Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5148/2004/QĐ-UB

Bến Tre, ngày 30 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993;

- Căn cứ Nghị định số: 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị quyết số: 19/2004/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về các tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình tại kỳ họp thứ 3-Hội đồng nhân dân tỉnh- khoá VII;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính ngày 29/12/2004,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Hà

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5148/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

1.- Những quy định chung:

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường; tạo nguồn kinh phí cho ngân sách địa phương trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn như phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

2.- Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nước máy, có hoá đơn thu tiền nước của các đơn vị cung cấp nước sạch.

- Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh; dịch vụ có sử dụng nước máy nhưng thuộc diện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (có danh sách kèm theo - phụ lục 1) thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

3.- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính bằng mức thu phí trên 1m3 nước sạch tính cho từng đối tượng sử dụng nước nhân với khối lượng nước sạch đã sử dụng.

Mức thu phí 1m3 nước sạch tính cho từng đối tượng sử dụng nước (đối tượng sử dụng nước sạch nông thôn theo phụ lục 2 kèm theo) như sau:

Đơn vị tính: đồng/1m3 nước sạch

STT

Đối tượng thu

Nước sạch do các đơn vị cấp

Nước sạch nông thôn

1

 

2

3

Hộ dân cư, cơ quan hành chính, sự nghiệp

Cơ sở sản xuất

Cơ sở kinh doanh, dịch vụ

200

 

250

400

150

 

180

300

4.- Đơn vị thu, kê khai, thẩm định và nộp phí:

a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch sử dụng hoá đơn bán hàng của đơn vị để tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền nước sạch. (Trên hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch phải thể hiện rõ mức thu và số tiền phí bảo vệ môi trường thành một dòng riêng).

b) Đơn vị cung cấp nước sạch mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

c) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch căn cứ vào số phí thu làm thủ tục nộp tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước (sau khi trừ đi số tiền phí trích để lại cho đơn vị thu là 10% theo quy định), chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.

d) Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch phải thực hiện quyết toán với Cục Thuế về việc thu nộp tiền phí.

5.- Quản lý sử dụng tiền phí thu được:

a) Mức trích để trang trải chi phí cho đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Các đơn vị thu phí được trích lại 10% tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trong năm để trang trải chi phí cho đơn vị trong việc thu phí.

b) Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ kiến nghị xin được giữ lại 50% số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phần nộp về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thoát nước nạo vét cống rãnh, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

Tổng số tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (sau khi trừ 10% chi phí trang trải cho đơn vị thu) sẽ giao cho Công ty Cấp thoát nước tỉnh lập dự án đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

6) Tổ chức thực hiện:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai chủ trương thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

b) Sở Văn hóa - Thông tin, Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh phối hợp truyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân để biết và thực hiện nghiêm túc chủ trương thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

c) Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn mẫu hoá đơn có nội dung thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cho các đơn vị cấp nước sạch... Đồng thời, Cục Thuế chịu trách nhiệm quyết toán khoản thu phí này với các đơn vị được giao nhiệm vụ thu.

d) Các đơn vị thu phí lập chương trình vi tính về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của đơn vị theo hướng dẫn mẫu hoá đơn của ngành thuế.

e) Kho bạc Nhà nước tỉnh và các huyện, thị xã chịu trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thu phí mở tài khoản, tổ chức thực hiện hạch toán, kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước đối với tiền phí thu được theo đúng quy định.

f) Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi và quyết toán phần phí để lại để trang trải chi phí cho đơn vị thu.

7) Hiệu lực thi hành:

Kế từ ngày 01/01/2005, bắt đầu thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và bãi bỏ chi phí thoát nước đã hình thành trong giá bán nước sạch thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP ngày 16 tháng 6 năm 1999 của liên bộ Bộ Xây dựng- Ban Vật giá Chính phủ.

Riêng việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 125 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường./.