Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 515/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÁO CÁO TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;

Căn cứ Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

QUYÉT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống biểu mẫu Báo cáo tổng hợp và hướng dẫn xây dựng báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lãnh đạo VKSND tối cao;
- Lưu: VT-TH.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Hoàng Nghĩa Mai

 

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG BÁO CÁO, CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 515/QĐ-VKSTC ngày 14/09/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

I. Báo cáo công tác tuần

1. Hình thức, thời điểm lấy số liệu Báo cáo.

+ Là một hình thức thông tin nhanh trong tuần của thủ trư­ởng các đơn vị trực thuộc, Viện kiểm sát quân sự và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương với Viện trư­ởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình và kết quả công tác của đơn vị trong tuần.

+ Căn cứ Điều 8, điểm 1 Quy chế 379 quy định thời gian lấy số liệu báo cáo, nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo tuần như sau: “Viện kiểm sát cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) vào 13 giờ thứ Tư của tuần báo cáo. Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp Văn phòng) trước 10 giờ thứ Năm của tuần báo cáo. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác tuần vào chiều thứ Năm của tuần báo cáo”.

2. Nội dung và kết cấu Báo cáo.

 Về kết cấu và nội dung báo cáo công tác tuần của Viện kiểm sát địa phương, báo cáo tuần của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 4 phần.

- Phần tình hình tội phạm

Đối với các Viện kiểm sát địa phương: phản ánh số liệu phát hiện và khởi tố bao nhiêu vụ và khái quát những vụ việc điển hình (về tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi xảy ra trong thời gian báo cáo) ở các nhóm tội về an ninh; ma túy; tham nhũng- chức vụ; kinh tế và môi trường; xâm phạm sở hữu; trật tự an toàn xã hội; xâm phạm hoạt động tư pháp.

Đối với các Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Nêu khái quát tình hình tội phạm thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách thông qua nắm tình hình và báo cáo nhanh của địa phương. 

- Phần Hoạt động công tác kiểm sát và phần công tác xây dựng Ngành

Nêu kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp trong lĩnh vực hình sự; công tác kiểm sát các hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh, th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động t­ư pháp. Thông qua công tác kiểm sát nếu phát hiện vi phạm của các cơ quan tư­ pháp và đ­ưa vào báo cáo tuần thì nêu nội dung vi phạm, hậu quả; số, ngày, tháng kiến nghị, kháng nghị, quan điểm chỉ đạo giải quyết của lãnh đạo Viện.

Đối với các khâu công tác nghiệp vụ, công tác xây dựng Ngành, chỉ tập trung nêu những công việc chính mới triển khai thực hiện hoặc kết thúc trong tuần; nếu công tác quan trọng thì nêu tiến độ thực hiện, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch (nếu có).

Khi thấy cần thiết phải đề xuất, kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên thì nêu ngắn gọn vào phần cuối của báo cáo.

- Phần Phương hướng công tác tuần tới

Nêu những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong tuần tới.

Lưu ý : Riêng báo cáo của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trước phần “Phương hướng công tác tuần tới” là phần “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị”, trong đó nhận xét, đánh giá về chất lượng, hiệu quả công tác trong tuần của đơn vị, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị (nếu có).

3. Trình tự và phư­ơng pháp xây dựng Báo cáo.

Báo cáo công tác tuần cần nêu ngắn gọn, đầy đủ các thông tin trong tuần theo thứ tự các nội dung công tác đơn vị thực hiện. Ng­ười làm báo cáo cần chắt lọc và đưa những thông tin điển hình về kết quả của các khâu công tác theo chức năng nhiệm vụ nh­ư phân tích ở trên.

Báo cáo công tác tuần của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được xây dựng từ báo cáo tuần của các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát địa phương, Viện kiểm sát Quân sự trung ương gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Viện hàng tuần, sau đó làm thông báo tình hình vi phạm, tội phạm và công tác kiểm sát gửi các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát địa ph­ương, Viện kiểm sát Quân sự trung ương.

II. Báo cáo công tác tháng

1. Hình thức, thời điểm lấy số liệu Báo cáo.

Báo cáo tháng là báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, của Trưởng phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Văn phòng.Theo quy định tại Điều 8, điểm 3 Quy chế 379 quy định: “Nội dung báo cáo đánh giá khái quát tình hình tội phạm và kết quả công tác trong tháng trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đ­ược phân công; những kiến nghị đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có)”.

Thời điểm lấy và chốt số liệu báo cáo tháng từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

2. Nội dung và kết cấu Báo cáo.

 - Đối với Viện kiểm sát địa phương

+ Tình hình tội phạm 

Trong từng nhóm tội về an ninh; ma túy; tham nhũng - chức vụ; kinh tế và môi trường; xâm phạm sở hữu; trật tự an toàn xã hội; xâm phạm hoạt động tư pháp phải nêu được số vụ, bị can đã khởi tố trong tháng, so sánh tăng, giảm so với tháng trước; khái quát những vụ việc điển hình (về thời gian, địa điểm, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi... xảy ra trong thời gian báo cáo).

 - Đối với các đơn vị nghiệp vụ:

 + Tình hình tội phạm:

Tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm, tội phạm trong tháng, có so sánh về số vụ việc vi phạm, tội phạm xảy ra so với tháng tr­ước. Cần chú ý là chỉ báo cáo các vụ việc tội phạm xảy ra đã đư­ợc khởi tố và vi phạm pháp luật thông qua giải quyết các vụ án hình sự, dân sự...

- Kết quả hoạt động kiểm sát và công tác xây dựng Ngành:

Nêu những kết quả trọng tâm của các khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp hình sự; công tác điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư­ pháp (của Cục Điều tra); công tác kiểm sát các hoạt động t­ư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh, th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư­ pháp; công tác xây dựng Ngành. Căn cứ để đánh giá mức độ, kết quả công tác kiểm sát hàng tháng phải căn cứ vào các chỉ tiêu nghiệp vụ nêu trong Chỉ thị công tác năm của Viện trư­ởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị đề ra của tháng tr­ước và các yêu cầu nhiệm vụ đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch; khi phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác cần so sánh số liệu của tháng tr­ước.

Báo cáo công tác tháng là kết quả của một thời điểm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, về mặt số liệu cũng tư­ơng đối ổn định, có thể đ­ưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lư­ợng, hiệu quả công tác kiểm sát. Vì vậy, cần nêu những biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn, dự kiến biện pháp khắc phục, kiến nghị với cấp trên về biện pháp tháo gỡ khó khăn. Công tác xây dựng Ngành cần nêu những việc chính như­ công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng chuyên đề, nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật, công tác hậu cần.

- Các công tác trọng tâm của tháng sau:

Nêu những nhiệm vụ trọng tâm nhất để thực hiện kế hoạch, ch­ương trình công tác đã đề ra hoặc chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Đối với các đơn vị khác:

+ Tình hình:

Tổng hợp, phân tích tình hình có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

+ Kết quả công tác của đơn vị:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị để nêu những kết quả trọng tâm đã đạt được trong tháng, gồm:

+ Những công tác đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ thư­ờng xuyên của đơn vị.

+ Những công tác do Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho đơn vị.

+ Những công việc đã đề ra trong Ch­ương trình công tác tháng của đơn vị.

Cần có các nhận xét, đánh giá về chất lư­ợng, hiệu quả công tác do đơn vị thực hiện; nêu những biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn, dự kiến biện pháp khắc phục, kiến nghị với cấp trên về biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Về xây dựng Ngành cần nêu những việc chính sau: Công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng chuyên đề, nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật, công tác hậu cần.

+ Các công tác trọng tâm của tháng sau:

Nêu những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện kế hoạch, ch­ương trình công tác đã đề ra hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trình tự và phư­ơng pháp xây dựng Báo cáo.

Nội dung, trình tự và thời gian làm và gửi báo cáo tháng đ­ược quy định tại Điều 8, điểm 3 của Quy chế 379 quy định:

“Viện kiểm sát cấp huyện có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê. Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có báo cáo công tác tháng ở phòng Tổng hợp Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác tháng trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê ”.

Để xây dựng báo cáo có chất lư­ợng, ng­ười làm báo cáo cần chủ động tích lũy tài liệu, nghiên cứu kỹ, tập hợp đầy đủ tình hình và kết quả công tác của các bộ phận và của toàn đơn vị. Báo cáo tháng phải kết hợp số liệu thống kê và phân tích đánh giá tình hình xảy ra trong tháng, phân tích kết quả xử lý vụ việc, nhận xét về chất lượng công việc.

Thủ tr­ưởng hoặc ng­ười đư­ợc Thủ trư­ởng đơn vị ủy quyền ký báo cáo phải kiểm tra kỹ, đảm bảo chính xác về số liệu, đúng đắn về nội dung, hình thức báo cáo.

III. Về Báo cáo sơ kết công tác 06 tháng đầu năm

1. Hình thức, thời điểm lấy số liệu Báo cáo.

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm là báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị của Viện trư­ởng VKSND tối cao trong 06 tháng đầu năm. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể nêu trong Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tác năm và các văn bản h­ướng dẫn thực hiện Chỉ thị để kiểm điểm, đánh giá kết quả của từng mặt công tác và đề ra nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm.

Báo cáo sơ kết công tác 06tháng là báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, của Trưởng phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Văn phòng.

Căn cứ vào yêu cầu sơ kết công tác 06 tháng đầu năm của ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về thời điểm lấy báo cáo và thời hạn gửi báo cáo. Thông thường, thời điểm lấy và chốt số liệu báo cáo từ ngày 01/12 của năm trước đến ngày 31/ 5, năm làm báo cáo.

2. Nội dung và kết cấu Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Báo cáo này gồm có 4 phần:

 Phần I. Tình hình tội phạm

Trước khi nêu về kết quả công tác cần khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở những lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Cần lư­u ý là chỉ đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm thông qua các vụ án đã đư­ợc khởi tố, nên cần phải nêu rõ sự phối hợp giải quyết của Viện kiểm sát với cơ quan chức năng đối với các vụ việc phạm tội xảy ra và kết quả kiểm sát giải quyết vụ việc.

Phần II. Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

a- Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực hình sự:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự:

+ Nêu các biện pháp kiểm sát việc quản lý, xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; tỷ lệ giải quyết trên tổng số tin báo thụ lý,các biện pháp hạn chế bỏ lọt tội phạm, chống oan, sai trong việc khởi tố, giải quyết vụ án.

+ Nêu và đánh giá tiến độ, chất lư­ợng giải quyết các vụ án hình sự. Đánh giá tỷ lệ tăng, giảm trong thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ so với cùng kỳ năm trước. Chú ý các chỉ tiêu Viện kiểm sát khởi tố, yêu cầu khởi tố vụ án, việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam.

+ Chất l­ượng hồ sơ giải quyết vụ án, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, thực trạng, lý do và nguyên nhân; trách nhiệm của Kiểm sát viên, của Lãnh đạo Viện.

+ Đánh giá việc quản lý án đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; phân tích các lý do đình chỉ điều tra theo luật, nhất là đình chỉ điều tra do không phạm tội và trách nhiệm của Cơ quan điều tra, trách nhiệm của Viện kiểm sát.

+ Đánh giá kết quả phối hợp của Viện kiểm sát với Cơ quan Công an, Tòa án trong việc xác định, xử lý các vụ án trọng điểm, phức tạp, số lượng các phiên tòa lưu động, phiên tòa rút gọn và phiên tòa rút kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên. Cần nêu tình hình chung và kết quả xử lý về các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; các vụ án trong lĩnh vực kinh tế (trong đó chủ yếu các vụ án về tham nhũng); các vụ án trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; các vụ án về ma túy; các vụ án xâm phạm hoạt động t­ư pháp. Phần này chú ý nêu rõ một số vụ án điển hình đã phát hiện, điều tra, truy tố trong thời điểm báo cáo; nêu tính chất mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội.

+ Nêu kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; nêu cụ thể các trư­ờng hợp Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên không phạm tội ở các giai đoạn xét xử. Trong đó nêu các tr­ường hợp Tòa tuyên không phạm tội bị tạm giam, tiếp theo Viện kiểm sát đã kháng nghị; Tòa án xét xử chấp nhận, không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát; quan điểm xử lý tiếp theo của Viện kiểm sát (nếu có).

+ Kết quả kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và kết quả xét xử của Tòa án, trong đó có các vụ, bị cáo do Viện kiểm sát kháng nghị, tỷ lệ phần trăm Tòa án xử chấp nhận kháng nghị trên tổng số vụ Viện kiểm sát kháng nghị Tòa án đó xét xử, quan điểm của Viện kiểm sát đối với các vụ, bị cáo Tòa án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát.

 + Các vi phạm của Cơ quan điều tra, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án mà Viện kiểm sát phát hiện, kiến nghị, kháng nghị. L­ưu ý chỉ nêu những kiến nghị, kháng nghị bằng văn bản.

+ Việc tiếp nhận và kết quả giải quyết bồi thư­ờng cho ngư­ời bị oan theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

+ Về công tác của Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nêu kết quả xử lý tố giác, tin báo tội phạm, tình hình tội phạm trong lĩnh vực t­ư pháp; khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố; tr­ường hợp đình chỉ điều tra cần nêu rõ lý do, biện pháp xử lý tiếp theo; ­ưu điểm, hạn chế trong công tác điều tra. Các kiến nghị với cơ quan hữu quan (nếu có).

- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

Nêu kết quả kiểm sát, kháng nghị, kiến nghị vi phạm của cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam; tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với các tr­ường hợp quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

- Các chỉ tiêu khác nêu trong Chỉ thị của Viện trư­ởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực hình sự; đánh giá tiến độ triển khai và kết quả thực hiện nh­ư các khâu công tác khác.

b- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; hành chính, kinh doanh thư­ơng mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật

Tình hình tranh chấp về dân sự trong kỳ báo cáo, nổi lên vấn đề gì; các biện pháp Viện kiểm sát đã triển khai để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát do Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật tố tụng hành chính quy định. Kết quả kháng nghị của Viện kiểm sát theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Phân tích, đánh giá việc phát hiện và kiến nghị vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc về dân sự, hành chính, tỷ lệ các vụ án dân sự, hành chính…do Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án chấp nhận ... Nêu các hạn chế, khó khăn, v­ướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát; kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên biện pháp khắc phục.

c- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; công tác kiểm sát thi hành án dân sự

Nêu tình hình, kết quả công tác kiểm sát thi hành án trong lĩnh vực hình sự, dân sự; các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm sát; kháng nghị, kiến nghị các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án khắc phục vi phạm trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

d- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư­ pháp của cơ quan t­ư pháp

Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nên phân loại kết quả đã giải quyết khiếu nại riêng, tố cáo riêng, nhất là khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm về hình sự, dân sự; đơn do các cơ quan Đảng, Nhà n­ước, Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến. Nêu kết quả kiểm sát việc giải quyết đơn về t­ư pháp của các cơ quan tư­ pháp. Nêu tỷ lệ phần trăm khiếu nại, tố cáo được giải quyết và các cuộc trực tiếp kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp; công tác kháng nghị, kiến nghị trong lĩnh vực này và phúc đáp kháng nghị, kiến nghị của các cơ quan có liên quan

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng phải căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định 297 QĐ-VKSTC ngày 13/06/2012 để nêu cụ thể các chỉ tiêu đạt được.

 Phần III. Công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân.

Phần này nêu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị, của toàn Ngành (của Viện kiểm sát nhân dân tối cao); công tác quản lý,chỉ đạo, điều hành (gồm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiệp vụ, vi phạm pháp luật); công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật phục vụ chuyên môn; công tác hợp tác quốc tế, công tác hậu cần và các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát địa ph­ương.

Phần IV. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị

Nhận xét, đánh giá ngắn gọn về những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đã đạt được và những khuyết điểm, hạn chế. Nguyên nhân và biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế; những kiến nghị, đề xuất đối với cấp trên.

Phần V.Một số công tác trọng tâm cuối năm

Nêu nhiệm vụ trọng tâm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp; các nhiệm vụ về xây dựng Ngành; công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phư­ơng, của toàn Ngành; đề ra các giải pháp cụ thể tập trung giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ đề ra trong năm.

3. Nội dung và kết cấu Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng gồm 3 phần nh­ư báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; song có một số điểm khác biệt nh­ư sau:

Phần I. Kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ:

- Tr­ước khi nêu về kết quả công tác do đơn vị thực hiện, cần khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Ví dụ:

Báo cáo của Vụ 1 thì nêu khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực kinh tế và chức vụ thông qua những vụ án kinh tế và chức vụ đã đ­ược khởi tố.

Báo cáo của Vụ 2 thì nêu khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực an ninh thông qua những vụ án an ninh đã đư­ợc khởi tố.

Báo cáo của Cục 6 thì nêu khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh hoạt động t­ư pháp thông qua những vụ án xâm phạm hoạt động t­ư pháp đã đư­ợc khởi tố.

Báo cáo của các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thì nêu khái quát những nét cơ bản về tính chất và thủ đoạn phạm tội thông qua những vụ án đã xét xử phúc thẩm và những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm...

- Về kết quả công tác:

Trong Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nội dung sau:

+ Kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo khâu công tác do đơn vị phụ trách. Trong phần này cần nêu số liệu và đánh giá kết quả khâu công tác này của toàn Ngành và do đơn vị trực tiếp thực hiện.

+ Kết quả công tác tham mư­u cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về khâu công tác do đơn vị phụ trách.

+ Kết quả h­ướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các Viện kiểm sát địa phương về khâu công tác do đơn vị phụ trách.

+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho đơn vị thực hiện.

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng phải căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định 297 QĐ-VKSTC ngày 13/06/2012 để nêu cụ thể các chỉ tiêu đạt được.

Phần II. Công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân

Phần này nêu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị, của toàn Ngành (của Viện kiểm sát nhân dân tối cao); công tác chỉ đạo, điều hành gồm h­ướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiệp vụ, vi phạm pháp luật (nếu có); công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật phục vụ chuyên môn; công tác hậu cần và các công tác khác của đơn vị, Viện kiểm sát địa ph­ương. 

Phần III. Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm

Nêu nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm của khâu công tác do đơn vị đảm nhiệm.

4. Trình tự và phư­ơng pháp xây dựng Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm.

Đối với người được giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng báo cáo cần lưu ý các nội dung sau :

Nghiên cứu kỹ nội dung Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch hoặc Chương trình công tác năm của đơn vị mình để kiểm điểm, đánh giá những kết quả đã đạt được so với Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tác. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn xây dựng báo cáo sơ kết của Viện kiểm sát cấp trên và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, hướng dẫn về hình thức, nội dung tại tài liệu này để xây dựng báo cáo.

Nghiên cứu kỹ báo cáo của các bộ phận, các đơn vị trực thuộc và của Viện kiểm sát cấp dưới để tổng hợp số liệu chính xác, so sánh đối chiếu với số liệu thống kê và khi cần thiết có thể trao đổi với các đơn vị và cá nhân có liên quan để có số liệu và nhận định, đánh giá, nhận xét chính xác.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, người viết báo cáo xây dựng đề cương khái quát và các phụ lục kèm theo (nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện)

IV. Báo cáo tổng kết công tác năm

1. Hình thức, thời điểm lấy số liệu Báo cáo.

Báo cáo công tác năm là báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị của Viện trư­ởng VKSND tối cao trong năm. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể nêu trong Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tác năm để kiểm điểm, đánh giá kết quả của từng mặt công tác.

Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo tổng kết công tác năm tính từ ngày 01/12 của năm trước đến hết ngày cuối cùng tháng 11 của năm báo cáo. Về nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo được quy định tại Điều 8, điểm 5, Quy chế 379.

2. Nội dung và kết cấu Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Căn cứ để tiến hành tổng kết công tác năm:

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành đ­ược quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các luật, pháp lệnh khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.

- Việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của ngành; các chỉ tiêu đã nêu trong Chỉ thị của Viện tr­ưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác năm; nội dung các kế hoạch, ch­ương trình công tác cụ thể do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. 

+ Về bố cục, nội dung, cơ cấu của báo cáo:

Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, về cơ bản có các phần nh­ư Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng và gồm 3 nội dung chính:

- Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

- Công tác xây dựng Ngành;

- Kết luận.

Khi viết báo cáo tổng kết năm cần lưu ý:

* Phần Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Trong phần này nêu cả diễn biến tình hình tội phạm và kết quả các khâu công tác.

Về diễn biến tình hình tội phạm

Phải gắn công tác kiểm sát với việc phát hiện, xử lý tội phạm xảy ra trong thời gian báo cáo (1 năm). Đánh giá diễn biến tình hình tội phạm, nhất là những diễn biến mới so với cùng kỳ năm tr­ước.

 Về kết quả các khâu công tác:

Cần đánh giá kết quả các mặt công tác của toàn Ngành trong thời gian một năm. Cụ thể:

- Công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

- Công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Trong từng khâu công tác phải làm rõ kết quả thực hiện các nhiệm vụ so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm trư­ớc, trên cơ sở so sánh số liệu 12 tháng; những kết quả, ­ưu điểm; những bài học kinh nghiệm; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân. Báo cáo cần nêu những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, làm rõ trách nhiệm của từng cấp kiểm sát nếu không hoàn thành kế hoạch, chư­ơng trình công tác đã đề ra. 

Nêu kết quả công tác phải gắn với nêu biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ; những đổi mới, cải tiến phư­ơng pháp công tác.

Ng­ười viết báo cáo cần liên kết các các nội dung của báo cáo, hạn chế trình bày báo cáo theo kiểu liệt kê các nội dung.

Báo cáo tổng kết năm phải căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định 297 QĐ-VKSTC ngày 13/06/2012 để nêu cụ thể các chỉ tiêu đạt được.

* Về công tác xây dựng Ngành:

Yêu cầu về tổng kết các nội dung trong công tác xây dựng Ngành, nh­ư Báo cáo công tác sơ kết 06 tháng đầu năm, gồm: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật và các công tác khác; Công tác hậu cần. 

Cần l­ưu ý là công tác xây dựng Ngành nêu trong báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm là những việc đang thực hiện và sẽ đ­ược thực hiện đến hết năm. Trong báo cáo tổng kết, tiến độ của công tác xây dựng Ngành cơ bản đã hoàn thành, nếu chư­a hoàn thành thì phải coi là chậm, trừ trư­ờng hợp kế hoạch đề ra cho nhiều năm. Trên các mặt công tác phải nêu kết quả, ­ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.

* Nhận xét, kết luận:

Đây là phần kết thúc của báo cáo tổng kết năm, cần khái quát về kết quả công tác kiểm sát góp phần vào kết quả chung trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội ở địa phư­ơng. Đồng thời cũng cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác đã đề ra; những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, yếu kém trong các mặt công tác.

Chú ý nêu những bài học điển hình trong việc thực hiện các khâu công tác; nêu nguyên nhân chủ yếu, không nêu chung chung; phần kết luận phải viết ngắn gọn.

- Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả chung của khâu công tác trong toàn Ngành do đơn vị phụ trách. Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát tối cao cũng phải tổng hợp đánh giá kết quả ở cả ba nội dung công tác (trực tiếp thực hiện; tham m­ưu, đề xuất và hư­ớng dẫn, chỉ đạo).

Cục thống kê tội phạm tập hợp số liệu thống kê trong toàn quốc phục vụ cho việc xây dựng báo cáo tổng kết công tác của toàn Ngành.

- Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Theo chỉ đạo trực tiếp của Viện tr­ưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, để chuẩn bị cho việc xây dựng báo cáo tổng kết toàn Ngành, Văn phòng giúp lãnh đạo Viện hư­ớng dẫn Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát Quân sự Trung ư­ơng, đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các nội dung cần tổng hợp báo cáo; các phụ lục chuyên đề kèm theo báo cáo; thống kê số liệu toàn Ngành phục vụ việc xây dựng báo cáo.

Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp tình hình vi phạm, tội phạm và kết quả công tác kiểm sát toàn Ngành dự thảo báo cáo trình ủy ban kiểm sát và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Nội dung và kết cấu Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

+ Căn cứ để tiến hành tổng kết công tác năm:

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành đ­ược quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các luật, pháp lệnh khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.

- Việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Ngành; các chỉ tiêu đã nêu trong Chỉ thị của Viện tr­ưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác năm; nội dung các kế hoạch, ch­ương trình công tác cụ thể do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. 

+ Về bố cục, nội dung, cơ cấu của báo cáo:

Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, gồm 05 nội dung chính:

- Tình hình tội phạm;

- Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

- Công tác xây dựng Ngành;

- Nhận xét, đánh giá và kiến nghị

- Một số công tác trọng tâm của năm sau

Khi viết báo cáo tổng kết năm cần l­ưu ý:

* Về tình hình tội phạm

Phải gắn công tác kiểm sát với việc phát hiện, xử lý tội phạm xảy ra trong thời gian báo cáo (1 năm). Đánh giá diễn biến tình hình tội phạm, nhất là những diễn biến mới so với cùng kỳ năm tr­ước.

* Phần Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Về kết quả các khâu công tác:

Cần đánh giá kết quả các mặt công tác của Viện kiểm sát địa phương trong thời gian một năm. Lưu ý trong từng nội dung phải nêu số liệu và đánh giá kết quả khâu công tác này của toàn Ngành và do đơn vị trực tiếp thực hiện, đối chiếu với các chỉ tiêu trong Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng VKSTC để kiểm điểm và so sánh với cùng kỳ của năm trước. Cụ thể:

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực hình sự;

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; hành chính, kinh doanh th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật;

- Công tác kiểm sát thi hành án;

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Trong từng khâu công tác phải làm rõ kết quả thực hiện các nhiệm vụ so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm trư­ớc, trên cơ sở so sánh số liệu 12 tháng; những kết quả, ­ưu điểm; những bài học kinh nghiệm; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Báo cáo cần nêu những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ (đối với báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát cấp tỉnh), làm rõ trách nhiệm của từng cấp kiểm sát nếu không hoàn thành kế hoạch, chư­ơng trình công tác đã đề ra. 

Nêu kết quả công tác phải gắn với nêu biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ; những đổi mới, cải tiến phư­ơng pháp công tác.

Ng­ười viết báo cáo cần liên kết các các nội dung của báo cáo, hạn chế trình bày báo cáo theo kiểu liệt kê các nội dung.

* Về công tác xây dựng Ngành:

Yêu cầu về tổng kết các nội dung trong công tác xây dựng Ngành, nh­ư Báo cáo công tác sơ kết 06 tháng đầu năm, gồm: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật và các công tác khác; Công tác hậu cần. 

Cần l­ưu ý công tác xây dựng Ngành được đề ra tại Kế hoạch công tác năm, khi xây dựng báo cáo tổng kết cơ bản đã hoàn thành, nếu chư­a hoàn thành thì phải tự đánh giá là chậm, trừ trư­ờng hợp kế hoạch đề ra cho nhiều năm. Trên các mặt công tác phải nêu kết quả, ­ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.

* Nhận xét, đánh giá và kiến nghị:

Đây là phần kết thúc của báo cáo tổng kết năm, cần khái quát về kết quả công tác kiểm sát góp phần vào kết quả chung trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội ở địa phư­ơng. Đồng thời cũng cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác đã đề ra; những nguyên nhân chủ quan, khách quan của kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém trong các mặt công tác.

Chú ý nêu những kinh nghiệm điển hình trong việc thực hiện các khâu công tác; nêu nguyên nhân chủ yếu, không nêu chung chung; phần kết luận phải viết ngắn gọn.

* Một số công tác trọng tâm của năm tiếp theo

Dự kiến những nhiệm vụ lớn trong năm tiếp theo theo chỉ đạo định hướng của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ chính trị của cấp ủy địa phương.

V. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương trước Hội đồng nhân dân

1.Căn cứ để xây dựng báo cáo, mục đích yêu cầu của báo cáo

Điều 140 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Tại Điều 9, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của Đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Trên cơ sở của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát xây dựng báo cáo định kỳ để báo cáo Hội đồng nhân dân, đảm bảo sự giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Viện kiểm sát, tăng cường sự phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Báo cáo phải bám sát chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát.

 2. Nội dung và kết cấu Báo cáo.

Báo cáo được chia làm 5 phần: Tình hình tội phạm ở địa phương trong kỳ báo cáo; hoạt động công tác kiểm sát; Công tác xây dựng Ngành; Một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm); Những kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Phần 1: Tình hình tội phạm ở địa phương trong kỳ báo cáo: Nêu ngắn gọn diễn biến tình hình vi phạm, tội phạm ở địa phương có gì nổi cộm, đáng lưu ý (so sánh với cùng kỳ của năm trước), nêu vụ việc điển hình. Viện kiểm sát chỉ báo cáo trước HĐND tình hình vi phạm và tội phạm thông qua công tác giải quyết các vụ án do ngành Kiểm sát thụ lý. Những vụ việc xảy ra do các cơ quan hữu quan phản ánh, cung cấp tình hình nhưng chưa có sự tác động của hoạt động kiểm sát thì không báo cáo.

Phần 2: Hoạt động công tác kiểm sát

Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo, thể hiện rõ chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát trong việc phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tại địa phương, bảo vệ Pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

Phần này phải nêu được những chủ trương lớn của Ngành và VKS địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Sau đó đánh giá đầy đủ kết quả (ưu điểm, khuyết điểm) các khâu công tác kiểm sát theo thứ tự các khâu công tác sau:

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự;

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

- Công tác kiểm sát thi hành án;

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Cần lưu ý chỉ nêu những kết quả chính thể hiện chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát trong việc thực hiện các Bộ luật, luật liên quan đến các khâu công tác kiểm sát, không kiểm điểm sâu về nghiệp vụ kiểm sát, không báo cáo cụ thể các vụ việc mà Viện kiểm sát thụ lý, giải quyết, nhất là các nội dung chi tiết trong các vụ án hình sự, dân sự... Nói tóm lại, báo cáo phải ngắn gọn và phải cân nhắc các số liệu để đưa vào báo cáo.

Phần 3: Công tác xây dựng Ngành

Nêu ngắn gọn những nhiệm vụ chính đã triển khai thực hiện trong kỳ báo cáo như nhiệm vụ cải cách tư pháp; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành...

Phần 4: Một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm)

Chỉ nêu những nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong Kế hoạch công tác (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc dự kiến những công việc quan trọng có tính định hướng của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm), gắn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phần 5: Những kiến nghị, đề xuất (nếu có)

Tập trung nêu những đề xuất, kiến nghị với HĐND cùng cấp nhằm tăng cường pháp chế XHCN; những kiến nghị về quan hệ phối hợp giữa VKS với HĐND, UBND, Công an, Tòa án, MTTQ và các tổ chức, đoàn thể khác.

VI. Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm.

Tại Điều 19 của Quy chế 379 quy định việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân do Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định. Đây là vấn đề cơ bản để xác định nội dung kế hoạch, chương trình công tác ở các đơn vị, các cấp Kiểm sát. Nếu không nắm vững các quy định của pháp luật đối với Viện kiểm sát nhân dân thì sẽ không xác định được mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ sát đúng chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

- Căn cứ vào Chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát Quân sự các cấp phải căn cứ và bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vì theo quy định của pháp luật hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương và khả năng tổ chức, bộ máy, biên chế, phương tiện vật chất của đơn vị. Bên cạnh các căn cứ trên, đây là một căn cứ rất quan trọng đảm bảo tính khả thi trong khi xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình công tác. Kế hoạch và chương trình công tác của Viện kiểm sát các cấp phải căn cứ vào Nghị quyết, chủ trương của cấp ủy Đảng ở địa phương cùng cấp và diễn biến tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn cũng như các yếu tố khác như tổ chức, bộ máy, biên chế, phương tiện vật chất hiện có để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ đối với đơn vị mình, đảm bảo khả năng hoàn thành kế hoạch, chương trình công tác đã đề ra.

2. Nội dung của Kế hoạch công tác năm: gồm có 4 phần

- Phần mở đầu: Nêu các nội dung chính sau

+ Tổng hợp, khái quát kết quả công tác năm trước;

+ Dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật của năm xây dựng và thực hiện kế hoạch;

+ Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch;

+ Những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong năm xây dựng và thực hiện kế hoạch có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.

+ Những chủ trương, định hướng về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong năm thực hiện kế hoạch.

- Phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành

+ Xác định nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành ở từng cấp Kiểm sát ngay từ đầu năm kế hoạch. Nhiệm vụ chung là những nhiệm vụ tổng quát, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát trong năm kế hoạch, là định hướng cho các khâu công tác để tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ cụ thể của từng cấp Kiểm sát do Viện kiểm sát cấp làm kế hoạch xác định nhưng phải đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề ra và sát đúng với chức năng, nhiệm vụ của Ngành do luật định.

+ Nêu cụ thể trong kế hoạch các nhiệm vụ thực hiện từng khâu công tác, cần chú ý xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong từng khâu công tác, các công tác trọng tâm, trọng điểm, các chỉ tiêu cụ thể; xác định đơn vị chỉ đạo, người theo dõi, chỉ đạo; đơn vị thực hiện, người thực hiện; xác định thời gian thực hiện và thời điểm hoàn thành từng công việc.

- Phần công tác xây dựng Ngành

Nêu các nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện các công tác sau:

+ Công tác tổ chức cán bộ, gồm: kiện toàn tổ chức, bộ máy; công tác quản lý, giáo dục , rèn luyện cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.

+ Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cần nêu các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu về các mặt: Công tác xây dựng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm; công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ; công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, quản lý công tác.

+ Công tác nghiên cứu khoa học cần nêu được các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu về các mặt: Các nhiệm vụ chủ yếu về nghiên cứu khoa học; công tác nghiên cứu, tham gia xây dựng pháp luật; triển khai thực hiện các đề tài khoa học và chuyên đề nghiệp vụ.

+ Công tác hợp tác quốc tế cần nêu được các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu về các mặt: tổ chức các quan hệ quốc tế song phương và đa phương; thực hiện nhiệm vụ tương trợ tư pháp về hình sự; triển khai thực hiện các Dự án quốc tế.

+ Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền cần nêu được các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu về các mặt: các nhiệm vụ cụ thể về tuyên truyền kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; Những vấn đề các cơ quan thông tin, tuyên truyền cần chú trọng trong năm kế hoạch (Ví dụ: những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về ngành Kiểm sát, những quy định mới của pháp luật về ngành Kiểm sát, những tấm gương kiểm sát viên tiêu biểu v.v...).

+ Công tác tài chính và đảm bảo hậu cần cần nêu được các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu về các mặt: công tác tài chính kế toán; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; việc đảm bảo hậu cần, phương tiện, cơ sở vật chất; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Biện pháp tổ chức thực hiện

Phần này quy định cụ thể nhiệm vụ của từng cấp Kiểm sát, từng đơn vị nghiệp vụ trong triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự kiến thời gian báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch để phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết công tác và phân công đơn vị, người theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

3. Nội dung của Chương trình công tác

Chương trình công tác (nói chung) là sự cụ thể hóa việc thực hiện kế hoạch công tác, vì vậy phải căn cứ vào nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch để xây dựng chương trình công tác cho phù hợp, phải nêu được toàn bộ các công việc phải làm trong thời gian của chương trình, được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Trong mỗi nhiệm vụ hoặc công việc đề ra trong chương trình công tác phải nêu đầy đủ các mặt: nội dung công tác; thời gian triển khai, thời gian hoàn thành công việc; người chỉ đạo đơn vị, người thực hiện; biện pháp phối hợp thực hiện; người theo dõi, tổng hợp kết quả báo cáo.

4. Trình tự, phương pháp xây dựng kế hoạch, chương trình công tác

4.1. Bước chuẩn bị

Người được phân công xây dựng kế hoạch, chương trình công tác phải chuẩn bị các việc cụ thể sau:

- Xác định mục đích của việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác;

- Nắm chắc các yêu cầu và căn cứ để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác;

- Xin ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị về nội dung, biện pháp lớn cần nêu trong kế hoạch và chương trình công tác;

- Trao đổi về những dự kiến trước với các đơn vị nghiệp vụ và Viện kiểm sát cấp dưới, xem xét việc đề xuất của các đơn vị này về nội dung kế hoạch, chương trình công tác;

- Chuẩn bị các tài liệu, số liệu cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch và chương trình công tác.

4.2. Dự thảo kế hoạch và chương trình công tác

Sau khi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, người dự thảo phải tiến hành các công việc:

- Xây dựng đề cương theo nội dung nêu ở các phần trên, trình Lãnh đạo Viện, Thủ trưởng đơn vị cho ý kiến chỉ đạo, bổ sung đề có đề cương chính thức;

- Bám sát đề cương chính thức để viết dự thảo kế hoạch, chương trình;

- Thông qua tập thể Lãnh đạo Viện và Ủy ban kiểm sát (đối với Kế hoạch công tác năm hoặc một số kế hoạch quan trọng khác) hoặc tập thể đơn vị (đối với các đơn vị nghiệp vụ) để thảo luận có bản dự thảo kế hoạch công tác hoặc chương trình công tác hoàn chỉnh.

4.3. Duyệt kế hoạch và chương trình công tác

Thông thường dự thảo kế hoạch và chương trình công tác được đưa ra thảo luận tại hội nghị tổng kết của Viện kiểm sát các cấp và các đơn vị, trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại hội nghị, đơn vị và người xây dựng kế hoạch, chương trình có trách nhiệm tổng hợp, bổ sung hoàn chỉnh, trình tập thể lãnh đạo Viện, Ủy ban kiểm sát duyệt chính thức và ban hành. Trong trường hợp đã xác định cụ thể, chính xác nội dung của kế hoạch, chương trình thì Lãnh đạo Viện quyết định ban hành chính thức để triển khai thực hiện mà không cần đưa ra hội nghị của Viện kiểm sát các cấp hoặc các đơn vị nữa.

Về thời gian ban hành kế hoạch, chương trình công tác năm; việc gửi kế hoạch, chương trình công tác và duyệt, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình được quy định tại Quy chế về thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân hiện hành. Đối với các chương trình, kế hoạch công tác khác thì tùy theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị cấp trên hoặc cơ quan, đơn vị có liên quan mà xác định thời gian hoàn thành việc xây dựng sao cho đảm bảo.