ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4438/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 4778/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 690/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 10887/UBND-DTMN ngày 11/11/2014 về việc điều chỉnh dự thảo Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 513/TTr-BDT ngày 25/11/2014 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin - Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Trưởng ban Dân tộc; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 4438/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi có diện tích tự nhiên 799.319,02ha, dân số 899.233 người, chiếm 71,8% diện tích và 25,1% dân số toàn tỉnh; với 196 xã và 1.892 thôn, bản; là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh; địa hình phức tạp nhiều đồi núi, sông suối; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (23,06%, năm 2013). Đời sống của nhân dân trong vùng dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng; đặc biệt là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020; UBND tỉnh đã huy động các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi, do đó sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đạt được những kết quả quan trọng; góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội, đã xóa được đói, giảm được nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp khu vực miền núi của tỉnh chuyển dịch mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cho sản phẩm đặc sản ở các huyện miền núi nói riêng còn nhiều tồn tại, hạn chế: phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, thiếu qui hoạch cho phát triển; sản phẩm chưa trở thành hàng hóa; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của khu vực miền núi, để có một chương trình mang tính định hướng, tập trung đầu tư về phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo cho khu vực; từng bước sản xuất ra các sản phẩm đặc sản trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng miền núi, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia tốt vào thị trường và để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 09-NQ/TU, thì việc xây dựng Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 là rất cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
1. Đối tượng
1.1. Một số loại cây trồng đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi, bao gồm: Cây Quế; khoai Mán; lúa nếp Hạt Cau, lúa nếp Hoa vàng; lúa nếp nương; Thanh long; cây đào cảnh; cây dược liệu.
1.2. Một số vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi, bao gồm: Lợn cỏ (lợn mán); lợn lòi lai; dê; gà đồi; vịt Cổ Lũng và vịt bầu cổ xanh.
2. Phạm vi
Đề án thực hiện trên địa bàn 11 huyện miền núi gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành.
3. Thời gian thực hiện
Giai đoạn 2015 -2020.
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI, GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa; từng bước áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng riêng cho địa bàn miền núi, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong tỉnh và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; tăng thu nhập và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn; tạo công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo khu vực miền núi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển 07 loại cây trồng đặc sản có lợi thế phát triển: Quế 7.520ha, khoai sọ vàng (khoai Mán) 500ha, lúa nếp hạt cau, lúa nếp hoa vàng 700ha, lúa nếp nương 200ha, các loại cây dược liệu 1.000ha, cây đào cảnh 200ha, cây Thanh long 250ha. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cho sản phẩm đặc sản đạt 10.370ha.
- Phát triển 05 loại vật nuôi đặc sản chủ yếu: Lợn cỏ 60.000 con, lợn Lòi lai 10.000 con, dê 70.000 con, gà đồi 1,1 triệu con, vịt Cổ Lũng và vịt bầu cổ xanh 270.000 con; sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 9.491 tấn.
- Xây dựng và đăng ký thương hiệu cho các loại sản phẩm đặc sản của khu vực các huyện miền núi; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
Từng bước đầu tư cho phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực miền núi; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học và nhân rộng mô hình sản xuất; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh để sản xuất ra các sản phẩm đặc sản có chất lượng và an toàn sản phẩm. Kêu gọi đầu tư và tìm kiếm thị trường đầu ra để tiêu thụ sản phẩm; từng bước phát triển đại trà, dần khẳng định thương hiệu cho sản phẩm đặc sản đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
1. Phát triển cây trồng đặc sản
- Cây Quế: Diện tích trồng ổn định 7.520ha vào năm 2020, trong đó: trồng mới 1.000ha, trồng bổ sung làm giàu rừng 6.500ha; diện tích cho sản phẩm thu hoạch đạt 1.875ha; năng suất ước đạt 200 tạ/ha; sản lượng đạt 37,5 nghìn tấn. Quế được trồng chủ yếu ở huyện Thường Xuân 7.300ha (các xã trọng điểm trồng quế của huyện là Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Tân Thành, Luận Thành); huyện Lang Chánh là 200ha (các xã Giao An, Giao Thiện, Yên Khương, Yên Thắng), huyện Quan Sơn ổn định 20ha, chủ yếu là để sản xuất giống (khu Lâm trường Na Mèo, các xã Na Mèo, Sơn Điện, Mường Mìn).
- Các loại cây dược liệu: Diện tích trồng đạt 1.000ha vào năm 2020 (tăng 994,4ha so với năm 2013); diện tích cho sản phẩm thu hoạch là 500ha; năng suất ước đạt 40 tạ/ha; sản lượng ước đạt 2.000 tấn. Ngoài ra diện tích phù hợp để khai thác có hiệu quả và bền vững các loại cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên khoảng 94.000ha, sản lượng khai thác 500 tấn/năm đến năm 2020. Cây dược liệu được trồng và khoanh nuôi khai thác chủ yếu các huyện vùng cao: Mường Lát, gồm các loại cây: Ba kích, Hà thủ ô đỏ, Thảo quả (ở các xã trên địa bàn huyện); huyện Quan Sơn, gồm các loại cây: Xá xị, Sa nhân, Thảo quả (các xã Sơn Thủy, Na Mèo, Sơn Điện, Tam Lư, Tam Thanh); huyện Bá Thước, gồm các loại cây: Giảo cổ lam, Tam Thất, một số loại Sâm (các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Cao); huyện Lang Chánh, gồm các loại cây: Nhân trần, Sa nhân, Thiên Niên kiện (các xã Yên Khương, Yên Thắng, Trí Nang, Lâm Phú); huyện Thường Xuân, gồm các loại cây: Sa nhân, Giảo cổ lam, Tam thất (các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ).
- Cây Đào cảnh: Diện tích trồng đạt 200ha vào năm 2020 (tăng 106ha so với năm 2013); diện tích đào thương phẩm đạt 120ha. Trồng tập trung chủ yếu ở huyện Như Thanh (các xã Xuân Du, Phượng Nghi, Cán Khê), huyện Như Xuân (các xã Yên Lễ, Bình Lương).
- Khoai Mán (khoai sọ vàng): Đến năm 2020, diện tích trồng đạt 500ha (tăng 385ha so với năm 2013); năng suất ước đạt 360 tạ/ha; sản lượng đạt 18.000 tấn. Khoai Mán được trồng chủ yếu ở các huyện vùng cao Quan Hóa (các xã Hồi Xuân, Phú Lệ, Xuân Phú, Phú Nghiêm), huyện Quan Sơn (các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Trung Hạ, Sơn Lư, Tam Lư), huyện Như Xuân (chủ yếu ở xã Yên Lễ), huyện Cẩm Thủy (các xã Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Thành, Cẩm Thạch).
- Lúa nếp hạt cau, nếp hoa vàng: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 700ha (tăng 682ha so với năm 2013); năng suất ước đạt 36 tạ/ha; sản lượng ước đạt 2.510 tấn. Nếp thơm (hạt cau, hoa vàng) được trồng chủ yếu ở các huyện Quan Hóa (các xã Thanh Xuân, Phú Sơn, Phú Lệ), huyện Như Xuân (các xã khu vực 6 Thanh([1]) và Xuân Hòa), huyện Cẩm Thủy (các xã Cẩm Lương, Cẩm Giang, Cẩm Thành, Cẩm Thạch), huyện Thạch Thành (xã Thạch Bình, Thạch Đồng), huyện Ngọc Lặc (xã Thạch Lập).
- Lúa nếp nương: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 200ha (tăng 185ha so với năm 2013); năng suất ước đạt 24 tạ/ha; sản lượng đạt 487 tấn. Lúa nếp nương được gieo trồng chủ yếu ở các xã vùng cao của các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân.
- Cây Thanh long: Diện tích trồng đạt 250ha vào năm 2020 (tăng 220ha so với năm 2013); diện tích cho sản phẩm đạt 175ha; năng suất ước đạt 150 tạ/ha; sản lượng đạt 2.625 tấn. Cây Thanh long được tập trung trồng ở các huyện: Bá Thước, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành.
Bảng 01: Phát triển một số cây trồng đặc sản đến năm 2020
TT | Nội dung | ĐVT | TH năm 2013 | Dự kiến 2020 | |
1 | Quế | DT | Ha | 300 | 7.500 |
| DT cho sản phẩm |
| Ha | 116 | 1.875 |
|
| NS | Tạ/ha | 100 | 200 |
|
| SL | Tấn | 1.000 | 37.500 |
2 | Khoai mán | DT | Ha | 115 | 500 |
|
| NS | Tạ/ha | 3.525 | 18.000 |
|
| SL | Tấn | 3.525 | 18.000 |
3 | Cây Đào cảnh | DT | Ha | 94 | 200 |
| DT thương phẩm |
| Ha | 48 | 160 |
4 | Dược liệu | DT | Ha | 5,6 | 1.000 |
| DT cho sản phẩm |
| Ha | 5,3 | 500 |
|
| NS | Tạ/ha | 33,1 | 40 |
|
| SL | Tấn | 17,5 | 2.000 |
5 | Lúa nếp hoa vàng | DT | Ha | 18 | 700 |
|
| NS | Tạ/ha | 30 | 36 |
|
| SL | Tấn | 54 | 2.510 |
6 | Lúa nếp nương | DT | Ha | 15 | 200 |
|
| NS | Tạ/ha | 21 | 24,4 |
|
| SL | Tấn | 32 | 487 |
7 | Cây Thanh long | DT | Ha | 30 | 250 |
| DT cho sản phẩm |
| Ha | 20 | 175 |
|
| NS | Tạ/ha | 61 | 150 |
|
| SL | Tấn | 122 | 2.625 |
(Chi tiết xem tại Phụ biểu 1 đính kèm)
2. Phát triển vật nuôi đặc sản
- Lợn cỏ: Phát triển chăn nuôi lợn cỏ (lợn mán) ở tất cả các xã trên địa bàn 10 huyện miền núi (trừ huyện Thạch Thành); Đến năm 2020, tổng đàn đạt 60.000 con (tăng 18.540 con so với năm 2013); sản lượng thịt hơi ước đạt 1.620 tấn.
- Lợn Lòi lai: Tổng đàn đạt 10.000 con (tăng 6.728 con so với năm 2013); sản lượng thịt hơi ước đạt 540 tấn. Tập trung phát triển tại các địa phương đã có kinh nghiệm chăn nuôi loại lợn lòi lai ở các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy.
- Dê: Phát triển chăn nuôi dê đặc sản tại một số xã có có lợi thế ở các huyện (trừ huyện Ngọc Lặc); đến năm 2020, tổng đàn đạt 70.000 con (tăng 23.080 con so với năm 2013); sản lượng thịt hơi ước đạt 2.156 tấn.
- Gà đồi: Phát triển chăn nuôi gà thả đồi bằng các giống gà nội cải tiến (gà Ri Thanh Hóa, gà Mía, gà của người Mông) ở tất cả các xã trên địa bàn các huyện miền núi; đến năm 2020, tổng đàn đạt 1,1 triệu con (tăng 660.000 con so với năm 2013); sản lượng thịt hơi ước đạt 3.960 tấn.
- Vịt Cổ Lũng, vịt bầu cổ xanh: Tổng đàn đạt 270.000 con (tăng 207.122 con so với năm 2013); sản lượng thịt hơi ước đạt 1.215 tấn. Tập trung phát triển ở các huyện: Mường Lát (các xã Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường Chanh); huyện Bá Thước (các xã Cổ Lũng, Ban Công, Thành Lâm, Lũng Niêm); huyện Lang Chánh (các xã Trí Nang, Yên Thắng, Yên Khương); huyện Thường Xuân (các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ); huyện Như Xuân (các xã Thanh Phong, Thanh Sơn, Thanh Hòa, Thanh Xuân, Thanh Quân, Thanh Lâm).
Bảng 02: Phát triển một số vật nuôi đặc sản đến năm 2020
TT | Nội dung | ĐVT | TH năm 2013 | Dự kiến năm 2020 |
1 | Lợn cỏ (lợn mán) |
|
|
|
- | Tổng đàn | Con | 41.460 | 60.000 |
- | Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 156 | 1.620 |
2 | Lợn lòi lai |
|
|
|
- | Tổng đàn | Con | 3.272 | 10.000 |
- | Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 25 | 540 |
3 | Dê |
|
|
|
- | Tổng đàn | Con | 46.920 | 70.000 |
- | Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 1.305 | 2.156 |
4 | Gà thả đồi |
|
|
|
- | Tổng đàn | Con | 440.000 | 1.100.000 |
- | Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 660 | 3.960 |
5 | Vịt Cổ Lũng, vịt bầu cổ xanh |
|
|
|
- | Tổng đàn | Con | 62.878 | 270.000 |
- | Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | Tấn | 113 | 1.215 |
(Chi tiết xem tại Phụ biểu 2 đính kèm)
III. DỰ KIẾN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án: 814 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn phát triển vật nuôi đặc sản: 452,1 tỷ đồng;
- Vốn để phát triển cây trồng đặc sản: 361,9 tỷ đồng;
2. Nguồn vốn thực hiện Đề án
2.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Tổng số là 488,4 tỷ đồng (60% tổng nguồn đề án). Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 325,6 tỷ đồng (40% tổng nguồn vốn Đề án). Bao gồm: Chương trình 30a: 200 tỷ đồng; Chương trình 135: 100 tỷ đồng; Chương trình NTM: 20 tỷ đồng; các chương trình hỗ trợ khác của Trung ương về nông nghiệp cho miền núi 5,6 tỷ. Ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án, chính sách; hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và nông cụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm đặc sản.
- Vốn ngân sách địa phương: 162,8 tỷ đồng (20% tổng nguồn vốn đề án); hỗ trợ thông qua khuyến nông; hỗ trợ quy hoạch mở rộng diện tích đất, hỗ trợ để khuyến khích phát triển, hỗ trợ xây dựng các mô hình và các chính sách phát triển trang trại trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm đặc sản. Trong đó: Ngân sách tỉnh là: 122,1 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nguồn vốn Đề án (bình quân mỗi năm là 20,35 tỷ đồng; mỗi huyện bình quân 1,85tỷ đồng/năm); Ngân sách huyện 40,7 tỷ đồng, bằng 5% tổng nguồn vốn Đề án (mỗi huyện bình quân 620 triệu đồng/năm).
2.2. Nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước và của nhân dân là: 325,6 tỷ đồng, chiếm 40% tổng nguồn vốn đề án (bình quân mỗi năm là 54,3 tỷ đồng).
3. Dự kiến nguồn vốn thực hiện theo các năm
- Năm 2015:130 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 78 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 52 tỷ đồng.
- Năm 2016: 133 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 80 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 53 tỷ đồng.
- Năm 2017: 134 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 80,4 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 53,6 tỷ đồng.
- Năm 2018: 137 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 82 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 55 tỷ đồng.
- Năm 2019: 138 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 83 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 55 tỷ đồng.
- Năm 2020: 142 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 85 tỷ đồng; Đầu tư của người dân, doanh nghiệp: 57 tỷ đồng.
(Chi tiết xem tại Phụ biểu 3 và 4 đính kèm)
V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý sản xuất
- Tổ chức xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác, công tác này đòi hỏi phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở và sự hưởng ứng của nhân dân.
- Đẩy mạnh việc liên kết giữa các chủ thể sản xuất bằng nhiều hình thức, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư lồng ghép các chương trình. Ưu tiên đầu tư phát triển tại các xã, các vùng sản xuất tập trung.
- Triển khai lập và thực hiện các dự án chi tiết cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản, phát huy lợi thế đặc thù, lợi thế so sánh của khu vực để sản phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp của khu vực miền núi đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, có tính cạnh tranh cao.
- Tập trung xây dựng các mô hình trọng điểm về sản xuất cây nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp, mô hình chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng mở rộng quy mô trang trại; khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phát huy vai trò của hệ thống khuyến nông để tham mưu có hiệu quả trong quản lý, tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn, lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Coi trọng việc tập huấn, đào tạo cho cán bộ và người dân về công tác quản lý, tổ chức sản xuất; kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; công tác phòng trừ sâu, bệnh…
2. Nhóm giải pháp về khoa học - kỹ thuật
2.1. Đối với cây trồng
- Về giống: Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường công tác quản lý, bảo quản giống, tạo điều kiện để sản xuất và cung ứng giống có chất lượng cho nhân dân.
- Kỹ thuật canh tác: Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng GAP, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; áp dụng việc bón phân viên dúi sâu; chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất.
- Giải pháp bảo vệ thực vật: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình phòng trừ dịch bệnh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái; hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học, tăng cường áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
- Giải pháp sau thu hoạch: Hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm phù hợp.
- Tiếp tục thực hiện những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học hỗ trợ phát triển cây trồng phát huy lợi thế trên địa bàn miền núi.
2.2. Đối với vật nuôi
- Về giống: Tuyển chọn, quản lý, khai thác nguồn giống gốc có hiệu quả; quản lý chất lượng con giống theo quy định.
- Về chuồng trại: Hướng dẫn xây dựng chuồng trại đảm bảo các yêu cầu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của khu vực miền núi (xây dựng và nuôi nhốt gia súc, gia cầm bằng chuồng trại, đảm bảo đủ ấm về mùa đông và đủ thoáng mát về mùa hè).
- Về thú y, phòng trừ dịch bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm đảm bảo phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Phấn đấu 100% đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng được tiêm phòng vác xin phòng chống dịch bệnh theo quy định của Nhà nước; nâng cao năng lực giám sát dịch tễ của các tổ chức và cán bộ thú y các cấp, đặc biệt đội ngũ thú y tại các xã, thôn, bản. Tăng cường hệ thống thông tin hai chiều về dịch tễ từ cơ sở chăn nuôi đến các tổ chức thú y và ngược lại.
- Về thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm: Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng; tận dụng các sản phẩm nông nghiệp tại chỗ kết hợp với thức ăn công nghiệp, thức ăn bổ sung…, quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi và bảo quản nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; phát triển và phổ cập các mẫu kho bảo quản thức ăn bằng các vật liệu địa phương, giá rẻ.
3. Giải pháp đầu tư hạ tầng
- Lồng ghép các Chương trình, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, phục vụ phát triển cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản.
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa để lưu thông hàng hóa, cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
4. Nhóm giải pháp về truyền thông, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
- Tăng cường tuyên truyền để các đối tượng có đủ điều kiện tiếp cận và tham gia với các nội dung Đề án; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phát huy lợi thế so sánh để xóa đói, giảm nghèo bền vững, về nhãn hiệu hàng hóa, về hộ gia đình sản xuất giỏi để nhân rộng các mô hình tiên tiến và để người sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng.
- Chế biến sản phẩm: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện để kêu gọi các doanh nghiệp, các công ty đầu tư xây dựng các nhà máy, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm đặc sản trên địa bàn.
- Tiêu thụ sản phẩm: Tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, cơ sở đăng ký nhãn hiệu; quảng bá sản phẩm đặc sản có nhãn hiệu; tư vấn xây dựng, khuyến khích phát triển nhãn hiệu hàng hóa đối với các cây trồng, vật nuôi đặc sản của khu vực miền núi. Mở rộng tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, xây dựng các chợ thu mua sản phẩm có tính chất là đầu mối về các sản phẩm đặc sản phục vụ bán buôn nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân nhằm giải quyết đầu ra ổn định, thúc đẩy thị trường ở nông thôn phát triển.
5. Nhóm giải pháp về chính sách, tài chính
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành một số chính sách của tỉnh về sản xuất cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản. Chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng trang trại quy mô lớn trên địa bàn miền núi; chính sách hỗ trợ cho xây dựng các trang trại của khu vực miền núi.
- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư thu mua và chế biến sản phẩm đặc sản khu vực miền núi; xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm cho khu vực.
- Chính sách về đất đai: Khuyến khích các nông hộ chuyển một phần diện tích vùng gò đồi, diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi; tạo điều kiện cho chủ trang trại được thuê đất lâu dài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, đường điện đến khu vực chăn nuôi.
- Sử dụng nguồn lực tổng hợp mang tính xã hội hóa, trong đó vốn đầu tư của nhân dân, của các nhà đầu tư là chủ yếu; hỗ trợ từ ngân sách nhằm thúc đẩy, xúc tiến nhanh và tác động vào những khâu nông dân khó thực hiện.
- Có chính sách tín dụng phù hợp về lãi suất và kỳ hạn để người dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; mở mang các trang trại và xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
- Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp từ các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình xây dựng nông thôn mới, vốn vay tín dụng, vốn viện trợ… để hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT
- Là cơ quan Thường trực thực hiện Đề án:
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án thực hiện cụ thể; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện;
- Theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng cây trồng phát huy lợi thế, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
- Ban hành, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng GAP, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là những công nghệ mới phù hợp với điều kiện vùng miền núi;
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện tốt công tác khuyến nông; tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tượng tham gia sản xuất; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan. Đề xuất các nội dung nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ của Đề án;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ và dự án đầu tư liên quan đến phát triển cây trồng, vật nuôi phát huy lợi thế cho sản phẩm đặc sản khu vực miền núi từ nguồn ngân sách nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết về hiệu quả của Đề án.
2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản của các huyện miền núi; xử lý các đề xuất đầu tư của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thủ tục pháp lý thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực cây trồng vật nuôi khu vực miền núi.
2.2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan phân bổ kinh phí ngân sách Nhà nước, cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
2.3. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh tiến độ phát triển công tác khuyến công về vùng miền núi; quy hoạch, xây dựng, triển khai tổ chức khu vực chợ và các đầu mối tiêu thụ sản phẩm đặc sản trên địa bàn miền núi; phát triển mạng lưới điện nông thôn phục vụ sản xuất; xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp Sở NN - PTNT triển khai chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh; thực hiện công tác quản lý môi trường để phát triển bền vững sản xuất các sản phẩm đặc sản.
2.5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, đề xuất nguồn vốn khoa học công nghệ đầu tư thực hiện Đề án và công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào phát triển cây trồng vật nuôi cho sản phẩm đặc sản; chủ trì, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm đặc sản phù hợp VietGAP; tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu; ưu tiên triển khai thực hiện các Đề tài, Dự án ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất phục vụ Đề án.
2.6. Sở Thông tin - Truyền thông: Phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ nông thôn miền núi, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin để ứng dụng vào phát triển sản xuất. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện Đề án.
2.7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp Sở NN - PTNT, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tổ chức đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lao động vùng dân tộc và miền núi; triển khai lồng ghép các Dự án giảm nghèo với các mô hình của Đề án này.
2.8. Ban Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ kinh phí của Chương trình 135, lồng ghép để thực hiện Đề án; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện miền núi thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn đảm bảo hiệu quả.
2.9. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến các loại cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản trên địa bàn miền núi, thực hiện quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
2.10. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thường trực để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung của Đề án.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết xin ý kiến các sở, ngành, thẩm định và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các xã, thôn bản và nhân dân trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; lồng ghép nguồn vốn của địa phương, của tỉnh, của Trung ương để thực hiện Đề án có hiệu quả.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trang trại ứng dụng đồng bộ, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới, tham gia tốt vào thị trường.
- Phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức quản lý giống cây trồng, vật nuôi để cung ứng giống chất lượng tốt cho sản xuất.
- Lồng ghép các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để hình thành vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.
- Vận động các doanh nghiệp hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản.
- Chỉ đạo, kiểm tra và tổng hợp tiến độ thực hiện đề án, báo cáo định kỳ với cơ quan cấp trên./.
PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 202
STT | ĐƠN VỊ | ĐƠN VỊ TÍNH | QUẾ | KHOAI SỌ VÀNG | LÚA NẾP HẠT CAU, HOA VÀNG | LÚA NẾP NƯƠNG | ĐÀO CẢNH | DƯỢC LIỆU | THANH LONG | GHI CHÚ |
| |||||||||
| Toàn vùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | 7,520 | 500 | 700 | 200 | 200 | 1,000 | 250 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | 1,895 | 500 | 700 | 200 | 160 | 500 | 175 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | 200 | 360 | 36 | 24.4 | - | 40 | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | 37,500 | 18,000 | 2,510 | 487 | - | 2,000 | 2,625 |
|
| |||||||||
I | Huyện Mường Lát |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | - | - | 30 | - | 100 | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | - | - | 30 | - | 50 | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | - | - | 22 | - | 40 | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | - | - | 66 | - | 200 | - |
|
| |||||||||
II | Huyện Quan Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | 200 | 200 | 50 | - | - | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | 200 | 200 | 50 | - | - | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | 360 | 35 | 25 | - | - | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | 7,200 | 700 | 125 | - | - | - |
|
| |||||||||
III | Huyện Quan Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | 20 | 100 | - | 30 | - | 100 | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | 20 | 100 | - | 30 | - | 50 | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | 360 | - | 25 | - | 40 | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | 3,600 | - | 75 | - | 200 | - |
|
| |||||||||
IV | Huyện Bá Thước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | - | - | 20 | - | 500 | 30 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | - | - | 20 | - | 250 | 21 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | - | - | 25 | - | 40 | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | - | - | 50.0 | - | 1,000 | 315 |
|
| |||||||||
V | Huyện Lang Chánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | 200 | - | - | 20 | - | 100 | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | 20 | - | - | 20 | - | 50 | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | 200 | - | - | 23 | - | 40 | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | 400 | - | - | 46 | - | 200 | - |
|
| |||||||||
VI | Huyện Thường Xuân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | 7,300 | - | - | 50 | - | 200 | 30 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | 1,855 | - | - | 50 | - | 100 | 21 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | 200 | - | - | 25 | - | 40 | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | 37,100 | - | - | 125 | - | 400 | 450 |
|
| |||||||||
VII | Huyện Như Xuân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | 100 | 200 | - | 50 | - | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | 100 | 200 | - | 40 | - | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | 360 | 35 | - | - | - | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | 3,600 | 700 | - | - | - | - |
|
| |||||||||
VIII | Huyện Ngọc Lặc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | - | - | - | - | - | - |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | - | - | - | - | - | - |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | - | - | - | - | - | - |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | - | - | - | - | - | - |
|
| |||||||||
IX | Huyện Như Thanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | - | - | - | 150 | - | 60 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | - | - | - | 120 | - | 42 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | - | - | - | - | - | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | - | - | - | - | - | 630 |
|
| |||||||||
X | Huyện Cẩm Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | 100 | 200 | - | - | - | 30 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | 100 | 200 | - | - | - | 21 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | 360 | 37 | - | - | - | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | 3,600 | 740 | - | - | - | 450 |
|
| |||||||||
XI | Huyện Thạch Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1 | Diện tích | Ha | - | - | 100 | - | - | - | 100 |
|
| |||||||||
Diện tích cho sản phẩm | Ha | - | - | 100 | - | - | - | 70 |
|
| ||||||||||
2 | Năng suất | Tạ/ha | - | - | 37 | - | - | - | 150 |
|
| |||||||||
3 | Sản lượng | Tấn | - | - | 370 | - | - | - | 1,500 |
|
| |||||||||
PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI VẬT NUÔI ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 |
| |||||||||||||||||||
STT | ĐƠN VỊ | ĐƠN VỊ TÍNH | LỢN CỎ (LỢN MÁN) | LỢN LÒI LAI | DÊ | GÀ ĐỒI | VỊT CỔ LŨNG | GHI CHÚ |
| |||||||||||
| ||||||||||||||||||||
| Toàn vùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 60,000 | 10,000 | 70,000 | 1,100,000 | 270,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 1,620 | 540 | 2,156 | 3,960 | 1,215 |
|
|
| ||||||||||
I | Huyện Mường Lát |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 8,000 | - | 4,000 | 100,000 | 40,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 216 | - | 123 | 360 | 180 |
|
|
| ||||||||||
II | Huyện Quan Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 7,000 | 1,000 | 5,000 | 50,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 189 | 54 | 154 | 180 | - |
|
|
| ||||||||||
III | Huyện Quan Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 7,000 | 2,000 | 2,000 | 50,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 189 | 108 | 62 | 180 | - |
|
|
| ||||||||||
IV | Huyện Bá Thước |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con (Ha) | 11,000 | 3,000 | 5,000 | 150,000 | 90,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 297 | 162 | 154 | 540 | 405 |
|
|
| ||||||||||
V | Huyện Lang Chánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 6,000 | - | 7,000 | 50,000 | 40,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 162 | - | 216 | 180 | 180 |
|
|
| ||||||||||
VI | H. Thường Xuân |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 8,000 | 1,000 | 5,000 | 50,000 | 60,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 216 | 54 | 154 | 180 | 270 |
|
|
| ||||||||||
VII | Huyện Như Xuân |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 6,000 | 1,500 | 8,000 | 150,000 | 40,000 |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 162 | 81 | 246 | 540 | 180 |
|
|
| ||||||||||
VIII | Huyện Ngọc Lặc |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 2,000 | 800 | - | 200,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 54 | 43 | - | 720 | - |
|
|
| ||||||||||
IX | Huyện Như Thanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con (ha) | 4,000 | 500 | 5,000 | 100,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 108 | 27.0 | 154 | 360 | - |
|
|
| ||||||||||
X | Huyện Cẩm Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | 1,000 | 200 | 9,000 | 50,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | 27 | 11 | 277 | 180 | - |
|
|
| ||||||||||
XI | H. Thạch Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
1 | Tổng đàn | Con | - | - | 20,000 | 150,000 | - |
|
|
| ||||||||||
2 | Sản lượng thịt hơi | Tấn | - | - | 616 | 540 | - |
|
|
| ||||||||||
|
KẾ HOẠCH VỐN PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐẶC SẢN TRÊN ĐỊA BÀN 11 HUYỆN MIỀN NÚI
STT | HẠNG MỤC | ĐVT | ĐỊNH MỨC | ĐƠN GIÁ (Tr. đồng) | KHỐI LƯỢNG | VỐN (Tr. đồng) | GHI CHÚ | ||||||
| Tổng cộng |
|
|
|
| 814,000 |
| ||||||
I | VẬT NUÔI CHO SẢN PHẨM ĐẶC SẢN |
|
|
|
| 452,100 |
| ||||||
1 | Lợn cỏ | Con | 1 | 1.5 | 60,000 | 90,000 |
| ||||||
2 | Lợn lòi lai | Con | 1 | 1.5 | 10,000 | 15,000 |
| ||||||
3 | Dê | Con | 1 | 1.8 | 70,000 | 126,000 |
| ||||||
4 | Gà đồi | Con | 1 | 0.15 | 1,100,000 | 165,000 | - | ||||||
5 | Vịt cổ rụt | Con | 1 | 0.15 | 270,000 | 40,500 |
| ||||||
6 | Xây dựng các mô hình |
|
|
| 26 | 15,600 |
| ||||||
a | Mô hình chăn nuôi gà | MH | 1 | 200 | 11 | 2,200 |
| ||||||
b | Mô hình chăn nuôi lợn cỏ | MH | 1 | 600 | 10 | 6,000 |
| ||||||
c | MH chăn nuôi lợn lòi lai | MH | 1 | 800 | 8 | 6,400 |
| ||||||
d | Mô hình chăn nuôi vịt | MH | 1 | 200 | 5 | 1,000 |
| ||||||
II | Sản phẩm đặc sản từ thực vật |
|
|
|
| 361,900 |
| ||||||
1 | Quế | Ha | 1 | 40 | 7,500 | 300,000 |
| ||||||
2 | Khoai mán | Ha | 1 | 20 | 500 | 10,000 |
| ||||||
3 | Lúa nếp hạt cau, hoa vàng | Ha | 1 | 20 | 700 | 14,000 |
| ||||||
4 | Lúa nếp nương | Ha | 1 | 15 | 200 | 3,000 |
| ||||||
5 | Đào cảnh | Ha | 1 | 12 | 200 | 2,400 |
| ||||||
6 | Dược liệu | Ha | 1 | 25 | 1,000 | 25,000 |
| ||||||
7 | Thanh long | Ha | 1 | 30 | 250 | 7,500 |
| ||||||
Phụ biểu 4 CHI TIẾT NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN |
| ||||||||||||
STT | HẠNG MỤC | Vốn TW | Vốn tỉnh | Vốn huyện | Vốn DN và dân | Tổng | GHI CHÚ |
| |||||
| Tổng cộng | 325,600 | 122,100 | 40,700 | 325,600 | 814,000 |
|
| |||||
I | Sản phẩm đặc sản từ động vật | 180,840 | 67,815 | 22,605 | 180,840 | 452,100 |
|
| |||||
1 | Lợn cỏ | 36,000 | 13,500 | 4,500 | 36,000 | 90,000 |
|
| |||||
2 | Lợn lai lòi | 6,000 | 2,250 | 750 | 6,000 | 15,000 |
|
| |||||
3 | Dê | 50,400 | 18,900 | 6,300 | 50,400 | 126,000 |
|
| |||||
4 | Gà đồi | 66,000 | 24,750 | 8,250 | 66,000 | 165,000 |
|
| |||||
5 | Vịt cổ rụt | 16,200 | 6,075 | 2,025 | 16,200 | 40,500 |
|
| |||||
7 | Xây dựng các mô hình | 6,240 | 2,340 | 780 | 6,240 | 15,600 |
|
| |||||
a | Mô hình chăn nuôi gà | 880 | 330 | 110 | 880 | 2,200 |
|
| |||||
b | Mô hình chăn nuôi lợn cỏ | 2,400 | 900 | 300 | 2,400 | 6,000 |
|
| |||||
c | MH chăn nuôi lợn lòi lai | 2,560 | 960 | 320 | 2,560 | 6,400 |
|
| |||||
d | Mô hình chăn nuôi vịt | 400 | 150 | 50 | 400 | 1,000 |
|
| |||||
II | Sản phẩm đặc sản từ thực vật | 144,760 | 54,285 | 18,095 | 144,760 | 361,900 |
|
| |||||
1 | Quế | 120,000 | 45,000 | 15,000 | 120,000 | 300,000 |
|
| |||||
2 | Khoai mán | 4,000 | 1,500 | 500 | 4,000 | ,000 |
|
| |||||
3 | Lúa nếp hạt cau, hoa vàng | 5,600 | 2,100 | 700 | 5,600 | 14,000 |
|
| |||||
4 | Lúa nếp nương | 1,200 | 450 | 150 | 1,200 | 3,000 |
|
| |||||
5 | Đào cảnh | 960 | 360 | 120 | 960 | 2,400 |
|
| |||||
6 | Dược liệu | 10,000 | 3,750 | 1,250 | 10,000 | 25,000 |
|
| |||||
7 | Thanh long | 3,000 | 1,125 | 375 | 3,000 | 7,500 |
|
| |||||
- 1 Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 2 Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 3 Nghị quyết 152/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 4 Quyết định 2216/2014/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5 Quyết định 64/2014/QĐ-UBND Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6 Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
- 7 Quyết định 1245/QĐ-UBND phân bổ chi tiết dự toán kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản năm 2014 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8 Quyết định 690/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"
- 9 Quyết định 4778/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình công tác năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1245/QĐ-UBND phân bổ chi tiết dự toán kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản năm 2014 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 64/2014/QĐ-UBND Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 2216/2014/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5 Nghị quyết 152/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 7 Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025