ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2015/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 30 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 95/TTr-SCT ngày 15/12/2015 và Báo cáo thẩm định số 399/BC-STP-XD&KTVBQPPL ngày 08/12/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 02/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại biên giới; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công Thương thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1. Lãnh đạo Sở Công Thương, gồm có: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp;
d) Phòng Quản lý công nghiệp;
đ) Phòng Quản lý thương mại;
e) Phòng Quản lý năng lượng;
g) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu;
h) Chi cục Quản lý thị trường.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập:
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại.
4. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm, tình hình quản lý nhà nước của ngành, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, việc tách, sáp nhập, đổi tên các phòng chuyên môn nghiệp vụ và tương đương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Công Thương và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, nhưng không được vượt quá số phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Giám đốc Sở Công Thương ban hành quy chế làm việc; quy định trách nhiệm của người đứng đầu; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng, đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở.
1. Hằng năm, căn cứ vào khối lượng công việc, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm tình hình của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Công Thương.
2. Việc tuyển dụng, bố trí công tác đối với công chức, viên chức của Sở Công Thương phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, tiêu chuẩn cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức.
1. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Công Thương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh và các công việc được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công hoặc ủy quyền.
Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tổ chức và hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về những vấn đề trong phạm vi lĩnh vực công thương và các lĩnh vực khác có liên quan; phối hợp với các Giám đốc Sở, ngành khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở.
2. Phó Giám đốc Sở Công Thương là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác do Giám đốc Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của các tổ chức, đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác).
4. Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Sở là người trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng, đơn vị tương đương, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động do mình phụ trách.
5. Phó Trưởng phòng và Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Sở là người giúp việc Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương và trước pháp luật về kết quả công tác được phân công phụ trách.
6. Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, trước Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ Công Thương ban hành và theo quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
2. Việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, cho từ chức, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, cho từ chức, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Sở do Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo sự phân cấp quản lý công chức, viên chức hiện hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, cho từ chức, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở, do Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo Luật Thanh tra hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Việc phân công, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức thuộc và trực thuộc Sở Công Thương thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Giám đốc Sở Công Thương quyết định việc luân chuyển, điều động công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định pháp luật và theo phân cấp quản lý công chức, viên chức hiện hành.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 8. Mối quan hệ công tác giữa Sở Công Thương với Bộ Công Thương
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Công Thương với Bộ Công Thương là mối quan hệ giữa cấp dưới đối với cấp trên về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Thực hiện các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm do Bộ Công Thương đề ra. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động công tác công thương trên địa bàn tỉnh về Bộ Công Thương.
2. Đề xuất, kiến nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mang tính phức tạp hoặc mới phát sinh mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Điều 9. Mối quan hệ công tác giữa Sở Công Thương với Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Công Thương với Ủy ban nhân dân tỉnh là mối quan hệ phục tùng, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình hoạt động, Sở Công Thương giữ mối quan hệ thường xuyên với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động công thương trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ khác được giao về Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ động nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, quyết định, chỉ thị về lĩnh vực công thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Công Thương với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh là mối quan hệ phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh nhằm mục đích thực hiện, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch để tổ chức thực hiện các mặt công tác có liên quan. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Mối quan hệ giữa Sở Công Thương với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau
Mối quan hệ giữa Sở Công Thương với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau là mối quan hệ phối hợp, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương và các vấn đề khác có liên quan trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau.
Mối quan hệ giữa Sở Công Thương với Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau là mối quan hệ chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của ngành Công Thương.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thực hiện tốt Quy định này, góp phần cùng Sở Công Thương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Công chức, viên chức Sở Công Thương và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau tổ chức triển khai, thực hiện tốt Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh thêm vấn đề mới hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời đến Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và quy định pháp luật hiện hành./.
- 1 Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, bị hủy bỏ lĩnh vực Công nghiệp nặng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 53/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Gia Lai
- 5 Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước
- 6 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 8 Luật thanh tra 2010
- 9 Luật viên chức 2010
- 10 Luật cán bộ, công chức 2008
- 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 21/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 53/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Gia Lai
- 5 Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, bị hủy bỏ lĩnh vực Công nghiệp nặng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- 6 Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau