BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 516/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy trình thiết kế trồng rừng”.
Điều 2. Quy trình thiết kế trồng rừng trên được áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có tiến hành trồng rừng bằng vốn ngân sách và vốn vay ưu đãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
TIỂU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-46-2001
(Ban hành kèm theo QĐ 516-BNN-KHCN, ngày 18-02-02)
QUY TRÌNH THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG
Điều 1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp thiết kế trồng rừng
Quy trình này quy định những nguyên tắc cơ bản về nội dung và phương pháp thiết kế trồng rừng cho cơ sở sản xuất, cá nhân từ khâu chuẩn bị thu thập tài liệu, khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất có liên quan đến công tác thiết kế, phân chia lô, khoảnh, xây dựng bản đồ thiết kế đến dự toán chi phí trồng rừng từ khi trồng cho tới khi rừng khép tán.
Quy trình là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá thiết kế trồng rừng.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả các đơn vị sản xuất, cá nhân sử dụng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi và ở những nơi đã có quy hoạch, nơi chưa có quy hoạch trước khi thiết kế phải tiến hành quy hoạch.
NỘI DUNG THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Phải thu thập bản đồ địa hình có tỉ lệ tối thiểu là 1/25.000 của Cục đo đạc và bản đồ hoặc 1/50.000 của UTM làm gốc.
2. Thu thập tài liệu, văn bản có liên quan đến công tác thiết kế
Khảo sát hiện trường
Chuẩn bị vật tư, kinh phí.
Nắm bắt yêu cầu bên A.
Quyết định có liên quan (đơn giá vật tư, lao động …).
Dự kiến kế hoạch tiến hành.
Điều 5. Kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế.
a. Bản đồ địa hình sử dụng trong thiết kế trồng rừng có tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 là bản đồ gốc hoặc được phóng từ bản đồ địa hình 1/25.000 của Cục đo đạc và bản đồ hoặc 1/50.000 của UTM.
b. Ra thực địa kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế bằng dụng cụ đo đạc giản đơn (địa bàn cầm tay, thước dây) hoặc địa bàn ba chân, sai số cho phép đo chiều dài bằng địa bàn cầm tay là 1/20, bằng địa bàn 3 chân là 1/100 – 1/200.
a. Lô: Lô là đơn vị cơ bản của thiết kế trồng rừng được phân chia từ khoảnh có điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất (Loại đất, loại thực bì, loại địa hình) và áp dụng một biện pháp kinh doanh, lô có diện tích nhỏ nhất là 0,5 ha, lớn nhất không quá 5 ha. Thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam trong phạm vi từng khoảnh.
b. Khoảnh: Khoảnh là đơn vị thống kê tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi xác định vị trí trên thực địa, phân chia khoảnh dựa vào địa hình dễ nhận biết và bền vững để phân chia, khoảnh có diện tích nhỏ nhất là 50 ha, lớn nhất không quá 150 ha, được đánh số bằng chữ cố Ả Rập trong phạm vi từ tiểu khu.
c. Tiểu khu là đơn vị cơ bản để quản lý tài nguyên rừng và đất rừng, tiểu khu có diện tích trung bình 1000 ha được đánh số bằng chữ số Ả Rập từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 7. Phân chia lô xác định ranh giới, diện tích lô, đóng mốc.
a. Phân chia lô, xác định ranh giới lô
Trước tiên dựa vào địa hình, dự kiến phân chia lô trên bản đồ địa hình (1/5.000 hoặc 1/10.000), sau đó ra thực địa bằng phương pháp đo đạc đơn giản xác định ranh giới lô, phát đường ranh và cắm mốc sao cho từng đường ranh giới lô và cọc mốc trên bản đồ trùng khớp với trên thực địa.
Mốc lô dùng cọc gỗ có kích thước 6 x 6 x 50cm, trên cọc mốc ghi rõ tên lô bằng sơn đỏ. Mốc lô phải đóng ở đầu các đường ranh giới lô và chỗ giáp ranh với các lô, khoảnh khác. Nơi có tảng đá tự nhiên, gốc cây to, co thể lợi dụng làm cọc mốc. Trường hợp đường ranh giới lô là đường thẳng kéo dài thì cứ cách 40-60 m cắm 1 cọc mốc ở nơi dễ nhận biết.
b. Xác định diện tích lô
Xác định diện tích lô trên bản đồ:
Tính diện tích lô trên bản đồ bằng giấy kẻ li ô vuông hoặc dùng cầu tích có định cực, máy tính diện tích trên bản đồ scaner.
c. Kiểm tra diện tích lô:
Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên 5% số lô hoặc 10% diện tích, ra thực địa, dùng địa bàn ba chân và mia đo vẽ lại bản đồ và tính lại diện tích, nếu sai số về diện tích giữa thiết kế và diện tích kiểm tra dưới 5% thì chấp nhận kết quả thiết kế.
Điều 8. Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất nơi thiết kế
Sử dụng phương pháp điều tra mô tả đồng ruộng, kết hợp mục trắc và dụng cụ đơn giản (địa bàn cầm tay, thước dây, giao thổ nhưỡng, cuốc xẻng v.v…) để khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất cho từng lô, theo các nội dung như phụ biểu 1.
Điều 9. Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp
Hoàn chỉnh, kiểm tra các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự nhiên, phân chia lô, ranh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bản đồ thiết kế.
Điều 10. Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng
Dựa vào điều kiện tự nhiên đã khảo sát (loại đất, loại thực bì, dạng địa hình), đặc điểm sinh thái của loại cây trồng, mục đích kinh doanh để chọn loại cây trồng và xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ cho từng công thức theo biểu 2, 3.
Điều 11. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, của địa phương và thực tế của đơn vị sản xuất, đơn vị thiết kế cùng đơn vị sản xuất, xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Điều 12. Tính toán nội nghiệp, hoàn thành thành quả thiết kế.
Tính toán chi phí 1 ha cho từng công thức trồng rừng, chi phí trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ theo biểu 4a; 4b; 5a; 5b.
Tổng hợp diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo địa danh và theo công thức (Biểu 6; 7).
Tổng hợp dự toán trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo biểu 8.
Cuối cùng hoàn chỉnh bản đồ thiết kế, viết bản thuyết minh, và 1 bộ hồ sơ lô gồm 8 biểu.
Nội dung bản thuyết minh bao gồm: lời nói đầu.
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thiết kế
II. Các giải pháp kỹ thuật.
III. Khối lượng công trình theo từng công thức quy định
IV. Kinh phí đầu tư
V. Kết luận, kiến nghị.
Nội dung bản đồ thiết kế phải thể hiện:
- Đường bình độ, đỉnh núi cao, sông suối, đường giao thông, làng bản.
- Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu, các loại cọc mốc (lô, khoảnh tiểu khu, biển báo, bảng quy ước bảo vệ rừng).
- Công thức kỹ thuật trồng rừng ghi theo kí hiệu:
A: Là công thức kỹ thuật (A. B. C ….)
I: là số thứ tự khoảnh (1, 2, 3, 4)
a: Là số thứ tự lô (a, b, c …)
S: Là diện tích lô.
X: là cây trồng (Viết tắt loài cây trồng, ví dụ: BĐ là Bạch đàn, KLT là Keo lá tràm …).
N: là năm trồng.
- Bên phải, phía dưới tấm bản đồ kẻ 4 ô (mỗi ô cao 8cm, rộng 7cm, từ trái sang phải: ô1 ghi đơn vị thiết kế, ô2 ghi chủ dự án, ô3 cấp thẩm định, ô4 cấp phê duyệt có ký tên và đóng dấu.
b. Thành quả thiết kế trồng rừng được làm thành ít nhất 4 bộ: Mỗi bộ bao gồm: Một bản đồ thiết kế trồng rừng, một bản thuyết minh, hồ sơ lô gồm 8 biểu.
Điều 13. Cấp xét duyệt thiết kế và thời gian xét duyệt
- Cấp Sở: Xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Sở.
- Cấp Bộ: Xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Bộ. Bộ trưởng giao cho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam; giao cho Cục Phát triển Lâm nghiệp xét duyệt thiết kế cho các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Thành quả thiết kế phải được xét duyệt xong ít nhất 4 tháng trước khi trồng rừng.
Điều 14. Bàn giao thành quả thiết kế
Sau khi thành quả thiết kế được cấp trên xét duyệt, đơn vị thiết kế phải bàn giao thành quả thiết kế cho đơn vị sản xuất.
Thành quả thiết kế bàn giao cho các đơn vị sau:
Cấp phê duyệt
Đơn vị thi công.
Tài chính (Kho bạc)
Đơn vị thiết kế.
Nội dung bàn giao là hướng dẫn đơn vị sản xuất sử dụng tài liệu thiết kế và bàn giao tại thực địa.
Quy trình này có hiệu lực kể từ sau 15 ngày ký ban hành. Các quy định kỹ thuật trước đây trái với nội dung quy định trong bản quy trình này đều bãi bỏ.
Tư cách pháp nhân: Thiết kế trồng rừng phải do kĩ sư lâm sinh ở đơn vị tư vấn hoặc đơn vị chủ quản thiết kế chuyên ngành đủ tư cách pháp nhân mới được thiết kế.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
Biểu 1. Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất
Đơn vị sản xuất: …………….
Dự án:………………………..
Tiểu khu: ……………………
Khoảnh: …………………….
Hạng mục | Khảo sát | ||
Lô …… | Lô …… | Lô …… | |
1. Địa hình |
|
|
|
- Độ cao (Tuyệt đối, tương đối) |
|
|
|
- Hướng dốc |
|
|
|
- Độ dốc |
|
|
|
2. Đất |
|
|
|
a) Vùng đồi núi |
|
|
|
- Đá mẹ |
|
|
|
- Loại đất, đặc điểm của đất |
|
|
|
- Độ dày tầng đất mặt: M |
|
|
|
- Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng |
|
|
|
- Tỷ lệ đá lẫn: % |
|
|
|
- Độ nén chặt tơi xốp, chặt, cứng rắn |
|
|
|
- Đá nổi: % |
|
|
|
- Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh |
|
|
|
Xếp loại đất theo định mức số 426/KLND ngày 16/11/1991 |
|
|
|
b) Vùng ven sông, ven biển: |
|
|
|
- Vùng bãi cát |
|
|
|
+ Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha đất |
|
|
|
+ Tình hình di động của cát: Di động, bán di động, cố định |
|
|
|
+ Độ dày tầng cát |
|
|
|
+ Thời gian bị ngập nước |
|
|
|
+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ |
|
|
|
- Vùng bãi lầy |
|
|
|
+ Độ sâu tầng bùn |
|
|
|
+ Độ sâu ngập nước |
|
|
|
+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ |
|
|
|
+ Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều |
|
|
|
3. Thực bì |
|
|
|
- Loại thực bì |
|
|
|
- Loài cây ưu thế |
|
|
|
- Chiều cao trung bình (m) |
|
|
|
- Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu) |
|
|
|
- Độ che phủ |
|
|
|
- Xếp loại thực bì theo định mức QĐ/426/KLND ngày 16/11/1991 |
|
|
|
5. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển |
|
|
|
6. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại |
|
|
|
* Các lô có điều kiện giống nhau có thể ghi vào một cột.
Biểu 2. Công thức kỹ thuật trồng rừng
Hạng mục | Công thức kỹ thuật | ||
A | B | C | |
I. Xử lý thực bì |
|
|
|
1. Phương thức |
|
|
|
2. Phương pháp |
|
|
|
3. Thời gian xử lý |
|
|
|
II. Làm đất |
|
|
|
1. Phương thức |
|
|
|
2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố …) |
|
|
|
3. Thời gian làm đất |
|
|
|
III. Trồng rừng |
|
|
|
1. Loài cây trồng |
|
|
|
2. Phương thức trồng |
|
|
|
3. Phương pháp trồng |
|
|
|
4. Công thức trồng |
|
|
|
5. Thời vụ trồng |
|
|
|
6. Mật độ trồng |
|
|
|
- Cự ly hàng (m) |
|
|
|
- Cự ly cây (m) |
|
|
|
7. Tiêu chuẩn cây con (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) |
|
|
|
8. Số lượng cây con, hạt giống (kể cả trồng giặm) |
|
|
|
Biểu 3. Thiết kế kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 1
Hạng mục | Công thức kỹ thuật | ||
I | II | III | |
I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ I, II, III, vườn thực vật …) II. Chăm sóc Lần thứ nhất (Tháng … đến tháng ……) a. Trồng giặm b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát) c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất, vun gốc v.v… d. Bón phân (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón …) 2. Lần thứ 2, thứ 3, …. Nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp |
|
|
|
III. Bảo vệ 1. Phòng chống lửa: Làm đường băng cản lửa. 2. Chống người, gia súc: - Công bảo vệ - Cọc mốc, biển báo, bảng quy ước … |
|
|
|
Biểu 4a. Chi phí cho khâu trồng rừng bằng vốn ngân sách
(các dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng) (đồng/ha)
Công thức (A,B,C)
Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng (ha) | Định mức | Đơn giá | Thành tiền |
Dự toán (A + B) |
|
|
|
|
|
A. Chi phí trực tiếp gồm có |
|
|
|
|
|
1. Tiền nhân công thực hiện kỹ thuật lâm sinh |
|
|
|
|
|
- Công xử lý thực bì |
|
|
|
|
|
- Công làm đất, bón phân |
|
|
|
|
|
- Công vận chuyển cây con |
|
|
|
|
|
- Công trồng |
|
|
|
|
|
2. Chi phí máy thi công |
|
|
|
|
|
3. Tiền chi phí vật liệu |
|
|
|
|
|
- Hạt giống, bón phân |
|
|
|
|
|
- Tạo cây con (cho cả trồng giặm) |
|
|
|
|
|
B. Chi phí gián tiếp |
|
|
|
|
|
1. Thiết kế phí |
|
|
|
|
|
2. Thẩm định |
|
|
|
|
|
3. Chi phí quản lý và nghiệm thu |
|
|
|
|
|
Biểu 4b. Chi phí cho khâu trồng rừng bằng vốn vay, vốn tự có (đồng/ha)
Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng (ha) | Định mức | Đơn giá | Thành tiền |
A. Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
1. Tiền nhân công |
|
|
|
|
|
- Xử lý thực bì |
|
|
|
|
|
- Làm đất |
|
|
|
|
|
- Bón phân |
|
|
|
|
|
- Vận chuyển: cây con, phân |
|
|
|
|
|
- Công trồng |
|
|
|
|
|
2. Chi phí máy |
|
|
|
|
|
- Phá vỡ khai hoang |
|
|
|
|
|
- Bừa … |
|
|
|
|
|
3. Chi phí vật tư |
|
|
|
|
|
- Cây giống |
|
|
|
|
|
- Phân bón |
|
|
|
|
|
- Dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
Công chi phí trực tiếp (T) |
|
|
|
|
|
B. Chi phí chung: (55% x N công) (C) |
|
|
|
|
|
C. Thu nhập chịu thuế tính trước TL = (CPTT + CPC) x tỷ lệ quy định. Cộng giá trị dự toán trước thuế (T + C + TL) |
|
|
|
|
|
D. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) = C x Tỷ lệ quy định Cộng giá trị dự toán sau thuế = G x L |
|
|
|
|
|
E. Chi khác |
|
|
|
|
|
1. Thiết kế phí lâm sinh (Theo tỷ lệ quy định QĐ 02/2000/QĐ-BXD) |
|
|
|
|
|
Quản lý công trình (Theo NĐ-52) |
|
|
|
|
|
Biểu 5a. Chi phí cho chăm sóc, bảo vệ rừng trồng bằng vốn các dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
Công thức I, II, III
Hạng mục | Khối lượng (ha) | Định mức (ha) | Đơn giá | Thành tiền |
Dự toán (A + B) |
|
|
|
|
A. Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
- Công chăm sóc |
|
|
|
|
- Công bảo vệ |
|
|
|
|
- Làm đường ranh cản lửa |
|
|
|
|
- Tiền cọc mốc, biển báo … |
|
|
|
|
B. Chi phí gián tiếp |
|
|
|
|
- Quản lý công trình |
|
|
|
|
- Nghiệm thu trồng, chăm sóc bảo vệ |
|
|
|
|
Biểu 5b. Phí cho chăm sóc bảo vệ rừng trồng bằng vốn vay, vốn tự có (đồng/ha)
Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng (ha) | Định mức | Đơn giá | Thành tiền |
A. Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
1. Tiền nhân công |
|
|
|
|
|
- Xử lý thực bì |
|
|
|
|
|
- Làm đất |
|
|
|
|
|
- Bón phân |
|
|
|
|
|
- Vận chuyển: cây con, phân |
|
|
|
|
|
- Công trồng |
|
|
|
|
|
2. Chi phí máy |
|
|
|
|
|
- Phá vỡ khai hoang |
|
|
|
|
|
- Bừa ……. |
|
|
|
|
|
3. Chi phí vật tư |
|
|
|
|
|
- Cây giống |
|
|
|
|
|
- Phân bón |
|
|
|
|
|
- Dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
Cộng chi phí trực tiếp (T) |
|
|
|
|
|
B. Chi phí chung: (55% x N công) (C) |
|
|
|
|
|
C. Thu nhập chịu thuế tính trước TL = (CPTT + CPC) x tỷ lệ quy định. Cộng giá trị dự toán trước thuế (T + C + TL) |
|
|
|
|
|
D. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) = C x Tỷ lệ quy định Cộng giá trị dự toán sau thuế = G x L |
|
|
|
|
|
E. Chi khác |
|
|
|
|
|
1. Thiết kế phí lâm sinh (Theo tỷ lệ quy định QĐ 01/2000/QĐ-BXD |
|
|
|
|
|
Quản lý công trình (Theo NĐ-52) |
|
|
|
|
|
Biểu 6. Tổng hợp diện tích trồng rừng theo địa danh và theo công thức
TT | Khoảnh | Lô | Công thức A | Công thức B | Công thức C | ||||||
Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 7. Tổng hợp diện tích chăm sóc rừng theo địa danh và theo công thức
TT | Khoảnh | Lô | Công thức A | Công thức B | Công thức C | ||||||
Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | Diện tích thiết kế | Diện tích thi công | Người nhận khoán | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 8. Tổng hợp dự toán trồng rừng và chăm sóc rừng
Công thức | Tổng diện tích | Đơn giá | Thành tiền |
1- Trồng rừng A |
|
|
|
B |
|
|
|
C |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
2- Chăm sóc |
|
|
|
I |
|
|
|
II |
|
|
|
III |
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chăm sóc và trồng rừng |
|
|
|
- 1 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 129:2006 về quy trình kỹ thuật trồng rừng lát Mêxico do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 74:2006 về quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng keo lai vô tính
- 3 Quyết định 01/2000/QĐ-BXD về định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Nghị định 73-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn