UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2014/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013;
Căn cứ Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2439/TTr-STC ngày 13/10/2014 về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Công văn số 427/STP-XDVB ngày 26/9/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Các quy định khác về quản lý nhà nước về giá không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, ban, ngành, thủ trưởng các cơ quan đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịnh UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên )
Quyết định này quy định quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá, kiểm tra thanh tra về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; danh mục hàng hoá, dịch vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh định giá và thẩm quyền quyết định giá, hiệp thương giá, quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá, công khai thông tin về giá, đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng; cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Về nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
1. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá, quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ quản lý ngành liên quan, thực hiện chương trình bình ổn thị trường phù hợp với thực tế của địa phương.
2. Ban hành và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
3. Quyết định áp dụng, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn địa phương theo thẩm quyền được phân cấp.
4. Kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện công bố hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp bình ổn giá trên thị trường địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.
6. Tổ chức thu thập, lưu trữ cơ sở dữ liệu về giá, phân tích và xử lý các thông tin giá cả thị trường ở địa phương.
7. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá trên địa bàn tỉnh. Thẩm định giá tài sản nhà nước theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan tại địa phương. Giải quyết, khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền.
9. Quy định trình tự, thẩm định và quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện kê khai giá, đăng kí giá, nội dung lập phương án giá và hiệp thương giá tại địa phương.
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ
1. Tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành liên quan; chủ động thực hiện chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
2. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ tình hình thực tế tại đại phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp áp dụng bình ổn giá theo thẩm quyền quy định tại khoản 6, Điều 7 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 Luật Giá, Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
4. Các biện pháp bình ổn giá cụ thể như sau:
a) Điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn.
b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật.
c) Đăng ký giá đối với hàng hóa dịch vụ thuộc diện bình ổn giá theo quy định.
d) Kiểm tra yếu tố hình thành giá, kiểm soát hàng hóa tồn kho, kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có trên địa bàn.
đ) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế.
e) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá hàng hóa dịch vụ thiết yếu để phục vụ sản xuất tiêu dùng.
g) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; giá đã đăng kí và giá niêm yết. Xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn của các Bộ, các Sở, ban, ngành. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài chính, sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận đăng kí giá hàng hóa dịch vụ quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 177/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của các tổ chức cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà không có danh sách thực hiện đăng kí giá tại Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)
2. Các tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua bán hàng hóa, dịch vụ theo giá do nhà cung cấp quyết định) không phải đăng kí giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận thông báo hoặc quyết định điều chỉnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin.
3. Giao cho Sở Tài chính thông báo các tổ chức, cá nhân đăng kí giá trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng kí giá theo quy định. Định kỳ vào 01/07 hàng năm Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh rà soát, điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân đăng kí giá tại địa phương.
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá quy định tại Điều 15, Chương II Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
2. Giao cho Sở Tài chính thông báo hoặc quyết định các tổ chức,cá nhân phải kê khai giá tại địa phương và hướng dẫn các tổ chức cá nhân kê khai giá theo quy định của pháp luật.
Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện niêm yết giá theo hình thức thích hợp, rõ ràng không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên hàng, trên giấy hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại các địa điểm thực hiện niêm yết giá theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Điều 8. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Giá các loại đất.
b) Giá cho thuê đất, thuê mặt nước.
c) Giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
d) Bộ đơn giá xây dựng cơ bản, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở.
e) Giá nước sạch sinh hoạt, giá báo Thái Nguyên.
f) Giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.
g) Giá sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
h) Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh.
i) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
j) Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.
k) Giá tính thuế tài nguyên khoáng sản.
l) Giá các loại ô tô, xe máy, nhà cửa vật kiến trúc để tính lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật; giá bồi thường tài sản nhà cửa, vật kiến trúc và giá cây cối hoa màu, vật nuôi làm căn cứ lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất;…
m) Giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
n) Triển khai Nghị quyết về các loại phí, lệ phí và chế độ thu nộp các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc định giá là Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự, quy trình thẩm định phương án giá và phân cấp quyết định giá.
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân công cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá hoặc thẩm định phương án giá theo đề nghị của sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Thẩm quyền quản lý giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện chính sách giá, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giá, quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các Bộ, ngành, trung ương kịp thời.
3. Quyết định các biện pháp áp dụng bình ổn giá theo quy định tại khoản 6, Điều 7 Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
4. Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết theo chủ trương chính sách của nhà nước để bình ổn giá. Quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng tại địa phương.
5. Quyết định giá một số loại hàng hoá dịch vụ quy định tại
6. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
7. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 10. Thẩm quyền quản lý giá của Sở Tài chính
1. Tham mưu xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật về giá, thẩm định giá và các quyết định về giá của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các Bộ, ngành trung ương trên địa bàn.
3. Tham mưu trình UBND tỉnh những chính sách, biện pháp trong việc quản lý giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh như công bố danh mục hàng hoá do Uỷ ban nhân dân tỉnh định giá, kê khai giá.
4. Chủ trì phối hợp với các ngành thẩm định phương án giá tài sản hàng hóa, dịch vụ quy định tại
5. Chủ trì công bố giá gốc vật liệu xây dựng và phối hợp với Sở Xây dựng thông báo giá vật tư, vật liệu đến hiện trường xây lắp hàng tháng, làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng cơ bản để thực hiện lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định dự toán và thanh toán, quyết toán các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ tịch Hội đồng xác định giá tài sản trong tố tụng hình sự, hoạt động tư pháp.
7. Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh khi được ủy quyền.
8. Chủ tịch Hội đồng xác định giá các loại hàng hoá tịch thu xung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trên địa bàn tỉnh.
10. Kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật.
11. Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn tỉnh; báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy định của Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
12. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng kí giá, kê khai giá và chủ trì hiệp thương giá của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá và thẩm định giá theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; cho ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm định giá của các doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
14. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên địa bàn.
15. Hướng dẫn các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân xây dựng và tính phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thẩm quyền quản lý giá của các Sở ngành
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quyết định giá của cấp có thẩm quyền quyết định, các quy định về bình ổn giá, kê khai giá và niêm yết giá.
2. Có trách nhiệm tham mưu, xây dựng, lập, trình phương án giá hàng hoá, dịch vụ sau:
a) Sở Tài nguyên và Mội trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan, căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất của Chính phủ quy định và hướng dẫn của Bộ, ngành, trung ương, điều tra khảo sát lập phương án giá hoặc thuê tư vấn điều tra khảo sát lập phương án giá các loại đất gửi Hội đồng giá đất thẩm định, cho ý kiến bằng văn bản trước khi báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn và Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công bố giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Giá cho thuê các loại rừng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào diện tích, quy hoạch rừng và các quy định hiện hành lập phương án giá rừng, gửi Sở Tài chính thẩm định cho ý kiến bằng văn bản trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Giá nhà cửa, vật kiến trúc để làm cơ sở bồi thường giải phóng mặt bằng, Bộ đơn giá dự toán xây dựng cơ bản do Sở Xây dựng lập phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định cho ý kiến bằng văn bản trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
d) Giá báo Thái Nguyên do Báo Thái Nguyên lập, gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
đ) Giá dịch vụ y tế do Sở Y tế lập, gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Hướng dẫn các doanh nghiệp trực thuộc xây dựng phương án giá; phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc Sở Tài chính quyết định theo thẩm quyền.
4. Thường trực Hội đồng thẩm định giá, xây dựng các phương án giá theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức và Sở Tài chính đề nghị.
1. Triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật về giá, thẩm định giá, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về giá trên địa bàn để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các quyết định giá của các cấp có thẩm quyền trên địa bàn huyện.
3. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Quyết định giá, lập phương án giá của một số loại tài sản, hàng hóa dịch vụ sau:
a) Giá tài sản hàng hóa tịch thu xung quỹ hoặc chuyển nhượng của khối cơ quan hành chính sự nghiệp, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (theo phân cấp quản lý tài sản) trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc huyện quản lý khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho bán hoặc thanh lý tài sản.
b) Lập phương án giá bán nước sạch nông thôn trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tài sản hàng hóa của các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế do cấp huyện điều tra thụ lý, xử lý vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế đó.
d) Điều tra thu thập thông tin, giá cả thị trường, hàng hóa vật tư lưu thông trên thị trường và lưu trữ thông tin về giá, báo cáo hàng tháng về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính để nắm bắt tình hình giá cả thị trường. (Theo hướng dẫn của Sở Tài chính)
e) Điều tra giá các loại đất, cập nhật thông tin về giá đất trên địa bàn, giá đất trên các trục đường giao thông, giá đất ở các vùng đô thị, nông thôn theo hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành thuộc tỉnh trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính thẩm định theo quy định của pháp luật, định kì báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.
f) Tổ chức tiếp nhận đăng kí giá, kê khai giá, niêm yết giá hàng hóa dịch vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật.
6. Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì và phối hợp với các phòng ban chuyên môn quản lý giá theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn huyện.
7. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng và đột xuất về giá thị trường với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính. Đồng thời lưu trữ cơ sở dữ liệu về giá trên địa bàn.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các quyền sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ, trừ những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá.
b) Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
c) Khiếu nại quyết định về giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình .
d) Khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập phương án giá theo phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định và chấp hành quyết định về giá đó.
b) Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá, kê khai giá, cung cấp thông tin về giá, các quyết định giá, công khai thông tin về giá theo quy định tại khoản 6, Điều 12 Luật Giá.
c) Chấp hành các biện pháp của nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường, quy định tại quyết định này.
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về phẩm cấp, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất kinh doanh của mình ở địa phương theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra giá, báo cáo đầy đủ và kịp thời về giá thành sản xuất, giá bán, giá mua, chi phí sản xuất lưu thông hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Những doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng, dịch vụ sản phẩm hàng hoá thuộc thẩm quyền quyết định giá của UBND tỉnh, hoặc của Sở Tài chính và hàng hoá dịch vụ được trợ giá, trợ cước vận chuyển hoặc sản xuất, cung ứng dịch vụ sản phẩm hàng hoá theo đơn đặt hàng của nhà nước và thanh toán toàn bộ hoặc một phần bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải báo cáo đầy đủ, trung thực mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ hàng hoá đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng, lập, trình phương án giá hoặc quyết định giá theo thẩm quyền.
Điều 14. Tài sản Nhà nước phải thẩm định giá và thực hiện việc thẩm định giá
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 31; Điều 14, Luật Giá 2012; Mục 4, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá của Chính phủ; Điều 11, Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP và các quy định của nhà nước có liên quan.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Giao cho Sở Tài chính triển khai, hướng dẫn các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ liên quan thực hiện Quyết định này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quản lý nhà nước về giá theo quy định của Trung ương và Quy định này.
Mọi phát sinh,vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tài chính nghiên cứu tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
- 1 Quyết định 33/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3 Quyết định 109/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 4 Quyết định 109/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 1 Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 29/2014/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4 Quyết định 28/2014/QĐ-UBND quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5 Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 9 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 10 Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá
- 11 Luật giá 2012
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 33/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2 Quyết định 28/2014/QĐ-UBND quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Quyết định 29/2014/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4 Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5 Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 7 Quyết định 109/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành