ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 11 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007- 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006- 2010);
Căn cứ Quyết định số 1421/QĐ-BNN-HTX ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010) trong lĩnh vực nông nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1455/TTr/NN&PTNT ngày 01/10/2007 về việc xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tập thể nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng đã có một số chuyển biến tích cực. Nhiều HTX nông nghiệp đã chủ động chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, làm ăn có hiệu quả. Tuy vậy, đa số các HTX đang gặp khó khăn, lúng túng, kết quả hoạt động dịch vụ phục vụ kinh tế hộ xã viên còn thấp. Nhằm từng bước khắc phục tình trạng yếu kém, khuyến khích sự phát triển và tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đưa toàn bộ hợp tác xã đã chuyển đổi và thành lập mới hoạt động đúng luật, có hiệu quả, không còn hợp tác xã yếu kém; các HTX không chuyển đổi theo Luật HTX phải giải thể hoặc chuyển thể hoạt động dưới hình thức khác phù hợp với điều kiện từng nơi. Phát triển kinh tế tập thể đa dạng với nhiều loại hình hợp tác kể cả ở các huyện miền núi, mở rộng kinh doanh ngành nghề (trừ những ngành luật pháp cấm) không bó hẹp về phạm vi hoạt động, địa giới hành chính nhằm thu hút nhiều lao động tham gia làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh, phù hợp với thị trường và chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị GDP của tỉnh, nâng cao thu nhập cho xã viên.
2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông nghiệp hiện có; kiên quyết giải thể những HTX yếu kém kéo dài nhiều năm
Đến năm 2010 HTX loại khá, giỏi đạt 35-40 % tổng số HTX hiện có; phấn đấu đến năm 2015 HTX loại khá, giỏi đạt 60% tổng số HTX, loại trung bình còn 40%, không còn hợp tác xã yếu kém.
- Khuyến khích thành lập mới các HTX, tổ hợp tác ở những nơi có điều kiện, đặc biệt là ở các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và ở các xã miền núi.
3. Phương hướng
a) Đối với các HTX đã chuyển đổi đang hoạt động theo luật:
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động sản xuất - kinh doanh, xây dựng điều chỉnh, bổ sung các ngành nghề cho phù hợp với thị trường, nhu cầu của xã viên và khả năng của HTX. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tạo ra năng lực sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới, hạ giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ để có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Mở rộng liên kết giữa HTX với HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp và tổ chức Nhà nước
- Tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức của HTX, trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng 03 chức danh: Chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của HTX cho phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Xây dựng và bổ sung phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả bảo đảm vốn cổ phần xã viên được đóng góp đúng theo điều lệ, mở rộng huy động vốn nhàn rỗi của xã viên ở những HTX có nhu cầu và có điều kiện.
- Xác định và bổ sung phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trước mắt tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có từng bước phát triển những ngành nghề dịch vụ phù hợp với khả năng của HTX phù hợp với thị trường theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản xuất nhằm vào mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho tập thể, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và hỗ trợ cho kinh tế hộ, trang trại phát triển.
- Từng bước lành mạnh hoá công tác tài chính trong HTX, xử lý có hiệu quả các khoản nợ đọng, không để phát sinh nợ mới huy động cho đủ mức vốn góp tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của từng HTX, ở những HTX có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tổ chức huy động thêm vốn góp mới theo phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã được điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm sử dụng vốn an toàn, sinh lợi và có tích luỹ.
b) Đối với HTX không chuyển đổi theo Luật HTX:
Đối với những HTX không có điều kiện chuyển đổi, và những HTX đã chuyển đổi nhưng hoạt động không có hiệu quả nhiều năm, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, rà soát lại vốn quỹ, xây dựng phương án, hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để tổ chức đại hội xã viên và tiến hành giải thể theo quy định của pháp luật hoặc chuyển thể hoạt động dưới hình thức khác phù hợp..
c) Khuyến khích thành lập mới các HTX ở những nơi có điều kiện: Hình thành mới các HTX ở những ngành và lĩnh vực sau:
- Về lĩnh vực thuỷ lợi: Căn cứ Thông tư số 75/2004/TT- BNN ngày 20 tháng 8 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.
Đối với miền núi những hệ thống công trình độc lập xây dựng trên địa bàn phục vụ tưới tiêu gọn trong phạm vi xóm, thôn, xã chọn mô hình thành lập tổ hợp tác dịch vụ thủy lợi hoặc HTX dịch dụ thuỷ lợi (tuỳ theo điều kiện từng nơi) để quản lý, điều hành thống nhất công trình thuộc phạm vi phụ trách.
- Về lĩnh vực chế biến: Căn cứ đề án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Ở những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung như mía, mỳ, rau đậu khuyến khích thành lập mới các loại hình HTX như HTX chuyên canh mía, HTX sản xuất rau sạch, HTX chăn nuôi gia súc, HTX lâm nghiệp, ...
- Về lĩnh vực ngành nghề nông thôn: Căn cứ chính sách, qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh việc phát triển, mở rộng sản xuất các ngành nghề trong các HTX hiện có, đồng thời xúc tiến thành lập các HTX đa nghề, tổ hợp tác các nghề truyền thống ở những nơi có điều kiện.
4. Các giải pháp chủ yếu
a) Tiến hành phân loại HTX nông nghiệp:
Căn cứ vào Thông tư số 01/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Bộ Kế họach và Đầu tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại HTX, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở phân loại HTX làm căn cứ để củng cố, phát triển HTX trong thời gian tới.
b) Xây dựng các mô hình thí điểm các dạng HTX nông nghiệp và các điển hình tiên tiến theo vùng.
- Căn cứ vào kết quả phân loại HTX, xác định rõ từng loại hình hoạt động chọn điểm tiến hành xây dựng thí điểm các mô hình HTX theo từng loại.
Mỗi huyện đồng bằng chọn 2 HTX xây dựng điểm trong đó: 01 HTX loại khá và 01 HTX trung bình (do huyện chọn).
Tổng số: HTX xây dựng điểm: 12 HTX trong đó; Tỉnh xây dựng: 6 HTX
Huyện xây dựng: 6 HTX
Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong huyện, tỉnh.
c) Tăng cường các biện pháp quản lý, nâng cao năng lực cho HTX:
Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của HTX sau chuyển đổi đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX nội dung cần chấn chỉnh đó là:
- Xác định tư cách xã viên HTX. Việc xác định tư cách xã viên trong HTX phải theo quy định của Luật Hợp tác xã. Xã viên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, quyền theo quy định của điều lệ HTX, xoá bỏ tình trạng xã viên HTX cũ đương nhiên là xã viên HTX mới.
- Làm lành mạnh công tác tài chính trước mắt tập trung xử lý các khoản công nợ. Đối với các khoản nợ của xã viên nợ HTX cần tiến hành kiểm kê và thông báo cho xã viên đăng ký trả nợ, đối với những khoản nợ khó đòi, HTX lập phương án xử lý cụ thể trình đại hội xã viên bàn bạc quyết định.
- Làm rõ quan hệ sở hữu tài sản trong HTX. Các HTX cần kiểm kê lại tài sản HTX đang quản lý, sử dụng cả về hiện vật và giá trị, đồng thời làm rõ tài sản nào thuộc sở hữu tập thể, tài sản nào thuộc sở hữu xã viên, tài sản nào thuộc sở hữu khác, tài sản nào thuộc tài sản không chia ... Trên cơ sở quy định của Luật HTX năm 2003, HTX điều chỉnh lại vốn góp xã viên từ việc phân bổ giá trị tài sản HTX cũ chuyển sang cho phù hợp.
d) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ HTX nông nghiệp.
d1) Tập huấn các văn bản của Nhà nước về HTX.
- Mở các lớp tập huấn về Luật HTX năm 2003, các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 177/2004NĐ/CP, Nghị định 77/2004/NĐ-CP, Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Nghị định 87/2005/NĐ-CP, Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các văn bản có liên quan khác cho các đối tượng là Bí tư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm các HTX NN, các ban ngành đoàn thể ở huyện, ở tỉnh...
d2) Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý HTX:
Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thành viên ban quản trị, kế toán trưởng và trưởng kiểm soát, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong HTX cứ 2 năm 1 lần theo phương pháp tập trung tại tỉnh hoặc gửi đi bồi dưỡng theo chỉ tiêu của Trường quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 phân cho tỉnh, nội dung bồi dưỡng thực hiện theo công văn số 102/TCBQLNNII-ĐT ngày 8/8/2005 của Trường cán bộ quản lý nông nghiệp TW II về Chương trình các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX nông nghiệp đã được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất.
Cụ thể giai đoạn 2008- 2010 mở các lớp bồi dưỡng về nội dung quản lý cho các đối tượng như sau:
+ Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành, hoạt động của HTX nông nghiệp. Nội dung gồm 8 chương trình, thời gian 21 ngày cho đối tượng là chủ nhiệm HTX.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, nâng cao kỹ năng, khả năng phân tích kinh tế.
Nội dung gồm 9 chuyên đề, thời gian 21 ngày cho Kế toán trưởng và kế toán viên HTX.
+ Bồi dưỡng phân tích lập dự án, phát triển ngành nghề nông thôn. Nội dung gồm 8 chuyên đề thời gian 15 ngày cho đối tượng là Phó chủ nhiệm, uỷ viên Ban quản trị HTX.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát trong HTX. Nội dung gồm 7 chuyên đề thời gian 12 ngày cho Trưởng Kiểm soát HTX
d3) Đào tạo dài hạn cho cán bộ HTX Nông nghiệp.
- Đại học Cao đẳng, trung cấp kỹ thuật:
Các HTX tiến hành chọn cử những người là con, em xã viên HTX nông nghiệp đã tốt nghiệp lớp 12, có nguyện vọng học song về làm việc ở HTX lâu dài; kế hoạch giai đoạn 2008-2010 gửi đi đào tạo 20 người cho các HTX điểm.
- Giám đốc điều hành HTX nông nghiệp (tương đương trình độ trung cấp) thời gian đào tạo 12 tháng do Trường cán bộ QLNN và Phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở kế hoạch giai đoạn 2008-2010 đào tạo 3 lớp số lượng 150 người đối tượng là cán bộ đương chức hoặc do HTX chọn cử.
đ) Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn:
- Các địa phương bố trí cán bộ chuyên trách: Ở huyện đồng bằng có từ 1-2 cán bộ chuyên trách thuộc phòng Nông Lâm thuỷ sản và ở các huyện miền núi có 1 cán bộ theo dõi phối hợp với Ban Phát triển nông thôn thuộc Chi cục HTX và Phát triển nông thôn để theo dõi tham mưu giúp huyện trong việc phát triển HTX.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương ; thực hiện tổng kết, đánh giá định kỳ và rút kinh nghiệm; lựa chọn và kiến nghị các giải pháp phát triển HTX
e) Thực hiện đồng bộ các chính sách theo Nghị định số 88/2005/NĐ/CP của Chính phủ cụ thể là:
e1) Về chính sách đất đai:
- Triển khai chính sách về đất đai, trước mắt giải quyết đất để xây trụ sở làm việc cho một số HTX chưa có trụ sở, cấp đất làm nhà xưởng cho các HTX nông nghiệp có nhu cầu.
- Cần khẩn trương đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2008 hoàn thành thủ tục giao đất , cấp giấy CNQSD đất cho tất cả HTX.
e2) Về các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể: Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển được quy định trong Nghị định số: 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích, phát triển HTX cụ thể là:
- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới HTX từ những hoạt động đầu tiên, như hỗ trợ sáng lập viên xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh,... nâng cao hiệu quả hoạt động HTX nông nghiêp về xây dựng, quản lý hệ thống tưới tiêu, chế biến nông sản và phát triển ngành nghề nông thôn, thông tin thị trường và tiêu thụ nông sản hàng hoá, tín dụng nội bộ, khuyến nông, khuyến lâm, công tác bảo vệ thực vật, thú y, nước sạch nông thôn, chương trình tạo việc làm, thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn để HTX xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế hộ và phát triển kinh tế tập thể HTX, tạo điều kiện để các HTX nông nghiệp được tham gia thực hiện các chương trình dự án phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp, làng nghề, chương trình nước sạch VSMT nông thôn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Tăng cường chính sách về tín dụng - đầu tư cho các HTX được vay vốn Ngân hàng với lãi xuất thấp để đầu tư cho các hoạt động dịch vụ phục vụ xã viên, hỗ trợ vốn cho các HTX mở rộng ngành nghề mới tạo việc làm cho xã viên…
- Triển khai đồng bộ các chính sách về khoa học công nghệ, chính sách thuế, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, xã viên HTX nông nghiệp.
5. Phân kỳ triển khai thực hiện
a) Năm 2007- 2008 tổ chức thực hiện các nội dung sau:
- Tiến hành tổng điều tra, phân loại HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả phân loại HTX, thời gian tiến hành từ tháng 10/2007-03/2008.
- Trên cơ sở phân loại phối hợp với các huyện chọn 6 điểm xây dựng mô hình, lập phương án xây dựng từng điểm.
- Thành lập mới: một số HTX ở những nơi có nhu cầu.
- Tiến hành giải thể 6 HTX chưa chuyển đổi.
- Mở các lớp tập huấn về Luật HTX năm 2003, các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 177/2004NĐ/CP, Nghị định số 77/2004/NĐ-CP, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, Nghị định số 87/2005/NĐ-CP, Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các văn bản có liên quan khác cho các đối tượng là Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm các HTX NN, các Ban ngành đoàn thể ở huyện, ở tỉnh. Thời gian: 3 ngày mở tại các huyện, thành phố.
Tổng số đại biểu tham dự: 550 người
- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành, hoạt động của HTX nông nghiệp cho chủ nhiệm HTX.
Tổng số cán bộ cần bồi dưỡng: 185 người
- Về đào tạo; chọn cử gửi đi đào tạo:
Đại học, cao đẳng: 5 người
Giám đốc điều hành HTX: 50 người
- Về công tác quản lý: Chỉ đạo các HTX thực hiện tốt các nội dung tại điểm c, khoản 4, Điều 1, Quyết định này.
- Về chính sách đối với HTX: Các ngành có liên quan, các huyện, thành phố thực hiện tốt các nội dung tại ý e1, điểm e, khoản 4, Điều 1, Quyết định này.
b) Năm 2009-2010 thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện các nội dung phương án xây dựng 6 điểm xây dựng mô hình, tổng kết mô hình, đồng thời nhiên cứu tổng kết các HTX hoạt động có hiệu quả để tuyên truyền phổ biến và nhân rộng.
- Thành lập mới: một số HTX và tổ hợp tác ở các huyện miền núi.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán cho kế toán trưởng HTX : 185 người
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát:185 người
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Phó chủ nhiệm, uỷ viên ban quản trị HTX: 185 người
- Tổ chức phổ biến các văn bản mới cho các HTX.
- Về đào tạo; chọn cử gửi đi đào tạo:
Đại học, cao đẳng: 15 người
Giám đốc điều hành HTX: 100 người
- Về công tác quản lý: Tiếp tục chỉ đạo các HTX thực hiện tốt các nội dung tại điểm c, khoản 4, Điều 1, Quyết định này.
- Về chính sách đối với HTX: Các ngành có liên quan, các huyện, thành phố thực hiện tốt các nội dung tại ý e2, điểm e, khoản 4, Điều 1, Quyết định này.
c) Định hướng phát triển HTX đến 2015:
- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, hợp tác xã chuyên canh theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX cung cấp cho xã viên.
- Khuyến khích các HTX phát triển các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông, lâm, ngư, ngành nghề nông thôn chú trọng các nghề như chuyển giao công nghệ, tư vấn kinh doanh, cung ứng vật tư, giống, vốn, chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản cho xã viên...
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp, hình thức tuyên truyền pháp luật về HTX; vị trí vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế hộ và đời sống xã hội nông thôn để nông dân tự nguyện tham gia xây dựng mới HTX theo mô hình kinh doanh:
+ HTX đa ngành, vừa làm dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế xã viên, vừa phát triển chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động tín dụng thương mại và dịch vụ đời sống xã viên.
+ HTX chuyên ngành sản phẩm: như HTX chăn nuôi, HTX rau sạch... mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh và địa bàn hoạt động theo vùng hoặc liên vùng sản xuất.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho HTX, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển HTX.
6. Kinh phí thực hiện
- Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX; Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/2/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP; Thông tư 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ thành lập HTX, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho HTX và các chính sách khác có liên quan; Hàng năm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện hỗ trợ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2007- 2010 gồm các khoản sau:
Cấp kinh phí tổng điều tra phân loại HTX: 50 triệu đồng. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật các xã điểm: 960 triệu đồng. Hỗ trợ xây dựng các HTX điểm: 120 triệu đồng. Đánh giá, tổng kết nhân rộng mô hình: 160 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí tập huấn, bồi dưỡng: 1.380 triệu đồng. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý cho HTXNN: 1.560 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí thành lập mới các HTX và tổ hợp tác: 280 triệu đồng. Hỗ trợ giải thể HTX: 60 triệu đồng. Hỗ trợ công tác tuyên truyền phát triển HTX: 120 triệu đồng. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2007-2010: 5.000 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách tỉnh: 2.875 triệu đồng.
Ngân sách huyện: 2.125 triệu đồng.
7. Tổ chức thực hiện
Việc củng cố, phát triển HTX nông nghiệp có tác động lớn đến khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đòi hỏi phải có sự quan tâm phối hợp của các cấp, ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các Sở, ngành, hội đoàn thể có liên quan chiụ trách nhiệm triển khai kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch hàng năm về phát triển HTX nông nghiệp; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh.
3. UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp hàng năm của từng huyện phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng và các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 34/2012/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015
- 2 Quyết định 2696/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- 3 Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015
- 4 Quyết định 57/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5 Thông tư 66/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 02/2006/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Thông tư 01/2006/TT-BKH hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8 Quyết định 272/2005/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 – 2010) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã
- 10 Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
- 11 Thông tư 75/2004/TT-BNN hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
- 12 Nghị định 177/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hợp tác xã năm 2003
- 13 Nghị định 77/2004/NĐ-CP về việc phê chuẩn số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2004 - 2009
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Luật Hợp tác xã 2003
- 1 Quyết định 57/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015
- 3 Quyết định 2696/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- 4 Nghị quyết 34/2012/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015