ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2013/QĐ-UBND | Long An, ngày 05 tháng 09 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 605/TTr-SNV ngày 14/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính và các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, gồm: Sở ngành tỉnh và tương đương; ban, chi cục và tương đương thuộc Sở; UBND huyện, thị xã, thành phố và các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An.
QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 2. Thẩm quyền của UBND tỉnh
1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể:
a) Các Sở ngành tỉnh và tương đương.
b) Các phòng, ban, chi cục và tương đương trực thuộc Sở.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Sở ngành tỉnh phải báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh phê chuẩn.
2. Quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở ngành tỉnh, chi cục và tương đương trực thuộc Sở theo hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương.
4. Đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hướng dẫn của Chính phủ.
Điều 3. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh phê chuẩn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
2. Thẩm định, trình UBND tỉnh thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng, ban, chi cục và tương đương thuộc Sở.
3. Trình UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở ngành tỉnh; các chi cục và tương đương thuộc Sở theo quy định của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương.
Điều 4. Thẩm quyền của Thủ trưởng Sở ngành tỉnh
1. Xây dựng Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng, ban, chi cục và tương đương trực thuộc Sở ngành tỉnh, gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định. Đối với tổ chức đề nghị thành lập mới phải xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ngay khi xây dựng Đề án thành lập.
2. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn và tương đương trực thuộc Sở ngành tỉnh.
3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng chuyên môn thuộc chi cục và tương đương trực thuộc Sở theo cơ cấu tổ chức đã được UBND tỉnh quyết định.
4. Ban hành quy chế làm việc của Sở ngành tỉnh, chi cục và tương đương trực thuộc Sở.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) theo hướng dẫn của UBND tỉnh và quy định của pháp luật. Đối với tổ chức dự kiến thành lập mới phải xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ngay khi xây dựng Đề án thành lập.
2. Quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của các phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện theo quy định của Bộ ngành Trung ương.
Điều 6. Thẩm quyền của Chi cục trưởng và tương đương thuộc Sở
1. Xây dựng Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn thuộc chi cục trình cơ quan chủ quản xem xét, gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Xây dựng, trình Giám đốc Sở ban hành quy chế làm việc của chi cục; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn thuộc chi cục.
Điều 7. Thẩm quyền của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh
1. UBND tỉnh:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị.
b) Phê duyệt, tổng hợp danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của tỉnh, gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và tương đương trực thuộc và UBND cấp huyện lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
b) Trình HĐND tỉnh phân bổ biên chế công chức theo chỉ tiêu Bộ Nội vụ giao và triển khai thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
c) Chỉ đạo thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về quản lý biên chế công chức theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan hành chính thuộc tỉnh.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng biên chế công chức thuộc thẩm quyền.
Điều 8. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Giúp UBND tỉnh thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc HĐND và UBND tỉnh; HĐND và UBND cấp huyện; tổng hợp danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, trình UBND tỉnh xem xét.
2. Hướng dẫn các cơ quan hành chính xây dựng kế hoạch biên chế công chức hàng năm và tổ chức thẩm định theo quy định.
3. Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc giao biên chế công chức hàng năm.
4. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế công chức các cơ quan hành chính, việc quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Thẩm định, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về tinh giản biên chế công chức theo quy định.
6. Thẩm định Đề án điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức để báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Trình UBND tỉnh hủy bỏ các quyết định của cơ quan hành chính về quản lý, sử dụng biên chế, quỹ tiền lương và thu nhập của công chức trái với quy định.
8. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các Sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện để báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
Điều 9. Thẩm quyền của Thủ trưởng Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Hàng năm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc có biến động về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc; độ phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin... xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm; tổng hợp, xây dựng kế hoạch biên chế công chức của Sở ngành tỉnh, cấp huyện gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh theo quy định. Phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các phòng chuyên môn và tương đương trực thuộc theo chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao.
3. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc quản lý, sử dụng biên chế công chức, quỹ tiền lương, việc quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
4. Trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Thẩm quyền của Chi cục trưởng và tương đương thuộc Sở
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và hướng dẫn của cấp trên, Chi cục trưởng xây dựng kế hoạch biên chế công chức, báo cáo Sở chủ quản tổng hợp, gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh theo quy định.
2. Tham mưu Sở chủ quản trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện cơ chế tự chủ biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định.
Điều 11. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm; phê chuẩn kết quả bầu cử; nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, xếp lại lương, áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc và đánh giá đối với những chức danh sau đây:
a) Giám đốc, Phó Giám đốc Sở ngành tỉnh và tương đương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp nhà nước và những người được cử tham gia quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề.
2. Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch xếp lại lương, nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương theo quy định của pháp luật.
3. Bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương, thanh tra viên, trợ giúp viên pháp lý.
4. Công nhận kết quả tuyển dụng công chức, phê duyệt tiếp nhận công chức không qua thi tuyển; công nhận kết quả thi nâng ngạch công chức lên cán sự, chuyên viên và tương đương, phê duyệt việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các chức danh bầu cử của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, xếp lại lương, nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên thường trực HĐND tỉnh; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện.
Điều 12. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Quyết định tuyển dụng thông qua thi tuyển đối với công chức; tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển; điều động và xếp lại ngạch, lương đối với cán bộ, công chức cấp xã xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên theo kết quả xét duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh; bổ nhiệm vào ngạch công chức khi hoàn thành thời gian tập sự.
2. Quyết định tiếp nhận, điều động công tác đối với công chức từ huyện về tỉnh và ngược lại; cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện này sang công tác cấp xã thuộc huyện khác và ngược lại; từ Sở ngành tỉnh, huyện này sang Sở ngành tỉnh, huyện khác, từ các cơ quan hành chính cấp tỉnh sang Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ngược lại; chuyển ra khỏi tỉnh đối với công chức có trình độ đại học trở lên và tiếp nhận công chức ngoài tỉnh, trừ cán bộ, công chức quy định tại các Khoản 1, 2, 6 Điều 11 của Quy định này.
3. Quyết định nâng lương, chuyển ngạch, xếp lại lương đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, trừ công chức quy định tại các Khoản 1, 2, 6 Điều 11 của Quy định này.
4. Thẩm định kết quả xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với tất cả cán bộ, công chức để trình, quyết định hoặc thông báo cho Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền được phân cấp tại Quy định này.
5. Thẩm định việc chuyển ngạch, xếp lại lương, áp dụng các loại phụ cấp, trợ cấp, chế độ hỗ trợ đối với công chức cấp huyện, cấp tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc thông báo cho Thủ trưởng Sở ngành tỉnh Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền được phân cấp tại Quy định này.
6. Quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc đối với Chi cục trưởng và tương đương theo đề nghị của Giám đốc Sở chủ quản.
7. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của Chi cục trưởng và cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, trừ công chức quy định tại các Khoản 1, 2, 6 Điều 11 của Quy định này.
8. Tổ chức việc làm thẻ và cấp thẻ cho cán bộ, công chức theo quy định.
Điều 13. Thẩm quyền của Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn chức danh được ban hành; quyết định từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở ngành tỉnh, chi cục và tương đương, UBND cấp huyện.
2. Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức trong phạm vi các cơ quan, đơn vị trực thuộc trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
3. Quyết định nâng lương và nâng mức phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
4. Quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, xếp lại lương, áp dụng các loại phụ cấp, trợ cấp, chế độ hỗ trợ theo thông báo của Sở Nội vụ đối với cán bộ, công chức, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
5. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đối với các chức danh ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 6 Điều 11 và Khoản 6 Điều 12 của Quy định này.
6. Thẩm tra, làm thủ tục đề nghị cấp, đổi thẻ cho cán bộ, công chức và thu hồi thẻ cán bộ, công chức theo quy định.
7. Quyết định danh sách công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập hàng năm theo ủy quyền của UBND tỉnh.
8. Báo cáo số lượng, chất lượng, đánh giá cán bộ, công chức theo quy định.
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Quyết định cử đi đào tạo đối với các chức danh Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh quản lý (công tác bồi dưỡng trong nước do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định theo thẩm quyền và theo phân cấp kinh phí cho cơ quan, đơn vị).
2. Quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Điều 15. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ, công chức theo phân cấp.
2. Thẩm định kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức hàng năm của các cơ quan, đơn vị hành chính (Sở ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã) theo các trình độ sau:
a) Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
b) Đào tạo sau đại học.
c) Đào tạo ở nước ngoài (chỉ áp dụng cho đào tạo sau đại học).
Việc cử đào tạo ở nước ngoài theo chương trình, đề án của tỉnh, của Trung ương thực hiện theo quy định của chương trình, đề án đó. Trường hợp cán bộ, công chức của tỉnh nhận được học bổng ở nước ngoài, do UBND tỉnh xem xét giải quyết.
3. Tham gia với cơ quan có liên quan thẩm định kế hoạch đào tạo cán bộ dự nguồn, đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
4. Phối hợp với đơn vị có liên quan mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được duyệt hàng năm.
5. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Điều 16. Thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm về Sở Nội vụ.
2. Quyết định cử đi học đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được Sở Nội vụ thẩm định hàng năm trừ các chức danh quy định tại các Khoản 1, 2, 6 Điều 11 của Quy định này.
1. Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Các trường hợp khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết./.
- 1 Quyết định 46/2010/QĐ-UBND quy định về quản lý, tổ chức bộ máy cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Quyết định 53/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính và chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
- 3 Quyết định 08/2017/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
- 4 Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 5 Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Công văn 9089/UBND-KT năm 2013 tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 3 Hướng dẫn 1682/HD-SNV năm 2013 về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bình Phước
- 4 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5 Quyết định 17/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6 Quyết định 52/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An
- 7 Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
- 8 Quyết định 57/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 103/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội
- 10 Nghị định 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
- 11 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 12 Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 13 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
- 14 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 15 Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức
- 16 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 17 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức
- 18 Luật cán bộ, công chức 2008
- 19 Quyết định 82/2007/QĐ-UBND Quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 20 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Công văn 9089/UBND-KT năm 2013 tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 3 Hướng dẫn 1682/HD-SNV năm 2013 về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bình Phước
- 4 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5 Quyết định 17/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6 Quyết định 52/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An
- 7 Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
- 8 Quyết định 57/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 103/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội
- 10 Quyết định 82/2007/QĐ-UBND Quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành