Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4465/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5248/SNN-CNTY ngày 28/12/2023, ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 6226/STC-TCHCSN ngày 27/12/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN & PTNT (để b/c);
- Cục Thú y (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh;
- PCVP KT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đệ

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thú y ngày 19/6/2015; Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018; Luật Thủy sản ngày 21/11/2017.

- Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản.

- Các thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; sô 07/2016/BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản.

- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030”.

- Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030.

- Các quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản: số 1116/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; số 3385/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020- 2025; số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025; số 1968/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030; số 5179/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò giai đoạn 2022-2030; số 766/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030; số 23/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 kế hoạch phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2022-2025.

- Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 5824/BNN-TY ngày 22/8/2023 về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 và số 6060/BNN-TY ngày 31/8/2023 về việc xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024.

II. CĂN CỨ THỰC TIỄN

- Năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra các loại dịch bệnh: Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Cúm gia cầm, Dại chó, bệnh Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng trên tôm nuôi tại các hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, bố trí kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh của Trung ương, của UBND tỉnh, sự vào cuộc của các Sở, ban, ngành và địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt; chỉ còn bệnh DTLCP đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.

- Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh trên đàn vật nuôi cho thấy tỷ lệ lưu hành các loại mầm bệnh cao (bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 là 13,39%, bệnh Dại là 68,75%, bệnh DTLCP là 3,45%) trong khi tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đạt thấp, chỉ đạt từ 20-50% so với tổng đàn, chưa đáp ứng yêu cầu phòng bệnh.

- Nghệ An là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu; một số chính quyền địa phương và người dân còn chủ quan, lơ là, trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật diễn ra thường xuyên; thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh, phát triển và gây bệnh. Dự báo nguy cơ nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và lây lan trên đàn vật nuôi trong năm 2024 rất cao.

Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024”.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản; hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh động vật gây ra; đảm bảo an sinh xã hội, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

- Giám sát phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý kịp thời, triệt để các loại dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nhằm giảm số ổ dịch trong năm 2024.

- Đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

2. Yêu cầu

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tuân theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn các cơ quan chuyên ngành thú y các cấp.

- Có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đạt 100% trong diện phải tiêm. Tổ chức, thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y; phòng chống dịch bệnh động vật; buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Thông tin tuyên truyền

- Mục đích: Nhằm cung cấp kiến thức về dịch bệnh động vật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và chính sách, pháp luật về chăn nuôi, thú y; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y, người tiêu dùng.

- Nội dung: kịp thời, dễ hiểu.

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho chính quyền cấp huyện, xã, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

+ Đặc điểm, tình hình, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản và các biện pháp phòng, chống; những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe con người. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

+ Các chế độ, chính sách trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; định hướng người tiêu dùng dần thay đổi thói quen, lựa chọn sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát về chất lượng.

- Phương thức: thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với tình hình thực tế.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài, truyền hình, loa phóng thanh... từ trung ương, tỉnh đến cơ sở; trang Website Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang thông tin điện tử của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; tọa đàm, in ấn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, tờ dán, đĩa hình, đĩa tiếng... về phòng, chống dịch bệnh động vật, tiêm phòng vắc xin, quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về chăn nuôi, thú y cho lực lượng thú y các cấp, cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

+ Tổ chức các cuộc hội nghị Triển khai công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật và sơ kết, tổng kết công tác chăn nuôi, thú y cấp tỉnh.

- Tần suất tuyên truyền: Thực hiện thường xuyên, chú trọng các thời điểm (giao mùa, nắng nóng, mưa rét, lũ lụt...) dự báo thường xảy ra dịch bệnh động vật, tiêm phòng, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi...

2. Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn vật nuôi

- Mục đích: Để tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi chống lại mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo không để dịch phát sinh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

- Tiêm phòng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn, đúng thời gian quy định, đủ số mũi tiêm. Đàn gia súc, gia cầm sau khi tiêm phòng đạt tỷ lệ bảo hộ cao, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh.

- Loại vắc xin tiêm phòng: Sử dụng các loại vắc xin sau hoặc theo khuyến cáo, hướng dẫn của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Phòng bệnh Cúm gia cầm: vắc xin cúm gia cầm H5 vô hoạt chủng D7 và rD8, H5N1-Re5, Navet-fluvac 2...

+ Phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM): Tùy theo type gây bệnh thực địa, lựa chọn vắc xin LMLM đơn type O (Aftogen Oleo, Avac-V6 FMD Emulsion, Aftopor...) hoặc vắc xin nhị type A, O (Aftovax bivalent, Aftopor bivalent, Bioaftogen...).

+ Phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS): Vắc xin Tai xanh nhược độc chủng JXA1-R, vắc xin vô hoạt.

+ Phòng bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò: Vắc xin Lumpyvac, Mevac LSD.

+ Phòng bệnh DTLCP: Vắc xin NAVET-ASFVAC, AVAC ASF LIVE.

+ Phòng bệnh Dại động vật: Vắc xin Rabisin, Rabiva, Biorabies.

+ Phòng các dịch bệnh nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi sử dụng các loại vắc xin theo hướng dẫn của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm mỗi năm 02 đợt (vụ Xuân, vụ Thu) và tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch động vật xảy ra. Dựa trên kết quả xét nghiệm, kết quả giám sát lưu hành mầm bệnh, khuyến cáo sử dụng vắc xin của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu, lựa chọn và tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin phù hợp với từng loại dịch bệnh động vật xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên các loại vắc xin đã được tiêm phòng đánh giá hiếu giá kháng thể cao, có hiệu quả tốt phòng các loại dịch bệnh động vật xảy ra tại các địa phương.

2.1. Tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn vật nuôi

a) Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy định tại Thông tư số 07/2016/BNNPTNT, Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT:

- Trâu bò: Tiêm phòng vắc xin LMLM, Tụ huyết trùng (THT), VDNC.

- Lợn: Tiêm phòng vắc xin LMLM, THT, Dịch tả lợn.

- Dê, cừu: Tiêm phòng vắc xin LMLM.

- Gà, chim cút: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn.

- Vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt.

- Chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin Dại.

- Đối với bệnh Tai xanh ở lợn: Khuyến khích chủ trang trại, người chăn nuôi tiêm phòng cho đàn lợn khỏe mạnh.

- Đối với bệnh DTLCP: vắc xin phòng bệnh DTLCP là vắc xin mới, chưa được tiêm phòng rộng rãi, nên việc sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và có sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, thú y cấp huyện, chính quyền địa phương và công ty sản xuất vắc xin.

- Đối với các bệnh động vật khác: Lép tô lợn, Phó thương hàn lợn, Ung khí thán trâu, bò, Suyễn lợn, Gumboro ở gia cầm... tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, tính chất dịch tễ của từng loại bệnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch tiêm phòng phù hợp cho đàn vật nuôi tại địa bàn quản lý.

b) Thời gian tiêm phòng:

- Đợt 1: Triển khai từ 15/3/2024 đến 15/4/2024.

- Đợt 2: Triển khai từ 15/9/2024 đến 15/10/2024.

Căn cứ vào tình hình thực tế, có thể tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi sớm hơn hoặc muộn hơn kế hoạch chung của tỉnh, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tiêm vắc xin mũi 1 (đợt 1) và mũi 2 (đợt 2) cách nhau từ 4 đến 6 tháng.

Vắc xin Dại chó, mèo; vắc xin VDNC trâu, bò: Mỗi năm chỉ tiêm 01 mũi vắc xin (có miễn dịch bảo hộ 01 năm) và tổ chức tiêm phòng cùng với đợt 1. Các tháng còn lại tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng hoặc đã hết thời gian miễn dịch.

Lưu ý: Vắc xin VDNC trâu, bò không tiêm cùng thời điểm với các loại vắc xin khác (khoảng cách tiêm phòng vắc xin VDNC và các loại vắc xin khác cho trâu, bò cách nhau tối thiểu là 07 ngày).

c) Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc, gia cầm, chó, mèo, và các loại vật nuôi khác trong phạm vi cả tỉnh.

d) Nhu cầu số lượng vắc xin tiêm phòng: Đảm bảo tiêm đạt tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi đối với từng bệnh, riêng bệnh Dại tiêm đạt ít nhất 70% tổng đàn chó, mèo.

TT

Tổng đàn vật nuôi (con)

Loại vắc xin

Nhu cầu tiêm phòng 1 vụ/năm (con)

Nhu cầu tiêm phòng cả năm (con)

Ghi chú

1

Trâu, bò

801.377

THT trâu, bò

641.102

1.282.204

 

2

LMLM trâu, bò

641.102

1.282.204

 

3

VDNC trâu, bò

641.102

641.102

Tiêm phòng 1 vụ/năm

4

Lợn

1.002.783

THT lợn

802.226

1.604.452

 

5

Dịch tả lợn

802.226

1.604.452

 

6

Chó, mèo

384.536

Dại chó

269.175

269.175

Tiêm phòng 1 vụ/năm

7

Gia cầm

34.478.010

Cúm gia cầm

27.582.408

55.164.816

 

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

2.2. Tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND và các kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt

2.2.1. Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND

- Thực hiện theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho 100% đàn vật nuôi trong diện phải tiêm tại các xã miền núi khu vực III và khu vực II.

