ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2006/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 15 tháng 5 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn.
Điều 2. Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn theo đúng quy định của Quy chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Ban chỉ đạo thực hiện Tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn và Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 15/5/2006 của UBND tỉnh)
Ban Quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh, hoạt động theo phương thức tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có tài khoản và sử dụng khuôn dấu riêng để hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trụ sở đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Điều 4. Ban Quản lý dự án có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
1. Đại diện Chủ đầu tư tham gia các quan hệ pháp luật và trong các quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, các tổ chức và cá nhân khác trong và ngoài nước liên quan đến thực hiện dự án Tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn trong phạm vi được Chủ đầu tư ủy quyền;
2. Xây dựng, trình Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch thực hiện dự án đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và các cam kết ghi trong Hiệp định về ODA đã ký kết và những nội dung của dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
3. Xây dựng kế hoạch chi tiết và các biện pháp bảo đảm cho quá trình thực hiện dự án được thực hiện theo đúng các thủ tục quy định liên quan đến việc sử dụng vốn ODA của Nhà nước và các thủ tục theo quy định của nhà tài trợ;
4. Xây dựng kế hoạch rút vốn đối ứng và vốn ODA hàng năm theo cơ chế tài chính trong nước và quy định của nhà tài trợ; làm thủ tục rút vốn theo tiến độ thực hiện dự án; phối hợp với nhà tài trợ quản lý điều hành và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của dự án;
5. Phối hợp nhà tài trợ tuyển chọn các tư vấn thực hiện các hạng mục, công trình của dự án theo quy định;
6. Chuẩn bị các yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hóa, xây lắp, dịch vụ cần mua sắm cho các hạng mục của dự án và tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu phù hợp với quy định của Nhà nước và Hiệp định về ODA đã ký kết với nhà tài trợ;
7. Ký kết và tổ chức triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký kết trong khuôn khổ của dự án đã phê duyệt; theo dõi, giám sát bên liên quan thực hiện nghĩa vụ nêu trong hợp đồng, xử lý các bất đồng về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị tham gia thực hiện dự án;
8. Dự liệu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đồng thời đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng tránh và hạn chế các rủi ro;
9. Thực hiện việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án theo quy định; trong trường hợp có khó khăn hoặc cần có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung của dự án phải kịp thời làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
10. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định của quy chế quản lý, sử dụng ODA và các thể chế tài chính, chế độ thống kê kế toán, kiểm toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và thực hiện các yêu cầu (nếu có) của nhà tài trợ về báo cáo tài chính, kiểm toán;
11. Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
12. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết các vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư phù hợp các điều kiện quy định tại Khung chính sách tái định cư do Chính phủ phê duyệt và các quy định của UBND tỉnh có liên quan đến các nội dung trên;
13. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ quay vòng vệ sinh hộ gia đình theo quy định của dự án đã phê duyệt;
14. Làm thủ tục quyết toán, nghiệm thu, bàn giao các hạng mục, công trình của dự án đã hoàn thành cho đơn vị thụ hưởng tiếp nhận để vận hành, khai thác và quản lý theo quy định;
15. Quản lý cán bộ, viên chức, người lao động, tài sản và tài chính của Ban Quản lý dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc ủy quyền.
TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH
Điều 5. Tổ chức bộ máy Ban Quản lý dự án:
1. Bộ máy lãnh đạo: Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc, Phó Giám đốc Ban quản lý do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho đơn vị, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc trực tiếp điều hành một số lĩnh vực công tác hoặc một số công việc của Ban Quản lý dự án theo sự phân công của Giám đốc; được thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Giám đốc khi được Giám đốc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.
2. Ban Quản lý dự án được bố trí kế toán trưởng để tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và theo yêu cầu của nhà tài trợ.
3. Bộ máy giúp việc Giám đốc: Gồm các phòng nghiệp vụ, chuyên môn sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Kế toán - Tài chính
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Phòng Kỹ thuật.
Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các phòng nghiệp vụ chuyên môn do Giám đốc Ban Quản lý dự án quy định.
Trưởng phòng nghiệp vụ chuyên môn do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý và Giám đốc Sở Nội vụ. Riêng Trưởng phòng Kế toán – Tài chính do Kế toán trưởng đảm nhiệm.
Phó trưởng phòng nghiệp vụ chuyên môn do Giám đốc Ban Quản lý dự án bổ nhiệm sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
Việc thành lập, hợp nhất, giải thể các phòng nghiệp vụ chuyên môn do UBND tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý dự án.
Điều 6. Quản lý và sử dụng biên chế của Ban Quản lý dự án:
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc và kế hoạch thực hiện dự án, Giám đốc Ban Quản lý dự án phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế của đơn vị trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
- Giám đốc Ban Quản ký dự án chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, viên chức lao động trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được phê duyệt theo tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm, bảo đảm tinh gọn có hiệu quả.
Giám đốc Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê chuyên gia đối với một số lĩnh vực công việc yêu cầu bố trí cán bộ có chuyên môn sâu sau khi có ý kiến đồng ý của UBND tỉnh.
Điều 8. Chế độ tiền lương, tiền công của cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án:
Cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của Ban Quản lý dự án được xếp lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Riêng đối với lao động hợp đồng vụ việc, lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ được trả tiền công theo thỏa thuận hợp đồng, phù hợp với quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành khác của Nhà nước;
Tiền lương của chuyên gia thực hiện theo phương án hợp đồng chuyên gia do UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 9. Quản lý tài chính, tài sản:
Ban Quản lý dự án thực hiện cơ chế quản lý tài chính, sử dụng tài sản; lập và chấp hành dự toán thu, chi; chế độ kế toán thống kê, báo cáo quyết toán, kiểm tra công khai tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Giám đốc Ban Quản lý dự án phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản trình UBND tỉnh ban hành làm cơ sở thực hiện.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 10. Ban Quản lý dự án làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Giám đốc Ban Quản lý dự án phân công và quy định trách nhiệm giải quyết công việc của các Phó Giám đốc và Trưởng các phòng nghiệp vụ chuyên môn trực thuộc; ban hành quy chế làm việc của Ban Quản lý dự án đảm bảo thực hiện các quy định của quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp được ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.
Điều 11. Mối quan hệ công tác:
1. Đối với UBND tỉnh: Ban Quản lý dự án chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh với tư cách là cơ quan chủ quản đồng thời là chủ đầu tư dự án.
Ban quản lý dự án có nghĩa vụ chấp hành các quyết định của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, chịu sự kiểm tra, thanh tra của UBND tỉnh thông qua các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
2. Đối với Ban Chỉ đạo thực hiện tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn: Ban Quản lý dự án có trách nhiệm chấp hành và thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo theo quy định của UBND tỉnh.
3. Đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Ban Quản lý dự án chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp và làm việc trực tiếp với các sở, ngành liên quan để giải quyết các công việc trong quá trình quản lý thực hiện dự án. Các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ các hoạt động của Ban Quản lý dự án theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Cụ thể như sau:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong các công việc liên quan đến công tác lập kế hoạch vốn hàng năm; hỗ trợ và giám sát Ban Quản lý dự án về các thủ tục và quy trình thẩm định các báo cáo kỹ thuật, dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, kết quả chấm thầu và giải quyết các vướng mắc khác (nếu có) của dự án.
- Sở Xây dựng: Hỗ trợ và giám sát Ban Quản lý dự án trong công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật; hướng dẫn thực hiện các thủ tục và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán, tổng dự toán công trình; hỗ trợ và giám sát Ban Quản lý dự án trong công tác quản lý chất lượng công trình và giải quyết các vướng mắc khác (nếu có) của Dự án.
- Sở Tài chính: Hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong công tác lập kế hoạch sử dụng kinh phí hoạt động hàng năm, lập hồ sơ quyết toán, xây dựng phương án đền bù giải tỏa và giải quyết các vướng mắc khác (nếu có) của dự án.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý dự án về các thủ tục và quy trình thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn và giám sát Ban Quản lý dự án trong công tác quản lý ảnh hưởng của môi trường và các nội dung liên quan đến vấn đề cấp đất, giải phóng mặt bằng cho dự án.
- Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý dự án đối với các công việc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giao thông khi thực hiện dự án và các thủ tục xin phép thực hiện khi thi công công trình có ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông.
4. Đối với UBND thành phố Quy Nhơn: Ban Quản lý dự án có mối quan hệ phối hợp trong triển khai thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các công tác khác của dự án có liên quan;
5. Đối với nhà tài trợ: Ban Quản lý dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhà tài trợ trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án theo các quy định của Hiệp định về ODA đã ký kết;
6. Đối với Công ty Cấp thoát nước Bình Định và Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn (đơn vị thụ hưởng dự án):
- Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Công ty Cấp thoát nước Bình Định và Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn khi triển khai các hạng mục, công trình dự án có liên quan chức năng và phạm vi hoạt động của Công ty cấp thoát nước Bình Định và Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn bằng hình thức gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản hoặc đề nghị cử cán bộ tham gia trực tiếp dự án.
- Công ty Cấp thoát nước Bình Định và Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn có trách nhiệm cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan cho Ban Quản lý dự án; cử cán bộ có kinh nghiệm và năng lực tham gia với Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện các hợp phần dự án có liên quan; đồng thời hỗ trợ phối hợp với Ban Quản lý dự án trong tổ chức các chương trình đào tạo cho công tác quản lý, vận hành và khai thác dự án.
7. Đối với các cơ quan khác: Ban Quản lý dự án có mối quan hệ phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để triển khai thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động của dự án.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, Giám đốc Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn với đơn vị có liên quan để thúc đẩy Tiểu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 03/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Dự án
- 3 Quyết định 2022/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường Quảng Ngãi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Quyết định 23/2006/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 5 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Thông tư 06/2001/TT-BKH hưóng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm Nghị định 17/2001/NĐ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 10 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 11 Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 12 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 13 Bộ luật Lao động 1994
- 1 Quyết định 2022/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường Quảng Ngãi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2 Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn với đơn vị có liên quan để thúc đẩy Tiểu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 03/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Dự án