BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 528/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Nghị quyết số 449/NQ-UBTVQH13 ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thưởng vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội giao cho Chính phủ tại Nghị quyết 23/2012/QH13;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI TỔNG KẾT
Đánh giá việc thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật năm 2008), kết hợp với kết quả tổng kết việc thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật năm 2004), qua đó xác định những thành tựu đã đạt được, đồng thời phát hiện hạn chế, bất cập và phân tích nguyên nhân để đề xuất về sự cần thiết ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) và những nội dung cụ thể của dự án Luật hợp nhất.
- Việc tổng kết phải được tiến hành toàn diện, nghiêm túc, khách quan, thực chất và bám sát yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các Nghị quyết của Đảng.
- Nội dung tổng kết phải phản ánh đúng tình hình thực tế, phân tích, đánh giá, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích nguyên nhân, vướng mắc do các quy định của Luật năm 2008 và đề xuất giải pháp cụ thể.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình tổng kết. Riêng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đề nghị phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội.
Tổng kết toàn diện các quy định của Luật năm 2008 và thực tiễn thi hành kể từ ngày 01/01/2009 đến hết tháng 3/2013, trên cơ sở gắn với kết quả tổng kết Luật năm 2004.
Tổng kết thi hành Luật năm 2008 tập trung theo các nội dung cơ bản sau:
1. Tình hình triển khai thi hành Luật năm 2008 (ban hành chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành…);
2. Tình hình quán triệt, phổ biến Luật và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng pháp luật…;
3. Thành tựu và những kết quả cụ thể đạt được trong giai đoạn 2009 - 2013 (nhận thức; số lượng và chất lượng văn bản được ban hành; việc đảm bảo trình tự, thủ tục soạn thảo; thẩm định, thẩm tra văn bản;….);
4. Đánh giá toàn diện các quy định của Luật năm 2008 (nêu rõ hạn chế, vướng mắc từ các quy định của Luật; những khó khăn, bất cập từ thực tế tổ chức thi hành; đồng thời xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan);
5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản.
III. CÁCH THỨC TỔNG KẾT VÀ THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO
Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành tổng kết thi hành Luật năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành dưới hình thức tổ chức Hội nghị tổng kết toàn diện hoặc Hội nghị tổng kết theo chuyên đề và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp trước ngày 15/5/2013, cụ thể như sau:
- Tổ chức Hội nghị tổng kết Luật năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết (theo đề cương tại Phụ lục số 1).
- Làm đầu mối phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan có liên quan tổ chức tổng kết việc thực hiện Luật năm 2008 theo các chuyên đề: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Công tác thẩm tra, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh;
- Tổng hợp báo cáo của các cơ quan của Quốc hội để xây dựng Báo cáo chung (theo đề cương tại Phụ lục số 2 - Phần A).
- Tổng kết việc thi hành Luật năm 2008 theo chuyên đề về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước; sự tham gia của Chủ tịch nước đối với Pháp lệnh của Ủy ban thưởng vụ Quốc hội;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết (theo đề cương tại Phụ lục số 2 - Phần B).
- Tổng kết việc thi hành Luật năm 2008 theo các chuyên đề về công tác thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đối với các dự thảo văn bản; vấn đề xây dựng văn bản QPPL quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh;
- Xây dựng Báo cáo chuyên đề (theo đề cương tại Phụ lục số 2 - Phần C ).
5. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
- Tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật năm 2008; riêng Tòa án nhân dân tối cao, đề nghị tổ chức thêm việc tổng kết theo chuyên đề về thực tiễn áp dụng pháp luật vào công tác xét xử;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết (theo đề cương tại Phụ lục số 1).
6. Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết theo chuyên đề sự tham gia xây dựng và phản biện xã hội đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Tổng hợp Báo cáo của các cơ quan, tổ chức nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng kết chung (theo đề cương tại Phụ lục số 3).
- Chủ trì, cùng với Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp và Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tổng kết thi hành Luật năm 2008, gắn với kết quả tổng kết thi hành Luật năm 2004. Về hình thức tổng kết, tuỳ điều kiện thực tế của địa phương mình, có thể tổ chức hội nghị tổng kết tập trung hoặc chỉ xây dựng báo cáo tổng kết.
- Chủ trì xây dựng Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật năm 2008 (theo đề cương tại Phụ lục số 4).
Ngoài việc tổ chức hội nghị tổng kết như các Bộ, ngành khác, Bộ Tư pháp tổng kết theo chuyên đề về công tác lập chương trình xây dựng pháp luật và theo dõi thực hiện; thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết chung việc thi hành năm 2008 và Luật năm 2004
- Nội dung: Tổng kết chung Luật năm 2008 và Luật năm 2004.
- Hình thức tổ chức: Hội nghị tập trung.
- Thời gian: Tháng 6/2013.
- Địa điểm: Tại Hà Nội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức tổng kết thi hành Luật; kịp thời báo cáo về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
- Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong Kế hoạch này.
- Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chuẩn bị các thủ tục đề nghị, xét khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân làm công tác xây dựng văn bản QPPL có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009 - 2012 trong Hội nghị tổng kết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004.
- Kinh phí cho hoạt động tổng kết thi hành Luật ở các cơ quan, tổ chức và địa phương được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của mình và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
- Kinh phí tổng kết toàn quốc về thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VBQPPL NĂM 2008
(Dành cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước)
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT NĂM 2008
1. Tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo đôn đốc thực hiện: chỉ thị, kế hoạch chương trình, công văn.
2. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để hướng dẫn thi hành luật.
3. Tình hình phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến các đối tượng liên quan.
4. Tình hình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.
5. Tình hình chuẩn bị nguồn lực bảo đảm thi hành Luật.
II. KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT NĂM 2008
1. Số lượng văn bản được ban hành
- Tổng số văn bản đã ban hành theo thẩm quyền (thống kê theo từng năm ban hành);
- Tổng số văn bản đã chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành (phân loại cụ thể số lượng từng loại hình văn bản theo từng năm);
- Tổng số văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo đã ban hành (thống kê theo từng năm ban hành);
(Các số liệu thống kê tính từ 01/01/2009 đến hết tháng 3/2013, có so sánh với kết quả trong 2 năm trước)
2. Chất lượng và việc bảo đảm trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản
- Về chất lượng văn bản, tập trung đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Tính kịp thời ;
+ Tính hợp hiến, hợp pháp;
+ Thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật;
+ Tính phù hợp với thực tiễn;
+ Mức độ phù hợp với các cám kết quốc tế
(So sánh với các văn bản do cơ quan mình chủ trì soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền của những năm trước đó; nêu ví dụ cụ thể về những văn bản “thành công” đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và các văn bản không “thành công”, nếu có).
- Về việc bảo đảm trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản: đánh giá chung về việc đảm bảo quy trình, tiến độ ban hành văn bản.
3. Tác động của Luật ban hành VBQPPL
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của công tác xây dựng pháp luật;
- Đánh giá tác động của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, liên hệ với chiến lược và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ/TW.
- Đánh giá tác động của Luật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đối với việc thực hiện các Điều ước quốc tế.
III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VÀ VIỆC THI HÀNH LUẬT NĂM 2008
1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Đánh giá thẩm quyền ban hành văn bản của các chủ thể được quy định trong Luật và việc triển khai trên thực tiễn.
- Thẩm quyền về hình thức;
- Thẩm quyền về nội dung.
2. Đối với việc lập chương trình xây dựng văn bản
Tập trung đánh giá các vấn đề sau:
- Đánh giá về quy trình lập dự kiến và trình tự xem xét, thông qua dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định theo các tiêu chí sau: phù hợp, đảm bảo tính khoa học; phù hợp với thực tiễn; chưa đảm bảo tính khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn (nêu và phân tích cụ thể).
- Đánh giá chất lượng của các đề nghị xây dựng văn bản .
- Đánh giá về sự phối hợp giữa đơn vị với Bộ Tư pháp trong việc lập dự kiến chương trình.
3. Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản
3.1. Về quy trình ban hành văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành
Nội dung tập trung đánh giá các vấn đề sau:
- Thành phần và hiệu quả hoạt động của Ban soạn thảo, tổ biên tập;
- Vai trò của cơ quan chủ trì trong quá trình soạn thảo;
- Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
- Hình thức, phương pháp và hiệu quả lấy ý kiến các cơ quan nhà nước, sự phản biện của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là đối tượng chịu sự tác động của văn bản; tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện; việc huy động các chuyên gia, nhà khoa học vào công tác xây dựng VBQPPL; chất lượng ý kiến của các chuyên gia, sự tiếp thu và giải trình các ý kiến;
- Chất lượng các văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp (nêu ví dụ cụ thể về các dự thảo VBQPPL mà Bộ Tư pháp đã thẩm định tốt và những dự thảo mà Bộ Tư pháp thẩm định chưa tốt);
- Việc tiếp nhận hồ sơ và cho ý kiến của Văn phòng Chính phủ: sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý các nội dung của dự thảo văn bản khi còn có nhiều ý kiến khác nhau;
- Hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: quy trình thẩm tra; chất lượng văn bản thẩm tra; sự phối hợp giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo;
- Vai trò của cơ quan trình dự thảo văn bản quy trong việc bảo vệ các quan điểm, nội dung văn bản trước cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội;
- Việc xem xét cho ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội;
- Đánh giá về sự phối hợp giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản;
- Về việc chỉnh sửa kỹ thuật sau khi văn bản được thông qua;
- Kiến nghị đổi mới quy trình ban hành văn bản để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
3.2. Về quy trình ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành
- Đánh giá quy trình soạn thảo, ban hành thông tư, văn bản liên tịch được quy định trong Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo các tiêu chí: về tính khoa học; phù hợp với thực tiễn.
- Đánh giá việc triển khai quy trình soạn thảo, ban hành trên thực tiễn, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản liên tịch, những khó khăn vướng mắc.
- Kiến nghị đổi mới quy trình ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành.
3.3. Về một số quy trình đặc thù
- Đánh giá quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về một số quy trình đặc thù theo các tiêu chí: tính khoa học, tính phù hợp với thực tiễn, trong đó tập trung vào một số quy trình sau:
+ Quy trình soạn thảo một văn bản sửa nhiều văn bản;
+ Quy trình ban hành VBQPPL theo thủ tục rút gọn;
+ Quy trình xem xét thông qua tại 01 kỳ họp và thông qua tại 02 kỳ họp của Quốc hội;
- Đánh giá việc triển khai quy trình này trên thực tiễn.
- Kiến nghị đổi mới quy trình đặc thù: các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
3.4. Về việc các vấn đề khác
- Thông qua hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật;
- Việc đăng Công báo, đưa tin về các văn bản quy phạm pháp luật;
- Lưu trữ văn bản.
4. Tình hình thực hiện công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản
- Số văn bản đã rà soát, hệ thống hóa; kết quả rà soát, hệ thống hóa, việc xử lý các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn (nêu số lượng cụ thể của từng loại hình văn bản theo từng năm);
- Đánh giá hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản.
5. Tình hình triển khai công tác kiểm tra và xử lý văn bản
- Kết quả thực hiện công tác kiểm tra văn bản (nêu số lượng cụ thể của từng loại hình văn bản theo từng năm);
- Việc xử lý các văn bản trái pháp luật (nêu số lượng cụ thể);
- Đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra văn bản.
6. Tình hình phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật
- Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong xây dựng và thực hiện các chương trình xây dựng pháp luật; trong công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định, thẩm tra, ban hành và công bố văn bản;
- Sự tham gia của các tổ chức, các cơ quan khác có liên quan và quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL; chất lượng của các ý kiến tham gia và sự tiếp thu các ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
7. Việc giám sát ban hành văn bản
- Đánh giá các quy định của Luật và việc triển khai các quy định trên thực tiễn, tập trung vào việc giám sát của các cơ quan sau:
+ Việc giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy bản của Quốc hội;
+ Việc giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan tổ chức khác;
- Hiệu quả, chất lượng của việc giám sát, việc thực hiện các kiến nghị giám sát.
8. Về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật và sự huy động các chuyên gia, nhà khoa học vào công tác này
- Về tổ chức làm công tác xây dựng pháp luật (tổ chức pháp chế và ở các đơn vị chuyên môn)
- Về đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật (về tính chất chuyên nghiệp, số lượng, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm…)
- Sự huy động các chuyên gia, nhà khoa học vào công tác xây dựng pháp luật
9. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật
Đánh giá các quy định về kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản và việc triển khai các quy định này trên thực tiễn:
- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quốc hội cho xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết; nguồn kinh phí xây dựng pháp luật được dự toán chung vào kinh phí chi thường xuyên.
- Các nguồn kinh phí khác.
10. Đánh giá một số nội dung khác
10.1. Phạm vi hiệu lực áp dụng của văn bản QPPL
- Đánh giá quy định về xác định thứ bậc hiệu lực của văn bản; hiệu lực của văn bản quy định chung, văn bản pháp luật chuyên ngành; hiệu lực của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khi văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hết hiệu lực; hiệu lực hồi tố; phạm vi, đối tượng áp dụng theo ngành, theo lãnh thổ; văn bản, quy định phát sinh hiệu lực áp dụng ngay trong một số trường hợp…
10.2. Ngoài việc đánh giá những vấn đề nêu trên, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao đánh giá thêm nội dung tổng kết áp dụng hệ thống văn bản vào công tác xét xử trong điều kiện đang triển khai xây dựng án lệ và định hướng về khả năng giao chức năng giải thích pháp luật cho cơ quan Tòa án. Nội dung này đề nghị tách thành Phụ lục riêng - Báo cáo chuyên đề.
IV. NHẬN XÉT VÀ NHỮNG TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC, NGUYÊN NHÂN
1. Nhận xét chung
2. Tồn tại, vướng mắc
- Trong triển khai thi hành luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trong quy trình soạn thảo văn bản QPPL.
- Trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong qúa trình soạn thảo văn bản QPPL.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân từ các quy định của Luật
- Chưa rõ ràng, khó hiểu, khó vận dụng (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể).
- Chưa đầy đủ phải áp dụng văn bản khác (nêu rõ nội dung, những điều, khoản, điểm của văn bản cụ thể).
- Không phù hợp với thực tiễn (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể)....
3.2. Nguyên nhân từ thực tiễn thi hành Luật
- Sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo đối với công tác xây dựng, ban hành VBQPPL (phân tích cụ thể).
- Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL (nêu rõ thực tiễn).
- Năng lực, trình độ của người làm công tác xây dựng văn bản.
- Kinh phí (chi tiết, cụ thể).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.
V. KIẾN NGHỊ
1. Về các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
Những quy định cần bãi bỏ; những vấn đề mới cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới. Trong đó cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Về phạm vi áp dụng của Luật ban hành văn bản QPPL (hợp nhất): chỉ nên quy định vấn đề soạn thảo, ban hành văn bản QPPL hay quy định cả vấn đề khác như kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển, giám sát...
- Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật”: sự cần thiết quy định khái niệm? Cần làm rõ ở nội dung nào?.
- Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL: thẩm quyền về nội dung, thẩm quyền về hình thức; thẩm quyền lập pháp, thẩm quyền lập quy; phạm vi ủy quyền lập pháp, lập quy...;
- Hệ thống văn bản QPPL cần đổi mới ở những điểm nào: như cần tiếp tục giảm bớt các hình thức văn bản QPPL, giảm bớt chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL;
- Quy trình xây dựng văn bản QPPL: cần đổi mới ở những khâu nào như chương trình xây dựng văn bản QPPL, sự cần thiết phải làm rõ quy trình hoạch định chính sách, hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, vai trò của cơ quan chủ trì soạn thảo, báo cáo đánh giá tác động (sự cần thiết, đánh giá từ khâu nào, loại văn bản nào phải đánh giá...), phối hợp thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo văn bản…;
- Tính dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật, cần tăng cường tính dân chủ trong hoạt động nào: về hình thức, thời điểm lấy ý kiến (từ khi hoạch định chính sách hay trong quá trình soạn thảo, trình văn bản…);
- Tính chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng pháp luật: những hoạt động nào trong công tác xây dựng pháp luật cần chuyên nghiệp như chuyên nghiệp hóa cơ quan ban hành văn bản quy pham pháp luật, cần có cơ quan chuyên trách độc lập làm công tác soạn thảo tất cả văn bản QPPL hoặc Bộ Tư pháp đảm nhiệm, chuyên nghiệp hóa các chức danh soạn thảo viên, thẩm định viên, kiểm tra viên,…
- Các điều kiện bảo đảm: nhân lực, kinh phí...
- Các nội dung khác.
2. Về các biện pháp triển khai thi hành luật
Các biện pháp triển khai thi hành luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; trách nhiệm của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
(Đề cương báo cáo đối với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ)
A. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL NĂM 2008
1. Tình hình soạn thảo và ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
2. Kết quả thẩm tra, giám sát
Thống kê đầy đủ, chính xác số lượng dự án, dự thảo văn bản QPPL từng loại hình văn bản đã thẩm tra, giám sát theo từng năm.
3. Đánh giá văn bản QPPL của các cơ quan trình
3.1. Về mặt hình thức: đánh giá về tiến độ trình, hồ sơ trình, tiếp thu, chỉnh lý và tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
3.2. Về mặt nội dung: đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; sự phù hợp với điều kiện thực tiễn;
3.3. Các vấn đề khác.
4. Đánh giá quy trình xây dựng chương trình, thẩm tra, chỉnh lý, giám sát văn bản
4.1. Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Đánh giá quy trình lập dự kiến Chương trình hàng năm và nhiệm kỳ Quốc hội về tính khoa học, tính hợp lý,…và việc triển khai quy trình đó trên thực tiễn.
- Đánh giá về chất lượng chương trình; hồ sơ, tiến độ của đề nghị về luật, pháp lệnh.
- Đánh giá sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc lập và điều chỉnh chương trình.
- Các vấn đề khác.
4.2. Về quy trình thẩm tra
- Đánh giá quy trình thẩm tra văn bản QPPL được quy định trong Luật về tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Đánh giá về chất lượng và hiệu quả của việc thẩm tra;
- Sự phối hợp của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình thẩm tra; trách nhiệm giải trình và tiếp thu ý kiến của các cơ quan chủ trì soạn thảo;
- Đánh giá sự tham gia của các nhà khoa học, các tổ chức, cơ quan khác trong qua trình thẩm tra văn bản QPPL.
- Các vấn đề khác.
4.3. Về chỉnh lý, hoàn thiện văn bản
- Quy trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến;
- Vai trò của cơ quan thẩm tra trong việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản;
- Trách nhiệm của cơ quan trình văn bản trong việc phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản và chỉnh lý kỹ thuật khi văn bản được thông qua.
4.4. Về việc giám sát, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
- Đánh giá quy trình, nội dung giám sát văn bản QPPL;
- Đánh giá hiệu quả, chất lượng họat động giám sát;
- Các vấn đề khác.
5. Đánh giá tác động của Luật
- Đánh giá tác động của Luật liên quan đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật ở Việt nam, liên hệ với chiến lược và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ/TW.
- Tác động của luật đến việc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; tác động của luật đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt nam là thành viên.
- Các vấn đề khác.
II. NHẬN XÉT, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Nhận xét về công tác thẩm tra
2. Tồn tại, vướng mắc
- Trong việc lập và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
- Trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan chủ trì thẩm tra với các cơ quan khác của Quốc hội, cơ quan trình, chủ trì soạn thảo văn bản trong quy trình thẩm tra, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản QPPL.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân từ các quy định của Luật
- Những quy định của luật chưa rõ ràng, khó hiểu, khó vận dụng (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể).
- Những quy định của luật chưa đầy đủ phải áp dụng văn bản khác (nêu rõ nội dung, những điều, khoản, điểm của văn bản cụ thể).
- Những quy định của luật không phù hợp với thực tiễn (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể).
3.2. Nguyên nhân từ thực tiễn.
III. KIẾN NGHỊ
1. Những quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 cần sửa đổi, bổ sung và hướng sửa đổi, bổ sung (nêu rõ điều, khoản, điểm cụ thể và lý do), trong đó cần tập trung vào một số nội dung:
- Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thẩm quyền về mặt hình thức và thẩm quyền về mặt nội dung);
- Hình thức và nội dung các văn bản QPPL do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ban hành;
- Các quy định về thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các văn bản QPPL;
- Việc giám sát và nâng cao chất lượng công tác giám sát văn bản QPPL.
2. Những quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 cần bãi bỏ.
3. Những vấn đề mới cần được đưa vào Luật ban hành văn bản QPPL phù hợp với tình hình mới.
4. Các vấn đề khác.
B. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC
Đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tập trung vào một số nội dung sau:
1. Tình hình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của Chủ tịch nước;
2. Quy trình soạn thảo văn bản QPPL của Chủ tịch nước về tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn;
3. Sự tiếp nhận các hồ sơ dự thảo văn bản QPPL trình Chủ tịch nước ban hành; trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch nước;
4. Chất lượng các dự thảo văn bản QPPL trình Chủ tịch nước;
5. Đánh giá về quy trình công bố luật, pháp lệnh;
6. Vai trò của Văn phòng Chủ tịch nước trong công tác xây dựng pháp luật;
7. Tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân;
8. Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL trong đó tập trung vào hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành và quy trình ban hành văn bản của Chủ tịch nước.
C. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Đề nghị Văn phòng Chính phủ tập trung đánh giá và đưa ra những kiến nghị cụ thể vào một số nội dung sau:
1. Việc ban hành văn bản QPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; tính hợp lý trong việc phân khúc đầu mối quản lý nhà nước về công tác lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình xây dựng nghị định hiện nay;
2. Quy trình soạn thảo văn bản QPPL về tính phù hợp với điều kiện thực tiễn, tính khoa học;
3. Việc tiếp nhận các hồ sơ dự thảo văn bản QPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; hồ sơ các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành;
4. Trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
5. Việc xử lý các nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong các dự thảo văn bản QPPL;
6. Quy trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua dự án dự thảo văn bản QPPL;
7. Chất lượng các dự thảo văn bản QPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
8. Vai trò của Văn phòng Chính phủ trong công tác xây dựng pháp luật;
9. Tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân;
10. Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
(Đề cương báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam))
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tình hình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL
1.1. Kết quả soạn thảo, ban hành văn bản QPPL:
- Ban hành văn bản liên tịch (số lượng cụ thể của từng năm);
- Soạn thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành (số lượng cụ thể của từng loại hình văn bản theo từng năm).
1.2. Đánh giá
- Đánh giá về chất lượng các văn bản QPPL: bảo đảm tính kịp thời; tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tính phù hợp với thực tiễn đối với các văn bản trình cấp trên ban hành, các văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền hoặc liên tịch ban hành).
- Các vấn đề khác.
2. Góp ý kiến, phản biện xã hội
2.1. Kết quả tham gia góp ý kiến (hình thức, số lượng văn bản góp ý)
2.2. Đánh giá
- Đánh giá về tính công khai, minh bạch trong quy trình soạn thảo văn bản QPPL của cơ quan, tổ chức.
- Đánh giá việc lấy ý kiến, sự phản biện của các tổ chức đối với các dự thảo văn bản QPPL: đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Đánh giá hình thức, chất lượng ý kiến đóng góp VBQPPL; khả năng huy động sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong quá trình chuẩn bị ý kiến góp ý, ý kiến phản biện xã hội.
- Đánh giá về việc tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan chủ trì soạn thảo.
- Các vấn đề khác.
3. Đánh giá về tác động của Luật
- Đánh giá tác động của Luật liên quan đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật ở Việt Nam liên hệ với chiến lược và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ/TW.
- Tác động của Luật đến việc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; tác động của luật đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
II. NHẬN XÉT, TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Nhận xét chung về sự tham gia xây dựng, góp ý, phản biện trong công tác xây dựng pháp luật
2. Tồn tại, vướng mắc
- Tồn tại, bất cập trong thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến quy trình tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội và quy định về công khai, minh bạch trong soạn thảo và ban hành văn bản QPPL.
- Tồn tại, bất cập trong việc tham gia góp ý, phản biện các dự thảo văn bản QPPL.
- Các vấn đề khác.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân từ các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- Những quy định của luật và các văn bản hướng dẫn:
+ Chưa rõ ràng, khó hiểu, khó vận dụng (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể);
+ Chưa đầy đủ phải áp dụng văn bản khác (nêu rõ nội dung, điều, khoản, điểm của văn bản cụ thể);
+ Không phù hợp với thực tiễn (nêu rõ điều, khoản điểm cụ thể).
- Các vấn đề khác.
3.2. Nguyên nhân từ thực tiễn
Nguyên nhân do quá trình tổ chức thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
III. KIẾN NGHỊ
1. Hướng hoàn thiện quy trình tham gia góp ý kiến và phản biện xã hội, nâng cao chất lượng của hoạt động này.
2. Hướng hoàn thiện quy trình tham gia xây dựng văn bản QPPL.
3. Các vấn đề khác.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
(Dành cho các tỉnh, thành phố tiến hành tổng kết theo đề nghị của Bộ Tư pháp)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008
1. Đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ở địa phương:
- Đánh giá quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật về việc vận dụng trên thực tế;
- Đánh giá các quy định về khảo sát, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan ở đại phương và đối tượng chịu sự tác động của văn bản được quy định trong Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo các tiêu chí: tính khoa học, tính thực tiễn; việc triển khai các quy định này trên thực tiễn.
- Đánh giá chất lượng các ý kiến đóng góp của địa phương đối văn bản do cơ quan nhà nước ở Trung ương soạn thảo, ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008.
- Đánh giá sự tiếp thu, giải trình của các cơ quan có thẩm quyền đối ý kiến của địa phương.
2. Đánh giá về việc ủy quyền cho địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực dự trên các tiêu chí: tính khoa học, tính phù hợp với thực tiễn.
3. Đánh giá về chất lượng văn bản do Trung ương ban hành theo các tiêu chí sau:
- Tính kịp thời (để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra);
- Tính hợp hiến, hợp pháp;
- Thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật;
- Tính phù hợp với thực tiễn.
(Khi đánh giá cần lấy ví dụ cụ thể về các văn bản “thành công” và các văn bản “không thành công”)
4. Đánh giá về việc rà soát, kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn trong các văn bản của các cơ quan nhà nước ở Trung ương:
- Chất lượng các kiến nghị;
- Sự tiếp thu, xử lý, giải trình của các cơ quan có thẩm quyền
5. Đánh giá về tác động của Luật
- Đánh giá tác động của Luật liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
- Tác động của Luật đến việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
6. Đánh giá về tính thống nhất giữa Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; những khó khăn, vướng mắc đã gặp phải do có quy định khác nhau giữa hai luật.
II. NHẬN XÉT, TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Nhận xét chung về sự tham gia xây dựng, góp ý của địa phương trong công tác xây dựng pháp luật
2. Tồn tại, vướng mắc
- Tồn tại, bất cập trong thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến quy trình tham gia xây dựng, góp ý kiến của địa phương đối với việc ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước ở Trung ương.
- Tồn tại, bất cập trong trong việc triển khai thi hành các văn bản do Trung ương ban hành.
- Các vấn đề khác.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân từ các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
3.2. Nguyên nhân từ thực tiễn
Nguyên nhân do quá trình tổ chức thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
III. KIẾN NGHỊ
1. Sửa đổi, bổ sung những quy định cụ thể của Luật cho phù hợp;
2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL;
3. Các nội dung khác.
Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương hội cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen. Cụ thể như sau:
1. Đối tượng khen thưởng
a) Đối với tập thể: là các đơn vị trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật thuộc các cơ quan nêu trên.
b) Đối với cá nhân: là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các tập thể nêu tại điểm a mục này.
2. Tiêu chuẩn khen thưởng
Việc xét khen thưởng được căn cứ vào những quy định của Luật thi đua, khen thưởng, Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và tiêu chuẩn khen thưởng được quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BTP ngày 07/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp, bảo đảm tính đại diện, tiêu biểu xuất sắc, cụ thể như sau:
a) Đối với tập thể:
Tập thể được đề nghị khen thưởng phải là tập thể tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng pháp luật, đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Thi đua, khen thưởng, trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong công tác xây dựng văn bản được cụ thể như sau:
* Đối với các đơn vị trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước:
- Đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ được đưa vào Chương trình xây dựng của Quốc hội;
- Lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm;
- Soạn thảo các văn bản được giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Các văn được ban hành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, phù hợp thẩm quyền về hình thức và nội dung;
- Hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL được tiến hành thường xuyên, hiệu quả theo đúng quy định của Luật;
- Chủ động phối hợp, tham gia góp ý xây dựng văn bản QPPL do các cơ quan khác soạn thảo đối với các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
* Đối với các đơn vị trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, cơ quan của Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước:
- Đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội;
- Lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm;
- Soạn thảo các văn bản được giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Thẩm tra dự án, dự thảo văn bản QPPL đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Chủ động phối hợp, tham gia góp ý xây dựng văn bản QPPL do các cơ quan khác soạn thảo đối với các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
* Đối với các đơn vị trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương hội cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam:
- Đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội;
- Lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm;
- Soạn thảo các văn bản được giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Chủ động phối hợp, tham gia góp ý xây dựng văn bản QPPL do các cơ quan khác soạn thảo đối với các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
b) Đối với cá nhân:
Cá nhân được đề nghị khen thưởng phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Thi đua, khen thưởng, trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác xây dựng văn bản được cụ thể như sau:
- Đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng văn bản được giao;
- Chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL hoặc có đề xuất sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn bản và chất lượng của dự thảo văn bản QPPL;
- Có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng văn bản; có uy tín trong công tác xây dựng văn bản.
3. Về số lượng đề nghị khen thưởng
Mỗi cơ quan lựa chọn không quá 01 tập thể và 02 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để lập hồ sơ đề nghị khen thưởng. Riêng Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội lựa chọn từ 01 - 02 tập thể và 04 - 05 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để lập hồ sơ đề nghị khen thưởng.
4. Về hồ sơ, thủ tục khen thưởng
Căn cứ vào hướng dẫn về đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng và số lượng đề nghị khen thưởng nêu trên, các cơ quan lựa chọn tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc để hướng dẫn, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.
Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bao gồm:
a) Công văn đề nghị khen thưởng (kèm theo danh sách trích ngang các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng);
b) Biên bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đề nghị xét khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân được đề nghị khen thưởng theo các tiêu chuẩn hướng dẫn tại Mục 2 của Công văn này và có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý (Báo cáo cần đánh giá, nêu bật những thành tích về số lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả trong việc thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL được giao).
Các cơ quan tiến hành tổng kết, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng văn bản QPPL, đồng thời lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc nhất để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.
- 1 Công văn 6258/BTP-VP năm 2013 thực hiện Thông tư quy định quy trình ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành của Bộ Tư pháp
- 2 Quyết định 1229/QĐ-TTg năm 2012 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh được Quốc hội giao cho Chính phủ tại Nghị quyết 23/2012/QH13 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 23/2012/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII do Quốc hội ban hành
- 4 Quyết định 1694/QĐ-TTg năm 2011 về Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 06/2011/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 7 Quyết định 418/QĐ-BXD năm 2010 ban hành Kế hoạch tổng kết thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010” của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 10 Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Công văn 6258/BTP-VP năm 2013 thực hiện Thông tư quy định quy trình ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành của Bộ Tư pháp
- 2 Quyết định 1694/QĐ-TTg năm 2011 về Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 418/QĐ-BXD năm 2010 ban hành Kế hoạch tổng kết thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010” của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành