HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/NQ-HĐND | Vị Thanh, ngày 08 tháng 07 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Thông tư Liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Nhằm triển khai thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét Tờ trình số 19/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua nội dung Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
Nhằm xây dựng các mô hình sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Gắn kết các Chương trình, Dự án, Đề án khác theo cơ chế lồng ghép xây dựng nông thôn mới.
Mô hình cơ cấu chuyển đổi phải đạt yêu cầu phát triển bền vững, giá trị gia tăng cao từ 1,5 - 2 lần so với hiện trạng.
2. Đối tượng hỗ trợ
Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ gia đình, Cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là có nhu cầu, trực tiếp sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.
3. Phạm vi của Đề án
a) Đề án thực hiện chuyển đổi với 04 loại hình: Lúa 3 vụ; mía kém hiệu quả; cải tạo vườn tạp; phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
b) Địa điểm thực hiện: Đề án được triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Giai đoạn từ năm 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020.
4. Nội dung
a) Giai đoạn 2014 - 2016:
- Hợp phần 1: Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế. Đây là Hợp phần trọng tâm, đột phá của Đề án cần tập trung, ưu tiên triển khai nhanh, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng xây dựng thành công nông thôn mới của tỉnh.
- Hợp phần 2: Chuyển đổi 1.000 ha diện tích mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, diện tích manh mún, nhỏ lẻ sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn; kết hợp màu - thủy sản - chăn nuôi,... tăng thu nhập cho người dân.
- Hợp phần 3: Chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thủy sản.
- Hợp phần 4: Chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên nền đệm lót sinh học, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học.
b) Định hướng đến năm 2020:
- Tiếp tục nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh đến năm 2020 nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản và chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang trại, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
- Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất vụ 3 sang cơ cấu 2 lúa - thủy sản 2.679 ha; chuyển đổi 4.000 ha đất mía kém hiệu quả; 3.535 ha diện tích vườn tạp được cải tạo; tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung trang trại so với tổng đàn tăng từ 3,2% năm 2010 lên 60% năm 2020; đàn gia cầm tăng từ 7% năm 2010 lên 70% năm 2020.
5. Một số giải pháp chủ yếu
a) Nâng cao nhận thức, ý thức của nông dân và các tổ chức Hội, đoàn thể về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Đề án.
b) Ứng dụng các nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp để đưa vào sản xuất; Đảm bảo về giống, thủy lợi, cơ giới hóa, quy trình sản xuất.
c) Phát triển kinh tế tập thể ở các vùng chuyển đổi; Mời gọi doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư, tiêu thụ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm.
d) Về chính sách hỗ trợ
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 50% lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với 70% vốn vay sản xuất của dân và thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa không quá một lần theo chu kỳ sản xuất như sau:
+ Đối với Hợp phần chuyển đổi vườn tạp, mía sang cây ăn trái, tối đa không quá 02 năm.
+ Đối với Hợp phần chuyển đổi sang 2 lúa-1 màu, 2 lúa-1 thủy sản, mía sang màu, chăn nuôi tối đa không quá 06 tháng.
Sau giai đoạn 2014 - 2016 thì lãi suất vay vốn Ngân hàng người dân tự đảm bảo.
- Hỗ trợ giống, xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng: Sử dụng từ nguồn chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ; vốn hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu theo Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn sự nghiệp cũng như các nguồn hợp pháp khác.
- Hỗ trợ đệm lót sinh học, hầm ủ khí sinh học từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa VIII, kỳ họp thứ tám thông qua và có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2017-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng 01 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3 Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 4 Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng và mức hỗ trợ đầu tư thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 và chương trình, dự án khác sử dụng vốn đầu tư, ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020”
- 6 Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ Dự án: "Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020"
- 7 Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 8 Quyết định 580/QĐ-TTg năm 2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH năm 2013 triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 15 Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 16 Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 17 Thông tư liên tịch 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18 Quyết định 09/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 19 Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 12 ban hành
- 20 Nghị quyết 25/2007/NQ-HĐND điều chỉnh điểm 2.1 Nghị quyết 26/2005/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 22 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2017-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng 01 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3 Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 4 Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng và mức hỗ trợ đầu tư thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 và chương trình, dự án khác sử dụng vốn đầu tư, ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020”
- 6 Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ Dự án: "Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020"
- 7 Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 8 Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9 Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 10 Quyết định 09/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 11 Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 12 ban hành
- 12 Nghị quyết 25/2007/NQ-HĐND điều chỉnh điểm 2.1 Nghị quyết 26/2005/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bắc Kạn ban hành