- Tổng đàn gia súc tại các xã miền núi khu vực III, khu vực II và nhu cầu vắc xin tiêm phòng:

TT

Tổng đàn vật nuôi (con)

Loại vắc xin

Nhu cầu tiêm phòng 1 vụ/năm (con)

Nhu cầu tiêm phòng cả năm (con)

Ghi chú

1

Trâu, bò

201.043

THT trâu, bò

160.833

321.666

 

2

LMLM trâu, bò

160.833

321.666

 

3

VDNC trâu bò

160.832

160.832

Tiêm phòng 1 vụ/năm

4

Lợn

282.148

THT lợn

225.719

451.438

 

5

Dịch tả lợn

225.719

451.438

 

6

Chó, mèo

73.639

Dại chó

51.547

51.547

Tiêm phòng 1 vụ/năm

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

2.2.2. Tiêm phòng vắc xin theo các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật của UBND tỉnh đã phê duyệt

(1) Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm:

- Thực hiện Quyết định số 1116/QĐ-UBND và Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2025.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn gia cầm thuộc vùng đang xảy ra dịch, các huyện nguy cơ cao, vùng ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm.

- Tổng đàn gia cầm thuộc phạm vi tiêm phòng và nhu cầu vắc xin:

+ Tổng đàn gia cầm (chăn nuôi nông hộ): 10.216.829 con.

+ Nhu cầu số lượng vắc xin Cúm gia cầm: 8.173.463 liều/01 vụ, 16.346.926 liều/năm.

(2) Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng:

- Thực hiện Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh.

- Phạm vi tiêm phòng: Đàn trâu, bò của các huyện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; vùng đệm chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa; vùng đang xảy ra dịch; vùng ổ dịch cũ; vùng nguy cơ cao; vùng chăn nuôi trâu bò trọng điểm; vùng chăn nuôi gia súc có các chợ buôn bán trâu, bò lớn của tỉnh.

- Tổng đàn trâu, bò thuộc phạm vi tiêm phòng và nhu cầu vắc xin:

+ Tổng đàn trâu, bò: 164.509 con.

+ Nhu cầu số lượng vắc xin LMLM: 131.607 liều/01 vụ, 263.214 liều/năm.

(3) Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò

- Thực hiện Quyết định số 5179/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh.

- Phạm vi tiêm phòng: Đàn trâu, bò tại các vùng đang xảy ra dịch, vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi trâu bò trọng điểm, vùng chăn nuôi gia súc có các chợ buôn bán trâu bò lớn của tỉnh.

- Tổng đàn trâu bò thuộc phạm vi tiêm phòng và nhu cầu vắc xin:

+ Tổng đàn trâu, bò: 146.706 con.

+ Nhu cầu số lượng vắc xin VDNC: 117.365 liều/01 vụ/01 năm.

(4) Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại động vật

- Thực hiện Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh.

- Phạm vi tiêm phòng: Đàn chó, mèo tại các khu vực có dịch, vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao; xây dựng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Dại động vật, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, biên giới,...

- Tổng đàn chó, mèo thuộc phạm vi tiêm phòng và nhu cầu vắc xin tiêm phòng:

+ Tổng đàn chó, mèo: 175.458 con.

+ Nhu cầu số lượng vắc xin Dại: 122.821 liều/01 vụ/01 năm.

(5) Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Thực hiện Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn lợn khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, lứa tuổi phù hợp với từng loại vắc xin; cơ sở chăn nuôi áp dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vùng chưa bị bệnh DTLCP.

- Căn cứ Luật Thú y, các văn bản của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT...; căn cứ tình hình thực tế, giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu số lượng vắc xin DTLCP, kinh phí cần tiêm phòng, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh.

2.3. Tiêm phòng vắc xin khẩn cấp khi có ổ dịch bệnh động vật

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin khẩn cấp để bao vây, khống chế ổ dịch hiệu quả đối với các bệnh: LMLM gia súc, Cúm gia cầm, Dại chó mèo, VDNC trâu bò, Tai xanh, các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm khác.

- Phạm vi, đối tượng tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm khoẻ mạnh trong diện tiêm phòng tại vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm trọng điểm. Phạm vi, đối tượng tiêm phòng cụ thể do Chi cục Chăn nuôi và Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện quyết định.

- Thời gian tổ chức tiêm phòng: Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thuộc phạm vi, đối tượng nêu trên sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính (+) với vi rút gây bệnh Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn, bệnh Dại động vật, VDNC trâu bò... hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

3. Giám sát dịch bệnh động vật, giám sát sau tiêm phòng vắc xin

3.1. Giám sát dịch bệnh động vật

- Mục đích: Phát hiện sớm các loại dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế dịch bệnh lây lan.

- Giám sát dịch bệnh bao gồm: Giám sát dịch bệnh động vật chủ động, giám sát dịch bệnh động vật bị động và giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người.

3.1.1. Giám sát chủ động, bị động dịch bệnh động vật

- Giám sát dịch bệnh động vật chủ động

+ Mục đích: Dự tính, dự báo sớm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, DTLCP, LMLM, VDNC, dịch bệnh thủy sản...; lấy kết quả giám sát làm căn cứ để phân tích chuyên sâu, phát hiện sự biến chủng của mầm bệnh giúp định hướng sử dụng vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật phù hợp, có hiệu quả.

+ Triển khai lấy mẫu bệnh phẩm, môi trường chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi... để xác định sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật khi chưa xẩy ra dịch bệnh tại các vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trọng điểm; cơ giết mổ, cơ sở thu gom, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, chợ buôn bán gia súc, gia cầm.

+ Địa điểm, đối tượng, thời gian, số lượng mẫu theo các Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt (các Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh: số 1116/QĐ-UBND, số 3385/QĐ-UBND, số 115/QĐ-UBND, số 1968/QĐ-UBND, số 5179/QĐ-UBND, số 766/QĐ-UBND). Trường hợp động vật chết, dịch bệnh lây lan nhanh hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm mới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động triển khai, phối hợp UBND cấp huyện lấy mẫu theo hướng dẫn của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Giám sát dịch bệnh động vật bị động

+ Mục đích: Kịp thời phát hiện dịch bệnh khi động vật ốm, chết, nghi mắc bệnh truyền nhiệm, từ đó triển khai các giải pháp phòng chống, xử lý ổ dịch phát sinh trong diện hẹp.

+ UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND cấp xã, cán bộ phụ trách thú y chủ động giám sát, kiểm tra, lấy mẫu khi có thông tin từ người dân báo gia súc, gia cầm, thủy sản ốm, chết bất thường, nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; mẫu gửi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An tiếp nhận, kiểm tra và gửi Chi cục Thú y vùng 3 - Cục Thú y hoặc phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

+ Đối với các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phục vụ công tác phòng, chống dịch khẩn cấp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Chính trình UBND tỉnh cấp kinh phí sau khi thực hiện.

3.1.2. Giám sát dịch bệnh động vật định kỳ

- Giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người tại các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa (quy định tại mục 2, Phụ lục 07, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn). Cụ thể:

+ Các bệnh ở trâu, bò: Sảy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn.

+ Các bệnh ở lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (type 2).

+ Các bệnh ở dê: Xoắn khuẩn.

+ Các bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).

- Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tự chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm.

3.2. Giám sát sau tiêm phòng vắc xin

- Mục đích: Đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau khi được tiêm vắc xin để kịp thời chấn chỉnh, khuyến cáo sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát sau tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để đánh giá kết quả tiêm phòng; phối hợp Cục Thú y xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát tại vùng chăn nuôi trọng diêm, vùng chăn nuôi phục vụ xuất khẩu (theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT/Cục Thú y).

4. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc (KTTĐ) phòng, chống dịch bệnh động vật

- Mục đích: Để tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm trong môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; ngăn chặn, hạn chế sự phát tán, phát sinh và lây lan dịch bệnh động vật.

- Triển khai KTTĐ môi trường định kỳ, sau bão lụt và KTTĐ xử lý môi trường khẩn cấp khi dịch bệnh động vật xảy ra.

- Dự kiến số lượng hóa chất KTTĐ năm 2024:

+ Tổng nhu cầu hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn: 54.954 lít.

+ Tổng nhu cầu hóa chất chống dịch bệnh động vật thủy sản: 55.000 kg.

(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo)

4.1. KTTĐ môi trường định kỳ và sau bão lụt phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn

- Phạm vi khử trùng: Tổ chức phun khu vực chuồng trại chăn nuôi ở các xã, phường, thị trấn có dịch, ổ dịch cũ, vùng bị dịch uy hiếp, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi trọng điểm; những nơi thu gom động vật, các chợ buôn bán động vật sống, sản phẩm động vật tươi sống; hố tiêu hủy động vật; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; vùng bị ngập úng sau khi nước rút và đã vệ sinh cơ giới... trên địa bàn tỉnh.

- Tần suất: Dự kiến triển khai 02-03 đợt.

- Diện tích dự kiến cần KTTĐ 69.908.000 m2, nhu cầu hóa chất 34.954 lít.

4.2. KTTĐ xử lý khẩn cấp khi xẩy ra dịch bệnh động vật trên cạn

- Phạm vi khử trùng: Tổ chức phun KTTĐ môi trường tại vùng có dịch, vùng dịch bị uy hiếp và vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh động vật...

- Diện tích dự kiến cần KTTĐ 40.000.000 m2; nhu cầu hóa chất 20.000 lít.

4.3. KTTĐ môi trường xử lý dịch bệnh thủy sản và sau bão lụt

- Phạm vi khử trùng: Xử lý ao, đầm nuôi, khu vực xung quanh, hố tiêu hủy thủy sản bị bệnh, ngập lụt...

- Diện tích ao, đầm nuôi bị bệnh, ngập lụt, dự kiến: 122,22 ha, nhu cầu hóa chất 55.000 kg.

4.4. Loại hóa chất: Hóa chất KTTĐ phòng, chống dịch bệnh trên cạn: Iodine 10%, Benkocid, Fordecid...; hóa chất KTTĐ chống dịch thủy sản: Chlorine 65-70% hoặc các loại hóa chất khác nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch bệnh động vật

5.1. Điều tra ổ dịch

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo, hướng dẫn điều tra ổ dịch bệnh động vật.

- UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND cấp xã, các phòng, ban, đơn vị chuyên môn tại địa phương thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý.

- Nguyên tắc, nội dung điều tra ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 19 của Luật Thú y; khoản 1, khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT (đối với bệnh động vật trên cạn); khoản 1, khoản 2, Điều 13 của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (đối với bệnh động vật thủy sản).

5.2. Xử lý ổ dịch, chống dịch

- UBND các cấp chỉ đạo UBND cấp dưới, các cơ quan chuyên môn chăn nuôi, thú y có liên quan xử lý ổ dịch bệnh động vật, đồng thời bố trí kinh phí, nguồn lực để xử lý, khống chế dịch bệnh hiệu quả, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi xảy ra dịch bệnh.

- Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo điều 25, điều 33 của Luật Thú y; điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT; điều 15 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT; Các Quyết định, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt.

6. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật theo quy định; duy trì các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; khảo sát, xây dựng mới các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại, Cúm gia cầm, LMLM.

- Chính quyền địa phương cấp huyện, xã xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật; trước mắt tập trung chỉ đạo xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã đối với bệnh Dại tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương; hướng dẫn, khuyến khích các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- UBND tỉnh ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030”.

7. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y

- Tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; công tác quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y; rà soát, nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; tổ chức, thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đúng quy định.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong buôn bán, sử dụng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nhất là kháng sinh không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc cấm sử dụng, thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022- 2025 theo Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 của UBND tỉnh Nghệ An.

III. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh động vật tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách trung ương và địa phương hỗ trợ.

- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư, hóa chất và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của tỉnh.

- Tham mưu trình UBND tỉnh hình thức khen thưởng biểu dương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt; kỷ luật những cá nhân, tổ chức vi phạm, thực hiện không nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh; chủ động tham mưu kinh phí, xây dựng triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2024.

+ Phối hợp với Đài PTTH Nghệ An, Báo Nghệ An, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi; Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật.

+ Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và công tác xây dựng, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt.

+ Chịu trách nhiệm các nội dung đề xuất theo Kế hoạch, không gây trùng lặp các nhiệm vụ, nội dung với các Kế hoạch khác có liên quan.

+ Đầu mối mua, tiếp nhận và cung ứng các loại vắc xin, hóa chất, vật tư phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cho các địa phương kịp thời, hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

+ Tổng hợp hồ sơ kinh phí hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật của các địa phương, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.

+ Tham mưu tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết cấp tỉnh về công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật.

2. Sở Tài chính: Tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm đảm bảo từ Ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành trong khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; chỉ đạo các cơ quan truyền thông báo chí, đài truyền hình tăng cường tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y và chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2024.

- Tuyên truyền về chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và trách nhiệm chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội; các tổ chức, người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi... trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn. Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.

- Ban hành văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm cho UBND cấp xã thực hiện; yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc phải đạt tối thiểu 80% tổng đàn, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Báo cáo tiến độ tiêm phòng, kết quả tiêm phòng gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y).

- Căn cứ tổng đàn, đặc điểm dịch tễ, nguồn lực triển khai công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng tại địa phương để đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng tối thiểu đạt 80% tổng đàn vật nuôi, số lượng hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi sát thực tế, hiệu quả và chịu trách nhiệm về tính chính xác số lượng vắc xin, hóa chất đã đăng ký.

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cấp huyện khi có dịch bệnh động vật được công bố; phân công nhiệm vụ, địa bàn cho từng thành viên; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Tổng hợp hồ sơ thanh quyết toán các nguồn kinh phí, vắc xin, hóa chất, vật tư được cấp; kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị bệnh buộc tiêu hủy, chết do rủi ro sau tiêm phòng vắc xin gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc tiêu hủy hoặc sau các đợt tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, xử lý dịch bệnh.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và tính pháp lý đối với các hồ sơ quyết toán kinh phí đề nghị được hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh động vật, chi trả cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi và lưu hồ sơ để phục vụ công tác thanh, kiểm tra.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác chăn nuôi, thú y năm 2024.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Xây dựng phương án, bố trí kinh phí triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật năm 2024 tại cấp xã.

+ Trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của cấp xã.

+ Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cấp xã khi có dịch bệnh động vật được công bố. Tập trung mọi nguồn lực khống chế, xử lý, dập tắt các ổ dịch nhanh chóng.

+ Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, xóm các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

+ Lập hồ sơ thanh quyết toán các nguồn kinh phí, vắc xin, hóa chất, vật tư được cấp; tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị bệnh buộc tiêu hủy, chết do rủi ro sau tiêm phòng vắc xin... báo cáo UBND huyện, Cơ quan thú y cấp huyện chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc tiêu hủy hoặc sau các đợt tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, xử lý dịch bệnh.

5. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh thuốc thú y; hành nghề thú y: Chấp hành nghiêm kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của tỉnh, huyện, xã; tạo điều kiện thuận lợi để công tác tiêm phòng vắc xin, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện có hiệu quả nhằm phát triển chăn nuôi bền vững./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU SỐ LƯỢNG VẮC XIN TIÊM PHÒNG CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Đơn vị

(huyện)

Số xã

T.đàn trâu bò

(con)

Tổng đàn lợn

(con)

T.đàn chó, mèo

(con)

Tổng đàn GC

(con)

Chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin 01 vụ /năm (con)

Ghi chú

Trâu, bò

Lợn

Dại chó

Cúm gia cầm

Tụ huyết trùng

LMLM

VDNC

Tụ huyết trùng

Dịch tả

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(1)*0,8

(6)=(1)*0,8

(7)=(1)*0,8

(8)=(2)*0,8

(9)=(2) *0,8

(10)=
(3)*0,7

(11)=
(4)*0,8

 

1

Diễn Châu

37

31.592

31.089

19.583

2.830.900

25.274

25.274

25.274

24.871

24.871

13.708

2.264.720

 

2

Yên Thành

39

38.043

76.680

37.205

4.447.400

30.434

30.434

30.434

61.344

61.344

26.044

3.557.920

 

3

Quỳnh Lưu

33

26.670

49.160

19.263

2.878.800

21.336

21.336

21.336

39.328

39.328

13.484

2.303.040

 

4

Hưng Nguyên

18

13.342

12.294

11.070

1.145.950

10.674

10.674

10.674

9.835

9.835

7.749

916.760

 

5

Nghi Lộc

29

32.732

24.808

7.432

2.550.200

26.186

26.186

26.186

19.846

19.846

5.202

2.040.160

 

6

Tp.Vinh

25

5.536

6.946

6.573

715.550

4.429

4.429

4.429

5.557

5.557

4.601

572.440

 

7

Tx. Cửa Lò

7

810

1.200

1.482

198.600

648

648

648

960

960

1.037

158.880

 

8

Tx. Hoàng Mai

10

13.520

17.793

9.082

1.315.850

10.816

10.816

10.816

14.234

14.234

6.357

1.052.680

 

9

Đô Lương

33

33.375

55.280

18.596

2.257.120

26.700

26.700

26.700

44.224

44.224

13.017

1.805.696

 

10

Nam Đàn

19

29.620

29.075

23.271

1.720.160

23.696

23.696

23.696

23.260

23.260

16.290

1.376.128

 

11

TX. Thái Hòa

9

11.983

24.750

14.560

672.410

9.586

9.586

9.586

19.800

19.800

10.192

537.928

 

12

Nghĩa Đàn

23

114.956

56.580

18.601

2.310.100

91.965

91.965

91.965

45.264

45.264

13.021

1.848.080

 

13

Tân Kỳ

22

55.219

52.054

31.742

3.273.100

44.175

44.175

44.175

41.643

41.643

22.219

2.618.480

 

14

Thanh Chương

38

84.926

169.927

40.697

2.773.100

67.941

67.941

67.941

135.942

135.942

28.488

2.218.480

 

15

Anh Sơn

21

26.660

65.431

26.473

1.820.800

21.328

21.328

21.328

52.345

52.345

18.531

1.456.640

 

16

Quỳ Hợp

21

42.620

196.136

26.975

1.175.000

34.096

34.096

34.096

156.909

156.909

18.883

940.000

 

17

Con Cuông

13

35.486

26.340

18.290

708.150

28.389

28.389

28.389

21.072

21.072

12.803

566.520

 

18

Quỳ Châu

12

41.969

29.230

17.701

378.200

33.575

33.575

33.575

23.384

23.384

12.391

302.560

 

19

Quế Phong

13

45.818

28.058

17.513

431.600

36.654

36.654

36.654

22.446

22.446

12.259

345.280

 

20

Tương Dương

17

59.940

26.512

9.379

579.520

47.952

47.952

47.952

21.210

21.210

6.565

463.616

 

21

Kỳ Sơn

21

56.560

23.440

9.048

295.500

45.248

45.248

45.248

18.752

18.752

6.334

236.400

 

Cộng

460

801.377

1.002.783

384.536

34.478.010

641.102

641.102

641.102

802.226

802.226

269.175

27.582.408

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU VẮC XIN TIÊM PHÒNG CHO ĐÀN GIA SÚC THUỘC CÁC XÃ MIỀN NÚI THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 18/2021/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN, NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Tên xã

Tổng đàn (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng (con)

 

Trâu, bò

Lợn

Vắc xin Dại

Ghi chú

Trâu, bò

Lợn

Chó, mèo

Lở mồm long móng

Tụ huyết trùng

Viêm da nổi cục

Dịch tả lợn

Tụ huyết trùng

1 đợt

Cả năm

1 đợt

Cả năm

1 đợt/năm

1 đợt

Cả năm

1 đợt

Cả năm

1 đợt/năm

(1)

(2)

(3)

(4)=(1)*0,8

(5)=(4)*2

(6)=(1)*0,8

(7)=(6)*2

(8)=(1)*0,8

(9)=(2)*0,8

(10)=(9)*2

(11)=
(2)*0,8

(12)=
(11)*2

(13)=
(3)*0,7

 

1

Thanh Chương

3.254

4.407

1.606

2.603

5.206

2.603

5.206

2.603

3.526

7.052

3.526

7.052

1.124

 

2

Quỳ Hợp

23.473

155.731

15.250

18.778

37.556

18.778

37.556

18.778

124.585

249.170

124.585

249.170

10.675

 

3

Con Cuông

27.388

27.969

13.394

21.910

43.820

21.910

43.820

21.910

22.375

44.750

22.375

44.750

9.376

 

4

Quế Phong

32.773

23.284

14.626

26.218

52.436

26.218

52.436

26.218

18.627

37.254

18.627

37.254

10.238

 

5

Tương Dương

36.654

16.901

6.101

29.323

58.646

29.323

58.646

29.323

13.521

27.042

13.521

27.042

4.271

 

6

Quỳ Châu

27.704

25.056

13.852

22.163

44.326

22.163

44.326

22.163

20.045

40.090

20.045

40.090

9.696

 

7

Kỳ Sơn

49.797

28.800

8.810

39.838

79.676

39.838

79.676

39.837

23.040

46.080

23.040

46.080

6.167

 

 

Tổng cộng

201.043

282.148

73.639

160.833

321.666

160.833

321.666

160.832

225.719

451.438

225.719

451.438

51.547

 

Ghi chú: Thực hiện theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. Mỗi năm tiêm phòng vào 02 vụ chính, riêng vắc xin dại chó, Viêm da nổi cục trâu, bò tiêm phòng 01 lần/năm.

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP NHU CẦU VẮC XIN TIÊM PHÒNG CHO ĐÀN VẬT NUÔI THEO CÁC KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT CỦA UBND TỈNH, NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Tên huyện

Lở mồm long móng trâu, bò

Viêm da nổi cục trâu, bò

Dại

Cúm gia cầm

Ghi chú

Tổng đàn (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng 01 vụ (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng cả năm (con)

Tổng đàn (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng (con)

Tổng đàn (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng (con)

Tổng đàn (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng 01 vụ (con)

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng cả năm (con)

(1)

(2)=(1)*0,8

(3)=(2)*2

(4)

(5)=(4)*0,8

(6)

(7)=(6)*0,7

(8)

(9)= (8)*0,8

(10)=(9)*2

 

1

Nam Đàn

13.372

10.698

21.396

13.372

10.698

7.781

5.447

800.550

640.440

1.280.880

 

2

Thanh Chương

1.452

1.162

2.324

1.360

1.088

3.100

2.170

0

0

0

 

3

Quỳ Hợp

8.444

6.755

13.510

8.444

6.755

11.725

8.208

0

0

0

 

4

Con Cuông

4.270

3.416

6.832

4.270

3.416

4.896

3.427

0

0

0

 

5

Quỳnh Lưu

8.382

6.706

13.412

9.454

7.563

1.241

869

1.122.623

898.098

1.796.196

 

6

Quế Phong

3.064

2.451

4.902

3.064

2.451

2.887

2.021

0

0

0

 

7

Yên Thành

19.632

15.706

31.412

19.632

15.706

41.268

28.888

2.550.842

2.040.674

4.081.348

 

8

Tương Dương

16.191

12.953

25.906

0

0

0

0

0

0

0

 

9

Quỳ Châu

7.175

5.740

11.480

7.175

5.740

3.849

2.694

0

0

0

 

10

Diễn Châu

5.885

4.708

9.416

8.122

6.498

18.222

12.755

1.255.691

1.004.553

2.009.106

 

11

Anh Sơn

20.139

16.111

32.222

20.139

16.111

24.369

17.058

0

0

0

 

12

Đô Lương

3.010

2.408

4.816

1.802

1.442

930

651

509.428

407.542

815.084

 

13

Nghĩa Đàn

18.058

14.446

28.892

18.058

14.446

17.786

12.450

0

0

0

 

14

Thái Hòa

6.958

5.566

11.132

6.958

5.566

7.978

5.585

0

0

0

 

15

TpVinh

2.424

1.939

3.878

2.424

1.939

4.326

3.028

421.591

337.273

674.546

 

16

Hưng Nguyên

6.430

5.144

10.288

6.430

5.144

11.180

7.826

811.974

649.579

1.299.158

 

17

Hoàng Mai

3.930

3.144

6.288

0

0

6.298

4.409

269.018

215.214

430.428

 

18

Kỳ Sơn

1.659

1.327

2.654

1.659

1.327

349

244

0

0

0

 

19

Cửa Lò

0

0

0

309

247

1.594

1.116

0

0

0

 

20

Nghi Lộc

14.034

11.227

22.454

14.034

11.227

0

0

2.475.112

1.980.090

3.960.180

 

21

Tân Kỳ

0

0

0

0

0

5.679

3.975

0

0

0

 

 

Tổng cộng

164.509

131.607

263.214

146.706

117.365

175.458

122.821

10.216.829

8.173.463

16.346.926

 

Ghi chú: Vắc xin Lở mồm long móng theo QĐ 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An; Vắc xin Viêm da nổi cục Theo QĐ số 5179/QĐ-UBND ngày 30/12//2021 của UBND tỉnh Nghệ An; vắc xin Dại theo QĐ số 766/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UNND tỉnh Nghệ An. Mỗi năm tiêm phòng vào 02 vụ chính, riêng vắc xin dại chó, Viêm da nổi cục trâu, bò tiêm phòng 01 lần/năm.

 

PHỤ LỤC 4

NHU CẦU HÓA CHẤT PHUN KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC PHÒNG, CHỐNG BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Nội dung

Diện tích cần phun (m2)

Nhu cầu hóa chất (lít)

Diện tích ao cần xử lý (ha)

Nhu cầu hóa chất (kg)

Ghi chú

(1)

(2)=(1)/2.000

(3)

(4)=(3) x 1,5 (m) x 10.000 x 0,03

1

KTTĐ phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (1 lít hóa chất phun 2.000m2)

109.908.000

54.954

 

 

 

-

KTTĐ môi trường định kỳ và KTTĐ sau bão lụt

69.908.000

34.954

 

 

 

-

Khử trùng môi trường xử lý khẩn cấp khi dịch bệnh xảy ra: Dự kiến 200 ổ dịch, diện tích cần phun 01 ổ dịch 200.000m2.

40.000.000

20.000

 

 

 

2

KTTĐ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

 

 

122,22

55.000