Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2013/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 18 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MỨC THU THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ các công trình thủy lợi; số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/04/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

Xét đề nghị của liên ngành: Sở Tài chính – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Sở Tư pháp tại Văn bản số 2838/LN:STC-SNN-STP ngày 03/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mức thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Mức thu đối với các đối tượng sử dụng nước theo phân cấp tại tiết d, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ:

STT

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị

Thu theo các biện pháp công trình

Bơm điện

Hồ đập, kênh cống

1

Nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi

% Giá trị sản lượng

5%

Nuôi cá bè

6%

2

Sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện

% giá trị sản lượng điện thương phẩm

10%

3

Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casino, nhà hàng)

Tổng giá trị doanh thu

10%

2. Các mức thu thủy lợi phí còn lại thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngáy 10/09/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Kon Tum:

STT

Biện pháp công trình

Mức thu

(1.000 đồng/ha/vụ)

1

Tưới tiêu bằng động lực

1.629

2

Tưới tiêu bằng trọng lực

1.140

3

Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

1.385

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức thu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40% mức thu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50% mức thu trên.

- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức thu thủy lợi phí được tính tăng thêm 20% so với mức thu trên.

- Trường hợp phải tách riêng mức thu cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức thu thủy lợi phí cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu bằng 30% mức thu trên.

b) Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày (kể cả cây vụ đông) mức thu thủy lợi phí bằng 40% mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

c) Mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:

STT

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị

Thu theo các biện pháp công trình

Bơm điện

Hồ đập, kênh cống

1

Cấp nước dùng sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp

đồng/m³

1.800

900

2

Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/m³

1.320

900

3

Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu

đồng/m³

1.020

840

4

Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

đồng/m³

840

600

đồng/m² mặt thoáng/ năm

250

5

Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi:

 

 

Thuyền, sà lan

đồng/tấn/lượt

7.200

Các loại bè

đồng/m²/lượt

1.800

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu nếu không tính được theo mét khối (m³) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm.

3. Mức thủy lợi phí quy định được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Đối với công tác thủy lợi nội đồng, tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng), nhưng mức thu thủy lợi phí tối đa không được vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Trong đó:

a) Cống đầu kênh là công trình cấp nước tưới cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị cấp nước đầu mối.

b) Hệ thống kênh nội đồng là những tuyến kênh dẫn nước từ sau cống đầu kênh, phân phối nước trực tiếp hoặc gián tiếp qua kênh cấp dưới để tưới đến mặt ruộng.

4. Về phí dịch vụ lấy nước sau cống đầu kênh (phí dịch vụ kênh mương nội đồng):

a) Đối với các đơn vị quản lý thủy nông (các Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác sử dụng nước,…) tưới tiêu bằng trọng lực (tưới tự chảy): Mức phí dịch vụ lấy nước sau cống đầu kênh (phí dịch vụ kênh mương nội đồng, dẫn thủy nhập điền): Mức thu cao nhất là 500.000 đồng/ha/vụ (Năm trăm ngàn đồng/ha/vụ).

b) Tùy theo tình hình thực tế về hệ thống kênh mương nội đồng của từng địa phương, Đại hội xã viên quyết định mức thu cụ thể, nhưng không được vượt quá mức quy định tại Điểm a, Khoản này.

5. Các trường hợp khác có liên quan đến thu tiền sử dụng nước, tiêu nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Triển khai thực hiện các mức thu thủy lợi phí nêu trên, làm căn cứ xây dựng dự toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho các đơn vị quản lý công trình thủy lợi có đối tượng sử dụng nước, tiêu nước; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục công trình và biện pháp tưới, tiêu nước áp dụng đối với từng công trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương quản lý.

2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ kinh phí cấp bù thủy lợi phí hàng năm cho Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi ở địa phương theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi: Tổ chức thực hiện mức thu thủy lợi phí và lập dự toán cấp bù thủy lợi phí hàng năm cho các đơn vị quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; Trưởng ban Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38/2009/QĐ-UBND ngày 18/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành Quy định thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Báo Kon Tum, Đài PTTH tỉnh;
- Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum;
- Lưu: VT-KTN6,2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải