ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4911/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;
Căn cứ Thông báo số 429/TB-VPCP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải kiểm điểm tình hình triển khai thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng, phối trộn, phân phối xăng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-BCT ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công thương về việc Ban hành Kế hoạch của Bộ Công thương thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;
Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 1101/TTr-SCT ngày 15 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các Doanh nghiệp kinh doanh đầu mối và các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh chịu trách thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI LỘ TRÌNH ÁP DỤNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN NHIÊN LIỆU SINH HỌC VỚI NHIÊN LIỆU TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4911/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
- Triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học (NLSH) với nhiên liệu truyền thống trên địa bàn tỉnh theo đúng Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cao nhận thức của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về mục đích, lợi ích của việc sử dụng NLSH. Từ đó phát triển sản xuất và tiêu dùng NLSH để thay thế một phần nguyên liệu truyền thống hiện nay, góp phần để bảo vệ an ninh năng lượng, an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường;
- Triển khai thực hiện lộ trình phải đồng bộ từ việc nâng cấp, sửa chữa các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với các sản phẩm NLSH;
- Việc sử dụng NLSH phải đảm bảo quyền lợi và được sự đồng thuận giữa nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng.
1. Tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học
Hỗn hợp của xăng không chì và ethanol nhiên liệu biến tính với hàm lượng ethanol từ 4% đến 5% theo thể tích và được gọi là xăng E5.
Hỗn hợp của xăng không chì và ethanol nhiên liệu biến tính với hàm lượng ethanol từ 9% đến 10% theo thể tích và được gọi là xăng E10.
Hỗn hợp của nhiên liệu đi-ê-zen và nhiên liệu đi-ê-zen sinh học gốc với hàm lượng este metyl axit béo (FAME) từ 4% đến 5% theo thể tích và được gọi là đi-ê-zen B5.
Hỗn hợp của nhiên liệu đi-ê-zen và nhiên liệu đi-ê-zen sinh học gốc với hàm lượng estemetyl axit béo (FAME) từ 9% đến 10% theo thể tích và được gọi là đi-ê-zen B10.
2. Lộ trình thực hiện
2.1- Đối với xăng E5:
Từ ngày 01 tháng 12 năm 2015, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh là xăng E5.
2.2- Đối với xăng E10
Từ ngày 01 tháng 12 năm 2017, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh là xăng E10.
2.3- Khuyến khích áp dụng:
Trong thời gian chưa thực hiện áp dụng tỷ lệ phối trộn theo Kế hoạch này, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, phối chế và kinh doanh xăng E5, E10 và đi-ê-zen B5, B10 trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng thực hiện
Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, phối chế và kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh để sử dụng cho các phương tiện cơ giới trên đường bộ, bao gồm: Doanh nghiệp xăng, dầu đầu mối, tổng đại lý, đại lý (các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu) đều phải thực hiện kinh doanh xăng E5, E10 theo lộ trình trên.
1. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Công thương;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp đầu mối tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến về xăng E5, E10 và đi-ê-zen B5, B10 đến người tiêu dùng, khuyến khích cộng đồng sử dụng NLSH;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, dự phòng về giá xăng E5, E10 (trước mắt là E5) đối với các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học E5 trên địa bàn tỉnh để khuyến khích doanh nghiệp xăng dầu và người tiêu dùng tham gia phân phối và sử dụng NLSH, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đầu tư, cải tạo cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhằm đảm bảo việc kinh doanh xăng E5, E10 và đi-ê-zen B5, B10 an toàn, chất lượng;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, căn cứ quy định của pháp luật, nguồn cung cấp xăng E5, tham mưu Văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh sử dụng xăng E5 cho các phương tiện vận tải đường bộ, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công thương (Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước…) trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách, nguồn cung cấp xăng E5, E10 cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn;
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với liên ngành tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo việc kinh doanh các sản phẩm xăng E5, E10 theo đúng lộ trình quy định tại Kế hoạch này;
- Yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình;
- Mở chuyên trang, chuyên mục trên trang Website của sở, cung cấp đầy đủ thông tin về hệ thống mạng lưới cung ứng, kinh doanh xăng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thông báo kế hoạch lộ trình cung ứng xăng E5, E10 đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết để tích cực hưởng ứng việc sử dụng xăng sinh học.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu, trình UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư đối với các dự án sản xuất, phối trộn, phân phối NLSH.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với các sản phẩm NLSH;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, kiểm định các thiết bị đo lường trong sản xuất, phân phối NLSH và việc đảm bảo tỷ lệ phối trộn, chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm NLSH.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu bền vững phục vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm nhiên liệu sinh học theo nhu cầu của thị trường gồm các loại cây trồng cho phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho sản xuất các cây trồng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất NLSH.
5. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Công thương tham gia xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, dự phòng về giá xăng E5, E10 (trước mắt là xăng E5);
- Cân đối, tham mưu việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan thực hiện hậu kiểm sau hỗ trợ;
- Quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm.
6. Sở Giao thông - Vận tải
Phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông tham gia công tác tuyên truyền, quảng bá về lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học E5 và vận động các doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện xe cơ giới sử dụng xăng E5, E10; phổ biến kế hoạch và lộ trình thực hiện trên Website của Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa để thông tin đầy đủ đến các doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện xe cơ giới trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình trên địa bàn tỉnh
- Phối hợp với Sở Công thương cung cấp thông tin về xăng sinh học E5, E10 một cách đồng bộ, thống nhất với các địa phương trên cả nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyên truyền sử dụng xăng sinh học E5, E10 góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện (trước mắt là xăng E5);
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài phát thanh và Truyền hình, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành về kế hoạch thực hiện lộ trình. Thông qua các chuyên mục, phóng sự, tin bài nhằm phổ biến các yếu tố an toàn, lợi ích của sản phẩm NLSH đến cộng đồng, xây dựng niềm tin và giúp người tiêu dùng hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng xăng sinh học E5, E10 để hưởng ứng tích cực việc sử dụng xăng sinh học.
8. Các công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
8.1- Các doanh nghiệp đầu mối
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh xăng E5, E10 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo đúng lộ trình quy định tại Kế hoạch này;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đối với các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối; đồng thời, định kỳ 03 tháng, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Báo cáo năng lực cung cấp xăng E5, E10 (trước mắt là xăng E5) trên địa bàn tỉnh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đúng về chất lượng, đủ về số lượng xăng E5 cho các tổng đại lý, đại lý trên địa bàn tỉnh;
- Có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối như: Hỗ trợ về kỹ thuật để chuyển đổi sang bán xăng E5 (sục rửa bồn bể, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, chỉnh trang cửa hàng, bảng hiệu bán sản phẩm xăng E5), cơ chế hỗ trợ đối với việc chuyển đổi các thiết bị phục vụ kinh doanh xăng E5 tại các cửa hàng xăng dầu, cơ chế chiết khấu giá bán và các khuyến mại khác, có văn bản gửi các tổng đại lý, đại lý thông báo, hướng dẫn cụ thể về các chính sách phân phối xăng sinh học E5, E10 của các doanh nghiệp đầu mối. Vận động và yêu cầu các đơn vị thuộc hệ thống đăng ký tham gia;
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến về lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5 đến người tiêu dùng trong tỉnh.
8.2- Các tổng đại lý, đại lý (cửa hàng bán lẻ) kinh doanh xăng dầu
- Xây dựng kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp theo lộ trình quy định tại Kế hoạch này;
- Chủ động và phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối cải tạo sửa chữa cột bơm, bể chứa, đăng ký sản lượng về nguồn cung, tổ chức bán lẻ đến người tiêu dùng.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các đơn vị tổng đại lý, đại lý đóng trên địa bàn trong việc tổ chức vận động, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về phát triển NLSH nói chung, xăng sinh học E5, E10 nói riêng đến các tổ chức và người dân được biết và tham gia hưởng ứng;
- Tham gia giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh học E5, E10 trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các vấn đề mới phát sinh, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan báo cáo về Sở Công thương để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện lộ trình phân phối nhiên liệu sinh học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2015 tăng cường sử dụng, phối trộn, phân phối xăng sinh học thực hiện Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 4833/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 5 Thông báo 429/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm điểm tình hình thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 7 Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2012 đổi tên dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"
- 9 Quyết định 1100/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt đề cương Đề án: Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2020
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 2 Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2012 đổi tên dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"
- 3 Quyết định 1100/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt đề cương Đề án: Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2020
- 4 Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện lộ trình phân phối nhiên liệu sinh học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5 Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang