ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2013/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 21 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/2007/QĐ-UBND NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2007 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2011 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Thực hiện Thông báo số 325-TB/TU ngày 16/8/2013 của Tỉnh ủy Bình Thuận về việc kết quả thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài, giai đoạn 2007 - 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 - 2013 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Phần A như sau:
“A.TÊN ĐỀ ÁN:
Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2007 - 2015.”
Mã Đề án: Bình Thuận 100.
2. Sửa đổi Khoản 1, Mục II Phần B như sau:
“1. Tổng số đào tạo, bồi dưỡng: 100 người. Trong đó:
- Đào tạo toàn phần ở nước ngoài: 40 người (10 Tiến sỹ; 30 Thạc sỹ);
- Đào tạo một phần trong nước và một phần ở nước ngoài: 40 người (15 Tiến sỹ; 25 Thạc sỹ);
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài: 20 người.”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Mục V Phần B như sau:
“1. Điều kiện tiêu chuẩn chung
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lịch sử chính trị rõ ràng; có ý thức tổ chức kỷ luật; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Có năng lực và triển vọng trở thành cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong thời gian tới;
- Có cam kết làm việc ở Bình Thuận ít nhất là 10 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
- Có sức khỏe tốt. Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập;
- Nếu là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước phải có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên hoặc 03 năm công tác trở lên nếu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Khoản 4, Điều 24 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ, có tinh thần trách nhiệm và có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước khi cử đi đào tạo, chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cho đi học;
- Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp phải có hạnh kiểm tốt, tự nguyện về làm việc tại các cơ quan Đảng, Mặt trận, các đoàn thể, cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan tư pháp hoặc có yếu tố tư pháp, các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Bình Thuận;
- Ưu tiên cho con liệt sĩ, con thương binh, gia đình có công với cách mạng.”
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2, Mục VI Phần B như sau:
“1. Đào tạo toàn phần ở nước ngoài
Số lượng đào tạo toàn phần ở nước ngoài là 40 người, tập trung cho các ngành: Công nghệ nuôi trồng; Khai thác, chế biến thủy hải sản; Nông nghiệp công nghệ cao; Thú y; Bảo vệ thực vật; Chế biến và bảo quản thực phẩm; Quy hoạch đô thị; Y tế (bao gồm y tế lâm sàng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng); Cán bộ giảng dạy của các trường.
2. Đào tạo theo mô hình liên kết (liên kết giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học nước ngoài, do nước ngoài cấp bằng).
Số lượng đào tạo theo mô hình liên kết là 40 người, tập trung cho các ngành Quản lý đô thị; Quản lý xây dựng, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; Quản lý đất đai; Quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch; Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y; Khoa học môi trường và cảnh quan; Khoa học xây dựng, kiến trúc, quy hoạch; Y tế (bao gồm y tế lâm sàng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng); Cán bộ giảng dạy của các trường.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Mục VIII Phần B như sau:
“2. Trách nhiệm:
- Người được cử đi đào tạo, sau khi tốt nghiệp phải trở về tỉnh làm việc như cam kết;
- Trong quá trình học tập, người được đào tạo phải báo cáo kết quả học tập định kỳ về Ban điều hành đề án. Nếu kết quả học tập của năm học không đạt yêu cầu thì phải chấm dứt việc học tập và thực hiện bồi thường kinh phí đã tạm ứng theo quy định hiện hành của tỉnh về việc bồi thường kinh phí đào tạo đối với các ứng viên tham gia Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2007 - 2015;
- Nếu bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về công tác tại tỉnh hoặc không chấp nhận sự phân công của tỉnh thì phải thực hiện bồi thường kinh phí đã tạm ứng theo quy định hiện hành của tỉnh về việc bồi thường kinh phí đào tạo đối với các ứng viên tham gia Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2007 – 2015.”
6. Sửa đổi Khoản 1, Mục X Phần B như sau:
“1. Thành lập Ban Điều hành Đề án thuộc UBND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban; Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Trưởng ban thường trực; mời Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Phó Trưởng ban; Sở Tài chính làm thành viên.
Ban Điều hành Đề án có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện và quản lý đề án trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Đồng thời, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh bố trí công tác cho những người đã hoàn tất chương trình đào tạo theo đúng ngành nghề và mục tiêu đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Giúp việc cho Ban Điều hành Đề án có Tổ Chuyên viên bao gồm một số công chức của Sở Nội vụ.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành Đề án 100 tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy định chi tiết phạm vi đối tượng, điều kiện, ngành nghề cần đào tạo sau đại học và thu hút, sử dụng trí thức; quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng được đào tạo, thu hút do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Nghị quyết 12/2013/NQ-HĐND về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020
- 4 Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 6 Luật cán bộ, công chức 2008
- 7 Quyết định 2171/2007/QĐ-UBND về Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Quyết định 94/2003/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà Khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp Xây dựng và phát triển Thủ Đô - Thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao do UBND TP. Hà Nội ban hành
- 10 Quyết định 645/2002/QĐ-UB ban hành Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực của tỉnh Long An giai đoạn 2001-2005 và đến 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 11 Quyết định 06/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 1 Quyết định 94/2003/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà Khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp Xây dựng và phát triển Thủ Đô - Thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao do UBND TP. Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 645/2002/QĐ-UB ban hành Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực của tỉnh Long An giai đoạn 2001-2005 và đến 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 3 Quyết định 06/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 4 Quyết định 2171/2007/QĐ-UBND về Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6 Nghị quyết 12/2013/NQ-HĐND về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020
- 7 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy định chi tiết phạm vi đối tượng, điều kiện, ngành nghề cần đào tạo sau đại học và thu hút, sử dụng trí thức; quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng được đào tạo, thu hút do tỉnh Phú Yên ban hành