- 1 Luật Xây dựng 2014
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Luật điều ước quốc tế 2016
- 5 Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 6 Luật Đầu tư công 2019
- 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 13 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- 14 Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- 15 Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 16 Luật Đấu thầu 2023
- 17 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18 Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- 19 Quyết định 07/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang
- 20 Quyết định 20/2024/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
- 21 Quyết định 03/2024/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2024/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 ngày 6 tháng 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ; Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bô Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2745/TTr-SNV ngày 31 tháng 10 năm 2024 và Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng tại Công văn số 1161/BQLDD-VP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2024.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số 44/2024/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động theo mô hình ban quản lý dự án chuyên ngành. Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để hoạt động theo quy định.
1. Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư đối với một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi được giao theo quy định.
2. Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các chức năng khác khi được Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, ngành có liên quan và văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng, gồm:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thực hiện chức năng làm chủ đầu tư:
a) Về lập, thẩm định, quyết định đầu tư: Tổ chức thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; hoàn thiện các thủ tục để trình cơ quan có chức năng thẩm định, báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
b) Thực hiện các nhiệm vụ của Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Đấu thầu năm 2023; Điều 68, Điều 76, Điều 85 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020) Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thực hiện chức năng quản lý dự án:
a) Đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý dự án theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
b) Đối với nguồn vốn đầu tư công:
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 63, Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, Điều 94 Luật Đầu tư công năm 2019 và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020) Luật Xây dựng năm 2014. Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về khối lượng, tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn về bảo vệ môi trường. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.
Thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc là người đứng đầu Ban Quản lý dự án, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
b) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của Ban Quản lý dự án theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công việc được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành hoạt động của Ban Quản lý dự án.
c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm; điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ thành phố và quy định của pháp luật.
2. Các phòng trực thuộc Ban Quản lý dự án, gồm có:
a) Văn phòng.
b) Phòng Tài chính - Kế toán.
c) Phòng Quản lý chất lượng.
d) Phòng Dự án.
đ) Phòng Kế hoạch đấu thầu.
e) Phòng Giám sát hiện trường.
g) Phòng Đầu tư và Dịch vụ.
h) Phòng Kỹ thuật.
i) Phòng Quản lý chi phí các công trình xây dựng.
k) Phòng Quản lý các công trình sử dụng vốn nước ngoài.
3. Số lượng cấp phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Số lượng người làm việc
Căn cứ quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm lập kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm; tổ chức thẩm định, báo cáo và trình phê duyệt số lượng người làm việc của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các quy định dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tương ứng.
1. Giám đốc Ban Quản lý dự án căn cứ quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao để chỉ đạo thực hiện Quy định này; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung Quy định này, Giám đốc Ban Quản lý dự án phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 07/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 20/2024/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 03/2024/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình