UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2019/QĐ-UBND | Long An, ngày 25 tháng 11 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 6556/TTr-SNN ngày 28/10/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/12/2019 và thay thế Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 20/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An, Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51 /2019/QĐ-UBND, ngày 25 /11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Long An được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; các sông, kênh, rạch tự nhiên do nhà nước quản lý.
b) Đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, việc tổ chức quản lý vận hành do chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) quyết định trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Quy định này và các hướng dẫn khác theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo an toàn, sử dụng có hiệu quả.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp
1. Tùy theo quy mô, năng lực, mức độ phức tạp về kỹ thuật và vị trí của công trình thủy lợi, đê điều phân cấp cho các cấp chịu trách nhiệm quản lý (tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn).
2. Công trình do cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp tổ chức quản lý và đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp theo đúng quy định hiện hành, trong một hệ thống công trình thủy lợi có từ hai cấp quản lý trở lên thì cấp quản lý cao hơn chủ trì đề xuất tổ chức và thống nhất về quy trình vận hành hệ thống để đảm bảo hài hòa lợi ích chung.
3. Đảm bảo tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính; đồng thời bảo đảm các yêu cầu phòng chống lũ, triều cường, ngăn mặn giữ ngọt; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình.
4. Các công trình phục vụ tưới tiêu là kênh, rạch có bờ kênh kết hợp làm bờ bao, đê bao thì thống nhất tên gọi theo tên kênh, rạch.
5. Các công trình ngăn nước, giữ nước là đê bao, bờ bao có kênh cặp theo, thì thống nhất tên gọi theo tên đê bao, bờ bao.
6. Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và tuân theo các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 3. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi, đê điều
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý các công trình sau:
a) Các kênh, rạch có năng lực phục vụ từ 1.000 ha trở lên; các kênh liên tỉnh, liên huyện, giáp ranh tỉnh, giáp ranh huyện, ven biên giới Việt Nam - Campuchia (trừ kênh do Trung ương quản lý).
b) Hệ thống công trình Khu tưới Đức Hòa bao gồm: Kênh, bờ kênh, đường công vụ, mương tiêu cặp theo đường công vụ, công trình trên kênh, các cống, trạm bơm nằm trong hệ thống.
c) Trạm bơm: 02 trạm bơm, kênh dẫn, kênh chính, cống trên kênh chính thuộc hệ thống Lộc Giang A, B huyện Đức Hòa.
d) Các trạm bơm có năng lực phục vụ từ 2.000 ha trở lên, trạm bơm phục vụ liên huyện.
đ) Các tuyến đê bao ngăn mặn, ngăn triều cường ven sông: Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Bến Lức, Sông Tra, Rạch Cát, sông Cần Giuộc.
g) Các cống đầu mối có tổng chiều rộng thoát nước từ 3 mét trở lên.
h) Các cống tròn phục vụ theo hệ thống có đường kính từ 1,5m trở lên.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý các công trình thủy lợi như sau:
a) Các danh mục công trình thủy lợi, đê điều nằm trên địa bàn huyện, trừ các danh mục công trình đã quy định tại khoản 1 điều này.
b) Các công trình bờ bao cặp theo các tuyến kênh, rạch, các bờ bao trên địa bàn huyện.
c) Các công trình cầu, kè trong dự án đầu tư thủy lợi trên địa bàn huyện.
d) Các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, các công trình chưa được cập nhật, thống kê tên trong danh mục phân cấp quản lý, thì phân cấp huyện quản lý.
3. Trường hợp các danh mục công trình mang tính đặc thù, các tiêu chí phân cấp quản lý quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này mà chưa xác định được thẩm quyền quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý công trình thủy lợi, đê điều
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh.
b) Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi được phân cấp quản lý, tổng hợp kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hàng năm, giai đoạn trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý công trình thủy lợi, đê điều.
d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp công trình, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều.
đ) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt quy trình vận hành, phương án bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều thuộc phạm vi quản lý; quyết định theo thẩm quyền hoạc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi, đê điều có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán.
e) Tổ chức thanh tra chuyên ngành về vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
g) Căn cứ vào các tiêu chí và điều kiện cụ thể từng thời điểm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập các danh mục công trình thủy lợi, đê điều do tỉnh quản lý, danh mục các công trình thủy lợi, đê điều phân cấp huyện quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh cho phù hợp.
h) Tổ chức quản lý đúng theo quy định, đảm bảo phát huy hiệu quả công trình.
i) Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Các sở, ban, ngành liên quan: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện quyết định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật đã quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2, Điều 22; khoản 2, Điều 57 Luật Thủy lợi và khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 3, Điều 57 Luật Thủy lợi và khoản 3, Điều 43 Luật Đê điều.
Điều 5. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 24 và Điều 54 Luật Thủy lợi và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác quản lý, công trình thủy lợi, đê điều bao gồm:
a) Kinh phí sự nghiệp hàng năm do ngân sách nhà nước cấp.
b) Kinh phí từ sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, dịch vụ thủy lợi khác.
c) Kinh phí nhà nước cấp cho việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, đê điều phục vụ phòng chống thiên tai, khôi phục thiệt hại do thiên tai.
d) Kinh phí tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
2. Việc cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện công tác quản lý công trình thủy lợi, đê điều theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành./.
- 1 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 3 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 1 Chỉ thị 4/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2 Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5 Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi và điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 9 Luật Thủy lợi 2017
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Quyết định 1464/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 13 Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 14 Luật Đê điều 2006
- 1 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 3 Quyết định 1464/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5 Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi và điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8 Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9 Chỉ thị 4/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do tỉnh Nam Định ban hành