ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2010/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 19 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh tại Tờ trình số 235/TTr ngày 17/9/2010 về việc đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ven biển và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ĐOÀN KẾT ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng, điều chỉnh
Quy chế này quy định việc tổ chức, hoạt động và quản lý Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển (sau đây gọi tắt là Tổ đoàn kết), áp dụng đối với tất cả người và phương tiện nghề cá thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động trên biển.
Quy chế này chỉ áp dụng đối với những thành viên của Tổ đoàn kết và tập trung vào những tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên.
Khuyến khích các tàu nhỏ hơn 90 CV tham gia vào các Tổ đoàn kết với việc xác lập trách nhiệm cụ thể cho từng tàu phù hợp với thực tiễn của từng tổ.
Điều 2. Nguyên tắc, tiêu chí thành lập Tổ đoàn kết
1. Tổ đoàn kết được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ viên trong khai thác hải sản, tiêu thụ sản phẩm, kinh nghiệm sản xuất, phòng chống thiên tai, tai nạn, cứu hộ, cứu nạn và đấu tranh với các hành vi vi phạm về chủ quyền, an ninh trật tự, tài nguyên Quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
2. Tổ đoàn kết được thành lập theo tiêu chí cơ bản: Cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú, cùng dòng họ hoặc thân thích. Quá trình tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết phải được kiểm tra, giám sát việc đảm bảo thực thi các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan.
1. Thành viên Tổ đoàn kết (dưới đây gọi là tổ viên) là chủ sở hữu con tàu hoặc thuyền trưởng - người được chủ sở hữu con tàu ủy nhiệm sẽ thay mặt các thuyền viên trên tàu tham gia các hoạt động của Tổ đoàn kết.
2. Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu, thay mặt chủ tàu quyết định các hoạt động liên quan đến việc thực hiện quy ước nội bộ Tổ đoàn kết và các quy định của pháp luật trong quá trình phương tiện hoạt động trên biển.
Điều 4. Tổ chức của Tổ đoàn kết
1. Tổ đoàn kết được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các thành viên với ít nhất từ 03 tàu cá trở lên và có Quyết định thành lập của UBND xã, phường nơi chủ tàu cư trú.
2. Tổ đoàn kết hoạt động theo quy ước tổ chức hoạt động của tổ và Quy chế này. Quy ước tổ chức, hoạt động của tổ (dưới đây gọi tắt là Quy ước của tổ) do các tổ viên thống nhất xây dựng thông qua và được UBND xã, phường nhất trí xác nhận.
3. Tổ đoàn kết có Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ.
Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ do các tổ viên trong tổ bầu ra theo nguyên tắc đa số. Việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó, Thủ quỹ phải có biên bản họp tổ và gửi UBND xã, phường và đồn biên phòng nơi cư trú để làm các thủ tục, quản lý chung và hỗ trợ khi cần thiết.
a) Tiêu chuẩn Tổ trưởng: Là chủ tàu, thuyền trưởng hoặc máy trưởng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và thường xuyên theo tàu hành nghề trên biển, có tuổi đời từ 20 trở lên, có lý lịch rõ ràng, sức khoẻ tốt. Có kinh nghiệm hoạt động trên biển, nhiệt tình, trách nhiệm với tập thể, được các thành viên, ngư dân tín nhiệm đề cử, bầu chọn.
b) Nhiệm vụ:
- Tổ trưởng Có trách nhiệm điều hành chung công việc của tổ theo Quy ước nội bộ và thực hiện tốt các quy định của pháp luật, quy định của địa phương. Triệu tập và chủ trì họp tổ; tổng hợp, phản ánh, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng của các tổ viên trong tổ. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình của tổ theo định kỳ (sau mỗi chuyến biển về) và khi có thiên tai, tai nạn xảy ra qua các đài thông tin của đồn Biên phòng hoặc đài thông tin địa phương nơi cư trú.
- Tổ phó Giúp việc cho Tổ trưởng thực hiện các nhiệm vụ theo Quy ước của tổ và các nhiệm vụ khác khi Tổ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
- Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý tài chính của tổ và hoạt động theo Quy ước của tổ.
- Các tổ viên hoạt động theo Quy ước của tổ và các quy định của Pháp luật, của địa phương.
Ủy ban nhân dân xã, phường ra Quyết định thành lập Tổ đoàn kết chậm nhất sau 07 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ sau:
1. Đơn xin thành lập Tổ đoàn kết.
2. Quy ước tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.
3. Danh sách tổ viên bao gồm chủ tàu hoặc thuyền trưởng từng tàu cá tham gia Tổ đoàn viên.
4. Biên bản về việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó, Thủ quỹ quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế này.
- Kinh phí họp bầu Tổ trưởng và tổ chức hội nghị thành lập tổ do ngân sách xã, phường cấp.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các tổ viên
1. Quyền lợi:
a) Được cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến tập huấn về nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Kỹ thuật khai thác hải sản, sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc, tín hiệu hàng hải, kiến thức bảo vệ an ninh trật tự trên biển.
b) Được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin của các ngành chức năng trong quá trình khai thác trên biển về các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật ngư trường khai thác, tình hình thời tiết, thiên tai, tai nạn, biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả.
c) Được xét hỗ trợ về vốn, lãi suất sau đầu tư để chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác mới theo các cơ chế chính sách hiện hành.
d) Được ưu tiên xét miễn, giảm thuế, hỗ trợ khắc phục nếu bị rủi ro, thiệt hại khi hoạt động trên biển.
2. Trách nhiệm:
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, quy định của địa phương.
b) Phương tiện phải có giấy đăng ký hoạt động nghề cá, giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm và các giấy tờ khác theo quy định. Tất cả thuyền viên trên tàu phải có giấp tờ tùy thân, có tên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, được trang bị dụng cụ cứu sinh.
c) Khi tàu của các tổ viên hoặc hoặc các phương tiện khác không thuộc thành viên của Tổ đoàn kết gặp tai nạn, rủi ro, ngay lập tức phải thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và thông báo ngay về bờ thông qua các đài thông tin của bộ đội biên phòng, đài duyên hải, phương tiện thông tin của gia đình.
d) Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, chủ quyền và an ninh trật tự trên vùng biển của Tổ quốc. Trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật khai thác, phòng chống thiên tai, khắc phục sự cố máy móc, thân vỏ với các tổ viên khác. Thông tin kịp thời về ngư trường, thời tiết, thị trường, giá cả và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khi các tàu cá trong tổ về bến.
e) Đóng tiền quỹ đầy đủ và đúng thời gian theo quy ước của tổ.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng thuộc Tổ đoàn kết
1. Trách nhiệm thường xuyên:
a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các thuyền viên thực hiện các quy ước của Tổ đoàn kết, quy định về bảo đảm an toàn khi hoạt động trên biển. Phân công nhiệm vụ và huấn luyện cho thuyền viên các phương án cơ bản đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
b) Làm hợp đồng trách nhiệm dân sự của chủ tàu (trong trường hợp chủ tàu có thuê lao động) và bảo hiểm thuyền viên cho tất cả các thuyền viên làm việc trên tàu, bảo hiểm thân tàu đối với những tàu đánh bắt xa bờ.
c) Đôn đốc các thuyền viên trực tàu thường xuyên quan sát mặt biển, trực đài canh thông tin, kịp thời phát hiện các hiện tượng thời tiết xấu, dấu hiệu khác thường trên tàu để báo cáo thuyền trưởng chỉ huy xử lý kịp thời.
d) Tiến hành đăng ký tần số và làm hiệp đồng thông tin liên lạc tại đồn, trạm kiểm soát biên phòng nơi cư trú.
e) Trước khi xuất bến ra biển hoạt động, chủ tàu, thuyền trưởng tiến hành kiểm tra thuyền viên và trang thiết bị bảo đảm an toàn. Các tàu cá có công suất từ 45 CV trở lên, thuyền trưởng phải đăng ký danh sách thuyền viên thực tế chuyến biển, khu vực, thời gian dự kiến hoạt động trên biển với trạm kiểm soát Biên phòng nơi xuất bến.
2. Trách nhiệm trong trường hợp nhận được tin bão, ATNĐ:
a) Đối với các phương tiện đang hoạt động trên biển.
- Theo dõi chặt chẽ vị trí, hướng di chuyển của bão qua radio, máy thông tin trên tàu.
- Xác định vị trí của tàu, khoảng cách giữa tàu với tâm bão, ATNĐ trên bản đồ hoặc sơ đồ báo bão, giữ liên lạc thường xuyên với các tàu trong tổ và đất liền.
- Chủ phương tiện và thuyền trưởng phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ đến toàn bộ thuyền viên trên tàu, có phương án cụ thể về đảm bảo cho người và phương tiện, phương án di chuyển phòng tránh bão, ATNĐ.
Trong trường hợp phương tiện của Tổ đoàn kết nằm trong hoặc phía trước vùng tâm bão có gió cấp 6 trở lên, tổ trưởng tổ đoàn kết hoặc thuyền trưởng ra lệnh ngừng ngay việc đánh bắt hải sản, các tổ viên mặc áo phao cá nhân, đưa các trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng. Căn cứ hướng di chuyển của bão, ATNĐ trong 72 giờ đến 48 giờ tới và kinh nghiệm phòng tránh thiên tai, Tổ trưởng Tổ đoàn kết thống nhất với các tổ viên về hướng di chuyển và lập tức chỉ đạo cho các tàu thành viên cùng rời khỏi khu vực sản xuất đến nơi trú bão an toàn hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
- Duy trì liên lạc 24/24 giờ với các tàu thành viên và các đài chỉ huy trên bờ để nắm tình hình của các tổ, các tàu thuyền khác trong khu vực (nếu phát hiện) nhằm kịp thời hướng dẫn và ứng cứu khi có tình huống. Đồng thời báo cáo các đồn, trạm Biên phòng, chính quyền xã, phường về số lượng tàu, số người, vị trí, thời tiết khu vực hoạt động của các tàu trong Tổ đoàn kết. Đặc biệt chú ý giữ liên lạc với đài chỉ huy trên bờ trong trường hợp vào tránh bão, gió hoặc bị nạn, trôi dạt vào các đảo do nước ngoài quản lý.
- Thực hiện nghiêm các yêu cầu, hướng dẫn về phòng tránh bão, ATNĐ của chính quyền địa phương, BĐBP thông qua hệ thống máy thông tin VTĐ, điện thoại.
- Không đưa tàu thuyền vào khu vực nguy hiểm, khu vực dự báo hướng bão, ATNĐ sẽ di chuyển đến trong thời gian tiếp theo.
- Sẵn sàng tổ chức ứng cứu tàu và thành viên của Tổ đoàn kết và các tàu cá khác bị nạn khi địa phương, BĐBP yêu cầu theo phương châm cứu người trước, cứu tài sản sau.
b) Đối với các tàu đang neo đậu tại bến, khu vực tránh trú bão.
- Phải tổ chức neo đậu, chằng chống theo đúng quy định của địa phương và ngành thủy sản. Tổ trưởng Tổ đoàn kết, thuyền trưởng các tàu kiểm tra cụ thể kỹ thuật neo đậu, chằng chống.
- Yêu cầu toàn bộ số thuyền viên lên bờ tránh bão. Trường hợp thật cần thiết chỉ để lại 1 đến 2 người để tổ chức thông tin, nổ máy, sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống bão. Chú ý chọn những người có kinh nghiệm và nhất thiết phải mặc áo phao.
c) Khi bão, ATNĐ tan hoặc đi qua khu vực hoạt động, neo đậu.
- Thuyền trưởng các tàu thành viên phải tóm tắt báo cáo tình hình phòng chống, thiệt hại của tàu mình và các tàu khác (nếu phát hiện) cho Tổ trưởng.
- Tổ trưởng Tổ đoàn kết tổng hợp tình hình số người, số tàu, vị trí, thời gian, thiệt hại, đề nghị hỗ trợ cụ thể (nếu có), biện pháp giải quyết tiếp theo và bằng mọi cách báo cáo ngay cho chính quyền xã, phường hoặc đồn, trạm biên phòng nơi cư trú hoặc nơi tàu xuất bến.
3. Trách nhiệm của các thành viên khi có tai nạn xảy ra:
- Khi tàu thành viên gặp nạn hoặc nhận được thông tin có tàu khác bị nạn phải báo ngay cho tổ trưởng và thông tin, kêu gọi các tàu thuyền đang đánh bắt gần khu vực đến ứng cứu đồng thời chủ động tổ chức tìm kiếm cứu nạn với tất cả khả năng có thể. Duy trì liên lạc với tổ trưởng Tổ đoàn kết và với đài chỉ huy trên bờ để tiếp nhận sự hướng dẫn, điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu, hỗ trợ.
- Tổ trưởng Tổ đoàn kết nắm chắc nguyên nhân xảy ra tai nạn, sự cố để quyết định phân công điều động ngay các tàu của tổ và tàu mình đến ứng cứu hiệu quả. Đồng thời thông báo ngay cho các đài chỉ huy trên bờ biết thời gian, vị trí (tọa độ) mức độ thiệt hại, các công việc ứng cứu đã làm và ý kiến đề nghị (nếu có). Tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đài chỉ huy trên bờ.
Điều 8. Kinh phí trang bị hoạt động của Tổ đoàn kết
1. Kinh phí hoạt động của Tổ đoàn kết bao gồm:
- Nguồn đóng góp của các tổ viên theo quy ước của tổ.
- Vật tư kinh phí do tổ vận động được từ các nguồn hợp pháp khác.
- Vật tư, kinh phí do chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể ủng hộ, tặng thưởng.
2. Kinh phí của tổ được sử dụng vào các mục đích:
- Cứu nạn, cứu hộ các thành viên trong tổ gặp thiên tai, tai nạn rủi ro.
- Hỗ trợ khen thưởng cho các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất, hành động dũng cảm tìm kiếm cứu nạn của tổ viên.
- Các mục đích khác theo quy ước của tổ.
- 1 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 06/2005/QĐ-UBND quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển, áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3 Chỉ thị 22/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 5 Quyết định 06/2005/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Quyết định 61/2003/QĐ-UB ban hành Qui chế quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ tỉnh Quảng Nam
- 1 Quyết định 06/2005/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển, áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3 Quyết định 61/2003/QĐ-UB ban hành Qui chế quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ tỉnh Quảng Nam
- 4 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 06/2005/QĐ-UBND quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng