Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 430/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 05 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐCP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐCP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐCP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1167/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 82/BNN-TCTS ngày 04/01/2018 về việc thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 737/TTr-SNNPTNT ngày 14/3/2018 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018 - 2020; ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 578/TTr-SKHĐT ngày 03/5/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP(NL), TH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN (Vũ 253).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Ngọc Căng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NGÃI 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 2016-2017

1. Kết quả thực hiện mục tiêu

a) Kết quả thực hiện mục tiêu 1: “Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có giá trị tăng cao và hiệu quả”

Biểu 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản 2016-2017

TT

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu KH

Kết quả thực hiện/ ước thực hiện

2016

2017

Tốc độ tăng

1

Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (GTSXTS)

%

 

5,41

7,50

2,09

2

Tỷ trọng GTSXTS trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (GTSXNLTS)

%

 

35,00

36,00

1,00

3

Tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản (GTSXNTTS) trong GTSXTS

%

 

8,40

8,00

-0,40

4

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS)

triệu đồng

 

304,94

307,81

2,97

5

Sản lượng thủy sản

tấn

 

180.402

191.3961

10.994

Biểu 2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2017

TT

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu KH 2017

Thực hiện năm 2017

Thực hiện năm trước năm KH

So sánh với 2016

6 tháng

Cả năm

6 tháng

Cả năm

1

Tốc độ tăng GTSXTS

%

 

7,50

 

5,41

 

2,09

2

Tỷ trọng GTSXTS trong GTSX NLTS

%

35

36

 

35

 

1,00

3

Tỷ trọng GTSXNTTS trong GTSX TS

%

 

8,00

 

8,40

 

-0,40

4

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước NTTS

trđ/ha

 

307,81

 

304,94

 

2,87

5

Sản lượng thủy sản

1000 tấn

191,04

191,41

 

180,40

 

10,99

Trong giai đoạn 2016-2017, giá trị sản xuất thủy sản tăng dần. Năm 2016, giá trị sản xuất thủy sản tăng 5,41% so với năm 2015, năm 2017 giá trị sản xuất thủy sản tăng 7,5% so với năm 2016.

Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng từ 35% năm 2016 lên 36% vào năm 2017. Tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất thủy sản giảm từ 8,4 % năm 2016 xuống 8,0% năm 2017.

Quảng Ngãi là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản thấp so với các tỉnh trong khu vực miền Trung, tổng diện tích NTTS tính theo diện tích gieo trồng năm 2016 là 1.405 ha với GTSX NTTS là 428.439 triệu đồng, như vậy bình quân giá trị thu hoạch trên 1 ha NTTS là 305 triệu đồng/ha. Diện tích gieo trồng năm 2017 là 1.426 ha với GTSX NTTS là 438.930 triệu đồng, giá trị thu hoạch trên 1 ha NTTS là 307,81 triệu đồng/ha. Sở dĩ với diện tích nuôi ít nhưng giá trị thu hoạch bình quân trên 1 ha thu về cao là nhờ nuôi tôm thâm canh với mật độ cao, nuôi nhiều vụ, giá bán tôm thương phẩm có giá trị cao nên GTSX NTTS cao.

Tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2016-2017 có bước tăng trưởng khá qua từng năm. Năm 2016, sản lượng thủy sản đạt 180.402 tấn, năm 2017 sản lượng thủy sản đạt 191.396 tấn, sản lượng thủy sản tăng chủ yếu là thủy sản khai thác.

b) Kết quả thực hiện mục tiêu 2: “Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế thủy sản”

Biểu 3. Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản năm 2017

TT

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu KH 2016

Thực hiện năm 2016

Kế hoạch năm 2017

Thực hiện năm 2017

So sánh 2016

TH năm trước

KH 5 năm

1

Diện tích NTTS được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

89

0

89

0

 

 

2

Công suất cảng cá bến cá tăng thêm

tàu thuyền

0

0

0

0

 

 

3

Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

tàu thuyền

0

0

400

0

 

 

Biểu 4. Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản 2016-2017

TT

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu KH

Kết quả thực hiện/ ước thực hiện

2016

2017

BQ 2 năm

1

Diện tích NTTS được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

89

0

0

0

2

Công suất cảng cá bến cá tăng thêm

tàu thuyền

 

0

0

0

3

Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

tàu thuyền

400

0

0

0

- Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi có 07 dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản có tính chất cấp thiết, đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cho chủ trương thực hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được bố trí kinh phí để thực hiện dự án này. Như vậy, trong giai đoạn 2016-2017, không có diện tích nuôi trồng thủy sản nào được đầu tư cơ sở hạ tầng, các vùng nuôi thủy sản không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải; nước thải nên vùng nuôi thường xuyên bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh.

- Đối với cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản:

+ Giai đoạn 2016-2017, lực lượng tàu thuyền của tỉnh hầu như không tăng về số lượng mà tăng về tổng công suất. Năm 2016 tổng công suất tàu thuyền của tỉnh là 1.386.561 CV, đến năm 2017 toàn tỉnh có 5.552 chiếc tàu (trong đó tàu trên 90 CV có 3.215 chiếc, chiếm tỷ lệ 58%) với tổng công suất 1.581.563 CV. Cơ cấu tàu thuyền chuyển dịch theo đúng định hướng, giảm dần tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV, tăng dần tàu có công suất lớn. Đến nay, trong cơ cấu đội tàu cá của tỉnh có 02 tàu composite và 13 tàu cá vỏ thép, trong đó có 03 tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.

+ Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì tỉnh Quảng Ngãi được quy hoạch đầu tư 07 khu neo đậu trú bão tàu cá (Tịnh Hòa, Lý Sơn, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Cần, Sa Huỳnh, Đức Lợi), 07 cảng cá (Tịnh Hòa, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Trà Bồng, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á). Hầu hết các cảng cá này được xây dựng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão với tổng công suất thiết kế đến năm 2020 là 3.300 tàu.

+ Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới triển khai đầu tư được 6 công trình, cụ thể:

. Cảng cá sông Trà Bồng: công suất là 100 chiếc tàu 400CV/ngày

. Cảng cá Tịnh Kỳ: công suất 650 chiếc

. Cảng cá Sa Huỳnh: công suất 500 chiếc

. Cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa: công suất là 350 chiếc

. Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á: công suất là 400 chiếc

. Cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn: công suất là 500 chiếc

+ Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, công trình cảng đầu tư chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ. Các công trình cảng cá chỉ mới được đầu tư ở giai đoạn 1 (chưa hoàn thành), nên công tác dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng chưa kết hợp được yêu cầu của khu neo đậu tránh trú bão. Bên cạnh đó, kinh phí bố trí thực hiện duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình hạ tầng thủy sản rất hạn chế; một số cửa biển thường xuyên bị bồi lấp gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào, nhất là vào mùa mưa bão. Công suất neo trú tại các cảng, bến cá và khu neo trú bão giai đoạn 2016 - 2017 không tăng, giữ ở mức 1.750 tàu thuyền, đạt 70% so với công suất thiết kế và chỉ chiếm 30% số lượng tàu thuyền hiện có của tỉnh. Hiệu quả khai thác các cảng cá hiện nay còn thấp, chưa phát huy hiệu quả các hạng mục đã được đầu tư, chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Năm 2016, 2017 toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế khoảng 20.070 tấn sản phẩm. Trong số 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh thì chỉ có 04 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trực tiếp, còn lại các doanh nghiệp đa phần dừng lại ở mức độ gia công hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngoài tỉnh và bán nội địa.

c) Đánh giá công tác thu hút nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân

Trong giai đoạn 2 năm 2016 và 2017 công tác thu hút nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát triển thủy sản đã được chú trọng thực hiện. Việc đầu tư tư nhân đa số tập trung vào phát triển đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, nhà máy chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa được tư nhân quan tâm nhiều do việc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản còn tiềm ẩn nhiều rủi nhiều như ô nhiễm môi trường vùng nuôi chưa được giải quyết, khó khăn bất lợi do thời tiết thay đổi thất thường,...; thêm vào đó chưa có cơ chế hỗ trợ hữu hiệu để thúc đẩy đầu tư tư nhân.

d) Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư công cho thủy sản

Trong giai đoạn 2016-2017 có 01 dự án khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Lý Sơn giai đoạn 2 được thực hiện theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên khối lượng thi công thực hiện dự án vượt hơn so với nguồn vốn được cấp để thực hiện, dẫn đến tình trạng dự án bị nợ vốn của nhà thầu thi công.

2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi, sản xuất giống: Ngân sách địa phương đã đầu tư xây dựng và nâng cấp một số công trình phục vụ sản xuất giống thủy sản, tuy nhiên đối với những công trình cơ sở hạ tầng vùng nuôi thì chưa có công trình nào được đầu tư xây dựng. Do cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức nhất là hệ thống xử lý nước thải vùng nuôi tôm tập trung, hệ thống thủy lợi cung cấp nước ngọt cho NTTS và hạ tầng cho các khu sản xuất giống tập trung nên đa số vùng nuôi và ao nuôi không đảm bảo kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh trên tôm nuôi liên tiếp xảy ra nhưng chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả.

- Về cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão: Phần lớn công trình mới chỉ đầu tư giai đoạn 1, chưa đồng bộ nên hạn chế lớn cho sự phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Nguyên nhân chủ yếu do vốn đầu tư cho ngành thủy sản nói chung và hạ tầng nghề cá nói riêng trong giai đoạn vừa qua rất hạn chế. Các công trình đã và đang đầu tư mới chỉ đáp ứng phục vụ khoảng 30% số lượng tàu thuyền trong tỉnh.

- Số cơ chế chính sách đi vào thực tiễn sản xuất chưa nhiều; việc bố trí vốn ngân sách hỗ trợ các lĩnh vực chưa đồng đều, nhất là lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi, nuôi trồng, chế biến thủy sản,... chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy các cơ chế chính sách chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành thủy sản một cách toàn diện.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2018-2020

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHÍNH

1. Thuận lợi và cơ hội

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, sự phát triển các khu công nghiệp, các đô thị trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới là điều kiện để ngành thủy sản phát triển đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa thực phẩm thủy sản với khối lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao.

Tuy ngư trường trong tỉnh không lớn nhưng tỉnh ta có tiềm năng phát triển thủy sản khai thác xa bờ do ngư dân có truyền thống, kinh nghiệm, lao động cần cù, dũng cảm, khai thác trên các ngư trường rộng lớn của cả nước, có khả năng vươn ra khai thác trên vùng biển đại dương, đó là điều kiện thuận lợi cho tương lai phát triển ngành thủy sản trong nhiều năm tới.

Do điều kiện địa hình tự nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ hạn chế so với các tỉnh khác trong khu vực miền Trung, nhưng nếu đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ kỹ thuật nuôi trồng thâm canh thì sẽ có khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

Khai thác và nuôi trồng phát triển sẽ tạo điều kiện cung cấp nguồn nguyên liệu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước và của địa phương đã, đang và sẽ ban hành thực hiện trong thời gian tới sẽ thúc đẩy ngành thủy sản phát triển như: Kế hoạch thực hiện chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Đề án phát triển kinh tế biển đảo tỉnh Quảng Ngãi; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng giá trị sản phẩm gia tăng và phát triển bền vững; Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định của Chính phủ; Chính sách hỗ trợ ngư dân khai vùng biển xa; Đề án khai thác hải sản viễn dương của Chính phủ,...

2. Khó khăn và thách thức

Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung thường xuyên xuất hiện hoặc chịu tác động của thiên tai như: bão tố, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, hạn hán,... ngày càng diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng rất lớn, gây thiệt hại cho sản xuất khai thác và nuôi trồng thủy sản người dân và doanh nghiệp vùng ven biển, đảo.

Nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, cơ cấu công suất, nghề nghiệp của tàu cá còn bất hợp lý có thể dẫn tới sự phát triển khai thác thủy sản thiếu ổn định và bền vững.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển thủy sản còn yếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống cảng, bến cá, khu neo trú tàu cá; hệ thống thủy lợi phục vụ cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng triều, vùng nuôi tôm trên đất cát ven biển chưa được chú trọng đầu tư, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại, cũng như chưa thể khắc phục về cơ bản việc ô nhiễm môi trường vùng nuôi cũng như sự lây lan dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống các nhà máy và cơ sở chế biến quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa cạnh tranh, thu hút được nguồn nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Chưa hình thành một cách có tổ chức chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản kết nối các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Tình hình vốn đầu tư (kể cả Trung ương và địa phương) còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản như các quy hoạch, đề án, chương trình, dự án đã đề ra.

Lực lượng lao động ngành thủy sản hầu hết chưa được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như sự phát triển thủy sản trong những giai đoạn tới.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền, tình hình an ninh trên biển Đông còn diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, thu nhập và đời sống của ngư dân Quảng Ngãi.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2018-2020

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành Thủy sản theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa mạnh, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển, đảo.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 7,6%.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 216.000 tấn.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 25 triệu USD.

- Tăng dần số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ có công suất 400CV trở lên, giảm dần số lượng tàu thuyền đánh bắt ven bờ có công suất dưới 90CV.

Tổng số lượng tàu thuyền đến năm 2020 giảm còn 5.300 chiếc, với tổng công suất 1.600.000cv. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nghề lưới kéo tầng đáy xuống dưới 25%; tăng nghề rê khơi lên 30%, nghề rê câu lên 18% và nghề vây đạt 13%.

- Đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ một số vùng nuôi tôm công nghiệp áp dụng các quy trình nuôi kỹ thuật tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC).

- Xây dựng cơ sở vật chất Khu bảo tồn biển Lý Sơn, thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý nghề cá.

- Đến năm 2020, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại các vùng cửa biển.

- Xây dựng hình thành 1-2 chuỗi liên kết sản xuất (khai thác, nuôi trồng) - chế biến - tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

2. Kế hoạch thực hiện

a) Kế hoạch thực hiện mục tiêu 1: “Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có giá trị tăng cao và hiệu quả”

Biểu 5.1. Chỉ tiêu kế hoạch phát triển thủy sản năm 2018

Chỉ số đánh giá

ĐVT

KH 2016- 2020

Năm 2017

KH 2018

So sánh

KH 2017

KH 2016-2020

1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản

%

7,6

7,5

8,0

0,5

0,4

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản

%

 

36

37,3

1,3

 

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản

%

 

8,0

8,0

0

 

4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS

Tr.đ/ha

 

307,81

310

2,19

 

5. Sản lượng thủy sản

tấn

 

191.396

196.750

5.354

 

Biểu 5.2. Chỉ tiêu kế hoạch phát triển thủy sản năm 2018-2020

Chỉ số đánh giá

ĐVT

TH 2017

Kế hoạch 2018-2021

2018

2019

2020

Bình quân tăng trưởng

1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản

%

7,50

8,00

8,25

8,50

0,33

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản

%

36,00

37,30

37,50

37,80

0,60

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản

%

8

8

8

8

0

4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS

Tr.đ/ha

307,81

310,00

330,00

350,00

14,00

5. Sản lượng thủy sản

tấn

191.396

196.750

206.000

216.000

8.333

b) Kế hoạch thực hiện mục tiêu 2: “Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế thủy sản”

Biểu 6.1. Chỉ tiêu phát triển hạ tầng thủy sản năm 2018

Chỉ số đánh giá

ĐVT

KH 2017

TH 2017

KH 2018

So sánh

KH 2017

2016- 2017

1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

89

0

89

 

 

2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm

tàu thuyền

400

0

400

 

 

3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

tàu thuyền

400

0

400

 

 

Biểu 6.2. Chỉ tiêu phát triển hạ tầng thủy sản năm 2018- 2020

Chỉ số đánh giá

ĐVT

TH 2017

Kế hoạch 2018-2020

2018

2019

2020

Bình quân

1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

0

89

109

109

36

2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm

tàu thuyền

0

0

800

800

267

3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

tàu thuyền

 

400

400

400

133

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Xây dựng chính sách

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách đã được Chính phủ, Bộ ban hành.

- Xây dựng mới và triển khai thực hiện các chính sách:

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ khai thác thủy sản ven bờ, nghề lưới kéo, nghề lặn sang ngành nghề, dịch vụ khác;

+ Chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất lớn, tập trung nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

2. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong thủy sản

a) Khai thác thủy sản:

- Vận động các cơ chế chính sách hiện có, hướng dẫn tạo điều kiện cho ngư dân cải hoán, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại đủ khả năng vươn khơi đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

- Cơ cấu lại tàu thuyền, ngành nghề phù hợp với các vùng biển, môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản; giảm dần nghề lưới kéo tầng đáy; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

- Đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ có tổ chức với cơ cấu thuyền nghề hợp lý; củng cố, phát triển hợp tác xã, tổ, đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển và các mô hình liên kết khai thác - dịch vụ hậu cần thu mua - chế biến, gắn với tăng cường tuyên truyền pháp luật nghề cá.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động đánh bắt thông qua hệ thống giám sát tàu cá, cấp phép khai thác, đăng ký, đăng kiểm, kiểm soát ngư cụ, công cụ khai thác và quản lý ngư trường.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá theo quy hoạch được phê duyệt.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền có công công suất lớn; hình thành hệ thống dịch vụ cơ khí, cung ứng nhiên liệu, đá lạnh, vật tư nghề cá, kho lạnh, chợ cá,...tại mặt bằng các cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá.

b) Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, như:

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển NLTS, tính đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân ven biển.

+ Điều tra, đánh giá trữ lượng NTTS vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa để xác định khả năng cho phép khai thác bền vững và phục vụ công tác quản lý, dự báo ngư trường.

+ Tổ chức điều tra cơ cấu nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản để từng bước giảm dần các nghề khai thác mang tính tận diệt, hủy diệt môi trường sinh thái biển.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý NLTS dựa vào cộng đồng.

+ Xây dựng và công bố danh mục các đối tượng thủy sản cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các vùng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn.

+ Tái tạo NLTS ở một số thủy vực tự nhiên có điều kiện, một số loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.

+ Thiết lập các rạn nhân tạo, khôi phục rừng ngập mặn làm nơi sinh trưởng, sinh sản các loài thủy sản có giá trị.

+ Tăng cường năng lực cho lực lượng tuần tra bảo vệ NLTS (trang bị 01 chiếc tàu kiểm ngư).

c) Nuôi trồng thủy sản:

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

- Xác định tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao năng suất nuôi tôm chân trắng bao gồm: đầu tư nâng cấp hạ tầng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải vùng nuôi tập trung; nuôi tôm 2 giai đoạn; nuôi ghép tôm với cá đối, cá dìa, cá rô phi, hải sâm nhằm giảm thiểu dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế.

- Đầu tư các mô hình nuôi thủy sản với nhiều hình thức nuôi khác nhau trên cơ sở áp dụng các quy trình nuôi kỹ thuật tiên tiến phù hợp cho từng vùng sinh thái an toàn dịch bệnh, đẩy mạnh việc áp dụng và tổ chức thực hiện các quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC), thực hành quản lý tốt (BMP)...

- Phát triển nuôi một số đối tượng thủy đặc sản nước lợ có giá trị kinh tế như: ốc hương, cá vược, cá mú, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá dìa, cá đối, cá giò, cá bớp, cá hồng, cua xanh,..đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tập trung sản xuất giống một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm chân trắng, tôm sú, cua, ốc hương, cá bóp, cá chim vây vàng,...

- Tận dụng tiềm năng mặt nước biển, eo vịnh tại vùng biển Lý Sơn để phát triển các mô hình nuôi lồng trên biển với các đối tượng có giá trị: tôm hùm bông, tôm hùm xanh, cá giò, cá mú, cá dìa, cá tráp, cá hồng mỹ, cá hồng bạc, vẹm xanh, hàu TBD, rong câu, rong sụn...

- Đẩy mạnh hình thức nuôi lồng, bè các đối tượng thủy sản nước ngọt tại các hồ chứa, sông lớn trong tỉnh; chú trọng nuôi cá rô phi đơn tính.

- Tăng cường quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn, hóa chất trong NTTS; kiểm soát mức độ tồn dư hóa chất, kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng trong NTTS, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

d) Chế biến và tiêu thụ thủy sản:

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ các cơ sở chế biến thủy sản với vùng sản xuất nguyên liệu, tiến tới phát triển mối liên kết chuỗi sản xuất khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại sản phẩm thủy sản

- Đẩy mạnh khôi phục, phát triển các nghề chế biến thủy sản truyền thống, các đặc sản từ biển để phục vụ du lịch.

- Mở rộng việc áp dụng quy trình, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP.. tại các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản.

3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nghiên cứu chuyển giao các ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn cao trong sản xuất các loại giống có giá trị kinh tế như: cá bớp, hàu Thái Bình Dương, cá chim vây vàng, cá bông, hải sâm,...

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến ngư, đặc biệt là ứng dụng các kỹ thuật trong nuôi tôm thương phẩm sao cho giảm thiểu được dịch bệnh và nâng cao năng suất.

4. Khái toán vốn đầu tư thực hiện kế hoạch

Tổng hợp nhu cầu vốn để thực hiện chương trình giai đoạn 2018 - 2020 là 2.881.858 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư công cho toàn chương trình là 1.397.850 triệu đồng; trong đó vốn do Bộ quản lý là 605.500 triệu đồng.

- Vốn thu hút các nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư tư nhân: 1.484.000 triệu đồng.

a) Vốn ngân sách nhà nước: 1.397.850 triệu đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư : 624.930 triệu đồng; bao gồm:

+ Vốn trong kế hoạch trung hạn 2016-2020: 408.930 triệu đồng.

+ Vốn đã có chủ trương đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định đầu tư của UBND tỉnh: 216.000 triệu đồng.

(Chi tiết ở Phụ lục 1a kèm theo)

- Vốn sự nghiệp : 772.928 triệu đồng (Chủ yếu thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xã tại Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

(Chi tiết ở Phụ lục 1b kèm theo)

b) Vốn thu hút các nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư tư nhân: 1.484.000 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

Vận động các cơ chế chính sách quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015, Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018,... thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân vào phát triển thủy sản vào các lĩnh vực cụ thể:

- Hướng dẫn tạo điều kiện cho ngư dân cải hoán, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại đủ khả năng vươn khơi đánh bắt xa bờ dài ngày, bảo quản tốt chất lượng thủy sản sau thu hoạch.

- Kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá vùng cửa biển Sa Kỳ, Cửa Đại;

- Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án nuôi tôm công nghiệp, dự án sản xuất giống thủy sản mặn lợ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch và tham mưu giúp UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu UBND tỉnh tổng hợp, cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm đối với các dự án đã được phê duyệt trong Kế hoạch theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương bố trí vốn thực hiện các dự án theo Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bổ sung Danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2018 - 2020, công bố công khai nhằm thu hút đầu tư tư nhân.

3. Sở Tài chính

Cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, tổng hợp nguồn kinh phí sự nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

4. Các sở, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này.

5. UBND các huyện, thành phố ven biển và hải đảo

- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động các nội dung theo Kế hoạch và chủ động cân đối, bố trí ngân sách và huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Trên cơ sở Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành chính sách dồn điền đổi thửa để tạo vùng sản xuất thủy sản lớn, tập trung nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản.

- Kính đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm trình Chính phủ xem xét bố trí vốn để thực hiện các nội dung của Kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC 1A

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TOÀN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: triệu đồng

TT

Danh mục đầu tư

Quy mô, công suất

Quyết định đầu tư

Vốn đã thực hiện từ năm 2017 về trước

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018-2020

 

Tổng số

Trong đó

Phân theo năm

 

NSTW

NS tỉnh

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Được giao

Đã giải ngân

 

A

CÁC DỰ ÁN ĐÃ CÓ TRONG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN

199.687

194.647

408.930

355.480

53.450

154.399

151.450

103.081

 

1

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm trên cát Đức Phong

Công trình

 

 

 

5.000

0

5.000

5.000

 

 

 

2

Cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Mỹ Á (giai đoạn 2)

400 tàu/ công suất 500cv

 

5.300

260

160.533

136.533

24.000

60.899

46.500

53.134

 

3

Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn II)

500 tàu/ công suất 400 CV

 

194.387

194.387

206.947

206.947

 

80.000

85.000

41.947

 

4

Xây dựng khu bảo tồn biển Lý Sơn

7.800 ha

 

 

 

22.000

12.000

10.000

6.000

8.000

8.000

 

5

Sửa chữa hệ thống phao luồng, nạo vét tại các cảng cá Sa Huỳnh, Lý Sơn, Sa Kỳ

10 Km

 

 

 

2.500

0

2.500

2.500

 

 

 

6

Nâng cấp trại sản xuất giống thủy sản nước lợ tập trung tại xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ

1 ha

 

 

 

6.250

0

6.250

 

6.250

 

 

7

Nâng cấp Trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản tại xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ

4 ha

 

 

 

5.700

0

5.700

 

5.700

 

 

B

CÁC DỰ ÁN CHƯA CÓ TRONG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN

0

0

216.000

189.000

27.000

45.000

166.000

5.000

 

1

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung xã Nghĩa Hòa

89 ha

Cv số 397/BNN-KH ngày 15/01/2015

 

 

90.000

63.000

27.000

45.000

45.000

 

 

2

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung trên biển Lý Sơn

20 ha; 30 bè (20 lồng/bè)

 

 

 

66.000

66.000

0

 

66.000

 

 

3

Cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cổ Lũy (giai đoạn 1)

800 tàu/công suất 400 cv

1877/QĐ- UBND ngày 10/10/2016

 

 

10.000

10.000

 

 

5.000

5.000

 

4

Trung tâm thông tin nghề cá, trung tâm kiểm ngư tại Lý Sơn

Công trình

 

 

 

50.000

50.000

 

 

50.000

 

 

 

TỔNG CỘNG: (A+B)

 

 

199.687

194.647

624.930

544.480

80.450

199.399

317.450

108.081

 

 

PHỤ LỤC 1B

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP TOÀN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: triệu đồng

TT

Danh mục đầu tư

Quy mô, công suất

Đã bố trí từ năm 2017 về trước

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018-2020

Tổng số

Trong đó

Phân theo năm

NSTW

NS tỉnh

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

LĨNH VỰC KHAI THÁC THỦY SẢN

 

1.148.938

748.500

745.500

3.000

249.500

249.500

249.500

1

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ (100 triệu/mô hình)

50 mô hình/năm

 

15.000

12.000

3.000

5.000

5.000

5.000

2

Hỗ trợ trang bị thông tin kết hợp xác định vị trí tàu trên biển (50 trđ/chiếc)

150 chiếc

 

7.500

7.500

 

2.500

2.500

2.500

3

Hỗ trợ ngư dân đánh bắt vùng biển xa (theo QĐ 48/2010/QĐ-TTg):

(1.100 chiếc x 4 chuyến biển/năm x 55 triệu/chuyến)

13.200 chuyến

1.148.938

726.000

726.000

 

242.000

242.000

242.000

B

LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

 

3.300

0

3.300

300

2.800

200

I

Quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản các địa phương (tôm, cua, cá,.)

Các huyện ven biển

 

2.500

0

2.500

 

2.500

 

II

Quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh

6 huyện, TP

 

800

0

800

300

300

200

C

CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰ ÁN THỦY SẢN CHUYÊN ĐỀ

 

 

21.128

0

21.128

10.764

9.364

1.000

I

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

 

 

19.128

0

19.128

10.764

8.364

0

1

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển NLTS, tính đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân ven biển.

 

 

328

0

328

164

164

 

2

Điều tra, đánh giá trữ lượng NLTS vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa để xác định khả năng cho phép khai thác bền vững và phục vụ công tác quản lý, dự báo ngư trường.

 

 

3.500

0

3.500

2.500

1.000

 

3

Tổ chức điều tra cơ cấu nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản để từng bước giảm dần các nghề khai thác mang tính xâm hại môi trường sinh thái biển.

 

 

200

0

200

200

 

 

4

Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý NLTS dựa vào cộng đồng

 

 

1.000

0

1.000

800

200

 

5

Xây dựng và công bố danh mục các đối tượng thủy sản cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các vùng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn.

 

 

100

0

100

100

 

 

6

Tái tạo NLTS ở một số thủy vực tự nhiên có điều kiện, một số loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.

 

 

1.500

0

1.500

750

750

 

7

Thiết lập các rạn nhân tạo, khôi phục rừng ngập mặn làm nơi sinh trưởng, sinh sản các loài thủy sản có giá trị.

 

 

2.000

0

2.000

1.000

1.000

 

8

Tăng cường năng lực cho lực lượng tuần tra bảo vệ NLTS (đóng 01 chiếc tàu kiểm ngư)

 

 

10.000

0

10.000

5.000

5.000

 

9

Xây dựng mô hình chuỗi SXKD thủy sản: KT (NTTS) - CB - Tiêu thụ TS (1 tỷ /chuỗi)

1 chuỗi

 

500

0

500

250

250

 

II

Công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN thủy sản

 

 

2.000

0

2.000

0

1.000

1.000

 

Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao (cá bống, hàu Thái Bình Dương, hải sâm,...)

 

 

2.000

 

2.000

 

1.000

1.000

 

TỔNG CỘNG

 

1.148.938

772.928

745.500

27.428

260.564

261.664

250.700

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DỰ ÁN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Danh mục đầu tư

Giai đoạn 2018-2020

Quy mô, công suất

Tổng số

Phân theo năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

LĨNH VỰC KHAI THÁC THỦY SẢN

 

1.214.000

338.000

438.000

438.000

1

Đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới.

(20 tỷ đồng/chiếc)

15 chiếc

300.000

100.000

100.000

100.000

2

Đóng mới tàu cá vỏ gỗ. (5 tỷ đồng/chiếc)

120 chiếc

600.000

200.000

200.000

200.000

3

Nâng cấp cơ sở đóng sửa tàu cá (5 tỷ đồng/cơ sở)

3 cơ sở

15.000

5.000

5.000

5.000

4

Đầu tư mới cơ sở đóng, sửa tàu cá (có khả năng sửa được tàu vỏ thép và đóng mới tàu Composite) (33 tỷ đồng/cơ sở)

3 cơ sở

99.000

33.000

33.000

33.000

5

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá vùng cửa biển Sa Kỳ, Cửa Đại

 

200.000

 

100.000

100.000

B

NH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

230.000

 

115.000

115.000

1

Dự án nuôi tôm công nghiệp xã Phổ Khánh huyện Đức Phổ

37 ha

50.000

 

25.000

25.000

2

Dự án nuôi tôm công nghiệp xã Đức Minh huyện Đức Phổ

100 ha

150.000

 

75.000

75.000

3

Dự án sản xuất giống thủy sản mặn lợ xã Đức Phong huyện Mộ Đức

04 ha

30.000

 

15.000

15.000

C

LĨNH VỰC CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN

 

40.000

 

20.000

20.000

1

Đầu tư xây dựng mới 3 nhà máy CBTS đông lạnh (1 tại Đức Phổ và 2 tại TP. Quảng Ngãi)

12.500tấn/năm

40.000

 

20.000

20.000

 

TỔNG CỘNG

 

1.484.000

338.000

573.000

573.000