế biến, bảo quản hoa quả và xuất khẩu tại các huyện: Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, có quy mô và công suất để đáp ứng lượng nguyên liệu trái cây sản xuất trên địa bàn.
c) Chế biến mía đường: Ổn định công suất chế biến các nhà máy đã có, từng bước cải tiến công nghệ, dây chuyền chế biến tạo thêm các sản phẩm khác ngoài đường và sau đường.
d) Chế biến chè: Tiến hành rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến chè hiện có gắn theo vùng nguyên liệu. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè cô đặc để phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất sản phẩm có sử dụng nguyên liệu từ chè, như: Nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hoà tan, trà Matcha, tinh dầu chiết xuất từ chè xanh,… tại huyện Thanh Chương, Anh Sơn.
e) Chế biến thịt gia súc, gia cầm: Ưu tiên khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm tại các cụm công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh; Khu liên hiệp chăn nuôi, chế biến công nghệ cao tại Mỹ Sơn, huyện Đô Lương; Tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt lợn mát tại Quỳ Hợp...
f) Chế biến sữa: Phát huy hết công suất của Nhà máy sữa Vinamilk tại thị xã Cửa Lò và tiếp tục mở rộng, nâng cấp công suất Nhà máy sữa TH tại huyện Nghĩa Đàn. Phấn đấu đến năm 2025 và ổn định đến năm 2030 tổng công suất sữa chế biến đạt khoảng 350 - 450 triệu lít/năm.
g) Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ: Đến 2025 chấm dứt sản xuất dăm gỗ, dành nguyên liệu cho chế biến gỗ MDF, gỗ ván ghép, viên nén, bột giấy hiệu quả cao hơn. Xúc tiến đưa vào hoạt động nhà máy gỗ MDF tại huyện Anh Sơn; Khu chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ (Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung bộ tại tỉnh Nghệ An); Nhà máy chế biến gỗ của Công ty Cổ phần lâm nghiệp Tháng Năm tại huyện Nghĩa Đàn.
h) Chế biến thủy sản: Tập trung xây dựng các cơ sở, khu chế biến tập trung tại 5 huyện, thị xã ven biển: Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò. Đẩy mạnh việc thu mua nguyên liệu cho nhà máy chế biến cá hộp RoyalFood; nhà máy nước mắm của Tập đoàn Masan, nhà máy chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An tại Quỳnh Lưu, phát triển hệ thống kho lạnh thương mại.
3. Các dự án ưu tiên giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030
(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp diện tích quy hoạch các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vào vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các địa phương đảm bảo đủ diện tích phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Rà soát, xác định hiện trạng sử dụng đất, khai thác diện tích đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích, đặc biệt là chuyển đổi, cải tạo đất để trồng cây ăn quả. Hạn chế chuyển đổi các diện tích đất đang phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có hiệu quả cao. Tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh hơn nữa việc dồn điền dổi thửa, có chính sách khuyến khích tích tụ đất đai để sản xuất lớn.
2. Về ứng dụng khoa học công nghệ
- Làm tốt công tác chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến cho từng loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có ứng dụng công nghệ hữu cơ, công nghệ cao. Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh để triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Ứng dụng tối đa những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng tích hợp các ứng dụng số trong nông nghiệp để tạo ra các quy trình sản xuất tiên tiến, thiết lập các mô hình chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông minh.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện hành của Tỉnh và của Trung ương. Đặc biệt ưu tiên lồng ghép các chính sách thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc như: Về đất đai (chuyển đổi đất trồng lúa, đất lâm nghiệp, đất trang trại...); hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ; xây dựng và quảng bá thương hiệu; phát triển cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung; phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, chế biến nông sản ...
- Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp đủ mạnh, làm nòng cốt để thực hiện có hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn.
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong tất cả các khâu của hoạt động tổ chức sản xuất quả tạo thành chuỗi khép kín từ khâu giống - nuôi trồng, chăm sóc - thu hoạch - bảo quản - chế biến - tiêu thụ; hoàn thiện quy trình canh tác tiên tiến; Từng bước chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm khắc phục và hạn chế tính thời vụ, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP; GlobalGAP, hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương).
- Xây dựng các nhiệm vụ, dự án, mô hình nhằm thúc đẩy sản xuất như: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng sản xuất, mã đóng gói trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Tích hợp các diện tích phân vùng định hướng phát triển cho từng sản phẩm nông nghiệp chủ lực vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và quy hoạch chuyên ngành cấp quốc gia; thực hiện việc cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu theo thực tế biến động hàng năm.
5. Xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm
a) Xúc tiến thương mại:
- Lồng ghép các chương trình tổ chức sự kiện của quốc gia, của khu vực để tổ chức chiến lược quảng bá, giới thiệu các thương hiệu đặc trưng của địa phương, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cơ hội giao thương trong và ngoài nước; liên kết vùng, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, phát triển kênh phân phối tại các thị trường có tiềm năng.
- Ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận, phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông sản phẩm, hàng hoá.
- Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý làm phong phú quỹ hàng hóa, kích thích người tiêu dùng ở địa phương và khu vực.
- Tuyên truyền, nâng cao khả năng của người tiêu dùng nhận biết về chất lượng, công năng hàng hóa để thúc đẩy các nhà sản xuất cải tiến mẫu mã, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh.
b) Cơ sở hạ tầng, nhân lực xúc tiến thương mại
Xây dựng các Trung tâm Hội chợ triển lãm, Trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, sàn giao dịch hàng hóa, điểm bán hàng; hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của Nghệ An với các địa phương, các ngành hàng, sản phẩm. Đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại của địa phương, các Hiệp hội ngành hàng; ...
c) Tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức điều tra khảo sát thường xuyên nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về các loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Triển khai nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu, chủng loại hàng hóa, giá cả, các quy định liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, các rào cản thương mại (nếu có), từ đó có các chính sách, cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Triển khai có hiệu quả đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
VI. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án
1. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ
Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến khoảng: 2.767,8 tỷ đồng (Hai nghìn, bảy trăm sáu mươi bảy tỷ, tám trăm triệu đồng), trong đó:
- Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất: 2.520,6 tỷ đồng;
- Hỗ trợ chế biến, bảo quản, liên kết tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu khoảng 495,0 tỷ đồng;
- Công tác khác: 10,2 tỷ đồng.
2. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ
- Nguồn từ chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
- Nguồn ngân sách khác của tỉnh, được lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn.
- Nguồn hỗ trợ theo chính sách từ ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ phát triển (Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,…)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Đề án. Lồng ghép, tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án liên quan do Sở chủ trì và quản lý để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.
- Chủ trì đề xuất, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án, xây dựng các mô hình nhằm thúc đẩy sản xuất như: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng sản xuất, mã đóng gói trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Hàng năm:
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch thực hiện Đề án để xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung dự toán kinh phí thực hiện, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
+ Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, chỉ đạo, đánh giá tình hình thực hiện, xây dựng phương án thực hiện, đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện Đề án và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
+ Tổng hợp tình hình thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành, địa phương tham mưu tích hợp nội dung Đề án vào Quy hoạch tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để chỉ đạo thực hiện.
- Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và quy định của Luật Đầu tư công.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm thực hiện Đề án hiệu quả.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, tham mưu bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh các chính sách về đất đai tạo điều kiện tích tụ đất đai để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu (chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác...) đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An.
6. Sở Công Thương
- Chủ trì xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nghệ An.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu các chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm.
7. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch
Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
8. Các Sở, ngành và đơn vị liên quan
- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Đề án.
- Tham mưu UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý; giải quyết các vướng mắc để thực hiện Đề án hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức thực hiện Đề án thông qua việc đưa các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các vùng sản xuất, mô hình, dự án, chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại địa phương.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất phục vụ việc mở rộng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đăng ký về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ tổ chức triển khai và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện năm 2020 | Kế hoạch năm 2025 | Tầm nhìn năm 2030 | |
1 | Cây lúa cả năm |
|
|
|
|
|
- | Diện tích: | Ha | 180.214 | 170.000 | 163.500 |
|
- | Năng suất | Tạ/ha | 54,07 | 56,20 | 57,00 |
|
- | Sản lượng | Tấn | 974.366 | 955.000 | 932.000 |
|
* | Tr.đó: Diện tích canh tác lúa CNC | Ha | 6.040 | 12.000 | 20.000 |
|
| - Diện tích gieo trồng | Ha | 12.000 | 24.000 | 40.000 |
|
| - Sản lượng | Tấn | 72.000 | 144.000 | 240.000 |
|
2 | Cây ăn trái |
|
|
|
|
|
a) | Cây Cam tập trung |
|
|
|
|
|
- | Tổng diện tích | Ha | 4.735 | 6.100 | 8.645 |
|
- | Diện tích cho sản phẩm | Ha | 3.792 | 4.897 | 6.810 |
|
- | Năng suất | Tạ/ha | 156 | 163 | 181 |
|
- | Sản lượng | Tấn | 59.320 | 79.957 | 122.965 |
|
* | Trong đó: Diện tích cam CNC | Ha | 1.206 | 2.500 | 5.000 |
|
| Sản lượng | Tấn | 19.296 | 40.000 | 80.000 |
|
c) | Cây Bưởi |
|
|
|
|
|
- | Tổng diện tích | Ha | 1.612 | 2.100 | 3.800 |
|
- | Diện tích cho sản phẩm | Ha | 1.161 | 1.556 | 2.746 |
|
- | Năng suất | Tạ/ha | 113 | 144 | 150 |
|
- | Sản lượng | Tấn | 13.113 | 22.357 | 41.177 |
|
* | Tr.đó: Diện tích bưởi CNC | Ha | 120 | 1.000 | 2.000 |
|
| Sản lượng | Tấn | 1.440 | 15.000 | 31.000 |
|
g) | Cây Dứa |
|
|
|
|
|
- | Tổng diện tích | ha | 1.374 | 5.000 | 13.000 |
|
- | Diện tích cho sản phẩm | ha | 1.040 | 3.750 | 10.000 |
|
- | Năng suất | Tạ/ha | 260 | 291 | 300 |
|
- | Sản lượng | tấn | 27.005 | 109.048 | 300.325 |
|
* | Tr.đó: Diện tích dứa CNC | Ha | 550 | 3.000 | 8.000 |
|
| Sản lượng | Tấn | 15.400 | 84.000 | 224.000 |
|
3 | Cây nguyên liệu phục vụ chế biến |
|
|
|
|
|
a) | Mía nguyên liệu | Ha | 19.829 | 26.700 | 25.700 |
|
- | Sản lượng mía nguyên liệu | 1000Tấn | 1.171 | 2.000 | 2.200 |
|
* | Tr.đó: Diện tích mía CNC | Ha | 608 | 5.000 | 10.000 |
|
| Sản lượng | 1000 Tấn | 42,6 | 400 | 1.200 |
|
b) | Cây chè công nghiệp |
|
|
|
|
|
- | Tổng diện tích | Ha | 8.318 | 10.500 | 12.000 |
|
- | Diện tích kinh doanh | Ha | 6.572 | 9.500 | 10.500 |
|
- | Năng suất | Tạ/ha | 119,7 | 129 | 150 |
|
- | Sản lượng (chè búp tươi) | Tấn | 78.653 | 123.000 | 157.500 |
|
* | Tr.đó: Diện tích chè CNC | Ha | 1.513 | 4.500 | 8.500 |
|
| Sản lượng | Tấn | 18.156 | 58.000 | 127.000 |
|
4 | Thịt các loại |
|
|
|
|
|
a) | Tổng đàn lợn | 1000 con | 904,7 | 1.100 | 1.300 |
|
- | Sản lượng thịt lợn xuất chuồng | Tấn | 136.764 | 180.000 | 225.000 |
|
* | Tr.đó: Đàn lợn được nuôi CNC | 1000 con | 150 | 550 | 780 |
|
| Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 23.250 | 85.250 | 120.900 |
|
b) | Tổng đàn gia cầm | 1000 con | 27.848 | 32.000 | 35.000 |
|
- | Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng | tấn | 81.819 | 110.000 | 130.000 |
|
* | Tr.đó: Đàn gia cầm được nuôi CNC | 1000 con | 1.949 | 4.000 | 9.300 |
|
| Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 5.848 | 8.000 | 20.000 |
|
5 | Sữa tươi |
|
|
|
|
|
- | Tổng đàn Bò, bê sữa | Con | 69.062 | 85.000 | 90.000 |
|
- | Sản lượng sữa | triệu lít | 241,87 | 350 | 450 |
|
6 | Gỗ và sản phẩm từ gỗ |
|
|
|
|
|
- | Diện tích rừng nguyên liệu | ha | 191.480 | 257.490 | 283.562 |
|
| Tr.đó: Diện tích rừng nguyên liệu được cấp chứng chỉ rừng bền vững | ha |
| 25.000 | 50.000 |
|
- | Tỷ lệ che phủ của rừng | % | 58,5 | 58,0 | 58,0 |
|
- | Khai thác gỗ | m3 | 1.319.677 | 2.000.000 | 2.470.000 |
|
7 | Thủy sản |
|
|
|
|
|
a) | Tổng sản lượng | Tấn | 243.190 | 265.000 | 285.000 |
|
- | Cá | Tấn | 201.237 | 215.500 | 232.000 |
|
- | Tôm | Tấn | 9.758 | 14.500 | 16.000 |
|
- | Khác | Tấn | 32.195 | 35.000 | 37.000 |
|
* | Sản lượng khai thác | Tấn | 85.348 | 190.000 | 195.000 |
|
- | Khai thác biển | Tấn | 178.706 | 183.000 | 187.000 |
|
- | Khai thác nội địa | Tấn | 6.642 | 7.000 | 8.000 |
|
* | Sản lượng nuôi trồng | Tấn | 7.842 | 75.000 | 90.000 |
|
- | Sản lượng cá | Tấn | 5.683 | 56.500 | 68.500 |
|
- | Sản lượng tôm | Tấn | 7.736 | 12.500 | 14.000 |
|
- | Khác | Tấn | 4.423 | 6.000 | 7.500 |
|
b) | Diện tích nuôi trồng | ha | 21.476 | 25.500 | 26.500 |
|
- | Diện tích nuôi nước ngọt | Ha | 8.937 | 23.000 | 23.930 |
|
- | Diện tích nuôi mặn lợ | Ha | 2.539 | 2.500 | 2.570 |
|
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2021 -2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021)
TT | Dự án | Địa điểm |
1 | Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản hoa quả và xuất khẩu | Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương |
2 | Đầu tư xây dựng Khu chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ công nghệ cao | Khu lâm nghiệp công nghệ cao Bắc Trung Bộ |
3 | Khu liên hợp chăn nuôi, giết mổ chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc gia cầm | Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương. |
4 | Dự án sản xuất giống cây ăn quả chủ lực chất lượng cao | Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp,Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ |
5 | Xây dựng phát triển các vùng trồng cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030 | Toàn tỉnh |
6 | Dự án liên kết sản xuất, chế biến lúa gạo hữu cơ, chất lượng cao | Toàn tỉnh |
7 | Dự án liên kết đầu tư trồng rừng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ rừng của các chủ rừng nhà nước | Toàn tỉnh |
8 | Dự án nuôi trồng thuỷ sản tập trung tôm nước lợ, cá lồng bè | Diễn Châu, Quỳnh Lưu và các vùng có điều kiện thích hợp |
- 1 Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành