Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 505/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 12 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Công văn số 518/LĐTBXH-BVCSTE ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2016;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 92/TTr-SLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 22/KH-SLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2016.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có chức năng liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện về UBND tỉnh.

Riêng phần kinh phí, giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đề xuất, trình UBND tỉnh đúng theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (Sở LĐTBXH gi);
- CT, PCT. VHXH UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- CVP, PVP Trần Thanh Bình;
- Lưu: VT, (H-QĐ19).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vương Phương Nam

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2016

Căn cứ Công văn số 518/LĐTBXH-BVCSTE ngày 25/2/2016 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2016.

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 và Công văn số 294/STC-TC-HCSN ngày 14/3/2016 của Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu về việc đồng ý chuyển nguồn kinh phí hoạt động năm 2015 sang chi cho năm 2016.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2015, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện năm 2016 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện.

- Tiếp tục duy trì và phấn đấu năm 2016 có 87,5 % (56 xã phường, thị trấn) đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, trong đó có từ 3 - 4% được công nhận mới.

- Trong năm 2016 có 5.400 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc dưới các hình thức như: Trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp khám chữa bệnh, chỉnh hình phục hồi chức năng, miễn giảm học phí, hỗ trợ vở viết sách giáo khoa, trao học bổng; tặng quà nhân dịp ngày lễ, tết, tháng hành động vì trẻ em hoặc trợ giúp đột xuất, tham vấn trị liệu phục hồi tâm lý, tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động xã hội (Diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ trẻ em, hoạt động văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí; trại hè liên tỉnh ước mơ hồng; phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi của các em)

- Đảm bảo đạt trên 98% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

- Tranh thủ các nguồn lực xây dựng khu vui chơi dành cho trẻ em với nhiều loại trang thiết bị đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu vui chơi giải trí cho trẻ em ở một số địa phương...

- Tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em; tết Nguyên đán, tết Trung thu; Diễn đàn trẻ em; tăng cường truyền thông, giáo dục cộng đồng về phòng chống xâm hại trẻ em. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em và kế hoạch phòng chống trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Phối hợp các ngành tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em tuyến huyện và cơ sở.

b) Mục tiêu 2: Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ kịp thời, giải quyết khó khăn, có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển và hòa nhập cộng đồng.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích chăm sóc thay thế và trợ cấp cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (thực hiện theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP); số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế, giáo dục tăng bình quân 3%/năm; thí điểm việc chuyển trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã hội về chăm sóc ở cộng đồng thông qua hình thức gia đình hoặc cá nhân nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận con nuôi.

- Tăng số lượng và tỷ lệ trẻ em được hỗ trợ phục hồi chức năng đạt từ 95 - 98%; tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật về hệ vận động; trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh để trẻ em được hòa nhập với cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

- Thực hiện mô hình chăm sóc thay thế tại cộng đồng, tập trung chăm sóc và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (thực hiện theo Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006)

- Tổ chức cấp học bổng, trợ cấp học phí, học văn hóa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ lang thang.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Lĩnh vực Bảo vệ trẻ em

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở và tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em nhằm thay đổi hành vi của các cấp chính quyền, gia đình, nhà trường, cộng đồng về quyền trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn; phòng ngừa trẻ em bị tổn thương và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- Vào các đợt cao điểm như chiến dịch truyền thông về trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em, Trại hè liên tỉnh Ước mơ hồng; diễn đàn trẻ em.. phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình, phóng sự tuyên truyền về bảo vệ chăm sóc trẻ em, gương trẻ em tiêu biểu, điển hình tiên tiến.

- Phối hợp các Sở, ngành liên quan thực hiện các tuyên truyền bằng Pano, áp phích, băng rôn, tờ bướm tuyên truyền trên các trục đường, khu dân cư và các trường học về quyền trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các chuyên trang, phóng sự, đưa tin tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; giám sát việc bảo vệ, chăm sóc đối tượng nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội (theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008)

- Rà soát, thống kê trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em sứt môi, hở hàm ếch; trẻ em bị bệnh về mắt, trẻ em bị tim bẩm sinh.

- Giám sát công tác xây dựng “Xã, phường phù hợp trẻ em” theo Quyết định 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; việc cấp phát thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Triển khai thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tham mưu UBND thành phố thành lập Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Duy trì và nhân rộng các câu lạc bộ Vì trẻ thơ, Vì trẻ em, Quyền trẻ em.

2. Lĩnh vực Chăm sóc trẻ em

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, năm 2016 đảm bảo 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ và được tiếp cận với các dịch vụ y tế công lập, hạn chế đến mức thấp nhất việc cấp trùng thẻ và trẻ em đi khám không có thẻ. Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội và các ngành có liên quan chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát thống kê lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi để cấp thẻ BHYT, quan tâm hơn công tác khám chữa bệnh cho trẻ em.

- Tổ chức đoàn đi thăm và tặng quà cho trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhân tháng hành động vì trẻ em; tết trung thu, tết nguyên đán; thành lập đoàn thăm tặng quà cho các trung tâm BTXH; Làng SOS Cà Mau; Trung tâm BTXH Bạc Liêu...... Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đợt phát hành vé số gây Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh.

- Hỗ trợ và thăm hỏi kịp thời các trường hợp đột xuất trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt là trẻ em đuối nước; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; bị xâm hại tình dục; rà soát và hỗ trợ cho trẻ em có nguy cơ lang thang học nghề ...

- Phối hợp với các Bệnh viện TP.HCM tổ chức phẫu thuật cho các em bị khuyết tật các loại về mắt, bị tim bẩm sinh, khuyết tật tay, chân, sứt môi, hở hàm ếch....

3. Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em và Đêm Hội trăng rằm cho trẻ em

- Thực hiện Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19/6/2014 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em. Tham mưu UBND thành phố có Công văn chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc Dioxin.

- Tháng hành động vì trẻ em là hoạt động được tổ chức thường xuyên hàng năm từ ngày 01/6 đến ngày 30/6. Các ngành các cấp tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ em và tạo sân chơi bổ ích cho trẻ em. Qua đó nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 và các hoạt động có sự tham gia của trẻ em tại Bạc Liêu. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp theo Thông tư hướng dẫn số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp.

- Phối hợp với Tỉnh đoàn và UBND huyện Phước Long tổ chức “Đêm Hội trăng rm cho trẻ em”.

4. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

- Thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Thông tư số 25/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/8/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy định trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

- Xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Việc xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Xã, phường phù hợp với trẻ em (XPPHTE) phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai. Củng cố nâng chất và tái công nhận 54 và công nhận mới 02 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em năm 2016

5. Công tác kiểm tra việc thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020; Chương trình Bảo vệ trẻ em thành phố; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020; Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 và các Nghị định, Thông tư thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tham mưu lãnh đạo Sở phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn như: Các chỉ tiêu về trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em; việc triển khai thực hiện đề án cộng tác viên ấp, khóm....

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện năm 2016 là 523.767.300 đồng (Năm trăm hai mươi triệu bảy trăm sáu mươi by ngàn ba trăm đồng) (Dự kiến chi tiết kèm theo)

Trong đó:

- Kinh phí Địa phương: 285.000.000 đồng

- Kinh phí năm 2015 chuyển sang 2016: 238.767.300 đồng

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc & Giáo dục trẻ em.

2. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em trong toàn xã hội. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bảo vệ trẻ em.

3. Vận động nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện chương trình.

4. Phối hợp đồng bộ, lồng ghép các hoạt động của Chương trình Bảo vệ trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực thông tin truyền thông, nhất là các dịch vụ Internet, game online…. tại các địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh để hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, bạo lực học đường, phạm tội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Giao Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em tham mưu lãnh đạo sở xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2016.

- Hướng dẫn Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2016.

- Trên cơ sở kinh phí được cấp, Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em phối hợp với phòng chức năng Sở Tài chính xây dựng dự trù kinh phí tổ chức các hoạt động cấp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;

- Chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;

- Cân đối bổ sung ngân sách địa phương, nguồn vận động từ cộng đồng để hỗ trợ thực hiện các hoạt động công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo tình hình kết quả các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn.

- Định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) vào các ngày 20/5 và 15/11, đồng thời thông tin, báo cáo những vấn đề, vụ việc đột xuất, nổi cộm có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em để phối hợp chỉ đạo.

Trên đây Kế hoạch thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2016 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu./.