- 1 Luật Xây dựng 2014
- 2 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 8 Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 9 Thông tư 04/2022/TT-BXD quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 497/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/8/2022 của Quốc hội về Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù và Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh phiên họp lần thứ 28 - Khóa X tại Thông báo số 51/TB-UBND ngày 22/2/2023;
Xét Tờ trình số 4557/TTr-UBND ngày 28/12/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên về việc phê duyệt, ban hành nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2040 và ý kiến Sở Xây dựng tại Văn bản số 52/SXD-QHKT ngày 05/01/2023,
QUYẾT ĐỊNH:
I. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch:
1. Tên nhiệm vụ quy hoạch: Quy hoạch xây dựng Vùng huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.
2. Phạm vi lập quy hoạch, thời hạn lập quy hoạch và dân số:
- Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với diện tích là 40.030,8 ha bao gồm 10 đơn vị hành chính là: Thị trấn Tân Thành; các xã Tân Bình, Tân Lập, Đất Cuốc, Tân Định, Hiếu Liêm, Lạc An, Thường Tân, Tân Mỹ, Bình Mỹ.
- Giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng.
+ Phía Nam giáp thị xã Tân Uyên và sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai).
+ Phía Đông giáp sông Đồng Nai và Sông Bé (tỉnh Đồng Nai).
+ Phía Tây giáp thị xã Bến Cát.
3. Thời gian lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.
4. Dự báo quy mô dân số:
- Đến năm 2030: khoảng 180.000 người.
- Đến năm 2040: khoảng 300.000 người.
5. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:
- Cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 huyện Bắc Tân Uyên hoàn thành cơ bản tiêu chí huyện nông thôn mới trên cơ sở khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tiến tới đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Tân Uyên.
- Quy hoạch Bắc Tân Uyên theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới nhằm xác định thực trạng và mục tiêu phấn đấu từng bước hoàn thiện các tiêu chí theo quy định.
- Nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của Huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh.
- Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, xác định các dự án ưu tiên đầu tư, phát triển đô thị; quản lý đô thị và các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch,.v.v... và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ.
6. Tính chất, chức năng, vai trò:
- Tính chất: đến năm 2030 là nông nghiệp - công nghiệp, đến năm 2040 là nông nghiệp - công nghiệp - đô thị.
- Chức năng: là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ đóng vai trò chủ lực; Vùng sản xuất công nghiệp mới của khu vực phía Bắc tỉnh với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực sản xuất dọc theo các tuyến đường cấp vùng; Vùng bảo đảm an ninh quốc phòng cho khu vực phía Đông tỉnh Bình Dương.
- Vai trò: là vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có vai trò cung cấp nông sản trong đó chủ lực là cây cao su, cây có múi, cây lâm nghiệp, rau an toàn và gia súc, gia cầm; Vùng sản xuất công nghiệp mới của tỉnh với các Khu công nghiệp có quy mô lớn được đầu tư hoàn chỉnh, thu hút các ngành nghề áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; Vùng bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh với quỹ đất đảm bảo phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng.
7. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản áp dụng:
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu 2030 | Chỉ tiêu 2040 |
1 | Dân số toàn huyện | người | 180.000 | 300.000 |
| Dân số đô thị | người | 72.000 | 150.000 |
| Dân số nông thôn | người | 108.000 | 150.000 |
2 | Tỷ lệ đô thị hóa | % | ≥ 40 | ≥ 50 |
3 | Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị | m2/người | ≥ 280 | ≥ 250 |
4 | Loại đô thị |
|
|
|
| Tân Thành | Loại | IV | IV |
| Tân Bình | Loại | V | V |
| Các đô thị mới | Loại | V | V |
5 | Chỉ tiêu nhà ở trung bình |
|
|
|
| Khu vực đô thị | m2 sàn/người | 31,5 | 31,5 |
| Khu vực nông thôn | m2 sàn/người | 24,5 | 24,5 |
6 | Chỉ tiêu cây xanh đô thị |
|
|
|
| Các đô thị | m2/người | ≥ 4 | ≥ 4 |
| Các điểm dân cư nông thôn | m2/người | ≥ 2 | ≥ 2 |
7 | Chỉ tiêu đất giao thông so với đất xây dựng đô thị |
|
|
|
| Tân Thành (Đô thị loại IV) | % | ≥ 17 | ≥ 17 |
| Tân Bình (Đô thị loại V) | % | ≥ 16 | ≥ 16 |
| Các đô thị mới (Đô thị loại V) | % | ≥ 16 | ≥ 16 |
8 | Chỉ tiêu cấp điện |
|
|
|
| Khu vực đô thị | (W/người) | ≥ 200 | ≥ 330 |
| Khu vực dân cư nông thôn | (W/người) | ≥ 200 | ≥ 330 |
9 | Chỉ tiêu cấp nước |
|
|
|
| Nước sinh hoạt đô thị | l/người/ng.đêm | ≥ 100 | ≥ 120 |
| Nước sinh hoạt nông thôn | l/người/ng.đêm | ≥ 80 | ≥ 100 |
| Cấp nước công nghiệp (*) | m3/ha | 20 | 20 |
10 | Chỉ tiêu thoát nước thải |
|
|
|
| Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý khu vực đô thị | % nước cấp | 100 | 100 |
| Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý khu vực nông thôn | % nước cấp | ≥ 80 | ≥ 80 |
| Tỷ lệ nước thải CN được xử lý (*) | % nước cấp | 100 | 100 |
12 | Chỉ tiêu tính toán chất thải rắn (CTR) |
|
|
|
| Chỉ tiêu xử lý đối với chất thải rắn | kg/người/ngày | 0,8 | 1,0 |
| Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý | % | ≥ 98 | ≥ 98 |
(*) Tùy theo tính chất và loại hình sản xuất của khu công nghiệp sẽ xác định chỉ tiêu cụ thể khi thực hiện dự án |
8. Các nội dung yêu cầu nghiên cứu quy hoạch:
8.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch xây dựng vùng; các căn cứ lập quy hoạch; quan điểm và mục tiêu phát triển của vùng.
8.2. Về đánh giá hiện trạng
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đảm bảo theo quy định; khảo sát các điều kiện tự nhiên, rà soát các quy hoạch, đồ án có liên quan; đánh giá tổng hợp theo phương pháp SWOT.
- Rà soát đánh giá việc thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã, quy hoạch đô thị và các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt trên địa bàn huyện.
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất tài nguyên, địa chấn.
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội: Phân tích đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo các dự báo phát triển của địa phương và của tỉnh trên cơ sở đó, lựa chọn các chỉ tiêu dự báo làm cơ sở phân tích các tính chất, chỉ tiêu cụ thể trong phương án quy hoạch, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, GRDP/năm và cơ cấu kinh tế của huyện.
8.3. Dự báo dân số, lao động, các chỉ tiêu, cơ cấu kinh tế (theo các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp...) để lập đồ án quy hoạch.
8.4. Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian vùng:
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của huyện trên cơ sở các dự báo, chương trình và kế hoạch (đề xuất hai phương án để lựa chọn)
- Tổ chức hệ thống các đô thị (định hướng lộ trình nâng cấp các đô thị, tốc độ đô thị hóa), các điểm dân cư nông thôn, xác định cụ thể các khu vực dân cư phát triển mới, định hướng khai thác không gian, kiến trúc cảnh quan của các vùng cảnh quan thiên nhiên như: hồ, các suối, rạch hiện hữu và vùng nông nghiệp sinh thái.
- Định hướng tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp, thương mại dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa phương và khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, hạ tầng.
- Định hướng các khu sản xuất nông nghiệp: Xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nuôi trồng và chế biến nông sản nhằm tạo ra các vùng sản xuất tập trung lớn.
- Định hướng hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao cấp huyện, cấp xã; khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị. Nghiên cứu mô hình đối với các trục động lực phát triển vùng dọc các tuyến đường: vành đai 4, vành đai 5, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng,...
- Đối với vùng trung tâm huyện là đô thị Tân Thành và Tân Bình: Làm rõ quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí cho các giải pháp định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm, làm tiền đề cho các nghiên cứu quy hoạch sau này.
- Dự báo về quy mô đất đai theo từng giai đoạn cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù. Tổng hợp bằng bảng biểu trong đó có tính toán cân bằng nhu cầu sử dụng đất đai theo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội dự báo.
8.5. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Về định hướng giao thông: Cập nhật Quy hoạch chuyên ngành giao thông, Quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dương và hệ thống đường tỉnh; để xuất, tổ chức mô hình giao thông phù hợp (giao thông đường bộ kết hợp đường thủy) đảm bảo kết nối giao thông giữa các tiểu vùng trong huyện, kết nối với các huyện, thị xã , thành phố trong tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận trong vùng. Đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường huyện, đường trục xã đảm bảo kết nối giao thông và mục tiêu phát triển kinh tế; xác định các tuyến giao thông công cộng phù hợp, các bãi đỗ xe, bến xe trung tâm.
- Về định hướng chuẩn bị kỹ thuật: Phân tích, đánh giá về địa hình, các biến động địa chất; các giải pháp về san nền, thoát nước, phòng chống và xử lý các biến động địa chất, ngập lụt; xác định lưu vực, hướng thoát nước chính.
- Về định hướng cấp nước: Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm, nghiên cứu quy mô và công suất các công trình đầu mối cấp nước. Tính toán bổ sung nhu cầu cấp nước cho các khu vực đô thị và nông thôn, phù hợp với các quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có liên quan; xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng hồ, đập, kênh tưới đa mục đích, các giải pháp bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
- Về định hướng cấp điện: Xác định tiêu chuẩn, dự báo nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn cân đối nguồn điện, đề xuất các giải pháp cấp điện lưới truyền tải và phân phát điện, xác định mạng lưới cấp điện đến các trạm hạ thế, dự kiến quy mô, vị trí công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch. Tính toán nhu cầu và đề xuất giải pháp chiếu sáng thông minh, đề xuất sử dụng nguồn năng lượng khác (nếu có).
- Về định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: Dự báo, điều chỉnh bổ sung công suất, quy mô của các trạm xử lý nước, trạm bơm cho các khu vực dự kiến phát triển đô thị đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2040. Nghiên cứu bố trí các bãi chôn lấp chất thải rắn ở địa điểm thích hợp, và cập nhật quy hoạch điều chỉnh nghĩa trang đảm bảo phát triển lâu dài, đề xuất các giải pháp thực hiện, triển khai.
- Về định hướng hạ tầng viễn thông: Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động, dự kiến các công trình đầu mối bố trí các đường ống đi ngầm theo từng giai đoạn quy hoạch, mở rộng hệ thống viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng theo từng đơn vị hành chính, đáp ứng phát triển kinh tế xã hội.
8.6. Lập báo cáo tác động môi trường chiến lược: Xác định những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn, hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan, xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng, dự báo các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.
8.7. Các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng vùng: Đề xuất các giải pháp về quản lý, cập nhật các đồ án quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất của các đồ án trong phạm vi vùng. Đề xuất các danh mục đầu tư công phù hợp với phân kỳ đầu tư được nêu trong đồ án.
8.8. Quy định quản lý quy hoạch xây dựng vùng cần nêu rõ: Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai huyện; quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế; quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn; Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng; Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường; Quy định về bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa trong vùng; Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch cho chính quyền cấp xã, thị trấn theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
9. Hồ sơ sản phẩm, chi phí lập quy hoạch, tiến độ thực hiện và yêu cầu về lấy ý kiến đồ án quy hoạch:
- Hồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch phải đảm bảo theo Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.
- Chi phí lập quy hoạch thực hiện theo Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Thời gian lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên không quá 12 tháng kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến về đồ án quy hoạch theo Điều 16, 17 Luật Xây dựng ngày 18/06/2014.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về cung cấp các nội dung, văn bản, số liệu làm ảnh hưởng đến kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật của dự án này.
- Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên theo quy định hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo đúng trình tự và quy định pháp luật.
Điều 3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và các số liệu tính toán trong thuyết minh quy hoạch xây dựng vùng. Cá nhân chủ nhiệm, chủ trì và thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng đắn, tính chính xác và độ tin cậy của các số liệu, những quy định về kỹ thuật bản vẽ và khái toán.
- Phải thực hiện giám sát tác giả và giải thích những vướng mắc, giải quyết hoàn tất những sai sót giữa hồ sơ thiết kế và thực tế triển khai (nếu có), đồng thời chịu trách nhiệm về các ý kiến, kết luận khi tham gia các nội dung trên.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 3907/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 2 Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3 Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 3446/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050
- 5 Quyết định 4042/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 6 Quyết định 4360/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 7 Quyết định 5445/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 8 Quyết định 5523/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040
- 9 Quyêt định 1625/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 10 Quyết định 1407/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 11 Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 12 Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 13 Quyết định 601/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 14 Quyết định 282/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 15 Quyết định 338/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050