BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5480/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5480/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
2. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
3. Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg;
4. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
5. Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;
6. Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên;
7. Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2016-2020 hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 1.400.000 người.
- Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
1. Chỉ tiêu đào tạo: Tổng số chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp là 1.400.000 người, gồm:
a) Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có trình độ sơ cấp và dưới dưới 3 tháng: 1.000.000 người, trong đó:
- Các địa phương: 974.000 người, cụ thể:
+ Năm 2016: 161.055 người.
+ Năm 2017: 203.930 người.
+ Năm 2018: 200.675 người.
+ Năm 2019: 204.045 người.
+ Năm 2020: 204.295 người.
- Các cơ quan Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đoàn thể: 26.000 người.
b) Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng: 400.000 người (do các trường có chức năng đào tạo nghề nông nghiệp tuyển sinh đào tạo hàng năm theo quy định hiện hành).
(Chi tiết ở phụ lục I kèm theo)
2. Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
a) Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng:
Tổng kinh phí: 2.000,0 tỷ đồng (Bằng chữ: Hai nghìn tỷ đồng)
Trong đó:
- Kinh phí Trung ương hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: 1.100,0 tỷ đồng.
- Kinh phí địa phương: 800,0 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí khác: 100,0 tỷ đồng.
b) Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng được cấp theo quy định hiện hành.
IV. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
1. Đối tượng đào tạo
- Lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân.
- Lao động là người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ (đây là đối tượng ưu tiên).
2. Hình thức đào tạo
a) Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho lao động nông thôn là 1.000.000 người, cụ thể:
- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các địa phương tổ chức thực hiện: 974.000 người.
- Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện: 26.000 người.
b) Đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng là 400.000 người, do các Trường cao đẳng, trung cấp ở Trung ương và địa phương hàng năm tuyển sinh theo quy định hiện hành.
3. Ngành nghề đào tạo
- Ngành nghề về kỹ thuật và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho người dân ở vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
- Ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
- Các địa phương lựa chọn ngành nghề phù hợp gắn với các vùng sản xuất hàng hóa lớn, có liên kết sản xuất, tiêu thụ; sản phẩm công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm cho lao động nông thôn
- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản chỉ đạo của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của địa phương hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng hệ thống truyền thanh của huyện, xã.
- Xây dựng các chương trình, phóng sự về các mô hình đào tạo có hiệu quả để phổ biến nhân rộng.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi các chính sách, kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đánh giá về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở một số địa phương, các vùng.
2. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để nhân rộng
Tổ chức một số mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các vùng sản xuất hàng hóa để tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
3. Hoàn thiện và phát triển các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp
- Rà soát, hoàn thiện các chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của người học.
- Bổ sung các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao và nhu cầu việc làm theo tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
4. Củng cố và nâng cao năng lực cho các cơ sở dạy nghề và giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác đào tạo nghề nông nghiệp
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề cho đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề; hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp.
- Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực cho các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu điều kiện đào tạo các nghề nông nghiệp sản xuất hàng hóa, an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện để các Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, Trung tâm Học tập cộng đồng ở xã có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên để tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
5. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Thực hiện cơ chế giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh về tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho cơ quan thường trực của Đề án 1956.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban Chỉ đạo Đào tạo nghề nông nghiệp của Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính tham mưu cho Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án 1956 phân bổ chỉ tiêu, kinh phí và kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện ở các địa phương và báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia lồng ghép đào tạo nghề nông nghiệp vào các chương trình, dự án khuyến nông.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát ở địa phương về thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp theo định hướng,chỉ đạo của Bộ.
- Tham mưu trình Bộ đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực xây dựng các mô hình điểm tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng.
- Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án 1956.
b) Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương:
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Tổng hợp kế hoạch trung hạn và hàng năm trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.
- Tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề vào kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia.
c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các địa phương củng cố lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo nghề nông nghiệp với các chương trình, dự án khuyến nông.
d) Các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
đ) Các cơ sở đào tạo nghề: Triển khai xây dựng các mô hình đào tạo điểm tại địa bàn theo đặt hàng, giao nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chuyển giao kinh nghiệm đào tạo nghề cho các địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Căn cứ kế hoạch này, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chỉ tiêu, bố trí đủ kinh phí để tổ chức thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề; các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề nông nghiệp.
- Rà soát danh mục nghề, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức đào tạo cho từng nghề nông nghiệp theo quy định của Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 152/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Hàng năm, lựa chọn, đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức thực hiện và xây dựng một số mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Lựa chọn các ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, trong đó chú trọng các sản phẩm chủ lực của địa phương.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Chi cục Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp Sở tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
c) Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh và các cơ sở dạy nghề; Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với các mô hình khuyến nông. Lao động sau khi học nghề có việc làm và có tay nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Giao nhiệm vụ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, chủ trì phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, lồng ghép công tác đào tạo nghề nông nghiệp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả theo quy định.
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã: Tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tham gia tổ chức lớp học, giám sát, đánh giá hiệu quả sau đào tạo, tạo việc làm sau học nghề cho người lao động.
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 5480/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐVT: người
STT | Đơn vị đào tạo | Tổng cả giai đoạn | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
A | ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG | 1.000.000 | 161.055 | 210.430 | 207.175 | 210.545 | 210.795 |
A1 | Các địa phương | 974.000 | 161.055 | 203.930 | 200.675 | 204.045 | 204.295 |
I | Miền núi phía Bắc | 255.790 | 36.410 | 55.990 | 53.980 | 54.280 | 55.130 |
1 | Hà Giang | 33.000 | 5.000 | 6.500 | 6.600 | 7.200 | 7.700 |
2 | Thái Nguyên | 16.600 | 1.400 | 3.800 | 3.900 | 3.800 | 3.700 |
3 | Tuyên Quang | 10.100 | 3.000 | 3.200 | 1.400 | 1.300 | 1.200 |
4 | Cao Bằng | 18.560 | 1.000 | 4.560 | 4.500 | 4.300 | 4.200 |
5 | Lạng Sơn | 21.800 | 4.200 | 4.100 | 4.300 | 4.500 | 4.700 |
6 | Lào Cai | 12.300 | 600 | 2.950 | 3.000 | 2.900 | 2.850 |
7 | Yên Bái | 12.800 | 4.000 | 2.200 | 2.200 | 2.200 | 2.200 |
8 | Bắc Kạn | 9.300 | 2.100 | 1.800 | 1.800 | 1.800 | 1.800 |
9 | Phú Thọ | 12.170 | 970 | 2.600 | 3.000 | 3.000 | 2.600 |
10 | Hòa Bình | 16.200 | 840 | 3.840 | 3.840 | 3.840 | 3.840 |
11 | Sơn La | 11.000 | 1.800 | 2.000 | 2.200 | 2.400 | 2.600 |
12 | Lai Châu | 26.500 | 5.500 | 6.000 | 5.000 | 4.700 | 5.300 |
13 | Điện Biên | 23.800 | 3.800 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
14 | Bắc Giang | 25.860 | 900 | 6.240 | 6.240 | 6.240 | 6.240 |
15 | Quảng Ninh(*) | 5.800 | 1.300 | 1.200 | 1.000 | 1.100 | 1.200 |
II | Đồng bằng Sông hồng | 181.800 | 32.800 | 38.300 | 36.800 | 38.500 | 35.400 |
16 | Hà Nội (*) | 80.500 | 16.000 | 15.900 | 17.300 | 17.700 | 13.600 |
17 | Hải Phòng(*) | 5.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1000 | 1000 |
18 | Hải Dương | 10.240 | 2.240 | 2.200 | 1.800 | 2.000 | 2.000 |
19 | Hưng Yên | 8.100 | 1.800 | 1.900 | 1.200 | 1.700 | 1.500 |
20 | Hà Nam | 10.160 | 360 | 2.400 | 2.600 | 2.300 | 2.500 |
21 | Nam Định(*) | 14.100 | 2.200 | 3.400 | 2.600 | 2.800 | 3.100 |
22 | Thái Bình | 22.900 | 5.000 | 4.500 | 4.000 | 4.600 | 4.800 |
23 | Ninh Bình | 12.800 | 2.800 | 2.900 | 2.200 | 2.300 | 2.600 |
24 | Vĩnh Phúc(*) | 10.000 | 0 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | 2.500 |
25 | Bắc Ninh(*) | 8.000 | 1.400 | 1.600 | 1.600 | 1.600 | 1.800 |
III | Miền Trung | 175.610 | 27.005 | 37.365 | 37.225 | 36.470 | 37.545 |
26 | Thanh Hóa | 16.000 | 3.300 | 3.200 | 3.200 | 3.200 | 3.100 |
27 | Nghệ An | 24.300 | 250 | 5.900 | 6.000 | 6.000 | 6.150 |
28 | Hà Tĩnh | 14.200 | 2.000 | 3.000 | 3.100 | 3.000 | 3.100 |
29 | Quảng Bình | 13.000 | 3.000 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | 2.500 |
30 | Quảng Trị | 15.000 | 1.400 | 3.000 | 3.800 | 3.300 | 3.500 |
31 | Thừa Thiên Huế | 13.600 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.800 |
32 | Đà Nẵng(*) | 6.310 | 1.005 | 1465 | 1325 | 1320 | 1195 |
33 | Quảng Nam | 19.000 | 3.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
34 | Quảng Ngãi | 7.950 | 2.200 | 2.200 | 1.100 | 1.100 | 1.350 |
35 | Bình Định | 10.000 | 1.400 | 1.850 | 2.250 | 2.100 | 2.400 |
36 | Phú Yên | 3.750 | 750 | 750 | 750 | 750 | 750 |
37 | Khánh Hòa(* ) | 7.000 | 800 | 1.600 | 1.600 | 1.500 | 1.500 |
38 | Ninh Thuận | 10.700 | 2.200 | 2.200 | 2.100 | 2.000 | 2.200 |
39 | Bình Thuận | 14.800 | 3.000 | 3.000 | 2.800 | 3.000 | 3.000 |
IV | Tây Nguyên | 79.200 | 12.800 | 14.840 | 16.580 | 17.490 | 17.490 |
40 | Kon Tum | 6.800 | 1.800 | 1.300 | 1.200 | 1.200 | 1.300 |
41 | Gia Lai | 25.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
42 | Đắc Lắk | 9.270 | 770 | 1.840 | 1.980 | 2.290 | 2.390 |
43 | Đắc Nông | 13.730 | 330 | 1.900 | 3.500 | 4.000 | 4.000 |
44 | Lâm Đồng | 24.400 | 4.900 | 4.800 | 4.900 | 5.000 | 4.800 |
V | Đông Nam Bộ | 57.800 | 11.300 | 12.700 | 11.100 | 11.400 | 11.300 |
45 | Bình Dương(*) | 6.400 | 1.700 | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 1.300 |
46 | Bình Phước | 8.200 | 0 | 2.000 | 2.100 | 2.000 | 2.100 |
47 | TP. Hồ Chí Minh(*) | 10.200 | 1.800 | 2.400 | 1.700 | 2.200 | 2.100 |
48 | Tây Ninh | 14.300 | 3.600 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.600 |
49 | Đồng Nai(*) | 12.200 | 3.000 | 2.500 | 2.300 | 2.200 | 2.200 |
50 | Bà Rịa-Vũng Tàu(*) | 6.500 | 1.200 | 1.900 | 1.200 | 1.200 | 1.000 |
VI | Đồng bằng Sông Cửu Long | 223.800 | 40.740 | 44.735 | 44.990 | 45.905 | 47.430 |
51 | Long An | 16.730 | 3.830 | 3.200 | 3.000 | 3.400 | 3.300 |
52 | Tiền Giang | 12.200 | 2.800 | 2.800 | 2.000 | 2.300 | 2.300 |
53 | Vĩnh Long | 10.700 | 3.000 | 2.000 | 1.900 | 1.900 | 1.900 |
54 | Cần Thơ(*) | 5.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
55 | Hậu Giang | 7.350 | 1.300 | 1.575 | 1.600 | 1.575 | 1.300 |
56 | Bến Tre | 13.400 | 1.300 | 3.000 | 3.100 | 2.900 | 3.100 |
57 | Trà Vinh | 7.970 | 870 | 2.000 | 1.500 | 1.800 | 1.800 |
58 | Sóc Trăng | 25.000 | 2.500 | 5.400 | 5.700 | 5.500 | 5.900 |
59 | An Giang | 17.100 | 7.200 | 2.200 | 2.600 | 2.300 | 2.800 |
60 | Đồng Tháp | 15.350 | 1.440 | 2.860 | 3.590 | 3.530 | 3.930 |
61 | Kiên Giang | 25.800 | 4.700 | 4.900 | 5.200 | 5.400 | 5.600 |
62 | Bạc Liêu | 23.200 | 3.200 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
63 | Cà Mau | 44.000 | 7.600 | 8.800 | 8.800 | 9.300 | 9.500 |
A2 | Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan đoàn thể khác | 26.000 |
| 6.500 | 6.500 | 6.500 | 6.500 |
B | ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG | 400.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 |
| TỔNG CỘNG (A+B) | 1.400.000 | 241.055 | 290.430 | 287.175 | 290.545 | 290.795 |
- 1 Công văn 1820/BNN-KTHT về kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 5719/CT-BNN-KTHT năm 2016 về nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Công văn 5044/BNN-KTHT năm 2016 về xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10 Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Công văn 4626/BNN-KTHT năm 2015 về tăng cường chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 13 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 4626/BNN-KTHT năm 2015 về tăng cường chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 5044/BNN-KTHT năm 2016 về xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Chỉ thị 5719/CT-BNN-KTHT năm 2016 về nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Công văn 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Công văn 1820/BNN-KTHT về kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 2246/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 1033-NQ/BCSĐ về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành