Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 508/QĐ-UB

Hải Phòng, ngày 05 tháng 04 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỨC THU VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÍ XÂY DỰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28/8/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2004/NQ-HĐND13 ngày 22/7/2004 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2004-2005; Vay vốn đầu tư phát triển và điều chỉnh một số loại phí;
Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 35/CV-TTHĐND13 ngày 07/3/2005 về việc tham gia ý kiến về phí xây dựng, phí tài nguyên môi trường;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Đề án thu phí xây dựng số 1326/ĐA-SXD ngày 12/11/2004; của Sở Tài chính tại Báo cáo số 2204/BC-TC ngày 15/11/2004 và Công văn số 385/CV-TC ngày 21/3/2005 về việc thẩm định Đề án thu phí xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu và cơ chế quản lý, sử dụng phí xây dựng như sau:

1. Đối tượng thu phí xây dựng:

- Chủ đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình để làm nhà Văn phòng, trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất và kinh doanh, nhà ở trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều phải nộp phí xây dựng.

- Đối tượng không phải nộp phí xây dựng: Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình trực tiếp bảo vệ an ninh quốc phòng, các công trình tôn giáo, các công trình xây dựng trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể thao … được hưởng chính sách xã hội hóa theo Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ; các trường hợp thuộc Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định không thu phí.

2. Mức thu phí xây dựng:

STT

Loại công trình xây dựng

Tỷ lệ thu (%)

1

2

3

1

Công trình xây dựng nhà để ở, không sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

 

1.1

Tại nội thành và thị xã

 

a

Mặt đường từ loại 1 đến loại 3

0,25

b

Mặt đường từ loại 4 đến loại 7

0,15

c

Mặt đường từ loại 8 đến loại 10

0,1

1.2

Trong ngõ của nội thành và thị xã

0,05

1.3

Mặt đường tại các thị trấn (huyện)

0,05

1.4

Trong ngõ tại các thị trấn (huyện)

0,03

2

Công trình sử dụng để làm Văn phòng, trụ sở làm việc

 

2.1

Công trình nhóm A

0,3

2.2

Công trình nhóm B

0,5

2.3

Công trình nhóm C

0,7

3

Công trình xây dựng nhà ở để kinh doanh, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

 

3.1

Công trình nhóm A

0,3

3.2

Công trình nhóm B

0,6

3.3

Công trình nhóm C

1,2

- Tỷ lệ thu phí tính trên giá trị xây lắp công trình (không bao gồm giá trị thiết bị lắp đặt).

- Trường hợp công trình nhiều chức năng thì căn cứ vào chức năng chính của công trình để áp dụng mức thu cho phù hợp.

- Đối với công trình do thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng dẫn đến mức thu phí xây dựng của công trình đó tăng lên thì chủ đầu tư phải nộp bổ sung phần chênh lệch giữa hai mức thu và không được hoàn lại phần chênh lệch nếu việc thay đổi tính chất công trình có mức thu thấp hơn mức đã nộp.

3. Đơn vị thu phí:

Giao Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thu theo phân cấp quản lý về xây dựng cơ bản của Ủy ban nhân dân thành phố. Cụ thể:

- Sở Xây dựng thu phí xây dựng đối với các trường hợp do Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng hoặc thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thu phí xây dựng đối với các trường hợp do Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cấp giấy phép xây dựng hoặc thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình và các trường hợp khác trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Các đơn vị thu phí xây dựng có trách nhiệm niêm yết hoặc thông báo công khai mức thu phí tại địa điểm thu phí. Khi thu tiền phí phải cấp chứng từ thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định.

4. Cơ chế quản lý sử dụng:

Đơn vị thu phí được trích tối đa 50% trên tổng số phí thực thu để trang trải chi phí cho các hoạt động quản lý, 50% còn lại nộp Ngân sách thành phố. Việc sử dụng số tiền phí để lại thực hiện theo đúng hướng dẫn tại mục C phần III Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì cùng với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Quyết định này thực hiện từ ngày 15/4/2005.

Sau thời gian 01 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, giao Sở Xây dựng chủ trì cùng với Sở Tài chính và các ngành liên quan, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, trình Ủy ban nhân dân thành phố để báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính; Cục trưởng Cục Thuế nhà nước thành phố, Giám đốc Kho bạc nhà nước Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- TTHĐNDTP.
- CT, các PCT UBNDTP.
- Như Điều III.
- Các Ban HĐNDTP.
- CVP. PVP N.N.S.
- CV: TC, XD, HĐND.
- Lưu VP.

TM. UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiếu