ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4516/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2017 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3965/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5778/TTr-SXD ngày 18/10/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020; Công văn 5417/SKHĐT-TĐ ngày 09/11/2017 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020. Nội dung Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các đơn vị, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4516/QĐ-UBND ngày 24/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thực hiện Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Triển khai thực hiện Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ tình hình thực tế phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dụng cụ thể sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Đối tượng nghiên cứu: Nhà ở dân tự xây; nhà ở thương mại; nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng và hộ nghèo tại khu vực nông thôn; nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; nhà ở tái định cư.
1. Mục đích
- Cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở tại Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 29/8/2016;
- Làm cơ sở để tổ chức thực hiện các loại hình nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
2. Yêu cầu
Bám sát nội dung Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đã được phê duyệt, nhu cầu thực tế về nhà ở, việc huy động các nguồn vốn, tình hình phát triển nhà ở của địa phương, nhu cầu của thị trường để tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020. Các dự án phát triển nhà ở trước khi triển khai phải được xem xét, đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh.
III. CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (được phê duyệt trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).
1. Chỉ tiêu chung:
Diện tích nhà ở bình quân tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 là 25,0m2/người (trong đó, diện tích bình quân tại khu vực đô thị là 29,0 m2/người, tại khu vực nông thôn là 22,97m2/người), tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đến năm 2020 là 8,0m2/người.
2. Chỉ tiêu cụ thể (m2 sàn):
STT | Loại nhà ở | Nhà ở | Diện tích đất | Vốn | |
Số căn | Diện tích sàn | ||||
1 | Nhà ở dân tự xây | 145.903 | 17.508.306 | 3.732,14 | 70.033,22 |
2 | Nhà ở thương mại | 36.476 | 4.377.076 | 959,40 | 21.885,38 |
3 | Nhà ở cho hộ nghèo tại nông thôn | 16.460 | 823.000 | 79,00 | 1.003,20 |
4 | Nhà ở cho người có công với cách mạng | 25.162 | 1.258.100 | - | 737,22 |
5 | Nhà ở công vụ cho CB, CC, VC, LLVT | 100 | 6.000 | 0,24 | 24,00 |
6 | Nhà ở tái định cư | 10.850 | 1.898.750 | 329,66 | 7.595,00 |
| Tổng cộng | 234.951 | 25.871.232 | 5.100,44 | 101.278,02 |
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
1. Kế hoạch phát triển năm 2017
- Nhà ở do dân tự xây: Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng: 4.377.706m2 tương đương 36.476 căn hộ, tổng mức đầu tư: 17.508,42 tỷ đồng.
- Nhà ở thương mại: Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng: 1.094.269m2 tương đương 9.119 căn hộ, tổng mức đầu tư: 5.471,35 tỷ đồng.
- Nhà ở cho hộ nghèo tại nông thôn: Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng: 164.600m2 tương đương 3.292 căn hộ, tổng mức đầu tư: 200,64 tỷ đồng.
- Nhà ở cho người có công với cách mạng: Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng: 251.650m2 tương đương 5.033 căn hộ, tổng mức đầu tư: 147,46 tỷ đồng.
- Nhà ở tái định cư: Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng: 474.775m2 tương đương 2.713 căn hộ, tổng mức đầu tư: 1.899,10 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu cụ thể Kế hoạch phát triển năm 2017 như sau:
TT | Loại nhà ở | Số căn nhà ở cần tăng thêm theo từng năm | Diện tích nhà ở cần tăng thêm theo từng năm (m2) | Diện tích đất sử dụng theo từng năm (ha) | Vốn theo từng năm (tỷ đồng) |
1 | Nhà ở dân tự xây | 36.476 | 4.377.106 | 933,04 | 17.508,42 |
2 | Nhà ở thương mại | 9.119 | 1.094.269 | 239,85 | 5.471,35 |
3 | Nhà ở cho hộ nghèo tại nông thôn | 3.292 | 164.600 | 15,80 | 200,64 |
4 | Nhà ở cho người có công với cách mạng | 5.033 | 251.650 |
| 147,46 |
5 | Nhà ở công vụ cho CB, CC, VC, LLVT | - | - | - | - |
6 | Nhà ở tái định cư | 2.713 | 474.775 | 82,43 | 1.899,1 |
- Dự kiến danh mục vị trí, dự án phát triển nhà ở thương mại, công vụ, tái định cư và nhà ở do dân tự xây trên địa bàn tỉnh năm 2017: Chi tiết theo Phụ lục số 1 thuyết minh Kế hoạch.
2. Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2018 - 2020
- Dự kiến diện tích, số lượng căn nhà ở giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
TT | Loại nhà ở | Số căn nhà ở cần tăng thêm theo từng năm | Diện tích nhà ở cần tăng thêm theo từng năm (m2) | ||||
2018 | 2019 | 2020 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
1 | Nhà ở dân tự xây | 36.476 | 36.476 | 36.475 | 4.377.106 | 4.377.106 | 4.376.987 |
2 | Nhà ở thương mại | 9.119 | 9.119 | 9.119 | 1.094.269 | 1.094.269 | 1.094.269 |
3 | Nhà ở cho hộ nghèo tại nông thôn | 3.292 | 3.292 | 6.584 | 164.600 | 164.600 | 329.200 |
4 | Nhà ở cho người có công với cách mạng | 5.033 | 5.033 | 10.063 | 251.650 | 251.650 | 503.150 |
5 | Nhà ở công vụ cho CB, CC, VC, LLVT | - | - | 100 | - | - | 6.000 |
6 | Nhà ở tái định cư | 2.713 | 2.713 | 2.711 | 474.775 | 474.775 | 474.425 |
| Tổng cộng | 56.633 | 56.633 | 65.052 | 6.362.400 | 6.362.400 | 6.784.031 |
- Dự kiến diện tích đất và mức vốn trong giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
TT | Loại nhà ở | Diện tích đất sử dụng theo từng năm (ha) | Vốn theo từng năm (tỷ đồng) | ||||
2018 | 2019 | 2020 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
1 | Nhà ở dân tự xây | 933,04 | 933,04 | 933,02 | 17.508,42 | 17.508,42 | 17.507,95 |
2 | Nhà ở thương mại | 239,85 | 239,85 | 239,85 | 5.471,35 | 5.471,35 | 5.471,35 |
3 | Nhà ở cho hộ nghèo tại nông thôn | 15,80 | 15,80 | 31,60 | 200,64 | 200,64 | 401,28 |
4 | Nhà ở cho người có công với cách mạng | - | - | - | 147,46 | 147,46 | 294,84 |
5 | Nhà ở công vụ cho CB, CC, VC, LLVT | - | - | 0,24 | - | - | 24,00 |
6 | Nhà ở tái định cư | 82,43 | 82,43 | 82,37 | 1.899,10 | 1.899,10 | 1.897,70 |
| Tổng cộng | 1.271,12 | 1.271,12 | 1.287,08 | 25.226,97 | 25.226,97 | 25.597,11 |
- Dự kiến danh mục vị trí, dự án phát triển nhà ở thương mại, công vụ, tái định cư và nhà ở do dân tự xây trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020: Chi tiết theo Phụ lục số 2 thuyết minh Kế hoạch.
V. VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đối tượng có nhu cầu cùng đóng góp theo quy định của pháp luật.
- Vốn ngân sách:
+ Vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2017 - 2020 là 1.003,2 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương là 44,26 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 2,53 tỷ đồng; còn lại là các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
+ Vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2017 - 2020 là 732,22 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương là 700,359 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách địa phương là 36,861 tỷ đồng.
+ Vốn ngân sách đầu tư xây dựng nhà ở công vụ giai đoạn 2017 - 2020 là 24 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư được sử dụng từ nguồn vốn bồi thường GPMB và nguồn vốn hợp pháp khác của các hộ dân.
- Vốn do hộ gia đình tự xây đến năm 2020 ước khoảng: 70.033,22 tỷ đồng.
VI. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải pháp về quy hoạch, xây dựng
- Đẩy nhanh công tác tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đặc biệt là khu vực có đề xuất trong danh mục xây dựng nhà ở.
- Rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trong đó chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở. Trong các đồ án quy hoạch phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển cho từng loại nhà ở với tỷ lệ hợp lý theo quy định pháp luật về nhà ở;
- Quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư cũ, đồng thời hình thành các khu dân cư mới có quy mô hợp lý để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới tại các đô thị từ loại III trở lên (thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, và Khu kinh tế Nghi Sơn), yêu cầu chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất đã được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
- Đối với các khu trung tâm tại các đô thị như thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn ưu tiên quy hoạch phát triển loại nhà chung cư nhằm tiết kiệm quỹ đất và phù hợp với xu hướng phát triển mới của các đô thị hiện đại;
- Đối với khu vực nông thôn, quy hoạch khu dân cư phải tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo gắn với văn hóa vùng miền; hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải được đầu tư đồng bộ nhằm đảm bảo chỗ ở chất lượng, tiện nghi trong sinh hoạt của người dân;
- Xây dựng và phổ biến rộng rãi các mẫu nhà ở cho các đô thị, vùng nông thôn, nhà do các cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê của tỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng miền, đảm bảo tiện ích, an toàn trong sử dụng, tiết kiệm chi phí đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, để các tổ chức, cá nhân tham khảo, áp dụng trong xây dựng nhà ở;
- Lập, phê duyệt thiết kế đô thị và quản lý chặt chẽ sau quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị đối với các tuyến phố chính trong đô thị, đặc biệt tại khu vực trung tâm đô thị.
2. Giải pháp về đất đai
- Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, tổ chức giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở năm 2017 và các năm tiếp theo;
- Thu hồi các dự án chậm triển khai, đã quá thời gian quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
- Quy định cụ thể những khu vực đô thị được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị và pháp luật về đất đai.
3. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xă hội
- Phát triển các dự án nhà ở cần khai thác tối đa kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Thanh Hóa đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng của các tỉnh lân cận trong quy hoạch xây dựng Vùng nhằm phát huy có hiệu quả liên kết Vùng;
- Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng xã hội kết nối với hạ tầng kỹ thuật tại các khu dân cư hiện nay;
- Đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị mới phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, vườn hoa …), đấu nối thuận lợi hệ thống hạ tầng cơ sở của dự án với các khu vực xung quanh, đồng thời khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, phát triển nhà ở.
- Khuyến khích các thành phần tham gia xây dựng nhà ở áp dụng các công nghệ xây dựng hiện đại, sử dụng vật liệu mới tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
5. Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động
- Các Báo, Đài và các cơ quan truyền thông của tỉnh có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành;
- Các cơ quan truyền thông xây dựng các chương trình chuyên biệt để tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư tại thành phố Thanh Hóa thay đổi phương thức, tập quán từ hình thức ở nhà riêng lẻ chuyển sang căn hộ chung cư để phù hợp với điều kiện thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị;
- Phổ biến, giới thiệu các mẫu thiết kế, công nghệ thi công, vật liệu xây dựng nhà ở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc xây dựng nhà ở, đảm bảo thích dụng, xanh sạch và phát triển bền vững.
6. Giải pháp cho từng nhóm đối tượng về nhà ở
a) Nhà ở thương mại:
- Công khai danh mục các dự án trên các phương tiện đại chúng để kêu gọi đầu tư;
- Rút ngắn các thủ tục hành chính không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án;
- Đẩy nhanh công tác GPMB các dự án đã lựa chọn nhà đầu tư;
- Đối với dự án có sử dụng đất, việc đầu tư nhà ở thương mại phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội;
- Dành một phần vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trọng yếu tại các khu vực quan trọng để kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại do các chủ đầu tư bỏ vốn ra để triển khai thực hiện.
b) Nhà ở cho các đối tượng là hộ nghèo tại nông thôn, người có công với cách mạng:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 5139/QĐ-UBND ngày 08/12/2015; Quyết định số 3945/QĐ-UBND ngày 14/11/2014; Quyết định số 3322/QĐ-UBND ngày 24/9/2013; Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 19/9/2017, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu đó đề ra;
- Khi Trung ương phân bổ vốn theo các chính sách hỗ trợ về nhà ở (Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 25/4/2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng của Thủ tướng Chính phủ) các ngành, các đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện.
- Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng kế hoạch để đảm bảo nguồn vốn vay cho các hộ dân theo nhu cầu;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức chính trị xã hội tham gia vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp, hỗ trợ kinh phí và vật liệu để các hộ có thêm nguồn kinh phí thực hiện;
- Chính quyền các địa phương hỗ trợ thủ tục cho các hộ dân vay vốn ngân hàng; giám sát các hộ dân xây dựng nhà ở theo quy định.
c) Nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang:
Dùng nguồn vốn ngân sách để xây dựng nhà ở công vụ (chủ yếu tại khu vực vùng sâu, vùng xa) gần khu vực được phân công công tác.
d) Nhà ở tái định cư:
- Đầu tư các dự án khu nhà ở tái định cư phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
- Việc quản lý xây dựng nhà ở tại các dự án tái định cư phải tuân thủ theo quy hoạch hoặc thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
f) Nhà ở do người dân tự xây dựng:
- Điều chỉnh, rút ngắn thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân đẩy nhanh tiến độ thực hiện;
- Nghiên cứu, ban hành các mẫu thiết kế nhà ở cho các khu vực thường xuyên gặp thiên tai, lũ lụt,... để các hộ dân tham khảo, thực hiện.
- Quản lý chặt chẽ việc sang nhượng đất đai, nhà ở đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có nhu cầu.
1. Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa
- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Luật Nhà ở và các Chương trình, Kế hoạch và Đề án phát triển nhà ở, chính sách liên quan đến quản lý và phát triển nhà ở trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc thực hiện các chính sách về nhà ở trên phạm vi toàn tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở.
2. Sở Xây dựng
- Là cơ quan Thường trực, có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các dự án được triển khai, tổng hợp kết quả phát triển nhà ở vào hàng năm; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các trường hợp chấp thuận đầu tư dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị trường. Tổ chức sơ kết chương trình kế hoạch phát triển nhà theo định kỳ.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; Công bố công khai vị trí, danh mục các dự án nhà ở tái định cư và nhà ở thương mại trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà đầu tư đăng ký tham gia đầu tư xây dựng đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển nhà ở dài hạn giai đoạn 2017-2020 và Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nếu cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng để bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở theo kế hoạch được duyệt.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo điều hành và kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ trình UBND tỉnh quyết định;
- Phối hợp với Sở Tài chính, bố trí vốn ngân sách hàng năm để xây dựng nhà ở theo kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh;
- Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Lập kế hoạch đầu tư công trình hạ tầng xã hội, công trình đầu tư công trong khu nhà ở, khu đô thị mới khi công trình chưa giao cho chủ đầu tư thực hiện.
4. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng giá cho thuê, thuê mua nhà ở công vụ;
- Tham mưu UBND tỉnh trong việc hướng dẫn các cơ chế chính sách về tài chính liên quan đến phát triển nhà ở;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và ban hành khung giá dịch vụ về quản lý vận hành nhà chung cư;
- Phân bổ kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở của Chính phủ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổng hợp kế hoạch, danh mục sử dụng đất phát triển nhà ở hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành liên quan
Tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong quy trình thực hiện để đảm bảo kế hoạch đề ra.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở đảm bảo đúng nội dung, tiến độ dự án đó được cấp có thẩm quyền chấp thuận hoặc phê duyệt. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, báo cáo UBND tỉnh khi vượt thẩm quyền;
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2017-2020, phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu phát triển nhà hàng năm trên địa bàn để có điều chỉnh bố trí quỹ đất cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương;
- Lập báo cáo đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phát triển nhà ở trong năm trên địa bàn gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, trình UBND tỉnh trước ngày 05/12 hàng năm.
8. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở
- Tập trung nguồn lực để triển khai các dự án đầu tư đó được chấp thuận đầu tư hoặc quyết định đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
- Thực hiện báo cáo đánh giá đầu tư dự án định kỳ theo đúng quy định của pháp luật, gửi báo cáo Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 6 tháng và định kỳ hàng năm để các sở theo dõi, quản lý và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng và tổ chức bàn giao cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dự án và quản lý hành chính theo quy định về phân cấp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động đề xuất, báo cáo UBND tỉnh (gửi về Sở Xây dựng) những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà ở nêu trên./.
- 1 Quyết định 548/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017-2020
- 2 Kế hoạch 7850/KH-UBND năm 2017 về phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020
- 3 Kế hoạch 161/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2 theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Quyết định 1622/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm (2016-2020) và hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Nghị quyết 64/2017/NQ-HĐND về điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 3279/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Quyết định 5139/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg
- 8 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 9 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 10 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Quyết định 872/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật Nhà ở 2014
- 14 Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 16 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 64/2017/NQ-HĐND về điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 1622/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm (2016-2020) và hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Kế hoạch 7850/KH-UBND năm 2017 về phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020
- 4 Quyết định 548/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017-2020