Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2011/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về quản lý và phát triển chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP, ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 23/2010/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 2044/QĐ-TTg, ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 1429/TTr-SCT, ngày 19/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này và định kỳ báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công thương; thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Văn Quang

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2011/QĐ-UBND, Ngày 28 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Tây Ninh)

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

với việc thực hiện các chức năng lưu thông, phân phối hàng hóa, thương mại bán buôn, bán lẻ là những hoạt động quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hóa. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện tái sản xuất xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ chuyên môn hóa càng cao và nhu cầu của người tiêu dùng càng được cá biệt hóa thì vai trò của thương mại bán buôn, bán lẻ càng trở nên quan trọng.

Trong những năm qua, Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển hoạt động thương mại nói chung và thương mại bán buôn, bán lẻ nói riêng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân vào khoảng 21%/năm; đạt 22.086 tỷ đồng vào năm 2009. Cùng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ, các loại hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống, các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại đang dần hình thành trên địa bàn tỉnh. Sự phát triển của mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ đã góp phần mở rộng lưu thông hàng hóa; dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Do đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nên mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa thỏa mãn được nhu cầu phân phối, lưu thông hàng hóa trên thị trường, cụ thể là:

- Nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người tiêu dùng về hoạt động bán buôn, bán lẻ trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường còn nhiều mặt hạn chế.

- Mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Tây Ninh được hình thành và phát triển một cách tự phát theo nhu cầu của xã hội, thiếu sự quản lý và kinh nghiệm thực tiễn điều hành của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nên hiệu quả đem lại chưa cao, nhiều bất cập, mâu thuẫn nảy sinh cần được giải quyết.

- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu lưu chuyển của khối lượng hàng hóa ngày càng gia tăng cũng như hoạt động của các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại.

- Nguồn nhân lực tham gia hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh còn thiếu kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn bán buôn, bán lẻ hiện đại, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường…nên hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

- Hiện tại, các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh tuy có sự phát triển nhưng chưa đồng bộ, nhiều cơ sở bán buôn, bán lẻ đã được hình thành nhưng còn yếu, chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế…

Những vấn đề nêu trên đòi hỏi Tây Ninh cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ văn minh, hiện đại và thiết lập được cơ chế quản lý năng động để nâng cao hiệu quả của các loại hình thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội; từng bước hội nhập vào hệ thống phân phối khu vực và toàn cầu.

Mặt khác, sự phát triển và hiện đại hóa của hệ thống bán buôn, mạng lưới bán lẻ trên địa bàn tỉnh sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu GDP theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ, đáp ứng các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Như vậy, việc quy hoạch phát triển hệ thống bán buôn, mạng lưới bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành thương mại nói riêng, đồng thời là bước cụ thể hóa nhằm thực hiện mục tiêu tổ chức lại hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, ngày 14/01/2003 của Chính phủ về Quản lý và phát triển chợ, Nghị định 114/2009/NĐ-CP, ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/6/2006 về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư.

- Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg, ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

- Quyết định số 13/QĐ-BXD, ngày 19/04/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 361: Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg, ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 23/2010/QĐ-TTg, ngày 6/1/2010 của Thủ tướng chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

- Các Quy hoạch phát triển ngành kinh tế, kỹ thuật của tỉnh.

- Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh các năm 2001-2009.

- Các tư liệu, số liệu, hiện trạng và dự báo do Sở Công thương Tây Ninh và UBND các huyện, thị xã trong tỉnh cung cấp.

- Các tài liệu liên quan khác.

3. Mục tiêu quy hoạch

a. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác của tỉnh đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của dân cư; tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và tăng trưởng của ngành thương mại nói riêng; làm căn cứ pháp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO.

b. Mục tiêu cụ thể:

Thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm ổn định thị trường, đạt được chỉ tiêu tăng trưởng bình quân của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân đạt 21%/năm giai đoạn 2011-2015 và 20%/năm giai đoạn 2016-2020. Cụ thể là:

- Phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư, vừa đảm bảo tính liên kết theo hệ thống với các loại hình thương mại khác, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa gắn kết với mạng lưới thương mại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, với thị trường khu vực và thế giới.

- Đảm bảo các điều kiện để hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh phù hợp với tổ chức không gian kinh tế, không gian thị trường nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho yêu cầu tiêu thụ sản phẩm và tiêu dùng hàng hóa của các tầng lớp dân cư.

- Phát huy vai trò của mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trong hoạt động phân phối hàng hóa và tổ chức liên kết giữa sản xuất với tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Làm cơ sở cho ngành Công thương Tây Ninh lập các dự án thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để phát triển các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

4. Kết cấu của quy hoạch

Báo cáo tổng hợp quy hoạch được kết cấu thành ba phần:

Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2009.

Phần thứ hai: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

Phần thứ ba: Một số giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

 

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2005-2010.

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2005-2010

1. Các yếu tố tự nhiên, xã hội.

Điều kiện tự nhiên:

Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km2 với 9 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và 01 thị xã; trong đó thị xã Tây Ninh là trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh. Đất đai ở Tây Ninh đa dạng trong đó nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn có lợi thế dễ thoát nước lại tương đối bằng phẳng rất thích hợp với nhiều loại cây trồng. Trong những năm qua tỉnh đã tích cực thực hiện chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng theo hướng bố trí cho phù hợp với từng loại đất để đem lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Theo đó đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm, tăng dần diện tích trồng cây công nghiệp trong đó diện tích trồng cây cao su, mía đường, khoai mì chiếm tỷ trọng lớn với tốc độ phát triển trong 5 năm (2005-2009) đạt bình quân 15,4%/năm. Giá trị kinh tế đem lại tương đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà có hai mùa mưa nắng rõ rệt; có số giờ nắng cao, lượng mưa khá (1900-2300 mm/năm), nhiệt độ trung bình 26-270C, độ ẩm 82-87% ; nhìn chung khí hậu Tây Ninh thể hiện rõ đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng ưa khí hậu nhiệt đới.

Nguồn nước ở Tây Ninh khá phong phú, trữ lượng phụ thuộc vào 2 nguồn chính; nguồn nước mặt phụ thuộc vào lưu lượng của sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn và nguồn nước ngầm có trữ lượng tương đối khá có khả năng khai thác 50-100m3 /giờ. Có thể nói nguồn nước ở Tây Ninh khá dồi dào đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

Khoáng sản ở Tây Ninh không nhiều và có trữ lượng thấp ngoại trừ đá vôi có trữ lượng khá lớn có thể đáp ứng đủ nguyên liệu cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Rừng ở Tây Ninh chủ yếu là rừng non phục hồi sau chiến tranh, rừng nghèo kiệt, đất rừng đang bị thoái hóa giá trị kinh tế mang lại không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa sinh thái và có ý nghĩa lịch sử về chiến tranh cách mạng và an ninh quốc phòng.

So với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh có lợi thế để phát triển du lịch; có biên giới giáp với Campuchia là quốc gia có nhiều cảnh quan du lịch; trong nội tỉnh có nhiều vùng sinh thái đặc thù: Hồ Dầu Tiếng, hệ sinh thái ven sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, rừng nguyên sinh Khu căn cứ Trung ương cục và các công trình văn hóa tôn giáo, lễ hội núi Bà...Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều làng nghề nổi tiếng tạo ra những sản phẩm độc đáo vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có sức thu hút khách tham quan du lịch.

Nhìn chung, các điều kiện về tự nhiên của tỉnh là những yếu tố tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kinh tế; sản xuất hàng hoá mang tính đặc trưng vùng nhất là hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

Các yếu tố về con người và nguồn nhân lực.

Dân số trung bình năm 2009 của tỉnh có 1.066.402 người, trong đó dân số đô thị chiếm tỷ trọng 15,8%. Mật độ dân cư ở mức trung bình so với cả nước, bình quân 264 người/km2 phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh; huyện Trảng Bàng có dân số đông nhất, huyện Bến Cầu có dân số thấp nhất. Dự báo đến 2015 dân số của tỉnh vào khoảng 1.130 ngàn người và đến 2020: 1.286 ngàn người, tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2010-2020 bình quân vào khoảng 1,72%/năm, trong đó tăng cơ học chiếm tỷ trọng lớn do thu hút lao động ngoài tỉnh vào các khu công nghiệp.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2009 Tây Ninh có 626.510 người đang làm việc, chiếm tỷ lệ 58,75% dân số, lực lượng lao động trong nền kinh tế phần lớn chưa qua đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo theo số liệu điều tra năm 2005 chiếm khoảng 23,12% trong tổng số lao động đang hoạt động kinh tế thường xuyên. Chất lượng lao động vì vậy còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Tây Ninh trong quá trình tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cung cấp cho các khu công nghiệp công nghệ cao.

2. Các yếu tố về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng khá giai đoạn 2001-2005 có mức tăng trưởng bình quân 14%/năm cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 14,2%/năm tăng hơn giai đoạn 2001-2005: 0,2%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 4,1 triệu đồng/người; năm 2005 tăng lên 9,6 triệu đồng/người và đến năm 2010 ước đạt 30,14 triệu đồng/người; Năm 2010 mức thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh tuy đã có bước chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhưng tốc độ diễn ra còn chậm; chưa tạo được bước đột phá thúc đẩy nền kinh tế tỉnh phát triển. Riêng khu vực dịch vụ giai đoạn 2006-2009 có tốc độ phát triển tương đối khá, nâng tỷ trọng từ 32,71% trong năm 2005 lên 44,2% vào năm 2010 tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa làm thay đổi được diện mạo nền kinh tế tỉnh.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2001-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng giá 94

Diễn Giải

2001

2005

2010

Tốc độ tăng trưởng bình quân

2001-2005

2006-2010

I- Tổng sản phẩm

3.837.854

6.698.696

12.995.600

14,0

14,2

Nông, lâm, thủy sản

1.813.217

2.562.170

3.481.950

9,1

6,32

Công nghiêp, xây dựng

784.775

1.678.671

3.768.780

18,6

17,5

Dịch vụ

1.239.862

2.457.855

5.744.880

17,3

18,5

II- Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

 

- Nông, lâm, thủy sản

43,47

41,2

26,8

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

20,62

26,08

29,0

 

 

- Dịch vụ

35,91

32,71

44,2

 

 

II- Thu nhập b/q người (giá thực tế)

4,5 tr.đ

9,6 tr.đ

30,14 tr.đ

20,8

25,7

3. Tình hình phát triển của một số ngành kinh tế chủ yếu.

3.1. Sản xuất công nghiệp

Năm 2010 GTSX ngành công nghiệp (giá CĐ 94) đạt 25.225,42 tỷ đồng, tăng 12,71% so năm 2009. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu bao gồm: Sản xuất lương thực, đồ uống; dệt may, chế biến gỗ, sản phẩm từ cao su plastic, sản phẩm từ kim loại, phi kim loại...với một số sản phẩm chủ yếu sau: Bột mì, đường các loại, quần áo, vỏ ruột xe, clanke ...

Cơ cấu GTSX công nghiệp thực hiện chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm, dệt may; các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ cao chưa phát triển. Nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn đang trong quá trình triển khai, trong tương lai sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện cơ cấu GDP của tỉnh.

3.2 Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng khá (9,1%/năm), giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng chậm lại (6,32%/năm) năm 2005 đạt 4.031 tỷ đồng. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.807,81tỷ đồng tăng 4,01% so với thực hiện năm 2009, tốc độ phát triển giai đoạn 2006–2010 đạt bình quân 6,32%/năm.

+ Cây lúa: Vẫn là cây lương thực chính, diện tích gieo trồng lúa tuy có giảm trong giai đoạn 2005–2010 nhưng diện tích đất trồng lúa vẫn giữ ở mức trên dưới 150 ngàn ha chiếm từ 45-46% trong tổng diện tích các loại cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt từ 618 ngàn tấn (2005) – 716 ngàn tấn/năm đủ cung ứng cho nhu cầu lương thực trong tỉnh.

+ Rau đậu các loại phát triển khá. Năm 2009 diện tích rau đậu đạt 24.500 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Tân Biên, các huyện khác đều có nhưng chỉ đảm bảo cho nhu cầu trong huyện, các vùng rau tập trung nói trên ngoài phần cung cấp cho nhu cầu của huyện còn cung cấp cho thị xã Tây Ninh và xuất khẩu.

Ngoài ra tại Tây Ninh còn một số cây công nghiệp như cao su, điều, mía đường, dừa, thuốc lá … Trong đó, cao su là loại cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn, giá trị kinh tế cao tập trung ở các huyện Tân Biên, Tân Châu; mía tập trung ở Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối khá, trong đó đàn gia cầm luôn dao động ở mức 2,5-3,0 triệu con, đàn heo, bò nhất là đàn bò sữa phát triển mạnh trong giai đoạn 2005-2009, đàn trâu giảm từ 41,35 ngàn con (2005) còn 27,8 ngàn con (năm 2009).

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã tạo nguồn cung ứng hàng hóa và sử dụng dịch vụ tạo điều kiện cho ngành thương mại phát triển.

3.3 Thực trạng hoạt động thương mại, dịch vụ.

Tình hình lưu thông hàng hóa:

- Bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh do khu vực kinh tế trong nước thực hiện là chủ yếu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đáng kể. Doanh thu dịch vụ tuy có tốc độ tăng khá nhưng quy mô nhỏ, tỷ trọng chưa đáng kể, chưa ổn định.

- Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2009: 84,4%).

- Hoạt động thương mại ngoài quốc doanh phần lớn do hộ cá thể thực hiện. Năm 2009, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của hộ cá thể chiếm 61,3%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006–2009 đạt 26,7%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng của các hộ cá thể khá cao, bình quân đạt 24,0%/năm. Khối doanh nghiệp tư nhân đạt tốc độ cao nhưng doanh thu chỉ bằng nữa (½) so với các hộ cá thể.

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ

(Giá hiện hành)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn Giải

2005

2007

2008

2009

TĐPT

(%/năm)

Tổng số

8.550

13.468

19.111

22.085

26,7

Phân theo thành phần kinh tế

1. Nhà nước

661

978

1.323

824

5,66

2. Ngoài Nhà nước

7.878

12.449

17.673

21.113

28,1

- Tập thể

 

34

3,9

3,8

 

- Tư nhân

2.151

3.892

6.382

7.568

36,9

- Cá thể

5.726

8.556

11.286

13.542

24,0

3. Đầu tư nước ngoài

11,4

41,7

114,9

148,6

89,8

Phân theo ngành kinh tế

1. Thương mại

7.468

11.728

16.196

18.642

25,6

2. Khách sạn nhà hàng

868

1.345

2.411

2.854

34,6

3. Dịch vụ

181

387

489

568

33,0

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh

- Trong các nhóm ngành kinh tế, tăng trưởng doanh thu của các khách sạn, nhà hàng thời kỳ 2006-2009 nhanh hơn hoạt động thương mại, nhưng do điểm xuất phát của nhóm ngành này thấp, nên mặc dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng hiện nay quy mô vẫn còn ở mức khiêm tốn; doanh thu năm 2009 chỉ bằng 15,3% so với doanh thu thương mại. Ngành dịch vụ có triển vọng tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Các luồng hàng hóa ra vào tỉnh.

Hàng hóa ra vào tỉnh Tây Ninh có thể chia làm 2 nguồn chính là hàng hóa sản xuất trong tỉnh xuất ra tỉnh ngoài, hàng nhập tỉnh và hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Hàng hóa Tây Ninh xuất bán cho các tỉnh trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là nông sản và các sản phẩm công nghiệp nhẹ.

- Hàng nhập từ tỉnh ngoài vào Tây Ninh chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng, vật liêu xây dựng, thực phẩm công nghệ, điện máy, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do các nhà máy các tỉnh miền Đông và miền Tây cung cấp đặc biệt là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.

- Tình hình xuất nhập khẩu:

Xuất khẩu của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân hàng năm giai đoạn 2006–2010 đạt 21,8%/năm; trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu năm 2010 ước thực hiện 894 triệu USD tăng 30,29% so với năm 2009.

XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu USD

DIỄN GIẢI

2005

2007

2008

2009

TĐPT

(%/năm)

Tổng kim ngạch XK

260,92

493,93

655,15

686,16

27,3

1.Nhà nước

37,41

63,38

56,00

17,37

-

Tỷ trọng (%)

14,33

12,8

8,6

2,53

 

2. Tư nhân

62,51

86,24

154,77

163,37

27,1

Tỷ trọng (%)

23,9

17,4

23,5

23,8

 

3. Cá thể

4,74

5,28

4,92

4,02

-

Tỷ trọng (%)

1,8

1,06

0,7

0,58

 

4. Đầu tư nước ngoài

156,26

339,03

439,62

501,40

33,8

Tỷ trọng (%)

59,8

68,6

66,7

73,07

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm sản phẩm công nghiệp như: Dệt may, sản phẩm từ chất dẻo Polyme, sản phẩm từ cao su, giầy thể thao… các sản phẩm từ nông sản như: Cao su, hạt điều, tinh bột mì… Nhóm sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng cao và phát triển ổn định, các mặt hàng dệt may, cao su có kim ngạch xuất khẩu cao. Trong tương lai khi các khu công nghiệp lớn đi vào hoạt động thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh và ngành hàng công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành hàng.

MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU

ĐVT: Triệu USD

Mặt hàng

2005

2007

2008

2009

TĐPT (%/năm)

- Hàng dệt may

85,14

146,4

183,62

248,35

30,6

- Sản phẩm từ Plastic

35,03

66,82

99,16

65,77

17,0

- Giầy thể thao

9,70

27,95

37,61

36,13

38,9

- Cao su

47,41

67,39

109,13

95,87

19,2

- Hạt điều nhân

22,11

27,97

37,20

37,72

14,28

- Tinh bột mì

13,08

19,65

26,22

23,39

15,64

Nguồn số liệu: Cục Thống kê Tây Ninh và Sở Công Thương

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may, cao su, sản phẩm từ Plastic… các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, tinh bột mì tuy tỷ trọng kim ngạch còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối khá.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ 2005 ĐẾN NAY

1. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 01/10/2009, trên địa bàn tỉnh có 24.772 đơn vị ([1]) tham gia kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng hóa, trong đó:

- Thị xã Tây Ninh:                                                         3.949 cơ sở (chiếm 15,93%);

- Huyện Châu Thành:                                                    2.865 cơ sở (chiếm 11,56%);

- Huyện Trảng Bàng:                                                    2.763 cơ sở (chiếm 11,15%);

- Huyện Gò Dầu:                                                          3.137 cơ sở (chiếm 12,66%);

- Huyện Bến Cầu:                                                            1.191 cơ sở (chiếm 4,8%);

- Huyện Hòa Thành:                                                      4.246 cơ sở (chiếm 17,14%);

- Huyện Tân Châu:                                                       2.741 cơ sở (chiếm 11,06%);

- Huyện Tân Biên:                                                           1.850 cơ sở (chiếm 7,46%);

- Huyện Dương Minh Châu:                                            2.030 cơ sở (chiếm 8,19%).

Ngoài ra tại các chợ có 7.996 quầy sạp tham gia bán buôn, bán lẻ trong hệ thống chợ.

Các mặt hàng bán buôn chủ yếu trên địa bàn tỉnh là lúa gạo, trái cây, rau củ quả, tôm, cá… các cơ sở bán buôn mặt hàng bách hóa, vải sợi, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng …tập trung ở thị xã Tây Ninh và thị trấn của các huyện.

Các mặt hàng bán lẻ chủ yếu trên địa bàn là: Gạo, trái cây, rau củ quả, thủy hải sản tươi sống, vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp), hàng công nghiệp tiêu dùng, máy móc thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của cộng đồng dân cư.

2. Thực trạng hoạt động của các mô hình bán buôn, bán lẻ truyền thống trên đia bàn tỉnh.

2.1. Bán buôn qua hệ thống kho.

Quá trình đổi mới cơ chế quản lý và chuyển sang hạch toán kinh tế kinh doanh đối với các doanh nghiệp thương mại đã dẫn đến việc cắt giảm mạnh các khâu nấc trung gian vì vậy việc bán buôn theo hệ thống giữa các tổ chức thương mại bị phá vỡ... nhiều loại hàng hóa được đi thẳng từ kho của nhà sản xuất đến nhà phân phối không thông qua khâu bán buôn. Nhiều công ty chuyên doanh đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp theo nhóm ngành hàng phục vụ cho các đối tượng khách hàng là các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ở thị trường trong tỉnh. Tại Tây Ninh việc bán buôn qua kho đang tồn tại ở một số công ty có quy mô kinh doanh vừa như công ty cổ phần xi măng Fico, mía đường, công ty xăng dầu và một số công ty TNHH, ... các DNTN tuy có kho nhưng chủ yếu dùng để dự trữ hàng hóa, việc bán hàng qua kho còn ở quy mô nhỏ không đáng kể. Các doanh nghiệp bán buôn ngoài quốc doanh tại Tây Ninh ít về số lượng, hạn chế về quy mô và khả năng tổ chức lưu thông chưa chuyên nghiệp, kinh doanh chủ yếu ở thị xã Tây Ninh và thị trấn các huyện.

Trên thị trường Tây Ninh đang xuất hiện việc hình thành các kênh phân phối hàng hóa theo chuỗi có quy mô vừa và nhỏ thực hiện dịch vụ phân phối bán buôn chuyên nghiệp qua mạng lưới đại lý, các nhà bán lẻ, từng bước mở rộng thị trường và có khả năng thực hiện dịch vụ đại lý uỷ quyền cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, cung ứng ở trong và ngoài tỉnh.

2.2. Bán buôn qua hệ thống chợ.

Chợ bán buôn truyền thống thường đóng tại các thị trấn hoặc cụm kinh tế kỹ thuật; giữ vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với khu vực nông thôn. Đối với Tây Ninh chợ bán buôn truyền thống sẽ còn tồn tại và phát huy tác dụng, phục vụ cho cả hệ thống chợ bán lẻ dân sinh ở xã, phường và đặc biệt là các chợ trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nhìn một cách tổng thể, có thể nhận thấy hàng hóa đi từ khâu bán buôn đến các cơ sở bán lẻ qua các kênh chủ yếu sau:

+ Chợ bán buôn hàng nông sản, thủy sản.

Tại thị xã Tây Ninh hầu như không có chợ bán buôn hàng nông sản các thương lái tổ chức mạng lưới thu gom ngoài phạm vi chợ hay ngoại ô Thị xã và chuyển tải đi. Là trung tâm kinh tế của tỉnh, đồng thời là đầu mối lưu thông hàng hóa, nhưng thị xã Tây Ninh hiện tại còn thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại có quy mô lớn đủ khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán buôn nông sản ở quy mô trung bình và phạm vi rộng. Trên thực tế, các chủng loại hàng hóa nông sản được mua bán tại các chợ ở Tây Ninh khá phong phú và đa dạng.

+ Chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ tổng hợp.

Dân cư Tây Ninh chiếm đa phần là nông dân với nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống đều phải dựa vào nguồn cung từ các vùng lân cận, các tỉnh Đông Nam bộ và TP Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho dân cư tại các địa bàn trong tỉnh, các chợ thị trấn huyện, chợ cụm kinh tế vừa làm nhiệm vụ bán lẻ hàng hóa cho dân cư trong khu vực vừa cung ứng hàng hóa cho các chợ xã lân cận.

2.3. Đối với các loại hình bán buôn hiện đại.

Trung tâm thương mại: Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trung tâm thương mại gồm: Trung tâm thương mại Hiệp Thành (hạng I); Trung tâm thương mại dịch vụ quốc tế Phi Long thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Trung tâm thương mại Long Hoa (hạng III); ngoài ra còn có 8 siêu thị trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Nhìn chung các trung tâm thương mại và siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ là chính; tỷ trọng bán buôn chưa đáng kể; trong đó TTTM Hòa Thành là nơi vừa bán buôn vừa bán lẻ đã được hình thành từ lâu đời. Tuy vậy, chợ Trung tâm thị xã Tây Ninh cũng đã thực hiện các chức năng bán buôn, bán lẻ hàng hoá và các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận. Các mặt hàng lưu thông qua chợ Trung tâm thị xã Tây Ninh chủ yếu là hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, lương thực, thực phẩm và hàng nông sản, thủy sản …

2.4. Thực trạng hoạt động của loại hình thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua.

Nhờ sự phát triển của các loại hình thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh, các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ ngày càng phong phú, đa dạng cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang diễn ra những biến đổi khá linh hoạt về sức mua và phương thức mua sắm của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm qua các hệ thống bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích ... Hiện tại, doanh thu bán lẻ qua hệ thống bán lẻ hiện đại ở Tây Ninh chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (khoảng 2-2,5% doanh thu); hơn 95% lượng hàng hóa bán lẻ còn lại vẫn đang được mua bán thông qua các kênh bán lẻ truyền thống như: Chợ, các cửa hàng bán lẻ tạp hóa … Nhìn một cách tổng quan có thể thấy, ở Tây Ninh, hàng hóa được cung cấp từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu tới tay người tiêu dùng được thực hiện thông qua hệ thống các cơ sở bán lẻ chủ yếu sau:

2.4.1. Đối với các loại hình bán lẻ truyền thống.

* Mạng lưới chợ truyền thống.

Tại thời điểm 31/12/2009 trên địa bàn toàn tỉnh có 107 chợ trong đó có 4 chợ không hoạt động, 8 chợ hạng II và 95 chợ hạng III, các chợ được phân bổ khá đều ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Có 42 chợ kiên cố, 28 chợ bán kiên cố và 37 chợ tạm.

Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ở thị xã, thị trấn chiếm tỷ trọng khoảng 50-55% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn, hàng hoá giao dịch trong chợ chiếm khoảng 60-70%. Cơ cấu hàng hóa lưu thông khá phong phú và đa dạng tại mỗi chợ. Trung bình có khoảng 70-80% hộ kinh doanh các nhóm hàng chính như nông sản, thực phẩm, tạp hóa, may mặc, giày dép, trong đó hàng thực phẩm tươi sống chiếm tỷ trọng 45-50%.

Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thành phần thương mại tư nhân và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Thương mại tư nhân (dưới hình thức các hộ kinh doanh) đóng vai trò chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh trong chợ.

* Hệ thống cửa hàng bán lẻ và kinh doanh độc lập.

Trong những năm gần đây, các chủ thể tham gia hoạt động bán lẻ hàng hóa trong tỉnh ngày càng đông đảo và đa dạng về thành phần. Năm 2008 trên địa bàn tỉnh có khoảng 24.257 đơn vị kinh doanh thương mại, với tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 14.869 tỷ đồng. Các cơ sở kinh doanh độc lập chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, nông sản, thủy sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nguyên nhiên liệu, vật liệu xây dựng ...

2.4.2. Đối với các loại hình bán lẻ hiện đại.

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 03 trung tâm thương mại là: Hiệp Thành, Phi Long và Long Hoa. Các Trung tâm thương mại, siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ là chính. Tuy vậy các loại hình siêu thị mini, cửa hàng tự chọn đang phát triển trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương đến 31/12/2009, trên địa bàn tỉnh có 08 siêu thị và cửa hàng tự chọn đang hoạt động với diện tích xây dựng khoảng 50.450m2; số lượng mặt hàng kinh doanh khoảng trên 10.000 tên hàng. Về tính chất của hoạt động kinh doanh của các siêu thị nhỏ, cửa hàng tự chọn ở Tây Ninh hiện nay chủ yếu là loại hình kinh doanh tổng hợp.

Các loại hình cửa hàng bán lẻ tự chọn, cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.

III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH.

1. Các văn bản pháp lý của Nhà nước có liên quan đến phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Ngày 14/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.

Ngày 31/5/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

Ngày 24/9/2004 Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ban hành quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Ngày 23/12/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 114/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.

Ngày 06/01/2010 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 23/2010/QĐ-TTg về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020.

Các văn bản pháp lý nói trên đã tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại; trong đó hệ thống chợ nông thôn được quan tâm phát triển. Nhờ chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển chợ nên đã huy động được nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy còn nhiều vấn đề bất cập song hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước đã tạo điều kiện cho việc đầu tư xây dựng, đào tạo cán bộ quản lý…, đưa các cơ sở hạ tầng thương mại như: Chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị… từng bước đi vào hoạt động có trật tự, nề nếp; góp phần tích cực vào việc tổ chức và quản lý kinh tế xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, phục vụ thuận tiện cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hệ thống các cơ sở thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước

Hầu hết các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh đều tổ chức kinh doanh tổng hợp, bán hàng công nghiệp tiêu dùng là chủ yếu, những mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống chủ yếu lưu thông qua hệ thống chợ.

Theo số liệu điều tra trong quá trình khảo sát cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hoá qua cơ sở bản buôn, bán lẻ chiếm tỉ trọng khoảng 70-75% tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá của tỉnh, trong đó hệ thống chợ có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên thị trường tỉnh.

Nhìn chung hoạt động của Ban quản lý, tổ quản lý chợ ở các địa phương chưa được đồng bộ, chưa thực hiện chế độ tài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Công tác quản lý chợ được thực hiện theo phân cấp, các chợ hạng 3 chủ yếu giao cho xã, phường quản lý, nhiều địa phương chưa thực hiện được việc chuyển đổi công tác quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp quản lý kinh doanh chợ theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Tình hình đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ.

Trên thực tế, hiện nay cơ sở vật chất của các cơ sở thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với vị trí vai trò của thương mại trong nền kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu mua bán, tiêu thụ sản phẩm được sản xuất tại địa phương. Trong tổng số gần 500 điểm kho đang phục vụ cho lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh có tới 2/3 số kho có diện tích quá nhỏ dưới 100m2 loại kho có diện tích trên 500m2 chiếm tỷ trọng rất thấp. Trong số 107 chợ hiện có trên địa bàn tỉnh chỉ có 42 chợ (chiếm 39,2%) được xây dựng kiên cố có nhà lồng chợ, có 28 chợ (26,2%) được xây dựng bán kiên cố và 37 chợ (34,6%) được xếp vào dạng chợ xây dựng tạm với mái lợp tôn và vật liệu nhẹ, nhà tiền chế... một số chợ họp ngoài trời chưa có mái che. Qua khảo sát thực tế cho thấy một số chợ do nhu cầu chưa cao nên địa phương chỉ tạo mặt bằng sau đó người tham gia mua bán tại chợ tự lo xây dựng lều trại để bán hàng. Số lượng chợ tạm, chợ cóc, chợ họp ngoài trời trên địa bàn tỉnh còn nhiều.

Mặt khác, việc phân bố mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh nói chung và từng huyện nói riêng chưa theo quy hoạch còn mang nhiều yếu tố tự phát, chưa kết nối hợp lý giữa các cơ sở bán buôn, bán lẻ với trục giao thông và mật độ dân cư trong vùng. Vì vậy, các khoản lệ phí thu được từ các hệ thống bán lẻ không nhiều và không ổn định. Công tác mở rộng, sửa chữa chợ do thiếu kinh phí nên chậm thực hiện, chợ mau xuống cấp, số lượng chợ không có hệ thống thoát nước và không có công trình vệ sinh công cộng chiếm tỷ lệ khá cao.

Về công nghệ phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, mới chỉ có một số doanh nghiệp kinh doanh siêu thị áp dụng hệ thống máy tính nối mạng để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh; một số công ty TNHH, DNTN có trang bị phần mềm quản lý; hầu hết các hộ kinh doanh cá thể còn bán hàng theo phương thức thủ công truyền thống không cần cập nhật và bán hàng không có hóa đơn.

Đa số các hộ kinh doanh trong các cơ sở bán buôn, bán lẻ không quan tâm đến việc trang bị các thiết bị phục vụ việc bán hàng và dụng cụ cân đo, phương tiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện văn minh thương mại. Ngoại trừ các doanh nghiệp lớn cần trang bị phương tiện để quản lý.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA

1. Những ưu điểm.

Trong những năm qua UBND tỉnh Tây Ninh và chính quyền các địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ đáp ứng một phần yêu cầu của cuộc sống. Số lượng người tham gia hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn ngày càng tăng. Số lượng cũng như chủng loại hàng hoá phục vụ người tiêu dùng thông qua mạng lưới bán buôn, bán lẻ ngày càng phong phú và đa dạng.

- Mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh có khả năng phát triển nhanh, hình thành diện mạo mới của thương mại trên thị trường. Tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, chủ cơ sở đã quan tâm đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, quan tâm đến việc tìm hiểu, thực hiện chính sách pháp luật Nhà nước

trong hoạt động kinh doanh thương mại nên hoạt động bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực.

- Hoạt động của mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong tương lai sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo dựng cơ sở ban đầu cho sự phát triển các mô hình hiện đại trong hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh hiện đại.

2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

- Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống bán buôn bán lẻ trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa tạo được không gian thuận lợi cho sự phát triển của toàn hệ thống.

- Đối với hệ thống chợ truyền thống và đặc biệt là những chợ được đầu tư theo các chương trình của chính phủ (Chương trình 135, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, dân cư biên giới ...) nhiều địa phương nghĩ rằng cứ xây được chợ là sẽ có người vào buôn bán mà không khảo sát, tính toán và nghiên cứu kỹ quy luật hoạt động riêng có của chợ ... Do vậy đã xảy ra tình trạng một số chợ xây dựng xong không có người vào kinh doanh mua bán; gây lãng phí vốn đầu tư và làm giảm đi hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình.

- Các cấp, các ngành và nhiều địa phương trong tỉnh chưa quan tâm đầy đủ đến việc tập trung huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ nên phần nào hạn chế hiệu quả của dịch vụ này trên địa bàn.

- Mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, Trung tâm thương mại … còn quá ít về số lượng, nhỏ lẻ về quy mô, chưa tương xứng với vai trò, tính ưu việt cũng như chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại nội địa văn minh, hiện đại, phục vụ nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế.

- Các mô hình bán buôn, bán lẻ chủ yếu vẫn là các mô hình truyền thống của nền sản xuất hàng hóa nhỏ, các cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại chưa nhiều, chưa được tổ chức chặt chẽ theo các hình thức và cấp độ phù hợp đã gây tác động không tốt đến lưu thông hàng hóa.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người mua và người bán tại những cơ sở bán buôn, bán lẻ còn thấp; việc kiểm tra và xử lý các vi phạm về môi trường chưa được triệt để.

Nguyên nhân:

- Tuy có quy hoạch nhưng do thiếu vốn và thiếu chính sách ưu đãi đầu tư hoặc việc đầu tư mang lại hiệu quả thấp nên các công trình hạ tầng thương mại quan trọng như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ chậm được triển khai thực hiện.

- Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức, chưa thực sự coi việc đầu tư hạ tầng thương mại là một bộ phận của việc đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội có giá trị lâu dài về sau, nên chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh thương mại.

- Chưa có chính sách ưu tiên về bố trí sử dụng đất cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nói chung và cơ sở hạ tầng cho hệ thống bán buôn, bán lẻ nói riêng nên phần lớn các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu về không gian cho hoạt động mang tính đặc thù chuyên nghiệp nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống cơ sở bán buôn chưa được quan tâm phát triển, các doanh nghiệp tham gia bán buôn với quy mô quá nhỏ chưa chi phối được thị trường, chưa có hệ thống kho có quy mô đủ lớn để dự trữ lượng hàng hóa cần thiết để bảo cho lưu thông diễn ra bình thường.

- Hệ thống bán lẻ chủ yếu là các cơ sở mang tính truyền thống trong đó chợ đóng vai trò là hạt nhân của toàn hệ thống nhất là ở vùng nông thôn. Các cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại chưa phát triển.

PHẦN THỨ HAI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020.

1. Bối cảnh quốc tế.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 tăng nhanh, đạt tốc độ 7,5%/năm sẽ chiếm 45% GDP. Giá trị xuất khẩu của toàn thế giới từ mức 09 nghìn tỷ USD năm 2005 sẽ tăng lên 20 nghìn tỷ USD (gần bằng 410 lần trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2007).

Đầu tư từ 2011 đến 2020, tiếp tục gia tăng nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia, đặc biệt là FDI. Dự báo FDI toàn cầu hàng năm trong thời kỳ 2007-2011 sẽ đạt 1,5 nghìn tỷ USD (mức trung bình thời kỳ 2002-2006 là 843 tỷ USD); ngoài ra, đầu tư gián tiếp cũng sẽ tăng, chủ yếu vào thị trường chứng khoán của nước ngoài và nguồn vốn ODA sẽ tăng, các nước thành viên EU đã đồng ý tăng ODA từ 0,39% thu nhập quốc gia mỗi nước lên 0,56% năm 2010 và 0,7% thu nhập quốc gia của 15 nước thành viên ban đầu như đã cam kết nhằm đạt mục tiêu hỗ trợ của LHQ (tuy tỷ lệ phần trăm ODA so với thu nhập quốc gia của các nước thành viên là không lớn, nhưng đến 2015, thu nhập quốc gia của các nước EU đã lớn, nên giá trị tuyệt đối của ODA năm 2015 lớn hơn nhiều so với ODA của năm 2005). Quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia sẽ gia tăng cùng chiều với sự chuyển dịch các vốn đầu tư giữa các quốc gia, các vùng, khu vực,… Đầu tư vào các nước đang phát triển thông qua hình thức M&A giữa các tập đoàn kinh tế sẽ tăng thêm và ngay trong một quốc gia hình thức M&A cũng gia tăng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia (TNC) sẽ tăng thêm không chỉ về số lượng mà cả về quy mô.

Thế giới phát triển theo chiều hướng đa cực, song Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu tàu. Nhưng với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới khoảng cách giữa nước Mỹ với các nước đứng thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ thu hẹp lại, chẳng hạn nếu so sánh GDP, thì của Trung Quốc sẽ đứng thứ hai, tiếp theo là Ấn Độ (GDP của Ấn Độ năm 2020 sẽ bằng 40% GDP của Mỹ, còn hiện nay mới bằng 27%). Các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực Châu Á, đặc biệt Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển như Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), EU,…

Khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất. Xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tiếp tục trở thành ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển... Với các nước phát triển, khoa học công nghệ trở thành nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, vào tăng năng suất lao động. Với các nước đang phát triển cũng từng bước nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hơn trong tăng trưởng kinh tế cùng với tăng đầu tư và cơ cấu lại nền kinh tế, ngành kinh tế. Hoạt động R&D trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động trên thị trường quốc tế, tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn có nhu cầu đầu tư lớn. Vì vậy đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay đối với không chỉ những nước phát triển mà còn quan trọng đối với những nước đang phát triển. Đặc biệt là Việt Nam đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa.

2. Tình hình trong nước.

Hiện có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam là Metro bán buôn (thực chất là bán lẻ), Big C bán lẻ tổng hợp, Parkson chuyên doanh hàng công nghiệp, Lotte kinh doanh cả siêu thị và cửa hàng bán lẻ, Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của các tập đoàn phân phối Big C, Metro, Lotte Mart... cho thấy sức ép cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Mặc dù chi phí cho mặt bằng quá cao, song các siêu thị nước ngoài vẫn tiếp tục mở rộng, chấp nhận cả việc cho thuê thương hiệu... Lotte Mart nhắm đến mục tiêu mở 30 siêu thị ở VN. Tập đoàn Lotte Mart Hàn Quốc cho biết doanh số của siêu thị đầu tiên mở cửa cách nay hơn một năm đạt 40% chỉ tiêu đề ra, đủ khả quan để tập đoàn này tự tin nhắm đến mục tiêu lớn hơn ở VN. Metro Cash & Carry (Đức) cho biết sẽ mở thêm bốn trung tâm bán sỉ năm nay và sẽ giữ tốc độ này trong ba năm tới. Còn Big C (Pháp), trong những tháng cuối năm 2010 dự kiến có thêm ít nhất một siêu thị... Cuộc đua ở thị trường bán lẻ VN vẫn ngày càng quyết liệt. Bốn siêu thị bán sỉ của Metro trong năm nay sẽ mở tại Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu, Bình Dương và Bình Định. Tập đoàn Parkson ngoài việc mở các trung tâm bán lẻ của mình dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài còn mở rộng hoạt động bán lẻ dưới hình thức liên doanh. Big C còn cho công ty trong nước thuê thương hiệu của mình.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trong lĩnh vực phân phối chiếm khá cao, ngoài những công ty đã có nhà máy ở Việt Nam xin mở rộng sang lĩnh vực phân phối, số công ty mới nhảy vào lĩnh vực này cũng tăng đáng kể. “Rất nhiều công ty quy mô vốn nhỏ chừng vài chục ngàn USD, thậm chí vài ngàn USD, cũng xin giấy phép hoạt động phân phối. Thực tế, các nhà bán lẻ của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và cả Trung Quốc đã mở văn phòng đại diện ở TP.HCM trong năm năm qua chờ thời cơ đến”.

Các nhà phân phối trong nước:

Thống kê cho thấy, hệ thống phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng trên toàn quốc bao gồm gần 9.000 chợ. Hệ thống bán lẻ hiện đại có khoảng 70 trung tâm thương mại - trung tâm mua sắm, hơn 400 siêu thị các loại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi khác. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước như Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20 - 30%.

Tuy đã có sự tăng trưởng đáng kể song thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại Việt Nam còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực (như Trung Quốc: 51%, Thái Lan: 34%, Singapore: 90%, Malaysia: 60%...). Trong khi đó, sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên việc đầu tư phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại chỉ diễn ra ở các đô thị lớn, tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và trung tâm các tỉnh lỵ. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng bán buôn, bán lẻ ở vùng nông thôn do sức mua yếu, nhu cầu phân tán, tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư chưa quan tâm; việc đầu tư phát triển ở khu vực nông thôn chủ yếu trông chờ vào chính sách đầu tư của Nhà nước.

II. DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020.

1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh ảnh hưởng đến phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ của tỉnh đến 2020

Phấn đấu duy trì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 bảo đảm kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh để phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học tạo ra sản phẩm hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến hàng xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu sạch trong tỉnh, trong nước, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2015([2]) dự kiến phấn đấu đạt từ 14%/năm trở lên; giai đoạn 2016-2020 bình quân 14,6%/năm; cả thời kỳ 2011-2020 dự kiến là 14,9%/năm

GDP (giá 94) bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.094,9 USD, dự kiến năm 2015 đạt 2.103USD và năm 2020 (3) đạt khoảng 3.974 USD/người.

Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế tỉnh có tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 18-19%, công nghiệp xây dựng: 36-37%; thương mại, dịch vụ: 44-45%. Năm 2020 ([3]) cơ cấu kinh tế sẽ là: Nông, lâm nghiệp chiếm 10,8%, công nghiệp xây dựng: 47,2%; thương mại, dịch vụ: 42,0%. Tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ là thách thức rất lớn đối với tỉnh. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đang ngày càng bị thu hẹp, các lợi thế so sánh thuộc về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ nhưng có kỹ năng thấp ngày càng bị giảm nhẹ so với các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh động như: Vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng cao đang diễn ra trên thị trường quốc tế.

- Kim ngạch xuất khẩu (3) năm 2010 ước đạt 650 triệu USD, dự kiến giai đoạn 2011-2015 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân khoảng 25%/năm ước đạt kim ngạch 2.478 triệu USD vào năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân trong khoảng 23-25%/năm năm 2020 ước đạt 7.267triệu USD.

Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế tỉnh sẽ theo thứ tự: Thương mại - dịch vụ, công nghiêp - xây dựng và nông lâm nghiệp – thủy sản. Đến 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự thay đổi đáng kể theo thứ tự: Công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ; nông lâm thủy sản. Sau năm 2020 tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Với tốc độ phát triển kinh tế và mức thu nhập nói trên, có thể dự đoán từ nay đến năm 2015 và đến 2020, loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mạnh nhằm tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của dân cư. Do mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, mặt khác sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển nên quy mô và tốc độ trao đổi hàng hóa cũng sẽ gia tăng làm tăng quy mô và nhịp độ hoạt động của các loại hình thương mại. Cùng với các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại như: Trung tâm logistic, tổng kho phát luồng, siêu thị, trung tâm thương mại … Cùng phát triển và đan xen, bổ sung cho nhau tạo nên diện mạo thị trường của tỉnh mang sắc thái mới với các tầng cấp trao đổi phong phú và đa dạng.

* Dự báo phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ

a. Tình hình phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong thời gian tới Tây Ninh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường gắn với các tiểu vùng sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển cây trồng vật nuôi theo hướng thâm canh, đa canh chú trọng sản xuất các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao. Ổn định sản lượng lúa ở mức 700-750 ngàn tấn/năm nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng đầu tư đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, đầu tư khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Phấn đấu tăng nhanh giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản; dự kiến tốc độ tăng trưởng đạt trên 5,5%/năm giai đoạn 2011-2020.

Nhiệm vụ chủ yếu của sản xuất nông - lâm thủy sản là: Tạo ra sản lượng nông sản, thủy sản ngày càng tăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu;

Sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất dành cho lâm nghiệp, phát triển rừng kinh tế chất lượng đem lại hiệu quả cao, khai thác và làm giàu rừng nhằm đem lại hiệu quả và cân bằng môi trường sinh thái.

Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường các vùng nước mặt: Hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Phát triển nông nghiệp toàn diện phải gắn với phát triển nông thôn, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Từ nay đến năm 2020 nông sản hàng hóa chủ yếu của Tây Ninh vẫn là lúa gạo, mía, sắn, cao su, điều và các loại rau màu.

Phát triển chăn nuôi trong thời gian tới theo hướng sản xuất hàng hóa mở rộng và đa dạng hóa vật nuôi. Phát triển đàn gia súc, các loại gia cầm theo mô hình trang trại tạo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến để cung cấp cho thị trường và xuất khẩu; phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 18-20% trong giai đoạn 2011-2020, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn.

Các loại sản phẩm chăn nuôi là những loại thực phẩm có nhu cầu tiêu dùng trực tiếp lớn trên thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Trong tương lai việc tiêu thụ các loại nông sản sẽ được tổ chức dưới nhiều loại hình thương mại phong phú, đa dạng vừa mang tính truyền thống vừa văn minh, hiện đại trong đó các loại hình thương mại văn minh hiện đại như trung tâm thương mại, sàn giao dịch, siêu thị sẽ phát triển mạnh để tổ chức tiêu thụ các sản phẩm có giá trị cao và khối lượng lớn trong thời gian đến 2020.

b. Dự báo phát triển ngành công nghiệp.

Phát triển công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế - xã hội của tỉnh, trước hết cần khai thác các ngành có lợi thế như: Chế biến nông sản, cơ khí chế tạo, khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động để giải quyết việc làm đồng thời tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ bao gồm: Cơ khí chế tạo, điện tử, viễn thông, tin học, công nghiệp hóa chất, dược phẩm và các loại nông sản với hàm lượng chất xám cao. Phấn đấu tổng giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 từ 21% trở lên; giai đoạn 2016-2020: 18%/năm; Nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP (giá thực tế) năm 2015 lên khoảng 34-35% và năm 2020 tỷ trọng này là 47,9% trong đó công nghiệp chiếm 41- 42% trong cơ cấu GDP của tỉnh.([4])

Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ; chú trọng hình thành các khu nhà ở công nhân trong hệ thống đô thị ven khu, cụm công nghiệp.

Như vậy từ nay đến năm 2020 hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu tại chỗ trong đó cần đầu tư mạnh cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng… Nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm của tỉnh. Mặt khác cần phát triển các ngành công nghiệp nhẹ với công nghệ không quá phức tạp, sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: Dệt may, da giày, hóa chất, sản phẩm từ cao su, polyme, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhằm xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.

Dự báo phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 cho thấy:

+ Đại đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa hội đủ các điều kiện để tổ chức kênh phân phối sản phẩm của riêng mình mà vẫn phải dựa vào các kênh phân phối bên ngoài trong đó sẽ có sự tham gia ngày càng lớn của các hệ thống phân phối chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Các doanh nghiêp FDI ngoại trừ phần trực tiếp xuất khẩu, sản phẩm tiêu thụ nội địa vẫn phải dựa vào các nhà phân phối chuyên nghiệp.

+ Sức tiêu thụ và khả năng phát luồng của sản phẩm còn hạn chế cả về quy mô sản xuất và tính chất sản phẩm, do vậy phạm vi tiêu thụ của sản phẩm trong phạm vi hẹp sẽ vẫn là phổ biến.

+ Tốc độ và khả năng phát triển của sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới chưa đủ mạnh để có thể làm thay đổi tập quán và nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, vì vậy loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống sẽ còn phù hợp với tập quán sinh hoạt của các địa phương trong tỉnh nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thành phố.

2. Dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch.

2.1. Dự báo phát triển dân số, lao động và việc làm ảnh hưởng đến phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

Đơn vị tính: 1.000 người

Diễn giải

TH 2009 ([5])

2010

2015

2020

Tốc độ tăng b/q năm

200-2010

201-2015

2016-2020

1. Tổng dân số

1.066,4

1.096,78

1.141,93

1.179,53

1,1

0,81

0,65

2. Cơ cấu dân số

 

+ Đô thị

168.389

265.767

359.024

475.948

8,9

6,2

6,0

Tỷ lệ (%)

15,7

24,2

31,4

40,4

 

 

 

+ Nông thôn

898.013

831.020

782.908

703.582

-0,8

-1,2

- 2,1

Tỷ lệ (%)

58,7

75,8

68,6

59,6

 

 

 

Nguồn số liệu: NGTK và QH KTXH tỉnh Tây Ninh đến 2020

2.2. Dự báo phát triển thu nhập và sức mua của dân cư ảnh hưởng đến phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ.

Thu nhập hình thành nên sức mua của dân cư từ đó có tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động thương mại. Thu nhập của dân cư tăng sẽ làm cho quỹ mua dân cư lớn, nhu cầu mua sắm hàng hoá tăng và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội của tỉnh cũng tăng lên.

Trong những năm tới do sản xuất phát triển, thu nhập của dân cư ngày càng tăng đời sống xã hội ngày càng được cải thiện nên sức mua và nhu cầu mua sắm hàng hóa sẽ tăng lên. Giai đoạn 2006-2010 mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của Tây Ninh tăng bình quân 14,1%/năm đạt 1.549 ngàn đồng/tháng vào năm 2010; dự kiến giai đoạn 2011-2015 sẽ tăng 16,1%/năm đạt 3.269 ngàn đồng/tháng vào năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 tăng 15,8%/năm, đạt 6.800 ngàn đồng/tháng vào năm 2020.

Dự báo quỹ mua hàng hóa của dân cư Tây Ninh chiếm khoảng 60% tổng thu nhập giai đoạn 2006-2010 và sau đó sẽ giảm xuống 55% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. (Thu nhập càng cao thì tỷ lệ giành cho mua sắm trong tổng mức thu nhập càng giảm)

Dự kiến mức thu nhập bình quân của dân cư vào năm 2020 sẽ tăng gấp 4 lần so với hiện nay nhưng mức thu nhập thực tế nếu tách riêng thu nhập của từng khu vực thành thị và nông thôn thì mức thu nhập thực tế ở khu vực nông thôn còn thấp hơn nhiều (khoảng 75% dân số hiện đang sống ở nông thôn). Do vậy trong thời gian tới nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân cư vẫn chủ yếu là mở rộng tiêu dùng hàng hoá mà chưa có sự cải thiện đáng kể về nâng cao chất lượng tiêu dùng và sử dụng các loại hình dịch vụ phục vụ tiêu dùng.

DỰ BÁO TỔNG MỨC LCHHBL & DOANH THU DỊCH VỤ ĐẾN 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải

2009

Phương án dự kiến

2010

2015

2020

1. Tổng mức LCHHBL (tỷ đồng)

22.086

29.595

52.000

85.000

2. Mức LCHHBL b/q /người (triệu đồng)

20,71

27,42

45,2

66,0

3. Kim ngạch XNK

 

+ Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

686,2

894,0

1.750,0

4.500,0

+ Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD)

361,8

538,9

922,8

2.500,0

Số liệu tính toán của nhóm chuyên gia tư vấn

Căn cứ số liệu thực hiện giai đoạn 2001-2005 và 2006-2009 về tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội của Tây Ninh đồng thời căn cứ mức thu nhập bình quân đầu người và triển vọng nâng cao thu nhập và mức sống dân cư trong giai đoạn dự báo cho thấy:

Trong giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 14%/năm và nhịp độ tăng tổng mức LCHHBL&ĐTV là 13%/năm, như vậy GDP tăng 1% thì tổng mức LCHHBL&DTDV tăng 0,93%; giai đoạn 2006-2009 GDP tăng 14,7% Tổng mức LCHHBL&DTDV tăng 26,7%. Như vậy giai đoạn 2006-2009 GDP tăng 1% thì tổng mức LCHHBL&DTDV tăng 1,8% tuy tỉ lệ tương quan giữa tăng trưởng GDP và tổng mức LCHHBL&DTDV có tăng (1,8%) nhưng vẫn còn thấp so với mức tương quan chung của cả nước (2-3%).

Dự báo thu nhập bình quân (giá hiện hành) của dân cư trên địa bàn tỉnh tăng 17,9% giai đoạn 2010-2015 và 16,8% trong giai đoạn 2016-2020. Quỹ mua dân cư chỉ chiếm 55% và 50% trong tổng thu nhập của dân cư; trong khi đó nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư đã tiệm cận giới hạn trên nhu cầu tiêu dùng cho đời sống và nhu cầu tích luỹ cho đầu tư tăng lên; do đó tương quan giữa tăng trưởng GDP và tổng mức BLHH&DTDV chỉ đạt trong khoảng từ 1,0-1,1% .

Thu nhập của dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu có đặc điểm là gắn liền với khả năng tiêu thụ sản phẩm nông sản theo mùa vụ; ngoài nông sản chính là lúa, rau màu thì thu nhập từ chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng. Từ đó sức mua và thời điểm chi tiêu của họ cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng trang trí nội thất cao cấp gắn với các công trình nhà ở, tiện nghi sinh hoạt ở vùng nông thôn sẽ có bước cải thiện nhưng chưa có đột biến đáng kể trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Như vậy xét về tổng thể nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2015 sẽ chưa có những bước đột phá. Vì vậy nhiều loại hình kinh doanh, phương thức kinh doanh mới cũng chưa hội đủ điều kiện để phát triển nhanh, nhất là đối với khu vực nông thôn và vùng sâu.

Từ nay đến năm 2020 do dân số tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hoá của dân cư ngày càng phát triển làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng.

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng và doanh thu dịch vụ năm 2010 là 29.595,1 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên 52.000,00 tỷ đồng với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015 là 11,9%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 10,3%/năm.

3. Các xu hướng ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ, trình độ văn hoá và nhận thức xã hội của nhân dân ngày càng phát triển. Quá trình toàn cầu hoá và sự tăng trưởng với nhịp độ cao của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới xu hướng phát triển sản xuất, tiêu dùng và thương mại, thể hiện cụ thể như sau:

3.1. Xu hướng phát triển sản xuất.

Các ngành sản xuất truyền thống được trang bị công nghệ mới để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực tại chỗ có hiệu quả. Khi có đủ điều kiện chuyển thành các ngành sản xuất kỹ thuật cao và hàng loạt ngành sản xuất mới ra đời sẽ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng với trình độ phát triển ngày càng cao hơn.

Sản phẩm ngày càng đa dạng, tiện dụng, chất lượng cao, vòng đời của sản phẩm ngày càng được rút ngắn.

Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm của sản phẩm và việc bảo vệ môi trường trong sản xuất trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhà sản xuất.

Các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ công nghệ cao sẽ chiếm tỷ trọng lớn và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế.

3.2. Xu hướng tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Kiểu dáng và sự tiện dụng của sản phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Những sản phẩm lỗi thời, lạc hậu về mốt, kiểu dáng phải nhường chỗ cho các sản phẩm có mốt mới, đẹp, tiện dụng và hợp thị hiếu được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Thức ăn và đồ uống chế biến sẵn tiện dụng cũng được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Sản phẩm dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư.

3.3. Xu hướng phát triển các phương thức kinh doanh thương mại.

Cùng với sự phát triển xu hướng sản xuất và tiêu dùng là xu hướng tự do hóa thương mại. Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá làm cho không gian kinh tế thương mại ngày càng được mở rộng và biên giới kinh tế thương mại giữa các nước ngày càng mờ nhạt.

Thị trường ngày càng trở nên đa dạng và phân đoạn. Xu hướng phát triển thương mại toàn cầu, thương mại điện tử đã trở thành nhu cầu phổ biến, tất yếu. Quá trình mua bán hàng hoá được thực hiện thông qua hệ thống thương mại điện tử trở nên thông dụng hơn. Các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại…có khả năng sẽ dần dần thay thế chợ ở khu vực đô thị đang ngày càng phát triển, làm thay đổi tập quán mua sắm của dân cư.

Tất cả các xu hướng trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, quy mô, hình thức và nội dung hoạt động.

3.4. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tây Ninh hiện đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đi liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ là quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Xu hướng đô thị hóa đang có ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của một bộ phận lớn cư dân ở các thành phố, thị xã nói riêng và người tiêu dùng nói chung; các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là kết quả của lối sống văn minh và tác phong công nghiệp ở các khu đô thị trên địa bàn.

Mặt khác, nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn gia tăng sẽ kích thích hoạt động bán buôn hàng hoá là tư liệu, vật tư cho sản xuất trong khi thu nhập và mức sống của người tiêu dùng được cải thiện sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh của thị trường bán lẻ.

Thu nhập bình quân đầu người tăng cao đang là căn cứ hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định mở cửa hàng bán lẻ hiện đại trên địa bàn. Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Ninh không ngừng tăng lên trong thời gian qua là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục và tương đối ổn định đảm bảo điều kiện để phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ hiện đại.

Theo dự báo, mức sống và thu nhập của dân cư Tây Ninh tăng nhanh trong thời gian đến 2015 và 2020. Đây chính là yếu tố quan trọng, kích thích sự ra đời và phát triển của các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

3.5. Dự báo về các nguồn cung ứng hàng hóa.

Kênh lưu thông hàng hoá phản ánh các đường vận động hàng hoá từ các tỉnh, thị trường bên ngoài đến Tây Ninh và ngược lại. Việc xác định các kênh lưu thông hàng hoá vào và ra khỏi tỉnh là điều rất cần thiết để từ đó có thể tổ chức hợp lý hệ thống mạng lưới lưu thông trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất và đời sống, thông qua đó góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất, giảm được chi phí, tăng lợi nhuận.

* Các luồng hàng hoá vào.

- Đối với nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng:

Phần lớn hàng công nghiệp tiêu dùng lưu thông trên địa bàn Tây Ninh như: vải sợi, quần áo, hàng công nghiệp tiêu dùng, xe đạp, xe máy, đồ điện, vật phẩm văn hoá, nhiên liệu hoá chất, hàng thực phẩm công nghệ … được đưa từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài các loại hàng hoá thông thường, Tây Ninh còn thực hiện tốt việc cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân cư vùng sâu, vùng xa trong tỉnh như: xăng dầu, giấy vở học sinh, muối ăn, thuốc chữa bệnh…

Nhiều mặt hàng nhập khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào Tây Ninh chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc qua các tỉnh lân cận và các cửa khẩu.

Lực lượng kinh doanh tham gia cung ứng các loại hàng hoá phục vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu là tư nhân hoặc các cơ sở đại lý bán hàng của nhà sản xuất.

- Đối với các mặt hàng vật tư cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi: Đây là nhóm hàng chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần cung ứng, công ty TNHH bán buôn và kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân, các đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Đối với hàng hoá là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp: Luồng hàng hoá là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp tỉnh Tây Ninh hiện tại chủ yếu là nguyên, phụ liệu phục vụ cho ngành chế biến nông sản (cao su, hạt điều, tinh bột sắn...) sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất hàng công nghiêp tiêu dùng phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm từ plastic, dệt may, giày dép...

Nhìn chung, các luồng hàng hóa vào Tây Ninh không mang tính trung chuyển, tái phát luồng ra khỏi địa bàn mà chủ yếu phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của dân cư trong tỉnh và tổ chức cung ứng trên địa bàn qua hệ thống chợ hay các đại lý, các doanh nghiệp tư nhân.

* Các luồng hàng hóa ra ngoài tỉnh.

- Các sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp do Tây Ninh sản xuất có khả năng phát luồng ra ngoài địa bàn có số lượng tương đối lớn, bao gồm lúa gạo, rau quả, gia súc, gia cầm …Cung ứng cho các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu do tư thương thu gom và trực tiếp đưa đến các thị trường tiêu thụ hoặc làm trung gian cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trong tỉnh.

- Sản phẩm công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp của Tây Ninh được phát luồng ra ngoài địa bàn bao gồm các sản phẩm chế biến, đồ gia dụng, may mặc, sản phẩm từ plastic, sản phẩm chăn nuôi…

Tóm lại, sự hình thành và phát triển của các kênh, luồng hàng hóa ra, vào tỉnh Tây Ninh có những nét nổi bật sau:

- Các hàng hoá ra, vào tỉnh Tây Ninh chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ngược lại;

- Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho chế biến hàng xuất khẩu;

- Các kênh lưu thông hàng hóa trên địa bàn không có lợi thế về quy mô, về tính tổ chức phát luồng, về tính khác biệt của sản phẩm hàng hoá và khả năng cạnh tranh thấp.

3.6. Dự báo về các nguồn đầu tư vào hệ thống bán buôn, bán lẻ của tỉnh.

Hiện nay, tham gia đầu tư vào hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Tây Ninh chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty, các cơ sở hoặc cá nhân kinh doanh trong tỉnh và trong nước. Với tiềm lực về tài chính chưa đủ mạnh, chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia thị trường, nguồn nhân lực chưa đủ khả năng đáp ứng cho một nền thương mại linh hoạt trước những biến động của kinh tế thị trường…, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên địa bàn chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Dự báo trong thời gian từ nay đến 2020, bên cạnh các nhà đầu tư trong tỉnh và trong nước sẽ có sự tham gia các công ty bán lẻ nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán buôn, bán lẻ ở thị trường tỉnh Tây Ninh. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện xếp thứ tư thế giới về thu hút các tập đoàn bán lẻ với những lý do như: Dân số đông (khoảng 50% dân số Việt Nam ở tuổi dưới 30); chi tiêu của người tiêu dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 18% - 19% trong giai đoạn 2001 - 2009. Bên cạnh những tập đoàn phân phối lớn đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash & Carry, Bourbon Espace (Big C), Parkson, Dairy Farm..., các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Marko (Hà Lan)... đang mở rộng thị trường và thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào thị trường bán lẻ hàng hoá trên thế giới, sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng. Sự tham gia đầu tư vào hệ thống bán buôn, bán lẻ của các nhà đầu tư sẽ giúp hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Tây Ninh ngày càng phát triển đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư về sản xuất và đời sống.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

1.1- Các quan điểm.

Phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh trước hết cần phát triển ở những nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung và ưu tiên phát triển vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Gắn với việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Trước hết nhà nước cần quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại tạo điều kiện cho người sản xuất có địa điểm, địa chỉ tiêu thụ hàng hóa do các địa phương sản xuất ra. Đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thu mua, chế biến hàng nông sản nhằm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm và thích hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Kinh tế phát triển sức mua tăng, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng phong phú và đa dạng; nhu cầu không chỉ phụ thuộc vào khả năng thanh toán mà còn chịu tác động của các yếu tố xã hội như: phong tục tập quán, tôn giáo, thời điểm, thời vụ … nhu cầu về chủng loại hàng hóa sẽ phong phú và đa dạng kể cả hàng sản xuất tại địa phương, trong nước và nhập khẩu nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của xã hội.

Phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh phải gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đồng thời thiết lập các kênh phân phối làm cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra thông suốt tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

Cơ sở vật chất thương mại là một trong những yếu tố rất quan trọng là phương tiện không thể thiếu để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Ngoài ra cơ sở vật chất thương mại còn thể hiện trình độ hiện đại, văn minh, chuyên nghiệp. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại.

Để phục vụ ngày càng tốt hơn việc tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội, thương mại bán buôn, bán lẻ cần được tổ chức theo hướng doanh nghiệp đa quy mô, kinh doanh đa ngành nghề; phương thức kinh doanh đa dạng từ thủ công đến hiện đại. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho họ vay vốn hoặc liên kết với nhau để có đủ năng lực về vốn, công nghệ hình thành các doanh nghiệp lớn tổ chức được các kênh phân phối ổn định, làm nòng cốt trong việc tổ chức thị trường, gắn kết chặt chẽ với sản xuất, qua đó phát huy vai trò định hướng cho sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh phải gắn với việc xây dựng nền thương mại văn minh, hiện đại trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần thiết thực nâng cao tỷ trọng dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Để có nền thương mại văn minh hiện đại trước hết phải bắt đầu từ việc kinh doanh theo đúng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa; đảm bảo hàng hóa sạch có xuất xứ rõ ràng, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu mốt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống. Kế tiếp phải có cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, phương thức kinh doanh tiên tiến, phương tiện thanh toán an toàn, thông dụng và tiện lợi; đồng thời phải đào tạo được đội ngũ thương nhân có trình độ chuyên nghiệp, lịch sự trong giao thương, quản lý giỏi. Vấn đề quan trọng trong văn hóa, văn minh thương mại là thể hiện sự bình đẳng của thương nhân trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và thực hiện sự công bằng giữa thương nhân với người tiêu dùng.

Cần thực hiện phương châm phát triển hài hoà giữa thương mại bán buôn, bán lẻ truyền thống và thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại trong thời gian tới.

Cùng với việc tăng cường khuyến khích ứng dụng và phát triển các mô hình thương mại bán buôn, bán lẻ văn minh hiện đại thì việc cải tạo và nâng cấp thương mại bán buôn, bán lẻ truyền thống vẫn cần được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt nhằm hướng tới mục đích phát triển bền vững thương mại trong nước, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường sinh thái.

Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ phải phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội, phù hợp với các quy hoạch khác như: Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại, giao thông, công nghiệp, đô thị, nông thôn…

Phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh cần đảm bảo kết hợp giữa mạng lưới bán buôn, bán lẻ hiện có với việc mở rộng và phát triển thêm hệ thống bán buôn, bán lẻ mới, hiện đại và có sự liên kết chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Mục tiêu phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

* Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung vốn, kinh nghiệm nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn mang thương hiệu Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài trong điều kiện Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo lộ trình cam kết với WTO. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của hệ thống bán buôn, bản lẻ trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

* Một số mục tiêu cụ thể.

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 khoảng 14,5-15%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 15–15,5% năm. Đến năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ dự kiến đạt khoảng 52.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 85.000 tỷ đồng;

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo thành phần kinh tế đến năm 2015: Khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước) chiếm khoảng 90%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10%; tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%;

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...) đạt 15%, khoảng 7.800 tỷ đồng vào năm 2015, đến năm 2020 đạt 20%, khoảng 17.000 tỷ đồng.

- Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm…) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn).

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ theo không gian thị trường

Việc phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ tại thị trường các khu vực tuỳ thuộc vào sự phát triển của sản xuất, sức mua, nhu cầu giao lưu hàng hoá, điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, có thể tổ chức mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đô thị, nông thôn như sau:

2.1. Thị trường đô thị.

Đô thị là địa bàn quan trọng nhất có vai trò động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với các ngành công nghiệp chủ yếu như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao ở một số lĩnh vực đón đầu như: cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, phụ kiện máy móc, thiết bị cao cấp, điện tử, tin học và sản xuất vật liệu mới...

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ tác động tới quá trình phát triển các khu vực tập trung dân cư, hình thành những khu đô thị với quy mô ngày càng lớn, tập trung ở thành phố, thị xã, các thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp được gắn liền với các trục đường giao thông. Hướng phát triển của khu vực này đến năm 2020 sẽ là vùng kinh tế động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Thị trường đô thị của tỉnh Tây Ninh có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là các trung tâm kinh tế, thương mại dịch vụ của tỉnh, đầu mối quan hệ kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá, xuất nhập khẩu và đầu tư. Đây là trung tâm phát luồng, bán buôn các loại vật tư hàng hoá đi các địa phương trong tỉnh, đồng thời cũng là đầu mối thu gom và chế biến hàng xuất khẩu.

- Là nơi tập trung dân cư, có lượng khách vãng lai, khách du lịch lớn, là trung tâm tiêu thụ hàng hoá cả về số lượng, chất lượng và dịch vụ thương mại. Hàng hoá của thị trường đô thị sẽ cung cấp cho chính thị trường đô thị và các vùng phụ cận.

- Là các trung tâm sản xuất hàng hoá, đặc biệt là hàng công nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Là trung tâm liên kết kinh tế, có khả năng định hướng sản xuất và điều tiết thị trường xã hội. Thị trường đô thị có quy mô lớn, quan hệ cung cầu rộng và phức tạp hơn nhiều so với thị trường nông thôn.

- Là thị trường có tốc độ phát triển nhanh so với các thị trường khác về quy mô đầu tư kinh doanh; về lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ, về hình thức tổ chức, loại hình kinh doanh; về số lượng người tham gia hoạt động kinh doanh thương mại. Sự phát triển của thị trường đô thị có sự lan toả, lôi kéo và thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

- Là nơi tập trung các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống dân cư.

Xuất phát từ đặc trưng cơ bản nêu trên, việc quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đô thị của tỉnh phải tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thông thoáng để thúc đẩy sản xuất và giao lưu hàng hoá. Đồng thời hình thành mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ đa dạng, phong phú, có sức lan toả thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

Loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thị xã Tây Ninh dự kiến bao gồm: 01 trung tâm thương mại cấp tỉnh; các siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh; Tại các đường phố khuyến khích và tạo điều kiện cho thương nhân xây dựng các cửa hàng tiện ích, các phố chợ, các đường phố chuyên doanh thương mại, tạo nên một mạng lưới kinh doanh sầm uất được phân bố rộng khắp trên địa bàn nhằm phục vụ tốt nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống dân cư, góp phần bình ổn thị trường.

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ với quy mô phù hợp trên từng địa bàn. Bên cạnh chợ trung tâm phát luồng, còn có các chợ phường, liên phường để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá hàng ngày của nhân dân. Hệ thống chợ không chỉ là nơi kinh doanh của thương nhân mà còn là nơi tiêu thụ trực tiếp hàng hoá sản xuất tại địa phương và các vùng lân cận.

2.2. Thị trường nông thôn.

Dự báo đến năm 2020, thị trường nông thôn của tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với dân số khoảng 753.582 người (chiếm 59,64%), mức lưu chuyển hàng hoá chiếm gần 50% tổng mức bán lẻ. Sản xuất khu vực nông thôn Tây Ninh tương đối phát triển và cơ cấu ngành chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản được xây dựng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang từng bước thay đổi, vai trò của các trang trại kinh tế hộ được nâng cao, nhiều cụm kinh tế - xã hội được hình thành. Dân cư và lao động nông thôn được bố trí theo các tuyến hoặc cụm, gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, thuỷ lợi.

Định hướng phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn nông thôn phải nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là:

Mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề, nhu cầu hàng tiêu dùng của nông dân, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và các sản phẩm hàng hoá khác do khu vực này tạo ra.

- Thông qua cung ứng, tiêu thụ hàng hoá góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá, bên cạnh sản xuất lúa cần hình thành các vùng chuyên canh cây, con có cơ cấu thích hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thị trường, từng bước đưa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, tiếp cận và hoà nhập với thị trường thế giới.

- Hỗ trợ chiến lược phát triển các hợp tác xã thương mại dịch vụ, kinh tế hộ thông qua việc làm đầu mối cung ứng vật tư cho sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân.

Để thực hiện các mục tiêu trên, cần tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn nông thôn như sau:

+ Tại thị trấn huyện lỵ cần quy hoạch xây dựng 01 trung tâm thương mại cấp huyện, tại các thị trấn khác nên xây dựng 01 trung tâm thương mại khu vực có quy mô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Có thể tổ chức 1-2 siêu thị ngoài trung tâm thương mại và 01 chợ trung tâm; xung quanh chợ trung tâm hình thành các dãy phố chợ, các cửa hàng tiện ích tham gia bình ổn thị trường. Cụm kho tổng hợp có thể đặt trong cụm công nghiệp hoặc nơi xa dân cư nhưng thuận tiện giao thông thuỷ, bộ.

+ Tại các xã cần đầu tư xây dựng 01 chợ trung tâm, nơi có nhu cầu có thể xây dựng thêm một số chợ liên ấp. Cần tổ chức một số cửa hàng của HTX Thương mại-Dịch vụ nhằm cung ứng vật tư nông nghiệp và là đầu mối tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tại các chợ xã, chợ liên ấp cần bố trí một số quầy sạp để HTX tham gia thị trường với các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đối chứng và hướng dẫn tiêu dùng.

Cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và các tổ chức, doanh nghiệp thông qua các hình thức đầu tư, liên doanh liên kết nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn, thị trường, sức lao động, cơ sở vật chất để phát triển sản xuất, đưa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, tiếp cận và hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới. Từng bước tạo ra một hệ thống thị trường đồng bộ trên địa bàn nông thôn, bao gồm: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động ...

3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ theo loại hình doanh nghiệp.

Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ đòi hỏi quy hoạch phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, mở rộng liên kết hợp tác với các vùng trong tỉnh, trong nước, tạo điều kiện tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, tích luỹ cho nội bộ nền kinh tế. Trước hết cần có sự đổi mới cơ bản hệ thống doanh nghiệp và doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ các hướng sau:

- Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở tạo lập một môi trường chính sách công bằng nhằm động viên mọi thành phần kinh tế tham gia vào thị trường một cách tích cực, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của tỉnh.

- Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ làm cho hoạt động thương mại thích ứng với yêu cầu của thị trường, các tầng lớp dân cư, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn tỉnh; hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ theo loại hình doanh nghiệp như sau:

3.1. Công ty thương mại kinh doanh tổng hợp:

Hình thành Công ty thương mại tổng hợp với quy mô lớn có chức năng chính là kinh doanh hàng hóa tổng hợp, chủ yếu bán buôn tại kho cho các thành phần kinh tế; tổ chức các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ tại các trung tâm huyện lỵ, thị trấn, có mạng lưới đại lý mở rộng trên địa bàn tỉnh. Theo phương án này sẽ khuyến khích thành lập các công ty cổ phần trong đó nhà nước cần giữ cổ phần chi phối để thành lập công ty kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, với cổ phần chi phối công ty sẽ đảm nhận chức năng là công cụ của Nhà nước để can thiệp bằng lực lượng vật chất khi thị trường có biến động. Công ty nên tập trung kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, tổ chức bán buôn, phát luồng hàng hoá ra ngoài tỉnh.

3.2- Công ty thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại: Đây là loại hình doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con (hoặc tập đoàn kinh doanh thương mại). Các công ty con là các công ty thành viên hạch toán kinh tế độc lập; công ty mẹ chỉ chi phối về tổ chức, chủ trương chính sách chiến lược kinh doanh; vốn đầu tư cơ sở vật chất, điều hoà vốn lưu động, cung ứng hàng hóa khi cần thiết. Mô hình này đang tồn tại dưới dạng tổng công ty, các tập đoàn phân phối.

3.3- Công ty kinh doanh dịch vụ logistis: Tại các khu công nghiệp hoặc các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có thể thành lập các công ty kinh doanh dịch vụ logistis; Nhiệm vụ chính của công ty kinh doanh dịch vụ logistis là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, tổ chức giao nhận hàng hoá hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo uỷ quyền hoặc thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Công ty dịch vụ logistis có thể thay mặt nhà sản xuất tổ chức kênh phân phối sản phẩm đặc thù cho một hoặc nhiều nhà sản xuất.

3.4- Phát triển loại hình công ty quản lý kinh doanh khai thác chợ.

Trên địa bàn tỉnh hệ thống chợ đang là loại hình thương mại chi phối tỷ trọng lớn hàng hoá bán buôn, bán lẻ; đặc biệt là thị trường nông thôn. Cùng với việc xã hội hoá đầu tư phát triển chợ thì việc chuyển đổi phương thức quản lý từ Ban quản lý sang loại hình doanh nghiêp quản lý, kinh doanh chợ là việc làm cần thiết; Công ty quản lý kinh doanh chợ có thể quản lý kinh doanh một chợ hoặc nhiều chợ tuỳ thuộc vào năng lực của công ty và chủ trương của tỉnh.

3.5- Phát triển hợp tác xã thương mại-dịch vụ.

Kinh tế hợp tác xã là một bộ phận của kinh tế nhiều thành phần, tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, ở nước ta hợp tác xã đang được khôi phục, đổi mới và phát triển.

Hợp tác xã thương mại-dịch vụ là hình thức tổ chức kinh tế của những người lao động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, để kết hợp sức mạnh của từng xã viên và sức mạnh tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong việc cung ứng vật tư và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho từng xã viên, góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hợp tác xã thương mại-dịch vụ được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ của các xã viên, hoạt động theo luật Hợp tác xã. Ở nông thôn Hợp tác xã thương mại-dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Các Hợp tác xã hoạt động tốt sẽ góp phần ổn định thị trường, hạn chế các tiêu cực (đầu cơ, nâng giá, ép giá...), nâng cao đời sống dân cư.

Các hợp tác xã thương mại - dịch vụ là hệ thống chân rết cung ứng vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân, là đầu mối tiêu thụ hoặc đại lý thu mua nông lâm thủy sản cho các tổ chức sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Đồng thời HTX thương mại - dịch vụ còn cung cấp các dịch vụ như thông tin về giá cả thị trường, các dịch vụ về tài chính, tín dụng, vận tải .... Hệ thống hợp tác xã thương mại-dịch vụ góp phần hình thành mối liên kết kinh tế giữa thị trường đô thị và thị trường nông thôn, giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Các Hợp tác xã thương mại dịch vụ có thể tổ chức kinh doanh tổng hợp hoặc chỉ kinh doanh một số mặt hàng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và năng lực kinh doanh của từng Hợp tác xã.

3.6- Phát triển các công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đầu tư nước ngoài phát triển các cơ sở kinh doanh, phân phối trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy định của pháp luật tạo sự cạnh tranh phát triển và đa dạng hoá loại hình kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.

4. Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ theo hình thái tổ chức trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

4.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ qua hệ thống chợ.

Quy hoạch hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo các huyện, thị xã như sau:

- Thị xã Tây Ninh.

- Chợ hiện có: Hiện tại thị xã Tây Ninh có 11 chợ: trong đó có 2 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 9 chợ bán lẻ (hạng III).

* Giai đoạn 2011-2015.

- Các chợ cần cải tạo, nâng cấp:

+ Cải tạo chợ Hiệp Ninh, hạng III, kinh phí xây dựng 1-1,5 tỷ đồng.

+ Chợ Phường III, diện tích 6.765 m2, hạng II, kinh phí xây dựng dự kiến 6 tỷ đồng.

- Các chợ cần xây mới:

+ Xây mới tại vị trí cũ chợ Thị xã tại phường 2, diện tích 15.000 m2, loại I, kinh phí xây dựng khoảng 90 tỷ đồng.

+ Chợ Phường IV xây mới tại khu phố 4, Phường IV, diện tích 8.000 m2, loại II, kinh phí xây dựng khoảng 30 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ Ninh Hoà, xã Ninh Thạnh tại vị trí mới gần chợ hiện hữu diện tích khoảng 1.144 m2 kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Cải tạo nâng cấp các chợ: Ninh Sơn, Thạnh Đông, Thạnh Trung, Ninh Đức kinh phí xây dựng bình quân mỗi chợ từ 1- 1,5 tỷ đồng.

- Các chợ: Bình Minh (xã Bình Minh), Tân Bình (xã Tân Bình) mới xây dựng năm 2004 chỉ cần chỉnh trang bảo dưỡng để duy trì hoạt động.

Ngoài ra cần xây dựng 1 trung tâm giới thiệu hàng hoá và sàn giao dịch tại thị xã Tây Ninh để phục vụ giao dịch bán buôn hàng hoá các loại như trái cây, nông sản các loại, nguyên vật liệu xây dựng, diện tích 5 ha, kinh phí xây dựng khoảng 60 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, thị xã Tây Ninh có 11 chợ và 01 trung tâm giới thiệu và sàn giao dịch hàng hoá. Trong đó, có 03 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (1 chợ hạng I, 2 chợ hạng II), 08 bán lẻ (chợ hạng III) và 01 trung tâm giới thiệu và sàn giao dịch hàng hoá.

* Ngoài Quy hoạch mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thống chợ trên địa bàn Thị xã còn bổ sung thêm một số điểm vào Quy hoạch như sau:

- Về phố đi bộ: Do tính chất phố đi bộ phải kèm theo các dịch vụ như: Công viên, mua sắm, giải trí, ăn uống, hạ tầng đường xá vỉa hè hoàn chỉnh đồng bộ,…Đề xuất thực hiện khu vực khu phố 1 và 2 Phường 2, bao gồm: Phố Gia Long (Đường CMT8), đường Nguyễn Đình Chiều, Ngô Gia Tự, Võ Văn Truyện và Yết Kiêu; kết nối 2 bờ sông thành khu dịch vụ-thương mại, giải trí, nơi đây sẽ đảm bảo các dịch vụ như:

+ Khu mua sắm: Trung tâm thương mại Intimex, Phố Gia Long, đường Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Gia Tự, Võ Văn Truyện.

+ Giao thông: Khu Cầu quan hạn chế giao thông vào giờ chiều và đêm (hiện quy hoạch có tránh đường Cầu quan), tập trung đường cầu mới Trần Quốc Toản, Ngô Gia Tự, đường Trương Quyền.

+ Biểu diễn văn hóa nghệ thuật: Sân khấu tạm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Công viên hai bên bờ sông (đang xin cải tạo).

- Về chợ đêm “phố ăn đêm”:

+ Hiện nay, do nhu cầu của người dân địa phương và phục vụ du khách, Thị xã tổ chức chợ đêm tạm thời trên các tuyến đường xung quanh Khu ước mơ tuổi thơ thuộc khu phố 1-Phường 3 Thị xã; có tất cả 120 gian hàng, trung bình mỗi gian có diện tích 9m2, đến nay có 50 hộ đăng ký tham gia kinh doanh với các ngành hàng: giải khát, ăn uống, đồ chơi trẻ em, quần áo may sẳn, quà lưu niệm, giầy dép, trang sức,…Do mới hoạt động, còn nhiều hạn chế, UBND Thị xã sẽ cùng với nhà đầu tư sắp xếp lại cho phù hợp để hoạt động được ổn định.

+ Phố ăn đêm: Sử dụng khu rạp hát cũ mở rộng, đường giao thông, phương tiện phục vụ ăn uống lưu động (ban ngày giao thông đi lại bình thường).

- Về chợ hoa Xuân:

+ Khảo sát vị trí hình thành chợ hoa xuân hằng năm phải bảo đảm các nhu cầu tập quán của người dân địa phương, phù hợp với việc chăm sóc, vận chuyển hoa, kiểng và có những điều kiện thuận lợi nhất đối với việc mua, bán để bố trí địa điểm đồng thời cũng là nơi để mọi người dân thưởng thức hoa xuân và lồng ghép việc quảng bá hình ảnh Tây Ninh (có thể bố trí ven rạch Tây Ninh).

+ Về chợ đêm: hoạt động trên các tuyến đường xung quanh khu ước mơ tuổi thơ (khu phố 1, Phường 3, Thị xã).

- Huyện Hoà Thành.

Chợ hiện có: 9 chợ hạng III.

* Giai đoạn 2011-2015.

Các chợ cần cải tạo, nâng cấp:

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Trường Lưu, chợ hạng III, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Qui Thiện diện tích 3.034 m2, kinh phí dự kiến 1- 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Long Hải, diện tích 10.000m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Long Bình, diện tích 10.618 m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Hiệp An, diện tích 1530 m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

Các chợ xây mới:

+ Xây mới chợ hạng III tại ấp Long Đại, xã Long Thành Bắc đường Sân Cu giáp ranh xã Bàu Năng (Dương Minh Châu) diện tích khoảng 3.000 m2, kinh phí dự kiến 2,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ hạng III tại ấp Trường Xuân xã Trường Hoà giáp ranh xã Chà Là huyện Dương Minh Châu, kinh phí 2,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ đầu mối nông sản, thuỷ sản tại khu phố 3 thị trấn Hoà Thành, diện tích 30.000 m2, kinh phí dự kiến 30 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Long Thành Trung (xã Long Thành Trung) diện tích khoảng 3.000 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Long Yên, xã Long Thành Nam, diện tích 4.938 m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Hiệp Trường, xã Hiệp Tân, diện tích 640 m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Hiệp Hòa, diện tích 555 m2, kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Trường Huệ, diện tích 100 m2 kinh phí dự kiến 1-1,5 tỷ đồng.

Như vậy, đến 2020 huyện Hòa Thành sẽ có 13 chợ. Trong đó, có 01 chợ bán buôn (chợ đầu mối nông sản, thủy sản) và 12 chợ bán lẻ (hạng III).

- Huyện Dương Minh Châu.

Chợ hiện có: 12 chợ, trong đó 1 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 11 chợ hạng III. Các chợ đang hoạt động bình thường: Chà Là, Bàu Năng, Phước Ninh, chợ Phan, Cây Cầy.

- Chuyển đổi công năng: 01 chợ Thuận An xã Truông Mít.

* Giai đoạn 2011-2015:

Các chợ cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Cầu Khởi, diện tích 2.670 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Suối Hùng, diện tích 2.000 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Phước Minh, diện tích 2.823 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Xây mới chợ chiều Thuận Bình Truông Mít, diện tích 953 m 2, kinh phí dự kiến 2,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ Khu phố 4, thị trấn Dương Minh Châu, diện tích 3000 m2, kinh phí dự kiến 2,0 tỷ đồng.

+ Xây lại chợ thị trấn Dương Minh Châu với diện tích mở rộng 15.000 m2, kinh phí dự kiến 15 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Bến Củi (xã Bến Củi) diện tích khoảng 3.000 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ đầu mối nông sản Cầu K13, xã Bàu Năng để phân phối hàng hóa về Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (cao su, mía, điều, đậu phộng, bò thịt, thuỷ sản....), có diện tích là 5 ha, kinh phí xây dựng khoảng 50 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020.

+ Xây mới chợ khu phố 1 thị trấn Dương Minh Châu, diện tích 3000 m2, kinh phí dự kiến 2,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ khu phố 2 thị trấn Dương Minh Châu, diện tích 3000 m2, kinh phí dự kiến 2,0 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Dương Minh Châu sẽ có 15 chợ. Trong đó, có 01 chợ bán buôn (chợ đầu mối nông sản), 01 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 13 chợ bán lẻ (hạng III).

- Huyện Tân Biên.

Chợ hiện có: 9 chợ: 1 chợ hạng II và 8 chợ hạng III

* Giai đoạn 2011-2015:

Cải tạo, nâng cấp một số chợ sau:

+ Cải tạo, nâng cấp giai đoạn I chợ thị trấn Tân Biên, khu phố 2, diện tích khoảng 15.670 m2, quy mô hạng II, kinh phí xây dựng khoảng 2 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Trà Vong, ấp Suối Ông Đình, diện tích khoảng 2.289 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Tân Phong, ấp Sân Bay, diện tích dự kiến 3.200 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo nâng cấp chợ Hòa Hiệp, ấp Hòa Bình, diện tích dự kiến 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

Xây dựng mới các chợ sau:

+ Xây dựng chợ đường biên, thuộc khu đô thị cửa khẩu Xa Mát, xã Tân Lập, diện tích là 10.000 m2, quy mô chợ hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ khu dân cư Chàng Riệc, diện tích 5.000 m2, vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ đường biên Tà Nốt, ấp Tân Nam, xã Tân Bình với diện tích 5.000 m 2 vốn dự kiến 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ biên giới Tân Nam, Tân Bình với diện tích 5.000 m 2 vốn dự kiến 1,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng 1 trung tâm bán buôn, giao lưu hàng hóa (bò, gà thịt, cao su, mì, mè, điều...) tại thị trấn Tân Biên, diện tích là 50 ha, kinh phí xây dựng giai đoạn I khoảng 50 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

Cải tạo nâng cấp các chợ:

+ Nâng cấp giai đoạn II chợ thị trấn Tân Biên, diện tích 15.670 m2, quy mô lên hạng I, kinh phí xây dựng khoảng 15 tỷ đồng.

+ Cải tạo các chợ còn lại, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng bình quân mỗi chợ khoảng 1 tỷ đồng.

Xây dựng mới các chợ sau:

+ Xây dựng chợ biên giới Tân Phú, Tân Bình, diện tích là 5.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng chợ xã Thạnh Tây, diện tích là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng chợ xã Tân Bình, diện tích 2.000 m2, vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Thạnh Bắc, diện tích khoảng 2.000 m2, quy mô hạng III kinh phí đầu tư khoảng 2,0 tỷ đồng.

+ Chợ Cây Gõ, xã Tân Bình, diện tích 30.000m2, quy mô hạng III, kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

Phát triển giai đoạn II Trung tâm bán buôn giao lưu hàng hóa thị trấn với kinh phí dự kiến 50 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Tân Biên có 19 chợ. Trong đó, có 01 chợ vừa bán buôn, vừa bán lẻ (hạng I), 17 chợ bán lẻ (hạng III) và 1 trung tâm bán buôn hàng hóa tại thị trấn Tân Biên.

- Huyện Tân Châu.

Chợ hiện có: 13 chợ: 01 chợ vừa bán buôn, vừa bán lẻ (hạng II) và 12 chợ bán lẻ (hạng III).

* Giai đoạn 2011-2015.

Cải tạo, nâng cấp các chợ sau:

+ Cải tạo, nâng cấp chợ thị trấn Tân Châu, diện tích 8.900 m2, quy mô hạng II, kinh phí xây dựng khoảng 15 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Tân Hưng, ấp Tân Đông xã Tân Hưng, diện tích 3.200 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Tân Hà, ấp Tân Trung, diện tích 2.396 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ trung tâm cụm Suối Ngô, xã Suối Ngô, diện tích 9.200 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Tân Thành ấp Tân Đông có diện tích 3.292 m2 quy mô chợ hạng III, kinh phí 1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Vạc Sa, dự kiến kinh phí 2,0 tỷ đồng.

Xây dựng mới các chợ sau:

+ Xây mới chợ Tân Đông, ấp Đông Tiến, diện tích 7.227 m2, quy mô hạng II, kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Suối Dây, ấp 2, xã Suối Dây, có diện tích là 6.000m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Tân Hiệp, ấp Thạnh Phú, diện tích 3.400 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,0 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Tân Thành, ấp Đồng Kèn 2, có diện tích là 4.500 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ Tân Hòa, ấp Cây Cầy, diện tích 10.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng 4 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Thạnh Đông, ấp Thạnh Hưng, có diện tích là 5.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ khu dân cư ngã 3 xe cháy, xã Tân Hà, diện tích 5.000 m2, vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ khu dân cư Sài Gòn 2, xã Tân Hòa, diện tích 5.000 m2, vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

Chợ nâng cấp, cải tạo:

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Tân Phú, ấp Tân Hòa có diện tích 4.000 m2 quy mô chợ hạng III kinh phí 1,5 tỷ đồng.

Chợ xây mới:

+ Xây mới chợ Tân Phú, ấp Tân Xuân, diện tích 4.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ Tân Hưng, ấp Tân Trung B, xã Tân Hưng, có diện tích 2.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,0 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Tân Hội, ấp Hội Tân, có diện tích là 40.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 8 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ cửa khẩu Trạm I, ấp Đông Hiệp, Tân Đông, có diện tích là 10.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 3,0 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ nông sản Tân Hưng, ấp Tân Trung B, hạng II diện tích 30.000m2, kinh phí dự kiến 4,0 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, Tân Châu sẽ có 21 chợ. Trong đó, có 03 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 18 chợ bán lẻ (hạng III).

- Huyện Trảng Bàng:

Chợ hiện có: 9 chợ: 1 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 8 chợ bán lẻ (hạng III).

* Giai đoạn 2011-2015.

Chợ cần di dời:

Di dời, xây mới chợ tạm ngã ba Hai Châu, do vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Cải tạo, nâng cấp các chợ:

+ Cải tạo, mở rộng các chợ: Thị trấn Trảng Bàng, Cầu Xe, Sóc Lào, Lộc Hưng, An Hòa, Suối Sâu, Bình Thạnh, kinh phí cải tạo bình quân 1 chợ khoảng 1,5 tỷ đồng.

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Xây dựng mới chợ Phước Chỉ, xã Phước Chỉ (chợ đường biên), diện tích mặt bằng 7.000-10.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Gia Lộc, xã Gia Lộc, diện tích mặt bằng là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Phước Lưu, xã Phước Lưu, diện tích mặt bằng là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ ngã ba Hai Châu, thị trấn Trảng Bàng tại vị trí mới, diện tích mặt bằng dự kiến là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ trong Khu tái định cư Bourbon An Hòa, diện tích mặt bằng là 8.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 08 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ An Bình, xã An Tịnh, diện tích 10.000 m2, vốn đầu tư dự kiến 03 tỷ đồng.

+ Xây mới chợ Phước Chỉ, xã Phước Chỉ diện tích 30.000m2, kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, Trảng Bàng sẽ có 15 chợ. Trong đó, có 01 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 14 chợ bán lẻ (hạng III).

- Huyện Bến Cầu:

Chợ hiện có: 10 chợ hạng III; trong kỳ quy hoạch dự kiến nâng cấp 3 chợ và xây mới 05 chợ, chuyển đổi công năng 2 chợ: Phước Trung và Long Khánh; cụ thể:

* Giai đoạn 2011-2015.

Chợ cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

+ Nâng cấp chợ cầu Long Thuận, ấp Long Hòa, xã Long Thuận, diện tích 19.087 m2, quy mô hạng II, kinh phí xây dựng khoảng 12 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Thị trấn Bến Cầu, diện tích 5.983 m2, quy mô hạng II, kinh phí xây dựng khoảng 3,0 tỷ đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp chợ An Thạnh, xã An Thạnh, diện tích 3.283 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

Chợ cần xây dựng mới:

+ Xây dựng mới chợ Lợi Thuận, ấp Thuận Tâm diện tích 3.000 m 2, kinh phí dự kiến 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ bàu Tràm Lớn, xã Tiên Thuận diện tích 3.000m2, kinh phí dự kiến 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ chiều Long Thuận, ấp Long Phi, xã Long Thuận diện tích 3000m2 kinh phí 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Long Chữ, diện tích 3.000m2 kinh phí dự kiến 2,5 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020.

+ Xây dựng mới chợ Rừng Dầu, xã Tiên Thuận, diện tích 3.000m2, kinh phí 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Long Thuận, xã Long Thuận, diện tích 30.000m2, kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Cây Me, xã Long Thuận, diện tích 50.000m2, kinh phí khoảng 3,0 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Long Phước, xã Long Phước, diện tích 30.000m2, kinh phí khoảng 3,0 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ Long Cường, xã Long Khánh, diện tích 30.000m2, kinh phí khoảng 3,0 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Bến Cầu sẽ có 14 chợ. Trong đó, có 2 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (hạng II) và 12 chợ hạng III.

- Huyện Gò Dầu:

Chợ hiện có: 8 chợ, trong đó có 01 chợ hạng II và 7 chợ hạng III

* Giai đoạn 2011-2015:

Các chợ cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

+ Cải tạo, nâng cấp chợ Phước Thạnh, ấp Phước Hội, diện tích 1.388 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Phước Trạch, ấp Cây Nính, quy mô chợ hạng II, diện tích 7.137 m2, kinh phí dự kiến 2 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Thạnh Đức, ấp Bến Đình, diện tích 2.200 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1-1,5 tỷ đồng.

+ Cải tạo chợ Hiệp Thạnh, ấp Đá Hàng, diện tích 7.600 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1-1,5 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Cẩm Giang, ấp Cẩm Thắng diện tích 1.527m2, kinh phí dự kiến 2 tỷ đồng.

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Xây dựng mới chợ Cẩm An, xã Cẩm Giang, diện tích 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

Các chợ cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

+ Mở rộng chợ thị trấn Gò Dầu, quy mô hạng I, kinh phí xây dựng khoảng 5 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Bàu Đồn, ấp 4, diện tích 4.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng dự kiến 2,0 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Phước Đông, ấp Suối Cao, diện tích 4000 m2, quy mô hạng III, kinh phí 1,5 tỷ đồng.

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Xây dựng mới chợ Thanh Phước, ấp Trâm Vàng (Trâm Vàng 2), xã Thanh Phước, diện tích 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Gò Dầu sẽ có 10 chợ. Trong đó, có 2 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ (1 chợ hạng I, 1 chợ hạng II) và 8 chợ bán lẻ (hạng III).

- Huyện Châu Thành:

Chợ hiện có: 18 chợ hạng III

* Giai đoạn 2011-2015.

Chợ cần nâng cấp, mở rộng:

+ Nâng cấp, mở rộng chợ Cầu Da, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước với diện tích 1.462 m2, kinh phí dự kiến 1 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chợ Hòa Bình, ấp Thành Bắc, xã Thành Long với diện tích 9.998m2, vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ đồng.

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Di dời xây mới chợ Thanh Điền, ấp Thanh Sơn, diện tích 996 m2, kinh phí dự kiến 1,5 tỷ đồng.

+ Di dời xây mới chợ Bình Phong, xã Thái Bình, kinh phí dự kiến 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới các chợ: Chợ Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi; Long Đại, xã Long Vĩnh; chợ ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền; chợ Hòa Hội, ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội; diện tích bình quân 1 chợ là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng bình quân 1 chợ khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới chợ cửa khẩu Phước Tân, xã Thành Long, diện tích 5.000m2, kinh phí dự kiến 7,5 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

Các chợ cần xây dựng mới:

+ Chợ Long Chẩn, xã Long Vĩnh; chợ An Bình, xã An Bình; Trí Bình, ấp Xóm Ruộng; diện tích bình quân 1 chợ là 3.000 m2, quy mô hạng III, kinh phí xây dựng bình quân 1 chợ là 2,5 tỷ đồng.

+ Chợ Vàm Trảng Trâu, xã Biên Giới diện tích 30.000m2, quy mô hạng III, kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

+ Chợ Phước Trung, xã Phước Vinh diện tích 30.000m2, quy mô hạng III, kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

Dự kiến đến năm 2020, huyện Châu Thành sẽ có 27 chợ bán lẻ (hạng III).

Như vậy đến năm 2020 dự kiến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ có 146 chợ và trung tâm bán buôn, bán lẻ. Trong đó, có 13 chợ vừa bán buôn vừa bán lẻ, 129 chợ bán lẻ, 01 trung tâm giới thiệu và sàn giao dịch hàng hóa, 01 trung tâm bán buôn gia súc, gia cầm và 02 chợ đầu mối.

4.2. Quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại.

Dự kiến tập trung phát triển hệ thống trung tâm thương mại tại thị xã Tây Ninh và tại trung tâm các huyện, thị. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện phát triển dân số, quy hoạch dân cư và phát triển đô thị cũng như quá trình cải thiện thu nhập và mở rộng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, quá trình phát triển sản xuất và mở rộng các nguồn cung ứng hàng hóa,... Hệ thống trung tâm thương mại được hình thành mới sẽ khác nhau về số lượng, quy mô cũng như thời gian xây dựng tuỳ theo từng địa bàn. Cụ thể như sau:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 trung tâm thương mại là trung tâm thương mại Hiệp Thành (hạng I), trung tâm thương mại dịch vụ Quốc tế Phi Long thuộc KTCK Mộc Bài và trung tâm thương mại Long Hoa, thị trấn Hòa Thành hiện nay đang được xây dựng (hạng III). Dự kiến phát triển thêm 09 trung tâm thương mại, 01 trung tâm hội chợ, triển lãm tại các huyện, thị như sau: Thị xã Tây Ninh (02 TTTM), huyện Hòa Thành (01 TTHCTL), huyện Tân Châu (01 TTTM), huyện Trảng Bàng (02 TTTM), huyện Gò Dầu (01 TTTM), huyện Dương Minh Châu (01 TTTM), huyện Châu Thành (01 TTTM), huyện Bến Cầu (01 TTTM). Như vậy đến năm 2020, tổng số trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 12 trung tâm thương mại và 01 Trung tâm hội chợ, triển lãm.

Dự kiến vị trí không gian của hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo các huyện, thị xã như sau:

- Thị xã Tây Ninh.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới 01 trung tâm thương mại khu vực Phường 2 (Quân y viện cũ), diện tích mặt bằng là 14.000m2, diện tích kinh doanh 10.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư dự kiến khoảng 60 tỷ đồng.

- Xây dựng mới 01 trung tâm thương mại thuộc khu vực phường 4, diện tích kinh doanh 10.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư dự kiến khoảng 60 tỷ đồng.

- Huyện Tân Châu.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng mới 01 trung tâm thương mại tại khu phố 1 với diện tích dự kiến 10.000m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư tối thiểu 60 tỷ đồng.

- Huyện Trảng Bàng.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới trung tâm thương mại Lộc An, thị trấn Trảng Bàng diện tích mặt bằng là 1,6 ha, diện tích kinh doanh 10.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư dự kiến 60 tỷ đồng.

- Xây dựng mới trung tâm thương mại An Hòa, trong Khu dân cư - tái định cư Bourbon - An Hòa, diện tích kinh doanh 10.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư dự kiến là 60 tỷ đồng.

- Huyện Gò Dầu.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới 01 trung tâm thương mại, tại UBND huyện và Công an cũ, diện tích mặt bằng là 1,5 ha, diện tích kinh doanh tối thiểu là 10.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư tối thiểu là 60 tỷ đồng.

- Huyện Bến Cầu.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng mới trung tâm thương mại thị trấn Bến Cầu quy mô hạng III có diện tích kinh doanh 10.000 m2 Vốn đầu tư dự kiến 60 tỷ đồng.

- Huyện Hòa Thành.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm thương mại Long Hoa bao gồm cả siêu thị, phòng hội nghị, hội thảo, diện tích mặt bằng là 2,5 ha, diện tích kinh doanh tối thiểu là 20.000 m2, quy mô hạng III, vốn đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng.

- Xây dựng trung tâm hội chợ, triển lãm tại khu vực ấp Long Trung, xã Long Thành Trung với diện tích khoảng 03 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 50 tỷ đồng.

- Huyện Dương Minh Châu.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng Trung tâm thương mại Dương Minh Châu tại khu tam giác ấp Ninh Hòa, xã Bàu Năng diện tích 10 ha diện tích kinh doanh khoảng 20.000 m2, TTTM hạng II; vốn đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.

- Huyện Châu Thành.

* Giai đoạn 2011-2015:

Xây dựng TTTM huyện Châu Thành tại khu phố III, thị trấn Châu Thành, diện tích mặt bằng 6,8 ha, diện tích kinh doanh 20.000 m2, quy mô hạng II; Vốn đầu tư dự kiến 60 tỷ đồng.

4.3. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có 07 siêu thị (trong đó, có 06 siêu thị thuộc khu KTCK Mộc Bài). Dự kiến phát triển thêm 11 siêu thị tại các huyện, thị như sau: Thị xã Tây Ninh (04 siêu thị), huyện Tân Biên (01 siêu thị), huyện Tân Châu (02 siêu thị), huyện Trảng Bàng (01 siêu thị), huyện Bến Cầu (01 siêu thị), huyện Hòa Thành (01 siêu thị); huyện Châu Thành (02 siêu thị). Như vậy, đến năm 2020, tổng số siêu thị trên địa bàn tỉnh là 19 siêu thị.

Dự kiến phát triển các siêu thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo các huyện, thị như sau:

- Thị xã Tây Ninh.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới 01 siêu thị tổng hợp tại vị trí bến xe cũ, diện tích 2.000 m2, hạng II, vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng;

- Xây dựng mới 01 siêu thị tổng hợp tại ngã 4 Bách Hóa cũ, diện tích dự kiến 1.780m2, hạng II, vốn đầu tư dự kiến 40 tỷ đồng.

- Xây dựng siêu thị CoopMart tại phường 3, thị xã Tây Ninh.

- Xây dựng siêu thị Chi nhánh Viettel Tây Ninh tại khu vực Phường 3, thị xã Tây Ninh, diện tích 1.072m2, vốn dự kiến đầu tư 40 tỷ đồng.

- Huyện Tân Biên.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới 01 siêu thị trung tâm, kinh doanh tổng hợp tại Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát Tân Biên, diện tích 23.200 m2, hạng I, vốn đầu tư tối thiểu 100 tỷ đồng.

- Huyện Tân Châu.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng 01 siêu thị tổng hợp tại khu vực thị trấn, diện tích 6.000 m2, hạng II, vốn đầu tư tối thiểu 40 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng 01 siêu thị hạng I tại khu phố II, thị trấn Tân Châu, có diện tích mặt bằng 15.000m2 vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng.

- Huyện Trảng Bàng.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới siêu thị kinh doanh tổng hợp tại khu vực thị trấn, diện tích 1.000 m2, hạng II, vốn đầu tư tối thiểu 05 tỷ đồng.

- Huyện Bến Cầu.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng 01 siêu thị trong khu Thương mại - Dịch vụ Long Chữ diện tích 4.000 m2, quy mô hạng II, vốn đầu tư dự kiến 24 tỷ đồng.

- Huyện Hoà Thành.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng siêu thị kinh doanh tổng hợp trong trung tâm thương mại Long Hoa, diện tích 5.000 m2, hạng I, vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng.

- Huyện Châu Thành.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng siêu thị hạng III tại khu chung cư ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, diện tích 5.000 m2, vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng.

- Xây dựng siêu thị hạng II tại cụm công nghiệp ấp Thanh Sơn, xã Thanh Điền, diện tích mặt bằng 10.000 m2, vốn đầu tư dự kiến 25 tỷ đồng.

4.4. Quy hoạch phát triển các khu thương mại – dịch vụ.

- Các điều kiện phát triển của các khu thương mại – dịch vụ là: Khu vực có nhiều hộ kinh doanh, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao và cơ cấu ngành nghề tương đối đa dạng; nằm ở vị trí trung tâm của thị trấn, thị tứ, khu vực sản xuất tập trung, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, mật độ dân cư khá tập trung và nhu cầu mua bán tương đối khá.

- Về tính chất, các khu thương mại – dịch vụ sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong khu vực, cung ứng vật tư sản xuất có tính phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Mục tiêu quan trọng hơn cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch là các trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực là đầu mối tổ chức khai thác các nguồn hàng được sản xuất ra tại địa phương và các vùng lân cận để cung ứng trực tiếp cho các thị trường khác, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh.

- Các loại hình thương mại cần phát triển tại khu thương mại – dịch vụ bao gồm: Các cửa hàng thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua bán của dân cư và các khu, cụm công nghiệp tại các địa bàn đó; các siêu thị; các dãy cửa hàng chuyên doanh và tổng hợp, các dịch vụ ăn uống, giải trí, mỹ viện, sửa chữa và may mặc...

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ phát triển 13 khu thương mại - dịch vụ, dự kiến xây dựng tại các huyện, thị như sau: Thị xã Tây Ninh (01 khu), Tân Châu (03 khu), Tân Biên (02 khu) Trảng Bàng (02 khu), Bến Cầu (01 khu), Dương Minh Châu (01 khu), Châu Thành (02 khu), Gò Dầu (01 khu). Cụ thể, dự kiến vị trí không gian của hệ thống khu thương mại - dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo các huyện, thị như sau:

- Thị xã Tây Ninh.

* Giai đoạn 2011-2015: Xây dựng khu thương mại - dịch vụ sau:

Khu thương mại – dịch vụ (gồm chợ đầu mối trái cây, hàng thủ công mỹ nghệ, trung tâm giới thiệu hàng hoá, điểm dừng chân phục vụ khách du lịch) tại ngã tư xã Ninh Sơn, diện tích 05 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng.

Khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư thị xã và khách du lịch đến núi Bà Đen.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của khu thương mại – dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực có giao lộ của các tuyến QL 22, ĐT790, ĐT784 và ĐT785, trong đó QL 22 là trục chính nối với huyện Hòa Thành và thành phố HCM, ĐT785 nối Thị xã với thị trấn Tân Châu và ĐT790 nối với thị trấn Dương Minh Châu. Đây là khu vực có điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, là đầu mối giao lưu buôn bán, trung chuyển hàng hóa từ TP.HCM qua Hòa Thành về Thị xã và ngược lại.

- Huyện Tân Biên.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng khu thương mại - dịch vụ tại cửa khẩu Chàng Riệc, diện tích 05 ha, vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

- Xây dựng khu thương mại - dịch vụ tại thị trấn Tân Biên, diện tích 4.000 m2, vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng.

- Huyện Tân Châu.

* Giai đoạn 2016-2020: xây dựng các khu thương mại - dịch vụ sau:

+ Xây dựng khu thương mại – dịch vụ tại khu vực Vạc Sa, diện tích 05 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng.

+ Khu thương mại – dịch vụ tại khu vực cửa khẩu Kà Tum, diện tích 05 ha, vốn đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng.

+ Xây dựng khu thương mại tổng hợp tại đường D14, ấp Tân Xuân, xã Tân Phú diện tích 1,5- 2,0ha vốn đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng.

Các khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các hạng hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư thị trấn Tân Châu, các xã Tân Phú, Tân Thành, Suối Dây, Suối Ngô, Tân Hà, một phần dân cư huyện Tân Biên gồm các xã Thạnh Bắc, Thạnh Bình, huyện giáp biên thuộc Campuchia và khách du lịch đến hồ Dầu Tiếng; phục vụ cho hoạt động thương mại dịch vụ tại cửa khẩu.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của các khu thương mại – dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực có giao lộ của các tuyến ĐT785 nối thị trấn Tân Châu với thị xã Tây Ninh và các cửa khẩu quốc gia Kà Tum, cửa khẩu phụ Vạc Sa, ĐT792 nối Vạc Sa, xã Tân Hà của huyện Tân Châu với cửa khẩu phụ Chàng Riệc, khu du lịch Căn cứ Trung ương Cục miền Nam của huyện Tân Biên, tạo điều kiện giao lưu người và hàng hóa, là đầu mối giao lưu buôn bán, trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch thị xã Tây Ninh, huyện Tân Châu với Campuchia và ngược lại.

- Huyện Trảng Bàng.

* Giai đoạn 2011-2015:

+ Xây dựng khu thương mại - dịch vụ (kết hợp điểm dừng chân khách du lịch) tại khu vực ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc; diện tích dự kiến là 05ha, vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

+ Xây dựng khu thương mại–dịch vụ trong Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời; diện tích dự kiến 05ha, vốn đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng.

Các khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư thị trấn Trảng Bàng và khách du lịch.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của các khu thương mại – dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực có giao lộ của các tuyến QL22, ĐT6 và ĐT6B nối thị trấn Trảng Bàng với Thành phố Hồ Chí Minh, thị trấn Gò Dầu và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá giữa Trảng Bàng với TP.Hồ Chí Minh, huyện Gò Dầu, thị xã Tây Ninh, phục vụ dân cư địa phương và khách du lịch dừng chân tại thị trấn.

- Huyện Bến Cầu.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng khu thương mại - dịch vụ gần khu công nghiệp Long Chữ, xã Long Chữ, phục vụ dân cư khu tái định cư và công nhân, diện tích 01 ha, vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.

Khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư thị trấn Bên Cầu, thị trấn Gò Dầu, các xã Phước Lưu, Bình Thạnh của huyện Trảng Bàng, dân cư khu vực xã Long Chữ, Long Giang, Long Phước của Bến Cầu và khách du lịch từ TP.Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, sang Campuchia và ngược lại.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của các khu thương mại – dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực có giao lộ của các tuyến QL22, ĐT786 nối thị trấn Bến Cầu với thị trấn Gò Dầu và khu vực đối diện của Campuchia và thị trấn Trảng Bàng và với thành phố Hồ Chí Minh, ĐT786 nối thị trấn Bến Cầu với các xã Long Chữ và Long Giang và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bến Cầu.

- Huyện Dương Minh Châu.

* Giai đoạn 2011-2015:

Xây dựng khu thương mại - dịch vụ tại khu vực chợ thị trấn (hình thành trung tâm mua sắm, bán buôn hàng công nghiệp), diện tích 1,1 ha, vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư thị trấn Dương Minh Châu và khách du lịch đến hồ Dầu Tiếng.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của khu thương mại – dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực tuyến ĐT781 nối thị trấn Dương Minh Châu với thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành, là những trung tâm kinh tế, thương mại lớn của tỉnh, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa giữa các khu vực này.

- Huyện Châu Thành.

* Giai đoạn 2011-2015:

+ Xây dựng khu thương mại - dịch vụ tại khu vực chợ thị trấn, diện tích 4,9 ha, vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

+ Khu thương mại - dịch vụ Phước Tân (tại khu vực cửa khẩu chính Phước Tân), diện tích 05 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng.

Các khu thương mại - dịch vụ này đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư huyện Châu Thành và hoạt động thương mại, dịch vụ tại cửa khẩu.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển của khu thương mại-dịch vụ này là:

Nằm trên các khu vực có các tuyến QL22, ĐT781 nối thị trấn Châu Thành với thị xã Tây Ninh và các cửa khẩu quốc gia Phước Tân, cửa khẩu phụ Tà Nông, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa chính ngạch và tiểu ngạch với Campuchia và với thị xã Tây Ninh.

- Huyện Gò Dầu.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng khu thương mại - dịch vụ Bàu Đồn tại ấp 4, xã Bàu Đồn, diện tích dự kiến 10.000 m2, vốn đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng.

4.5. Quy hoạch phát triển hệ thống kho tàng gắn với các bến bãi ven sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn

Từ nay đến năm 2020, dự kiến quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng gắn với các bến bãi hiện hữu hoặc cần phát triển thêm dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn nhằm phục vụ cho hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa bằng đường sông giữa Tây Ninh với các địa bàn khác, chủ yếu là các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Trên hệ thống 34 bến bãi ven sông, xây dựng 13 kho hàng gắn liền với các bến có điều kiện phát triển:

- Huyện Trảng Bàng: Xây dựng 06 bến sông tại các địa điểm:

+ Cầu hàng, xã An Hòa.

+ An Thới, ấp An Thới, xã An Hòa.

+ Phước Lập, ấp Phước Lập, xã Phước Chỉ.

+ Phước Long, ấp Phước Long, xã Phước Chỉ.

+ Ngã tư Bùng Binh - Hưng Thuận.

+ Ngã ba Lộc Thuận - Hưng Thuận.

Trong đó xây dựng 01 kho hàng tại bến sông: An Thới (ấp An Thới, xã An Hòa).

- Huyện Dương Minh Châu: Xây dựng 01 bến sông, 01 kho hàng tại: Ấp 1, xã Bến Củi.

- Huyện Bến Cầu: Xây dựng 08 bến ven sông tại các địa điểm:

+ Bến Đình, ấp B, xã Tiên Thuận.

+ Bến Nhà Vuông, ấp Bàu Tràm Lớn, xã Tiên Thuận.

+ Bến Đường Cộ, ấp B, xã Tiên Thuận.

+ Bến Bàu Gõ, ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận.

+ Rạch Vàm Bão, ấp Long Châu, xã Long Khánh.

+ Ấp Bến, xã An Thạnh.

+ Đìa Xù, khu phố 1, thị trấn.

+ Bến tàu Long Giang, xã Long Giang.

Trong đó xây dựng 02 kho hàng tại các bến sông: Bến Đình (ấp B, xã Tiên Thuận) và tại ấp Bến (xã An Thạnh).

- Huyện Châu Thành: Xây dựng 12 bến ven sông tại các địa điểm:

+ Gò Chai, ấp Long Chẩn, xã Long Vĩnh.

+ Bến Cây, ấp Trà Sim, xã Ninh Điền.

+ Gò Nổi, ấp Gò Nổi, xã Ninh Điền.

+ Đồi Thơ, ấp Phước Hoà, xã Phước Vinh.

+ Cây Ổi, ấp Cây Ổi, xã Hoà Thạnh.

+ Tầm Long, ấp Tầm Long, xã Trí Bình.

+ Trí Bình, ấp Xóm Ruộng, xã Trí Bình.

+ Lồ Cồ, ấp Lồ Cồ, xã Biên Giới.

+ Hoà Bình, ấp Hòa Bình, xã Hòa Hội.

+ Thốt Nốt, ấp Thanh Bình, xã An Bình.

+ Bến Sỏi, ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long.

+ Bến Trung Dân, ấp Phước Hòa, xã Phước Vinh.

Trong đó, xây dựng 05 kho hàng tại các bến sông: Gò Chai (ấp Long Chẩn, xã Long Vĩnh); Cây Ổi (ấp Cây Ổi, xã Hòa Thạnh); Đồi Thơ (ấp Phước Hòa, xã Phước Vinh); Bến Sỏi (ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long); Trung Dân (ấp Phước Hòa, xã Phước Vinh).

- Huyện Gò Dầu: xây dựng 03 bến ven sông tại các địa điểm:

- Thị trấn Gò Dầu (chợ Gò Dầu).

- Bến Mương (ấp Bến Mương, xã Thạnh Đức).

- Đá Hàng (ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh).

Trong đó xây dựng 02 kho hàng tại bến sông thị trấn Gò Dầu và Đá Hàng.

- Huyện Hoà Thành: Xây dựng 04 bến ven sông tại các địa điểm:

+ Long Bình, xã Long Thành Nam.

+ Bến Kéo, Ấp Long Yên, xã Long Thành Nam.

+ Trường Huệ, xã Trường Tây.

+ Trường Đông ấp Trường Ân, xã Trường Đông.

Trong đó xây dựng 02 kho hàng tại bến sông: Bến Kéo (ấp Long Yên, xã Long Thành Nam), Trường Đông (ấp Trường Ân, xã Trường Đông).

Như vậy, đến năm 2020, Tây Ninh sẽ có 34 bến bãi ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông; trong đó, xây dựng 13 kho hàng kèm theo các bến sông có điều kiện phát triển. Mỗi kho hàng và bến bãi có diện tích từ 2.000 – 3.000 m2, vốn đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 02 tỷ đồng/kho hàng và bến, tổng vốn đầu tư cho hệ thống kho hàng, bến sông đến năm 2020 dự kiến khoảng 38,5 tỷ đồng. (Dự kiến giai đoạn 2011-2015: 17,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 21,0 tỷ đồng); trong đó, đầu tư xây dựng bến bãi là 17,5 tỷ đồng và kho hàng là 21 tỷ đồng.

4.6. Quy hoạch phát triển các loại hình kho thương mại, kho chuyên dùng

Bên cạnh việc xây dựng các kho hàng gắn với các bến bãi ven sông; Tây Ninh cần phải xây dựng các cụm kho thương mại tổng hợp để đáp ứng nhu cầu dự trữ, phát luồng của các nhà phân phối chuyên nghiệp, các nhà sản xuất …nhằm cung ứng vật tư cho sản xuất, nhu yếu phẩm cho tiêu dùng và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh ra bên ngoài.

Dự kiến từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng 19 cụm kho thương mại, kho chuyên dùng như sau:

* Thị xã Tây Ninh.

- Xây dựng cụm kho thương mại tổng hợp tại xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh với diện tích dự kiến 15 ha vốn đầu tư dự kiến 45 tỷ đồng.

* Huyện Bến Cầu.

- Xây dựng cụm kho thương mại tổng hợp tại khu vực chợ Cây Me, ấp Long Hưng, xã Long Thuận, diện tích 03 ha, vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ đồng.

- Cụm kho TM tổng hợp, bãi chứa container tại xã An Thạnh, diện tích dự kiến 15 ha, vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.

- Kho vật tư nông nghiệp tại xã Long Chữ, diện tích dự kiến 01 ha, vốn đầu tư dự kiến 05 tỷ đồng.

- Kho vật tư nông nghiệp tại xã Lợi Thuận, diện tích dự kiến 01 ha, vốn đầu tư dự kiến 05 tỷ đồng.

* Huyện Châu Thành.

- Xây dựng 03 cụm kho vật tư nông nghiệp tại các xã: Hòa Hội, Thanh Điền, Long Vĩnh; diện tích dự kiến mỗi cụm 01 ha, vốn đầu tư 03 tỷ đồng.

* Huyện Dương Minh Châu.

- Xây dựng cụm kho vật tư nông nghiệp tại ấp Ninh Hưng, xã Chà Là, diện tích 01 ha, vốn đầu tư dự kiến 05 tỷ đồng.

* Huyện Trảng Bàng.

- Xây dựng cụm kho TM tổng hợp tại xã Phước Chỉ, diện tích 05 ha, vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ đồng.

- Cụm kho trung chuyển gia súc khu vực đường cầu ông Sãi, xã Bình Thạnh, diện tích 03 ha, vốn đầu tư dự kiến 4,5 tỷ đồng.

* Huyện Tân Châu:

- Cụm kho TM tổng hợp tại ấp Tân Xuân, xã Tân Phú với diện tích 04 ha, vốn đầu tư dự kiến 06 tỷ đồng.

- Kho TM tổng hợp tại thị trấn Tân Châu diện tích dự kiến 02 ha, vốn đầu tư tối thiểu 05 tỷ đồng.

- Cụm kho VTNN tại ấp suối Bà Chiêm Trảng Trai, xã Tân Hòa diện tích dự kiến 02 ha, vốn đầu tư dự kiến 03 tỷ đồng.

- Cụm kho tổng hợp tại ấp Hội Tân, xã Tân Hội diện tích 03ha, vốn đầu tư 05 tỷ đồng.

- Cụm kho tổng hợp tại xã Suối Ngô diện tích 02ha, vốn đầu tư 04 tỷ đồng.

- Cụm kho tổng hợp tại ấp Đông Hiệp, xã Tân Đông diện tích 02ha, vốn đầu tư 05 tỷ đồng.

* Huyện Tân Biên.

- Cụm kho TMTH ấp Suối Cạn, xã Thạnh Tây, diện tích dự kiến 03 ha, vốn đầu tư dự kiến 4,5 tỷ đồng.

- Cụm kho VTNN tại ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, diện tích dự kiến 03 ha, vốn đầu tư dự kiến 4,5 tỷ đồng.

Như vậy đến năm 2020 dự kiến trên địa bàn tỉnh có 19 cụm kho và kho chuyên dùng với diện tích đất khoảng 68 ha vốn đầu tư dự kiến 170,5 tỷ đồng.

5. Dự kiến phân kỳ đầu tư. (danh mục chi tiết thể hiện trong phụ lục).

5.1 Giai đoạn 2011-2015.

* Đối với hệ thống chợ:

- Xây dựng mới 39 chợ, trung tâm bán buôn, giới thiệu và sàn giao dịch, Trong đó: có 02 chợ đầu mối, 01 trung tâm buôn bán gia súc, gia cầm, 01 chợ hạng II và 35 chợ hạng III.

- Nâng cấp 37 chợ. Trong đó, có 06 chợ hạng II, và 31 chợ hạng III.

- Xây dựng lại trên nền cũ 07 chợ; trong đó có 1 chợ hạng I, 01 chợ hạng II và 5 chợ hạng III.

* Trung tâm thương mại, siêu thị:

- Xây dựng mới 07 trung tâm thương mại và 01 trung tâm hội chợ, triển lãm.

- Xây dựng mới 10 khu thương mại, dịch vụ.

- Xây dựng mới 10 siêu thị.

* Hệ thống Bến bãi, kho thương mại.

- Đầu tư xây dựng 34 bến sông, 13 kho hàng gắn với bến sông và 14 cụm kho thương mại độc lập.

5.2 Giai đoạn 2016-2020.

* Hệ thống chợ:

- Xây dựng mới 21 chợ. Trong đó, có 01 trung tâm giới thiệu và sàn giao dịch, 01 chợ hạng II và 19 chợ hạng III.

- Nâng cấp 15 chợ hạng III.

- Xây lại trên nền cũ 04 chợ. Trong đó, có 01 chợ hạng I và 03 chợ hạng III.

* Trung tâm thương mại, siêu thị.

- Xây dựng mới 02 trung tâm thương mại.

- Xây dựng mới 03 khu thương mại, dịch vụ.

- Xây dựng mới 02 siêu thị.

* Hệ thống kho thương mại bán buôn.

- Xây dựng mới 07 kho và cụm kho thương mại bán buôn.

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ MỚI

STT

ĐỊA PHƯƠNG

Chợ

TTTM, HCTL

Khu Thương mại-DV

Siêu thị

Bến bãi, kho hàng ven sông

Kho TM, kho chuyên dùng

1

TX Tây Ninh

3

2

1

4

-

1

2

H. Châu Thành

12

1

2

2

12

3

3

H. Hòa Thành

4

1

-

1

4

-

4

H. Dương Minh Châu

5

1

1

-

1

1

5

H. Tân Biên

10

-

2

1

-

2

6

H. Tân Châu

8

1

3

2

-

6

7

H. Bến Cầu

7

1

1

1

8

4

8

H. Gò Dầu

2

1

1

-

3

-

9

H. Trảng Bàng

7

2

2

1

6

2

Tổng cộng

58

10

13

12

34

19

6. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư. (chi tiết trong phần phụ lục)

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, VỐN ĐẦU TƯ

STT

DIỄN GIẢI

Số lượng

Nhu cầu sử dụng đất (m2)

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

Tổng số

Đã sử dụng

Nhu cầu mới

Tổng số

2011-2015

2016-2020

1

Hệ thống chợ

146

1.182.865

429.493

753.372

684,5-

692,5

473-

477

211,5-215,5

2

Trung tâm TM, HCTL

11

940.340

522.340

418.000

730

570

160

3

Khu TM-DV

13

434.000

-

434.000

2.615

1.995

620

4

Siêu thị

19

108.793

27.523

81.270

432

378

54

5

Bến bãi, kho hàng ven sông

34

83.000

-

83.000

38,5

17,5

21

6

Hệ thống kho

19

680.000

-

680.000

170,5

123,5

47

Tổng cộng

242

3.428.998

979.356

2.449.642

4.670,5-4.678,5

3.557-3.561

1.113,5-1.117,5

Nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các công trình thương mại giai đoạn 2011-2020 khá lớn (chi tiết trong bảng tổng hợp) gấp hơn 02 lần diện tích các công trình hiện có; đề nghị Sở Tài Nguyên - Môi trường đưa vào kế hoạch sử dụng đất 2011-2020.

Lượng vốn đầu tư dự kiến cũng khá lớn; căn cứ chủ trương xã hội hóa đầu tư và chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ (NĐ 114/2009/NĐ-CP và quyết định 23/QĐ-TTg) dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư nhu sau:

- Vốn Ngân sách chủ yếu hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ dự kiến 220-250 tỷ đồng; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 100-120 tỷ đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 120-150 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư ngoài Ngân sách:

+ Doanh nghiệp trong nước: 1500-2.000 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp khác: 2.500- 3.000 tỷ đồng.

PHẦN THỨ BA

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

1. Các giải pháp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến năm 2020.

Thực tế trong những năm qua cho thấy tình hình đầu tư xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ từ nguồn vốn ngân sách rất khó khăn. Vì vậy, tỉnh cần triệt để thực hiện chủ trương xã hội hoá trong đầu tư để huy động tiềm lực từ các thành phần kinh tế nhằm khắc phục hạn chế về vốn trong đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ từ ngân sách địa phương; huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội phải trên cơ sở xử lý mối quan hệ giữa chính sách quản lý khai thác cơ sở vật chất, tái đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật với cơ chế quản lý vốn, tài sản đầu tư của Nhà nước và của các tổ chức cá nhân khác. Các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến 2020 bao gồm:

1.1. Giải pháp sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

a) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương:

Để đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, khi ban hành chính sách sử dụng nguồn vốn Ngân sách cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ có quy mô càng nhỏ, tỉ lệ vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng chợ càng lớn;

- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ càng xa khu vực trung tâm huyện, thị trấn, tại xã … tỉ lệ vốn đầu tư từ ngân sách cũng càng lớn.

- Đối với hệ thống chợ, Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và chợ hạng II, III ở địa bàn nông thôn.

* Ưu tiên đầu tư xây dựng các chợ theo thứ tự sau:

- Chợ đang hoạt động, nằm trong quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng là chợ tạm hoặc chợ có cơ sở vật chất-kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng.

- Chợ xây mới tại những xã chưa có chợ, những nơi có nhu cầu về chợ để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

b) Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách trung ương: Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các chợ sau:

- Chợ đầu mối chuyên doanh hoặc tổng hợp bán buôn hàng nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hoá ở các vùng sản xuất tập trung về nông sản, lâm sản, thuỷ sản;

- Chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong danh mục của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. (đối với tỉnh trừ thị xã Tây Ninh không thuộc địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn).

- Tất cả các chợ dân sinh thuộc các xã trên địa bàn tỉnh được ngân sách Trung ương hỗ trợ (theo quyết định 23/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ)

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chợ của Trung ương được ưu tiên đầu tư xây dựng các chợ theo thứ tự sau:

- Chợ đang hoạt động, nằm trong quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng là chợ tạm hoặc chợ có cơ sở vật chất - kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng;

- Chợ xây mới tại những xã chưa có chợ, những nơi có nhu cầu về chợ để phục vụ sản xuất, xuất khẩu và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

1.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch đến 2020, tỉnh cần tăng cường tuyên truyền chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước (theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP) khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh; Cụ thể:

a) Thu hút vốn từ thương nhân đầu tư phát triển hệ thống chợ.

Căn cứ Nghị định 114/2009/NĐ-CP tất cả các chợ trên địa bàn các huyện của tỉnh đều thuộc diện được ngân sách hỗ trợ đầu tư, song trên thực tế nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống chợ rất lớn mà ngân sách thì có hạn nên việc thu hút vốn từ các thương nhân kinh doanh trong chợ là biện pháp hết sức quan trọng để đảm bảo vốn đầu tư. Biện pháp cơ bản cần vận dụng là thực hiện chủ trương Nhà nước và thương nhân cùng đầu tư phát triển chợ; Trong đó Nhà nước chuẩn bị mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật (bê tông hóa nền chợ, đường nội bộ, cấp điện, thoát nước…, thương nhân đầu tư nhà chợ, quầy sạp kinh doanh.

Khuyến khích thương nhân đầu tư các chợ có quy mô lớn theo phương thức đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo quy định tại nghị định 02/2003/NĐ-CP, ngày 14/01/2003 của Chính phủ.

b) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các công trình bán buôn, bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ hiện đại trên địa bàn, tỉnh cần áp dụng các chính sách và biện pháp sau:

- Dành quỹ đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ theo quy hoạch.

- Công bố công khai các chính sách hỗ trợ, cụ thể như: Chính sách ưu đãi về giá thuê đất; chính sách cho vay vốn ưu đãi; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ...

- Đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ có lãi, tăng khả năng thu hồi vốn trên cơ sở cho phép doanh nghiệp áp dụng khung giá cho thuê diện tích kinh doanh và khung giá một số loại dịch vụ phục vụ kinh doanh quan trọng một cách hợp lý.

Như vậy, tùy theo đặc thù và khả năng huy động vốn của từng địa phương mà có thể thực hiện việc đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ theo các phương thức phù hợp như:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, nước…) đến tường rào; mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác các công trình phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ như: Chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại, hệ thống kho đầu mối, phát luồng ...

- Cho phép chủ đầu tư được huy động vốn từ các hộ kinh doanh để đầu tư các công trình thương mại bán buôn, bán lẻ.

- Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn và trực tiếp tổ chức quản lý, kinh doanh.

1.3. Giải pháp thu hút vốn nước ngoài.

- Cần có chính sách ưu đãi (về đất, về thuế...) và tổ chức xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để tạo sự hấp dẫn đầu tư đối với các doanh nghiệp, tập đoàn bán buôn, bán lẻ nước ngoài.

2. Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ; cụ thể:

- Đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân đăng ký kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

- Được vay vốn ưu đãi để xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại (được dùng công trình đang đầu tư để thế chấp vay ngân hàng).

- Được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian nhất định khi nâng cấp, mở rộng doanh nghiệp.

- Thực hiện chủ trương công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

3. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các công trình mang ý nghĩa kinh tế - xã hội cao như hệ thống chợ, khu thương mại-dịch vụ, bến bãi, kho tàng…Tùy tính chất từng công trình cụ thể nhà nước sẽ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng; Doanh nghiệp đầu tư các công trình kỹ thuật phục vụ kinh doanh.

- Đối với các công trình mang tính hiện đại, chuyên nghiệp cao như: Trung tâm thương mại, siêu thị, kho đầu mối, kho chuyên dùng nhà nước khuyến kích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành. Đối với các công trình loại này nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đến tận hàng rào công trình.

- Tất cả các chợ phải dành một số quầy, sạp để bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn.

4. Các giải pháp phát triển nguồn cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

4.1. Phát triển nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản.

Hiện nay sản xuất hàng nông sản, thực phẩm của tỉnh phân tán trên địa bàn rộng, quy mô sản xuất nhỏ, để tổ chức tiêu thụ hàng nông sản được tốt vấn đề trước hết cần giải quyết là tổ chức lại việc sản xuất hàng nông sản thực phẩm theo hướng chuyên canh và tập trung; với chủ thể sản xuất là các hộ nông dân và chủ trang trại. Việc tiêu thụ nông sản, thủy sản cho nông dân đồng nghĩa với việc cung ứng hàng hóa cho nhu cầu thị trường được tổ chức theo mô hình khởi đầu là HTX thương mại-dịch vụ và doanh nghiệp thương mại.

Tại địa bàn các vùng sản xuất nông sản tập trung và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản khuyến khích thành lập Hợp tác xã thương mại - dịch vụ thực hiện chức năng làm dịch vụ cung ứng đầu vào cho các hộ nông dân; chủ trang trại các loại vật tư cho sản xuất như: giống, thức ăn, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, nhu yếu phẩm; đồng thời tư vấn cho nông dân, chủ trang trại về nhu cầu thị trường, quy trình sản xuất, bảo quản, chất lượng sản phẩm đối với từng loại hàng hóa… Tổ chức mua lại sản phẩm do hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất ra theo hình thức hợp đồng kinh tế với giá cả theo cơ chế thị trường. Mô hình tổ chức kênh tiêu thụ hàng hóa nông sản thực phẩm, thủy sản được tổ chức theo hướng: HTX thương mại - dịch vụ; hoặc các doanh nghiệp thương mại hoạt động trên địa bàn tổ chức mạng lưới thu mua, định kỳ thu gom sản phẩm của các hộ sản xuất, các trang trại theo nguyên tắc hợp đồng hai chiều (Quyết định 80/2002/TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ) … đồng thời HTX thương mại - dịch vụ hoặc doanh nghiệp thương mại phải hướng dẫn hộ nông dân, chủ trang trại thực hiện đúng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và tổ chức bao tiêu sản phẩm với giá thị trường theo từng thời điểm.

HTX thương mại - dịch vụ hoặc doanh nghiệp thương mại sau khi thu gom hàng hóa nông sản thực phẩm sẽ tổ chức phân loại và cung ứng cho các chợ đầu mối, các đại lý, cửa hàng độc lập, thương nhân ở các chợ hoặc giao cho các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics thông qua các hợp đồng giao hàng theo kỳ hạn.

4.2. Phát triển nguồn cung ứng các mặt hàng công nghiệp.

Việc phát triển nguồn cung ứng các mặt hàng công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần được thực hiện thông qua giải pháp thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

a) Đối với các khu công nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp để cung ứng sản phẩm cho thị trường và xuất khẩu.

b) Xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Cần tổ chức tốt việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được sản xuất từ các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo uy tín để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh; ngoài ra, cần khai thác hàng hóa từ các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để cung ứng cho thị trường.

5. Giải pháp xây dựng các hệ thống phân phối bán buôn lớn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trước hết cần tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng sáp nhập hoặc liên danh thành lập tổng công ty hoặc tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ công ty con để tập trung nhân tài, vật lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quy mô đủ khả năng chi phối thị trường.

Xây dựng mối quan hệ hữu cơ với các nhà sản xuất thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp cho thị trường.

Tổ chức hệ thống tổng đại lý, đại lý theo cấp độ và theo địa bàn để tổ chức phân phối hàng hóa theo định kỳ.

Đầu tư hệ thống kho thương mại trên địa bàn tỉnh trong đó tại trung tâm tỉnh đầu tư kho đầu mối, tại các huyện đầu tư kho khu vực nhằm đảm bảo lực lượng hàng hoá thường xuyên cung ứng cho thị trường.

Tỉnh cần có chiến lược và giải pháp cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, đa dạng hóa loại hình, chuyên môn hóa ngành nghề để nâng cao năng lực và đủ khả năng chi phối thị trường, đồng thời Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối đối với một số doanh nghiệp quan trọng để có lực lượng vật chất can thiệp thị trường khi cần thiết.

6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kinh doanh bán buôn, bán lẻ trong bối cảnh đất nước đang hội nhập và mở cửa thị trường bán lẻ nội địa, cần thực hiện các biện pháp:

- Tổ chức đào tạo lại cho đội ngũ thương nhân hiện có nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có khả năng thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đối với đội ngũ lao động quản lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ tại địa phương.

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt thu hút các nhà quản lý giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

7. Giải pháp bảo vệ môi trường đối với thương mại bán buôn, mạng lưới bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chuyên doanh những mặt hàng thực phẩm, tươi sống: Rác thải phải được phân loại, thu gom và vận chuyển theo quy định của pháp luật; trong đó cần quy định rõ yêu cầu và quy trình thu gom, phân loại rác thải ngay tại cơ sở để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường trong khu vực. Chất thải trong các cơ sở này hầu hết là chất thải hữu cơ nên thời gian phân hủy nhanh, mức độ gây ô nhiễm môi trường do vi khuẩn phát tán lớn, đòi hỏi các hộ kinh doanh hàng thực phẩm, ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải có thiết bị, tủ kính che đậy, thiết bị chuyên dùng để bảo quản thức ăn; dụng cụ đựng rác thải phải có nắp đậy kín; phải đổ rác thải hàng ngày; dùng nước sạch để đun nấu, ngâm rửa thực phẩm và đồ dùng, dùng bao bì sạch để gói, đựng hàng cho khách; làm vệ sinh sạch sẽ nơi bày hàng trước và sau bán hàng.

Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ những tuyến đường vận chuyển rác thải từ các chợ tới nơi xử lý rác thải theo sự phân luồng của các cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi xú uế trong quá trình vận chuyển.

- Đối với cơ sở chuyên kinh doanh những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng (quần áo, hàng điện tử, đồ gia dụng…) mà rác thải là chất thải rắn như vỏ nhựa, chai, kính..., việc hướng dẫn bảo vệ môi trường cần hoàn thiện theo hướng phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng. Chất thải rắn phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại bằng thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

- Cần có quy định về việc quy hoạch đồng bộ thu gom và xử lý (tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp) rác thải ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ (bao gồm việc điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại các chợ; đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế rác thải; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, khu chôn lấp chất thải; lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý rác thải; xác định tiến độ và nguồn lực việc thu gom và xử lý rác thải, nước thải…).

- Thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hàng năm các cơ sở bán buôn, bán lẻ phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường trong hoạt động kinh doanh và cam kết thực hiện bảo vệ môi trường theo luật định.

8. Giải pháp nhằm xóa bỏ các chợ tự phát và xây dựng các chợ bán lẻ mới theo quy hoạch.

Chợ tự phát được hình thành là cả một quá trình lâu dài ban đầu chỉ một vài hộ không có điều kiện để kinh doanh trong chợ chính thống; họ tìm chỗ ngã ba, ngã tư nơi vệ đường có thể bày bán những mặt hàng thực phẩm tươi sống với vài mớ rau, con cá. Người qua đường thấy có món hàng mình cần liền ghé lại mua không cần phải gửi xe mua xong đi liền vừa nhanh lại tiện… trong khi đó những người có chức năng chuyên môn nhưng thiếu trách nhiệm, không có biện pháp ngăn chặn nên lâu dần thành chợ tự phát đông đúc gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng mỹ quan đô thị khó dẹp bỏ. Muốn xóa bỏ chợ tự phát trả lại mỹ quan cho đô thị, phải kết hợp nhiều biện pháp: Giáo dục, hành chính, kinh tế và phải bố trí được chỗ mua bán thay thế chợ tự phát. Để giải tỏa chợ tự phát, trước hết cơ quan chức năng cần tổ chức gặp mặt những người đang buôn bán tại chợ tự phát để phổ biến chủ trương giải tỏa chợ và dự kiến bố trí chợ mới đồng thời lắng nghe, trưng cầu ý kiến đề xuất địa điểm mới thay thế chợ tự phát của những người đang buôn bán tại chợ cần giải tỏa. Từ đó tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền và những người mua bán về việc giải tỏa chợ tự phát và hình thành điểm chợ mới.

Đối với việc phát triển các chợ mới theo quy hoạch khi chọn địa điểm xây dựng bước quan trọng đầu tiên nhà đầu tư cần tham khảo, lắng nghe ý kiến của những người sẽ kinh doanh trong chợ vì chính họ là những người quyết định sự thành bại của chợ theo nguyên lý: Có người bán sẽ có người mua mà nơi nào có người bán có người mua thì nơi đó có thể trở thành “chợ”.

Chợ là nơi mua bán, trao đổi tiền – hàng là nơi đem lại lợi nhuận cho người kinh doanh; nhưng đối với xã hội cần phải nhận thức rằng chợ là công trình phúc lợi có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và xã hội; có những chợ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách (chợ thị xã, thị trấn…) nhưng có những chợ ngân sách không thu được lợi mà trái lại còn phải cấp bù để nuôi bộ máy quản lý (chợ vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc) vì vậy khi xây dựng định mức phí, lệ phí chợ phải tính toán sao cho phù hợp với đặc thù của từng chợ để tránh tình trạng “Chợ xây xong nhưng người dân không chịu vào chợ để bán mà che lều tạm bợ ngay bên cạnh chợ để bán hàng”.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công bố công khai quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công bố rộng rãi, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch.

- Triển khai thực hiện quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được phê duyệt và các chỉ tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu của kỳ tới cho phù hợp với tình hình thực tế ...

2. Công bố công khai các chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với nhà đầu tư.

- Để thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn và hiện đại, Sở Công thương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành Quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại - Du lịch để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên thế giới vào đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.

- Để tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, Sở Công thương phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy định về các hành vi giao dịch, mua bán hàng hoá trên địa bàn, trình UBND tỉnh ban hành như:

+ Quy định về hành vi giao dịch của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ trật tự thị trường trong lĩnh vực lưu thông, thúc đẩy thị trường hàng tiêu dùng của tỉnh phát triển ổn định và sôi động, đưa hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn đi vào nề nếp.

+ Quản lý hoạt động khuyến mãi của các doanh nghiệp bán lẻ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ, thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển lành mạnh, có trật tự.

+ Quy định thực hiện quản lý, giám sát hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo các cơ sở bán buôn, bán lẻ hoạt động có trật tự và hiệu quả...

- Sở Công thương từng bước chuẩn bị các điều kiện tiến tới thành lập Hiệp hội các nhà phân phối của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển ngành, thực hiện các chương trình liên kết giữa các nhà phân phối của Tây Ninh với các nhà phân phối trong và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.

a) Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu trình UBND tỉnh xem xét quyết định các dự án đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ hạng I, TTTM, siêu thị,...). Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo quy hoạch.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB hàng năm, cần bố trí vốn đầu tư hợp lý cho nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thương mại phục vụ phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

c) Sở Tài chính: Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các quy định khung giá hay mức phí cho thuê hoặc bán điểm kinh doanh có thời hạn kinh doanh của mỗi loại hình bán buôn, bán lẻ như chợ, siêu thị, TTTM ..., cũng như các quy định khác về tổ chức các dịch vụ có thu theo hướng tăng cường tính chủ động cho các doanh nghiệp kinh doanh, phát triển hoạt động bán buôn, bán lẻ.

d) Sở Giao thông - Vận tải: Lập kế hoạch khảo sát, thiết kế và đề xuất đầu tư xây dựng đối với các trục giao thông kết nối các cụm thương mại với tuyến trục giao thông chính, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của địa phương. Đồng thời, tiến hành quy hoạch và khảo sát thiết kế các tuyến giao thông gắn với chợ đảm bảo lưu thông thuận tiện cho người và hàng hóa qua các cơ sở bán buôn, bán lẻ, nhất là đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ mới xây dựng.

e) Sở Xây dựng: Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn chi tiết các quy định và trình tự thực hiện dự án xây dựng đối với các chủ đầu tư xây dựng cơ sở bán buôn, bán lẻ phù hợp với yêu cầu của các quy định về xây dựng cơ bản.

f) Sở Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, phối hợp với các huyện, thị xã bố trí đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các công trình phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ, đặc biệt đối với các công trình được mở rộng hoặc sẽ được xây dựng mới. Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh môi trường trong các cơ sở bán buôn, bán lẻ hoạt động trên địa bàn tỉnh.

g) Đối với UBND các huyện, thị xã

- Căn cứ quy hoạch cần xác định cụ thể kế hoạch đầu tư, xây dựng nâng cấp mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thời kỳ đến 2020, trong đó cần xác định nguồn vốn đầu tư để có giải pháp huy động vốn cho phù hợp.

- Phối hợp với các Sở Giao Thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Y tế, Công thương tiến hành kiểm tra và lập lại trật tự về giao thông, môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn, trực tiếp xử lý các vi phạm đã và đang xảy ra. Giao trách nhiệm cụ thể cho các doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý cơ sở bán buôn, bán lẻ; ban quản lý hoặc tổ quản lý thực hiện việc quản lý, đảm bảo về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên tại các cơ sở.

- Trong khi chờ Nhà nước ban hành các thiết kế mẫu đối với từng loại hình bán buôn, bán lẻ, việc thiết kế xây dựng trước mắt phải chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước, rác thải ...

- Hàng năm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý mạng lưới bán buôn, bán lẻ các cấp theo trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.

 

 



([1] ) Số liệu Cục Thống kê Tây Ninh cung cấp

([2]Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX

([3])  Quy hoach tổng thể KTXH  tỉnh 2006-2020.

([4])  Theo NQ Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX và QHTT KTXH 2006-2020.

([5])  (số liệu sơ bộ)