- 1 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 2 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 do Quốc hội ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 121/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2013 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013;
Căn cứ Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Hệ thống biểu mẫu Báo cáo tổng hợp và hướng dẫn xây dựng báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 515/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cụ thể:
- Sửa đổi mẫu và hướng dẫn báo cáo công tác tháng của các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Bổ sung mẫu và hướng dẫn báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của Viện kiểm sát các cấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
Mẫu báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng, 12 tháng, ban hành kèm theo Quyết định số 121/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-VKS… | …………, ngày……. tháng ….. năm 20…. |
Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng (12 tháng)
(Áp dụng cho Viện kiểm sát các cấp)
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
1. Trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự
1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: số tố giác, tin báo đã thụ lý, số mới thụ lý; đã giải quyết; khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án; chưa giải quyết.
- Những vi phạm pháp luật:
+ Không tiếp nhận, tiếp nhận không đầy đủ, không thụ lý theo quy định; thụ lý không đúng thẩm quyền;
+ Không giải quyết, chậm tiến hành xác minh, giải quyết; vi phạm thời hạn giải quyết; không ra các quyết định giải quyết (quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự);
+ Không thông báo việc thụ lý cho Viện kiểm sát cùng cấp; không chuyển các quyết định và hồ sơ giải quyết đến Viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát.
+ Không có biện pháp bảo vệ người tố giác về tội phạm để xảy ra hậu quả.
+ Những vi phạm khác trong việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực này.
Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số tố giác, tin báo thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành, thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: việc tiếp thu kiến nghị, yêu cầu và sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để so sánh, chứng minh.
Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng Vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của mỗi Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh các hoạt động:
+ Bắt: Tổng số người bị bắt trong kỳ (số mới), hình thức bắt, xử lý,…;
+ Tạm giữ: Tổng số người bị tạm giữ (số mới), việc gia hạn, xử lý,…; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
+ Tạm giam: Tổng số người bị tạm giam (số mới), việc gia hạn lần 1, 2,…, xử lý,…; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
+ Các biện pháp khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh.
- Những vi phạm pháp luật:
+ Trong việc bắt: Vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, căn cứ, thời gian bắt; hành vi xâm hại người bị bắt; vi phạm dẫn đến việc người bị bắt trốn, chết, tự sát; vi phạm về thời hạn chuyển hồ sơ, tài liệu đến Viện kiểm sát để phê chuẩn; việc lấy lời khai người bị bắt,... Những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị bắt. Những vi phạm khác.
+ Trong việc tạm giữ: Vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa người vào nhà tạm giữ; các hành vi xâm phạm người bị tạm giữ; để xảy ra quá hạn tạm giữ; để người bị tạm giữ vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; vi phạm dẫn đến việc người bị tạm giữ trốn, chết, tự sát. Những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ (nơi tạm giữ, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhận quà,..). Những vi phạm khác.
+ Trong việc tạm giam: Vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa người vào trại tạm giam; các hành vi xâm phạm đến người bị tạm giam; để xảy ra quá hạn tạm giam; để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; vi phạm dẫn đến việc người bị tạm giam trốn, chết, tự sát. Những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam (nơi tạm giam, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhận quà,..). Những vi phạm khác.
+ Vi phạm trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực này.
Nêu những loại vi phạm phổ biến, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số việc thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành, thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
Lưu ý: Ngoài đánh giá chung, phải có đánh giá riêng Vi phạm pháp luật pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của mỗi cơ quan chức năng; số liệu phản ánh việc bắt, tạm giữ, tạm giam và những vi phạm của mỗi cơ quan để chứng minh.
1.3. Trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh hoạt động điều tra: số vụ án, bị can đã khởi tố; số vụ án, bị can điều tra trong kỳ; số vụ án, bị can đã giải quyết (đề nghị truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ); chưa giải quyết.
- Những vi phạm pháp luật của cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra:
+ Những vi phạm về thẩm quyền điều tra; thời hạn điều tra; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, của Điều tra viên trong hoạt động điều tra;
+ Những vi phạm trong khởi tố vụ án hình sự (về căn cứ, quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố,…); khởi tố bị can, việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
+ Những vi phạm trong việc: hỏi cung bị can (bức cung, mớm cung, dụ cung và nhục hình,…); lấy lời khai người làm chứng, nguyên đơn,…; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; thực nghiệm điều tra; giám định; khám xét, thu giữ, kê biên; hoạt động điều tra, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ khác;…; vi phạm quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can; truy nã; phục hồi điều tra;
+ Những vi phạm trong thực hiện các yêu cầu điều tra, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định; về việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; việc chuyển hồ sơ, tài liệu, lệnh, quyết định đến Viện kiểm sát; việc giao nhận tài liệu khác;
+ Những vi phạm các quy định bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền bào chữa; người bào chữa tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của bị can trong quá trình điều tra;
- Những vi phạm khác trong điều tra các vụ án hình sự.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực này.
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn, hoạt động xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số việc phải thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành, thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu, lý do (nêu số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh).
Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động điều tra của mỗi Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra; của cơ quan bổ trợ tư pháp, người tham gia tố tụng khác..
2. Trong xét xử các vụ án hình sự
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh hoạt động xét xử hình sự: thụ lý xét xử trong kỳ (số mới); đã giải quyết (xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ); trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; đang giải quyết.
- Những vi phạm pháp luật trong việc xét xử:
+ Những vi phạm các quy định về thẩm quyền xét xử, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử, về việc chuyển vụ án;
+ Vi phạm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử: về thời hạn chuẩn bị xét xử; về áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; việc triệu tập những người cần xét hỏi; chuyển hoặc giao các quyết định, lệnh, giấy triệu tập;…
+ Vi phạm các thủ tục tố tụng tại phiên tòa: về nguyên tắc xét xử; về thành phần Hội đồng xét xử; quyết định về sự vắng mặt tại phiên tòa của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, đương sự khác; thời gian hoãn phiên tòa; về giới hạn của việc xét xử; về lập biên bản phiên tòa; việc ra các quyết định, bản án;
+ Những vi phạm về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa; về tranh luận tại phiên tòa; vi phạm trong nghị án và tuyên án.
+ Vi phạm về việc giao bản án; thực hiện các quy định về thông báo kháng cáo, kháng nghị; chuyển hồ sơ vụ án;
+ Vi phạm về thủ tục xét xử phúc thẩm, thủ tục xét xử giám đốc thẩm, thủ tục xét xử tái thẩm: phạm vi xét xử; thời hạn xét xử; việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; về thành phần Hội đồng xét xử; những người tham gia phiên tòa phúc thẩm; việc bổ sung, xem xét chứng cứ tại Tòa án cấp phúc thẩm; thủ tục phiên toà phúc thẩm; bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm; việc sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;…. Việc giao bản án và quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Vi phạm thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên; việc thực hiện xét xử theo thủ tục rút gọn;
+ Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Vi phạm các quy định đảm bảo cho người bào chữa, luật sư tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của bị can trong quá trình điều tra;
+ Vi phạm các quy định pháp luật trong giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Những vi phạm khác của Tòa án trong xét xử các vụ án hình sự.
- Những vi phạm khác trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: Trong mỗi phần cần nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số tố giác, tin báo thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành, thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
Lưu ý: Ngoài đánh giá chung, phải có đánh giá riêng Vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (số liệu phản ánh cụ thể; những vi phạm để chứng minh).
3. Trong hoạt động thi hành án hình sự
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Nêu số liệu phản ánh hoạt động thi hành án hình sự: số bị án phải thi hành (tử hình, chung thân, tù có thời hạn, án treo, cải tạo không giam giữ,…); đã giải quyết, ra quyết định, chưa ra quyết định thi hành án; tự nguyện thi hành án, áp giải thi hành, trốn thi hành án, truy nã.
- Những vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự:
Của Tòa án:
+ Những vi phạm về trình tự, thủ tục, thời hạn ra các quyết định hoãn, miễn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; trong việc tổ chức thi hành án hình sự;
+ Thời hạn chuyển giao các bản án đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thi hành án; việc giải thích các bản án, quyết định của Tòa án;
+ Những vi phạm khác trong việc thi hành án hình sự.
Của cơ quan thi hành hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
+ Những vi phạm pháp luật trong việc: tổ chức đưa bị án đi thi hành; quản lý, giáo dục, cải tạo người thi hành án phạt tù; quản lý thi hành án tử hình; tỉ lệ phạm nhân tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng phạm nhân; để phạm nhân trốn, chết, tự sát; để phạm nhân vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; chậm áp giải, truy nã; chậm xác minh, truy bắt đối tượng trốn thi hành án; những vi phạm trong việc thi hành án tử hình.
+ Những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân (nơi giam, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, cải tạo, chính sách khác);
+ Vi phạm trong việc lập hồ sơ quản lý, đề nghị và xét miễn chấp hành án phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; việc lập hồ sơ quản lý phạm nhân; việc thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét miễn chấp hành án phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
+ Vi phạm trong việc lập hồ sơ quản lý, đề nghị đặc xá: trong việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá; về thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục đề nghị và xét đặc xá.
+ Những vi phạm khác trong việc thi hành án hình sự.
Của UBND cấp xã và cơ quan, tổ chức khác:
- Những vi phạm pháp luật trong việc thi hành các bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: về trình tự, thủ tục; việc giám sát, giáo dục, nhận xét đánh giá quá trình cải tạo của người thi hành án treo, cải tạo không giam, giữ. Những vi phạm khác.
Của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng kiểm sát lĩnh vực này:
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn, hoạt động xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số bị án phải thi hành).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành các kiến nghị, kháng nghị yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự của mỗi cơ quan: Tòa án, Công an, UBND cấp xã và cơ quan, tổ chức khác; số liệu phản ánh hoạt động thi hành án và những vi phạm của mỗi cơ quan để chứng minh.
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu cơ bản phản ánh hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật: tổng số thụ lý, số mới; đã giải quyết, xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ,…
- Những vi phạm pháp luật:
+ Vi phạm về việc thụ lý; thẩm quyền giải quyết. Vi phạm trong việc tiếp nhận, xác minh, thu thập, sử dụng chứng cứ; lấy lời khai đương sự, người có liên quan; trưng cầu giám định; định giá tài sản;
+ Vi phạm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Vi phạm các quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; thực hiện các quy định về thời hạn tố tụng; thực hiện các quy định về án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác;
+ Những vi phạm các quy định pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm;
+ Những vi phạm về thủ tục xét xử phúc thẩm; thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục tái thẩm;
+ Vi phạm trong việc thông báo, gửi các quyết định, bản án cho Viện kiểm sát; việc chuyển, giao những bản án, quyết định cho cơ quan, cá nhân;
+ Vi phạm trong việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Những vi phạm trong việc giải quyết các việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật (như các tiêu chí trên);
+ Những vi phạm pháp luật khác.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc của từng loại việc, mỗi thủ tục tố tụng để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số vụ, việc thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
+ Việc chấp hành các kiến nghị, kháng nghị yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu, lý do; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
5. Trong hoạt động giải quyết các vụ án hành chính
Bố cục, nội dung tương tự mục: 4. Hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
6. Trong hoạt động thi hành án dân sự
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh hoạt động thi hành án dân sự: số việc thụ lý, số mới; có điều kiện thi hành; chưa có điều kiện thi hành; đã giải quyết (đã thi hành xong, tạm đình chỉ, đình chỉ, đang thi hành); tổ chức cưỡng chế thi hành;
- Những vi phạm pháp luật:
+ Những vi phạm trong việc tiếp nhận, thụ lý đơn đề nghị thi hành án; trong quá trình ra các quyết định về thi hành án dân sự; trong việc phân loại việc có điều kiện, không có điều kiện thi hành;
+ Những vi phạm về việc xác minh điều kiện thi hành án (chậm tổ chức thi hành án, không tổ chức xác minh,…);
+ Những vi phạm trong việc thi hành án dân sự (trình tự, thủ tục; hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, việc xét miễn, giảm tiền thi hành án; tổ chức cưỡng chế,…);
+ Vi phạm quy định pháp luật trong tổ chức định giá, bán đấu giá,…; trong việc quản lý tiền thi hành án, việc chi trả tiền thi hành án,…;
+ Vi phạm pháp luật khác.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: trong mỗi mục nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số việc thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
7. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số liệu phản ánh việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp nói chung và do mỗi cơ quan tư pháp thụ lý, số mới thụ lý; đã giải quyết; đang giải quyết.
- Những vi phạm trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp:
+ Những vi phạm về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; về thẩm quyền thụ lý giải quyết; về trình tự, thủ tục giải quyết; về thời hạn giải quyết;
+ Những vi phạm khác trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp thuộc thẩm quyền.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu chung, số liệu cụ thể của mỗi cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án) để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số đơn đã thụ lý giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát:
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng Vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của mỗi cơ quan tư pháp.
8. Trong hoạt động bổ trợ tư pháp
8.1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
* Vi phạm của người bào chữa (luật sư, bào chữa viên nhân dân)
- Số lượng người bào chữa tham gia tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra, trong cả 3 giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử trong đó:
+ Số lượng người bào chữa tham gia theo yêu cầu của pháp luật;
+ Số người bào chữa bị thu hồi giấy chứng nhận do vi phạm hoặc không đủ điều kiện.
- Số người bào chữa bị từ chối cấp giấy chứng nhận.
- Số những vi phạm của người bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố như: thông cung, làm lộ bí mật những thông tin liên quan đến vụ án, “chạy án”, các hành vi vi phạm khác,…
- Vi phạm của người bào chữa trong giai đoạn xét xử như: cố tình vắng mặt dẫn đến phải hoãn phiên tòa, gây kéo dài thời gian giải quyết; có những hành vi, xử sự vi phạm nội quy phiên tòa, vi phạm pháp luật; phát biểu tranh luận, bào chữa không tuân thủ quy định, điều hành của chủ tọa, “chạy án”,…), các hành vi vi phạm khác …
* Vi phạm về giám định, định giá tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
- Số vụ án phải giám định, định giá tài sản; số trường hợp phải giám định, định giá tài sản bổ sung, số phải giám định, định giá tài sản lại (lần 1; lần 2;…);
- Số kết quả giám định, định giá tài sản có vi phạm (vi phạm về thời hạn; về hình thức; về nội dung);
- Những vi phạm trong việc giám định, vi phạm của người giám định, của Hội đồng giám định, Hội đồng định giá tài sản.
* Vi phạm của Người phiên dịch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
- Tình hình vi phạm pháp luật của Người phiên dịch như: thiếu chính xác, không khách quan, không đúng trình tự, thủ tục,…
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu chung, số liệu cụ thể của mỗi giai đoạn để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số vụ tham gia giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: tiếp thu, thực hiện; không chấp nhận; không thực hiện các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu (số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh).
8.2. Trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật
a- Tình hình vi phạm pháp luật:
- Số lượng luật sư tham gia tố tụng dân sự; những vi phạm của luật sư trong quá trình lập hồ sơ, chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử tại phiên tòa, sau phiên tòa,…;
- Số vụ án phải giám định, định giá; những vi phạm (về thời hạn; vi phạm về hình thức; về nội dung kết quả định giá, giám định);
- Vi phạm của Người phiên dịch; Công chứng viên: số lượng vụ, việc có tham gia của Người phiên dịch, Công chứng viên; số vi phạm của họ (dịch không đầy đủ, thiếu chính xác; công chứng thiếu khách quan, không đúng sự thật,…).
- Những vi phạm khác.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát lĩnh vực này.
Chú ý: Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu chung, số liệu cụ thể của mỗi giai đoạn để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số vụ tham gia giải quyết).
b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát
- Kết quả công tác kiểm sát: Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Việc chấp hành, thực hiện các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát: đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị, yêu cầu; không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu; số liệu, nội dung cụ thể để phản ánh, chứng minh.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ HIỆU QUẢ KIỂM SÁT TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
1. Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp
- Nhận xét, đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể: hoạt động điều tra vụ án hình sự; hoạt động xét xử hình sự; hoạt động thi hành án hình sự; hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản doanh nghiệp các việc khác theo quy định của pháp luật; hoạt động giải quyết các vụ án hành chính; hoạt động thi hành án hình sự; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp; hoạt động của cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp nói chung và trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể.
2. Đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động kiểm sát
- Khái quát kết quả tác động và hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm sát trong việc bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp nói chung và từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể.
- Nguyên nhân vi phạm, thiếu sót
Những kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên, với cơ quan hữu quan để phòng ngừa vi phạm và đảm bảo thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bảo đảm việc chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật của các cơ quan, cá nhân trong hoạt động tư pháp, nhất là các cán bộ cơ quan tư pháp.
Nơi nhận: | VIỆN TRƯỞNG |
Mẫu báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng, 12 tháng, ban hành kèm theo Quyết định số 121/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-VKS… | …………, ngày …… tháng … năm 20… |
Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động …. (điều tra, xét xử,…) 6 tháng (12 tháng)
(Áp dụng cho các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND cấp tỉnh, VKSND tối cao)
I. TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG …
1. Vi phạm pháp luật của cơ quan tư pháp cùng cấp
1.1. Vi phạm trong hoạt động tư pháp do đơn vị trực tiếp phát hiện:
- Phản ánh tình hình vi phạm pháp luật trong mỗi lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể mà qua hoạt động kiểm sát của đơn vị đã phát hiện, xác định được, như: vi phạm pháp luật trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; vi phạm pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự,… (Số liệu, nội dung phản ánh tình hình vi phạm trong lĩnh vực cụ thể theo hướng dẫn số 02/HD-VKSTC-VP ngày 09/01/2013 và mẫu báo cáo chung).
- Các vi phạm của cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.
1.2. Những biện pháp tác động, xử lý của Viện kiểm sát:
- Số lượng, nội dung kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Đánh giá việc chấp hành các kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu: tiếp thu thực hiện, không chấp nhận, không thực hiện; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để so sánh, chứng minh.
2. Vi phạm pháp luật của cơ quan tư pháp cấp dưới (cấp mà đơn vị có trách nhiệm theo dõi, quản lý)
2.1. Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp
Phản ánh vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể mà đơn vị được giao trách nhiệm theo dõi, quản lý. Phòng nghiệp vụ VKSND cấp tỉnh báo cáo phản ánh vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể của VKSND cấp huyện; vụ nghiệp vụ VKSND tối cao báo cáo phản ánh vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể của VKSND cấp tỉnh (Số liệu, nội dung phản ánh tình hình vi phạm trong lĩnh vực cụ thể theo hướng dẫn số 02/HD-VKSTC-VP ngày 09/01/2013 và mẫu báo cáo chung).
- Các vi phạm của cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.
2.2. Những biện pháp tác động, xử lý của Viện kiểm sát
- Số, nội dung kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.
- Đánh giá việc chấp hành các kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu (tiếp thu thực hiện, không chấp nhận, không thực hiện; lý do; số liệu, nội dung cụ thể để so sánh, chứng minh).
3. Vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát
- Những hạn chế, thiếu sót và vi phạm của đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực hoạt động tư pháp được giao. Những biện pháp và kết quả thực hiện nhằm khắc phục, xử lý vi phạm, hạn chế.
1. Vi phạm pháp luật pháp luật của các cơ quan tư pháp
- Khái quát, đánh giá về ưu điểm, vi phạm trong hoạt động tư pháp cụ thể.
- Khái quát, đánh giá về những vi phạm điển hình, nổi bật trong kỳ.
2. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm sát
- Những kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát đối với các vi phạm trong hoạt động tư pháp;
- Việc chấp hành các kháng nghị, kiến nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát.
Những kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên, với cơ quan hữu quan để phòng ngừa vi phạm và đảm bảo thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bảo đảm việc chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật của các cơ quan, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 893/QĐ-BHXH năm 2020 về Quy chế quản trị, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 do Quốc hội ban hành
- 4 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 1 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 893/QĐ-BHXH năm 2020 về Quy chế quản trị, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 410/QĐ-VKSTC năm 2021 về Hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính, kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành