ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2012/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 04 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 420/TTr-SNV ngày 19 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỨC CHI HỖ TRỢ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh về: kiến thức quản lý nhà nước; chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ; tin học, ngoại ngữ và kiến thức quốc phòng; Đề án 165; kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; tiếng dân tộc.
Điều 2. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức, công chức thực hiện chế độ tập sự; viên chức; hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện;
2. Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
4. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
5. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, tổ dân phố, khu phố ở phường, thị trấn;
6. Riêng đối với cán bộ, công chức ngành dọc, cán bộ, công chức thuộc cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: chỉ được hỗ trợ kinh phí học tập khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và bồi dưỡng về an ninh quốc phòng do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học chung với đối tượng thuộc các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước;
7. Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, khi các học viên này tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế chuyên sâu do các cơ quan nhà nước tổ chức đào tạo ở trong nước.
Điều 3. Điều kiện áp dụng
Việc áp dụng định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo các điều kiện sau:
1. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức theo kế hoạch, theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực hoặc theo chủ trương được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Cán bộ, công chức cấp xã học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
Chương 2.
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
Điều 4. Học tập ngoài tỉnh (trong nước)
1. Các lớp đào tạo
- Nội dung: đào tạo về chuyên môn theo vị trí việc làm trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Định mức:
+ Hỗ trợ 100% học phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
+ Hỗ trợ đi thực tế (nếu có): 400.000 đồng/người/khóa.
+ Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở ấp; tổ dân phố ở phường, thị trấn, ngoài các khoản trên được hỗ trợ một phần tiền ăn theo định mức: đối với lớp có thời gian học trên 01 tháng thì hỗ trợ 35.000 đồng/người/ngày thực học, đối với lớp có thời gian học dưới 01 tháng hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày thực học.
2. Các lớp bồi dưỡng
- Nội dung: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng tiếng dân tộc.
- Định mức:
+ Hỗ trợ 100% các khoản thu theo quy định của cơ sở đào tạo.
+ Hỗ trợ đi thực tế (nếu có): 400.000 đồng/người/khóa.
+ Hỗ trợ tiền ăn theo định mức: đối với lớp có thời gian học trên 01 tháng thì hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày thực học, đối với lớp có thời gian học dưới 01 tháng hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày thực học.
3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh (đối tượng 1, đối tượng 2)
- Hỗ trợ 100% các khoản thu theo quy định của cơ sở đào tạo.
- Hỗ trợ tiền ăn theo định mức khoản 50.000 đồng/người/ngày thực học.
4. Cán bộ, công chức được chọn cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thuộc đề án 165
Hỗ trợ các nội dung chưa nhận được hỗ trợ từ Đề án 165, cụ thể:
a) Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ
Hỗ chi phí đi lại, ăn, ở trong thời gian cán bộ tham gia ôn thi hoặc bồi dưỡng tiếng nước ngoài, cụ thể:
- Tiền xe đi, về 02 lượt từ tỉnh đến nơi tập trung:
+ Tại các tỉnh phía Nam: Nếu các lớp được tổ chức theo đoàn đi tập trung đi và về thì hỗ trợ 02 lượt xe đưa rước theo định mức khoán: xe từ 04 đến 07 chỗ: 15 lít/100km; xe từ 07 đến 15 chỗ: 17 lít/100km. Nếu không tập trung đi theo đoàn thì quyết toán theo mức giá quy định đối với các phương tiện vận chuyển xe khách thông thường.
+ Tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc:
. 02 chuyến xe đi và về tuyến Tây Ninh - TP.HCM: định mức khoán 1.200.000 đồng/chuyến (nếu tập trung đi theo đoàn) hoặc theo định mức khoán 200.000 đồng/người/02 lượt đi và về (nếu không tập trung theo đoàn).
. Tiền vé máy bay (hoặc vé tàu) khứ hồi hạng phổ thông tuyến TP.HCM đến sân bay (hoặc ga tàu) các tỉnh tập trung theo thông báo nhập học. Nếu tỉnh theo yêu cầu tập trung chưa có sân bay, ga tàu thì mua vé máy bay (hoặc vé tàu) khứ hồi hạng phổ thông tuyến TP.HCM đến sân bay (hoặc ga tàu) gần nơi tập trung nhất.
. Tiền xe từ sân bay (hoặc ga tàu) đến nơi tập trung và ngược lại: theo mức giá quy định đối với các phương tiện vận chuyển xe khách thông thường.
- Tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày.
- Tiền ở: theo hóa đơn thu thực tế của cơ sở đào tạo. Nếu cơ sở đào tạo không bố trí được chỗ ở cho học viên thì hỗ trợ khoán theo định mức: 175.000 đồng/ngày/người.
b) Bồi dưỡng, nghiên cứu, khảo sát
Hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi tập trung theo thông báo, cụ thể:
- Tại các tỉnh phía Nam: Nếu các lớp được tổ chức theo đoàn đi tập trung đi và về thì hỗ trợ 02 lượt xe đưa rước theo định mức khoán: xe từ 04 đến 07 chỗ: 15 lít/100 km; xe từ 07 đến 15 chỗ: 17 lít/100 km. Nếu không tập trung đi theo đoàn thì quyết toán theo mức giá quy định đối với các phương tiện vận chuyển xe khách thông thường.
- Tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc:
+ 02 chuyến xe đi và về tuyến Tây Ninh - TP.HCM: định mức khoán 1.200.000 đồng/chuyến (nếu tập trung đi theo đoàn) hoặc theo định mức khoán 200.000 đồng/người/02 lượt đi và về (nếu không tập trung theo đoàn).
+ Tiền vé máy bay (hoặc vé tàu) khứ hồi hạng phổ thông tuyến TP.HCM đến sân bay (hoặc ga tàu) các tỉnh tập trung theo thông báo nhập học. Nếu tỉnh theo yêu cầu tập trung chưa có sân bay, ga tàu thì mua vé máy bay (hoặc vé tàu) khứ hồi hạng phổ thông tuyến TP.HCM đến sân bay (hoặc ga tàu) gần nơi tập trung nhất.
+ Tiền xe từ sân bay (hoặc ga tàu) đến nơi tập trung và ngược lại: theo mức giá quy định đối với các phương tiện vận chuyển xe khách thông thường.
5. Các khoản chi phí khác theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính: do Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 5. Học tập trong tỉnh
1. Các lớp đào tạo
- Nội dung: đào tạo về chuyên môn trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Định mức:
+ Hỗ trợ 100% học phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
+ Hỗ trợ đi thực tế (nếu có): 200.000 đồng/người/khóa.
+ Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở ấp, tổ dân phố ở phường, thị trấn, ngoài các khoản trên được hỗ trợ một phần tiền ăn theo định mức: đối với lớp có thời gian học trên 01 tháng thì hỗ trợ 30.000 đồng/người/ngày thực học, đối với lớp có thời gian học dưới 01 tháng hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày thực học.
2. Các lớp bồi dưỡng
- Nội dung: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh (đối tượng 3); bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng Tiếng dân tộc.
- Định mức:
+ Hỗ trợ 100% các khoản thu theo quy định của cơ sở đào tạo.
+ Hỗ trợ đi thực tế (nếu có): 200.000 đồng/người/khóa.
+ Hỗ trợ tiền ăn theo định mức khoán: đối với lớp có thời gian học trên 01 tháng thì hỗ trợ 35.000 đồng/người/ngày thực học, đối với lớp có thời gian học dưới 01 tháng hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày thực học.
3. Các khoản chi phí khác theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính: do Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 6. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Các đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp và dự toán nguồn, cũng như định mức kinh phí được giao để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Quản lý nguồn và thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đào tạo được phân bổ theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cử cán bộ, công chức đi học đúng đối tượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh; đề xuất kinh phí theo đúng thủ tục và định mức quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí và kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo đúng quy định hiện hành.
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, Sở Nội vụ và Sở Tài chính tiếp tục đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới quy định thay thế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND về Quy định mức chi hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2017
- 3 Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4 Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Hướng dẫn 97/HDLN-STC-SNV năm 2015 về mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước của cán bộ, công, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Nghị quyết 92/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 3 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ cho công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ các sáng lập viên Hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5 Quyết định 27/2013/QĐ-UBND chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6 Quyết định 789/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012 - 2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9 Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức, xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 11 Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức chi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 12 Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 57/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 14 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 15 Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2009 Quy định về định mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 16 Quyết định 1812/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 17 Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Khánh Hòa
- 18 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Hướng dẫn 97/HDLN-STC-SNV năm 2015 về mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước của cán bộ, công, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Nghị quyết 92/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 3 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ cho công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ các sáng lập viên Hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5 Quyết định 27/2013/QĐ-UBND chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6 Quyết định 789/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012 - 2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9 Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức, xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 11 Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức chi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 12 Quyết định 57/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 13 Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2009 Quy định về định mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14 Quyết định 1812/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15 Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Khánh Hòa