ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 453/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 24 tháng 03 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2884/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê tại Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
(Có Phương án chi tiết kèm theo)
UBND huyện Bắc Mê, các đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của phương án. Định kỳ 6 tháng và một năm UBND huyện Bắc Mê báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê; Các đơn vị có tên nêu tại điểm 3, điểm 4, mục VI của Phương án kèm theo Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 453/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2884/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Đối tượng khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ:
Là các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được quy hoạch theo Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Hà Giang và các khu vực khoáng sản (kim loại, phi kim loại) đã được khoanh định; các khu vực có mỏ chưa được cấp phép khai thác, kể cả khoáng sản ở các bãi thải của mỏ đã đóng cửa theo quy định. Cụ thể như:
1.1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:
Huyện Bắc Mê có 33 điểm mỏ trong quy hoạch tại Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Hà Giang.
Trong đó:
- Mỏ đá vôi đã cấp phép: gồm 9 điểm mỏ, diện tích 4,81 ha; trữ lượng khảo sát: 640.000 m3 (đến nay 9 mỏ này đã hết hạn giấy phép khai thác không được ra hạn, hoặc không xin ra hạn giấy phép khai thác).
- Mỏ đá vôi chưa cấp phép: gồm 24 điểm mỏ: diện tích 37,48 ha; tài nguyên địa chất dự báo: 10.586.500 m3.
1.2. Khoáng sản kim loại:
Có 11 điểm mỏ thuộc danh mục điểm mỏ chưa khai thác đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo tại công văn 468/STNMT-KSN ngày 29/5/2015, nằm trên địa bàn 7 xã, thị trấn huyện Bắc Mê với diện tích: 1428.53 ha.
2. Thực trạng công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện thời gian qua.
2.1. Tiềm năng khoáng sản:
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện bao gồm các loại khoáng sản sau: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, sỏi, đá vôi); khoáng sản kim loại (vàng gốc, vàng sa khoáng, Pyrít, Sắt, chì-kẽm, đa kim vàng, antimon, mangan,..).
2.2. Tình hình khai thác khoáng sản:
Việc khai thác khoáng sản trái phép trước đây từng xảy ra chủ yếu là khai thác khoáng sản vàng gốc, vàng sa khoáng, antimon. Sau khi UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 06/6/2012; UBND huyện Bắc Mê ban hành Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo quản lý hoạt động khoáng sản cấp huyện; UBND các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo, tổ quản lý khoáng sản cấp xã, thị trấn tùy theo tiềm năng khoáng sản của địa phương đi vào hoạt động, cùng với sự tăng cường kiểm tra liên ngành đã nhắc nhở, đình chỉ khai thác và xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện, do vậy hiện nay tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã chấm dứt, song vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ thời điểm nào nếu chính quyền các cấp đặc biệt là cơ sở không quản lý chặt chẽ và có giải pháp tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời từ xa.
2.3. Tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản:
- Một số đơn vị chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép khai thác, hoặc các quy định khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận như: Công tác BVMT, tiến độ khai thác khoáng sản chậm so với nội dung giấy phép mà cấp có thẩm quyền cấp,....
- Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép: Chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đất đai làm thất thoát lãng phí tài nguyên thiên nhiên và các nguồn thu về khoáng sản.
* Nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa tổ chức thường xuyên, liên tục; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách, chuyên trách ở một số xã, thị trấn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ;
Các cơ quan, ban ngành chưa thực hiện hết tinh thần trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, khai thác, quy hoạch khoáng sản; công tác tham mưu quản lý hoạt động khoáng sản giữa các ban ngành của huyện chưa đồng bộ, thiếu thường xuyên; UBND các xã, thị trấn chưa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ, quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn; công tác phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng thiếu thường xuyên.
1. Quan điểm: Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Mục tiêu: Nhằm quản lý đồng bộ, huy động sự vào cuộc của các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn huyện vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn; lập lại kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết chính sách, pháp luật về khoáng sản cho doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên để thực hiện tốt quy định của pháp luật về khoáng sản; vận động nhân dân tích cực đấu tranh với các hoạt động trái phép trong khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản.
Công khai quy hoạch khoáng sản đã được duyệt, khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực chưa cấp phép; xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp với UBND các địa phương giáp ranh trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở khu vực giáp ranh. Triển khai và chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính.
Đối với các địa phương có xảy ra hoạt động khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải thành lập ngay các Đoàn kiểm tra tiến hành đình chỉ, giải tỏa, tịch thu toàn bộ thiết bị, phương tiện, khoáng sản và tang vật vi phạm, tiến hành xử phạt hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Những đối tượng cố tình chống đối, có dấu hiệu phạm tội thì lập hồ sơ chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các hoạt động khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn.
Đối với các xã có nhiều khoáng sản thành lập Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các xã ít khoáng sản thành lập Tổ công tác quản lý khoáng sản do đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng.
UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phát hiện, xử lý, ngăn chặn ngay các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép từ khi mới xảy ra, trục xuất ra khỏi địa bàn các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép không phải là người địa phương; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực có khoáng sản.
Khi phát hiện tình hình hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động, tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý hành chính, nếu cần thiết tịch thu phương tiện là tang vật và khoáng sản khai thác trái phép; đồng thời báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện, công an phụ trách xã để kịp thời tổ chức lực lượng phối hợp xử lý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
1. Các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện dành thời lượng để thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản.
2. Hàng năm, UBND huyện tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã làm công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện.
3. Hàng năm, lựa chọn khu vực khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trình UBND tỉnh để đưa vào khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Hướng dẫn thủ tục đăng ký, lập hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ xin cấp giấy phép, gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu khai thác trên địa bàn huyện.
4. Lập phương án xin khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường thông qua hình thức không đấu giá quyền khai thác đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản.
5. Xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định pháp luật, làm rõ trách nhiệm quản lý của các xã, thị trấn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không có biện pháp xử lý kịp thời.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, trục xuất ra khỏi địa bàn các đối tượng tham gia khai thác khoáng sản trái phép không phải là người địa phương; đàm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội tại các khu vực có khoáng sản.
- Khi có điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép cần huy động cả hệ thống chính trị của xã gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND các đoàn thể chính trị xã hội đồng bộ vào cuộc để tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân không tham gia khai thác, mua, bán tàng trữ khoáng sản trái phép.
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã được kiểm tra, kết luận có sai phạm phải được xử lý nghiêm, tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng các hình thức nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính, buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, yêu cầu khắc phục mọi hậu quả... vi phạm nghiêm trọng hoặc đã nhắc nhở hay xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành thì đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép, kể cả đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:
Khi xảy ra các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, UBND xã, thị trấn phải xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo UBND huyện để báo cáo ban chỉ đạo cấp tỉnh.
Trong trường hợp phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép tại các địa bàn giáp ranh giữa các huyện trong và ngoài tỉnh; giữa các xã trong và ngoài huyện phải có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin; phối hợp, tổ chức lực lượng ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khi có đề nghị của địa phương giáp ranh.
8. Định kỳ hàng quý và 01 năm UBND các xã, thị trấn phải báo cáo gửi UBND huyện (thông qua phòng Tài nguyên và Môi trường) về tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÒNG BAN, UBND XÃ, THỊ TRẤN VÀ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN.
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành:
Thực hiện theo Quyết định số 2884/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Giang.
2. Trách nhiệm của UBND huyện:
Thực hiện theo Quyết định số 2884/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Giang và khoản 2 Điều 18 của Luật Khoáng sản.
3. Trách nhiệm các cơ quan của huyện và UBND các xã, thị trấn:
3.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban ngành chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai kịp thời có hiệu quả Luật Khoáng sản. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý khoáng sản.
- Tham mưu cho UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cắm mốc, bàn giao khu vực khai thác mỏ cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
- Xây dựng phương án bảo đảm ổn định đời sống sản xuất cho tổ chức, cá nhân do chịu ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến khoáng sản mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất.
- Tham mưu cho UBND huyện quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi thăm dò, khai thác, chế biến, thu mua, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn theo thẩm quyền. Phối hợp với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động khoáng sản; giám sát việc thực hiện môi trường khi đóng cửa mỏ.
- Cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sản chưa khai thác cho UBND các xã, thị trấn biết để có phương án bảo vệ; các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
- Định kỳ hàng tháng, tổng hợp báo cáo về công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn về UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
3.2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện tham mưu cho UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt các điểm quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
- Tham mưu cho UBND huyện tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách và kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn xác định cụ thể các khu vực quy hoạch khoáng sản ngoài thực địa làm cơ sở theo dõi việc triển khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ các hoạt động khoáng sản theo quy hoạch.
3.3. Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh; chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tham gia phối hợp, hỗ trợ công tác truy quét hoạt động khoáng sản trái phép theo quy định của pháp luật khi có đề nghị của chính quyền địa phương; kiểm tra về quản lý nhân khẩu, các quy định về trật tự công cộng của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
3.4. Chi cục Thuế huyện.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền đóng góp ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương vào ngân sách Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan của huyện tham mưu cấp có thẩm quyền, quy định mức thu tiền đóng góp ngân sách địa phương khi được cấp quyền khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, xác định mức đưa ra giá đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản.
3.5. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, các quy định của UBND tỉnh đến lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã, thị trấn, thôn và nhân dân trên địa bàn và yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân thực hiện cam kết không tham gia khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. Xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, kịp thời thông báo hoặc tố cáo hành vi vi phạm trong việc quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn. Kịp thời đưa tin, công bố các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, các thôn, xã có hoạt động khoáng sản trái phép.
- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản trên địa bàn.
- Thành lập tổ Quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã. Khi phát hiện tình hình hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động, tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện, công an phụ trách khu vực để kịp thời tổ chức lực lượng phối hợp xử lý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
Nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép thành điểm nóng tập trung đông người, ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất an ninh trật tự xã hội, gây bức xúc cho nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nơi có hoạt động khoáng sản trái phép phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ môi trường, Phương án bảo vệ cơ sở hạ tầng khu vực có dự án khai thác khoáng sản, Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng công khai quy hoạch khoáng sản được duyệt, vùng cấm khai thác, vùng chưa cấp phép; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết chính sách, pháp luật về khoáng sản cho doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và bảo vệ tiết kiệm tài nguyên, thực hiện tốt quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội nơi có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép.
4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được cấp phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản đã thu hồi được.
Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 64 của Luật Khoáng sản.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.
Kinh phí thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị theo khả năng cân đối của ngân sách huyện và nhiệm vụ được phân cấp.
Phương án quản lý, bảo vệ và khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Mê được triển khai, quán triệt đến các Sở, ngành, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản và nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Mê.
Các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của Phương án. Định kỳ hàng tháng, quý và 01 năm, các ngành chức năng thuộc UBND huyện, các xã, thị trấn trong huyện báo cáo UBND huyện về kết quả thực hiện (thông qua phòng Tài nguyên và Môi trường huyện).
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND huyện về tình hình thực hiện; chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án.
Trên đây là Phương án quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Mê, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan; UBND huyện Bắc Mê; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Mê thực hiện nghiêm túc nội dung Phương án. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, phát sinh kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 694/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Quyết định 14/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 4 Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5 Quyết định 1855/QĐ-UBND năm 2017 phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6 Quyết định 568/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Phụ lục 02 kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND quy đổi số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoảng sản nguyên khai đối với một số dự án khai thác khoáng sản kim koại trên địa bàn tỉnh Hà Giang do tỉnh Hà Giang ban hành
- 8 Nghị quyết 190/2015/NQ-HĐND Quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 9 Nghị quyết 191/2015/NQ-HĐND Quy định về Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2015 tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 2884/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 13 Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 14 Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Luật khoáng sản 2010
- 1 Nghị quyết 190/2015/NQ-HĐND Quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Nghị quyết 191/2015/NQ-HĐND Quy định về Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Phụ lục 02 kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND quy đổi số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoảng sản nguyên khai đối với một số dự án khai thác khoáng sản kim koại trên địa bàn tỉnh Hà Giang do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Quyết định 1855/QĐ-UBND năm 2017 phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 5 Quyết định 568/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7 Quyết định 14/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 8 Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9 Quyết định 694/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh