ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 550/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 27 tháng 2 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Chương trình Hành động số 75-CTr/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 368/TTr-SYT ngày 14/02/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số giai đoạn 2020 – 2025” (Có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế; Nội vụ; Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/02/2020 của UBND tỉnh)
I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Theo khảo sát của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, thực trạng đội ngũ công chức, viên chức dân số các cấp cụ thể như sau:
1. Số lượng, cơ cấu và trình độ
a) Cấp tỉnh
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Sở Y tế quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình, có 04 phòng chuyên môn:
+ Phòng Kế hoạch - Tài vụ - Chính sách;
+ Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
+ Phòng Truyền thông - Giáo dục;
+ Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Hành chính.
- Tổng số biên chế tính đến ngày 30/11/2019 là 22 người và 03 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000.
* Về trình độ chuyên môn được đào tạo:
- Trên đại học: Số lượng: 13 người Tỷ lệ %: 52
- Đại học: Số lượng: 08 người Tỷ lệ %: 32
- Cao đẳng: Số lượng: 01 người Tỷ lệ %: 04
- Trung cấp: Số lượng: 03 người Tỷ lệ %: 12
- Trong đó:
+ Số người có chuyên ngành Y - Dược:
Số lượng: 03 người Tỷ lệ %: 12
+ Các chuyên ngành khác:
Số lượng: 22 người Tỷ lệ %: 88
* Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học:
- Lý luận chính trị:
+ Cao cấp: Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 08
+ Trung cấp: Số lượng: 08 người Tỷ lệ %: 32
+ Sơ cấp: Số lượng: 10 người Tỷ lệ %: 40
- Quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên chính và tương đương:
Số lượng: 08 người Tỷ lệ %: 32
+ Chuyên viên và tương đương:
Số lượng: 12 người Tỷ lệ %: 48
- Ngoại ngữ:
+ Tiếng Anh (B1 Châu Âu):
Số lượng: 04 người Tỷ lệ %: 16
+ Tiếng Anh (chứng chỉ B trở lên):
Số lượng: 18 người Tỷ lệ %: 72
- Tin học:
+ Trung cấp: Số lượng: 01 người Tỷ lệ %: 04
+ Tin học ứng dụng văn phòng:
Số lượng: 21 người Tỷ lệ %: 84
b) Cấp huyện
- Có 21 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã, thành phố, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Mỗi Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình gồm có 2 ban: Ban Hành chính - Tổng hợp và Ban Truyền thông & Dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
- Tổng số công chức, viên chức hiện có tính đến ngày 30/11/2019 là 131 người.
* Về trình độ chuyên môn được đào tạo:
- Trên đại học: Số lượng: 05 người Tỷ lệ %: 3.8
- Đại học: Số lượng: 89 người Tỷ lệ %: 67.9
- Cao đẳng: Số lượng: 14 người Tỷ lệ %: 10.7
- Trung cấp: Số lượng: 23 người Tỷ lệ %: 17.6
- Trong đó:
+ Số người có chuyên ngành Y - Dược:
Số lượng: 19 người Tỷ lệ %: 14.5
+ Các chuyên ngành khác:
Số lượng: 112 người Tỷ lệ %: 85.5
* Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học:
- Lý luận chính trị:
+ Cao cấp: Số lượng: 07 người Tỷ lệ %: 5.3
+ Trung cấp: Số lượng: 61 người Tỷ lệ %: 46.6
+ Sơ cấp: Số lượng: 41 người Tỷ lệ %: 31.3
- Quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên chính và tương đương:
Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 1.5
+ Chuyên viên và tương đương:
Số lượng: 62 người Tỷ lệ %: 47.3
- Ngoại ngữ:
+ Tiếng Anh (B1 Châu Âu):
Số lượng: 03 người Tỷ lệ %: 2.3
+ Tiếng Anh (chứng chỉ B trở lên):
Số lượng: 128 người Tỷ lệ %: 97.7
- Tin học:
+ Đại học: Số lượng: 03 người Tỷ lệ %: 2.3
+ Cao đẳng: Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 1.5
+ Tin học ứng dụng văn phòng:
Số lượng: 126 người Tỷ lệ %: 96.2
c) Cấp xã
- Mỗi xã có 01 viên chức Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trực thuộc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện quản lý, biên chế tại Trạm Y tế xã và làm việc theo chế độ biệt phái tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, là Thường trực Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp xã.
- Tổng số viên chức hiện có tính đến ngày 30/11/2019 là 468 người.
* Về trình độ chuyên môn được đào tạo:
- Trên đại học: Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 0.4
- Đại học: Số lượng: 97 người Tỷ lệ %: 20.7
- Cao đẳng: Số lượng: 45 người Tỷ lệ %: 9.6
- Trung cấp: Số lượng: 324 người Tỷ lệ %: 69.3
- Trong đó:
+ Số người có chuyên ngành Y - Dược:
Số lượng: 113 người Tỷ lệ %: 24.1
+ Các chuyên ngành khác:
Số lượng: 355 người Tỷ lệ %: 75.9
* Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học:
- Lý luận chính trị:
+ Trung cấp: Số lượng: 89 người Tỷ lệ %: 19
+ Sơ cấp: Số lượng: 234 người Tỷ lệ %: 50
- Quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên chính và tương đương:
Số lượng: 03 người Tỷ lệ %: 0.64
+ Chuyên viên và tương đương:
Số lượng: 31 người Tỷ lệ %: 6.62
- Ngoại ngữ:
+ Tiếng Anh (B1 Châu Âu):
Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 0.4
+ Tiếng Anh (chứng chỉ B trở lên):
Số lượng: 466 người Tỷ lệ %: 99.6
- Tin học:
+ Đại học: Số lượng: 01 người Tỷ lệ %: 0.2
+ Cao đẳng: Số lượng: 01 người Tỷ lệ %: 0.2
+ Trung cấp: Số lượng: 02 người Tỷ lệ %: 0.4
+ Tin học ứng dụng văn phòng:
Số lượng: 464 người Tỷ lệ %: 99.2
(Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo)
a) Công chức dân số làm việc tại cấp tỉnh:
- Có trình độ trên đại học, đại học chiếm tỷ lệ cao, cơ bản đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch quy định, có trình độ lý luận chính trị, có khả năng tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện tốt công tác dân số và phát triển;
- Đội ngũ công chức trẻ trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có trình độ tin học, ngoại ngữ phù hợp, có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị dân số cấp huyện, cấp xã:
- Có trình độ chuyên môn đáp ứng điều kiện tuyển dụng (từ trung cấp chuyên ngành Dân số - Y tế và các chuyên ngành khác);
- Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Một bộ phận công chức, viên chức còn chậm đổi mới tư duy, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu và thực thi nhiệm vụ, vẫn còn kiểu tư duy cũ, làm việc theo cảm tính, thiếu khoa học trong xử lý công việc, tính chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức các hoạt động về dân số chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với công tác dân số;
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo chuyên môn về chuyên ngành dân số chiếm số lượng rất ít, chủ yếu có trình độ chuyên môn từ các chuyên ngành khác;
- Kiến thức về dân số và phát triển còn hạn chế.
4. Công tác bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác dân số
a) Ưu điểm
- Những năm gần đây công tác bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác dân số tại tỉnh Nghệ An được quan tâm. Nội dung bồi dưỡng được đổi mới, phong phú, các chương trình bồi dưỡng về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ được đầu tư từ cách thức tổ chức, nội dung, tài liệu, đến việc thực hành, thực tế, đáp ứng được nguyện vọng của công chức, viên chức trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp làm việc thiết thực;
- Trong công tác bồi dưỡng có cơ chế khuyến khích học tập và tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao;
- Từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của địa phương được thẩm định, phê duyệt và cấp hàng năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ; cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng làm công tác dân số. Từ năm 2014 đến năm 2019 đã tổ chức 54 lớp bồi dưỡng, tập huấn: 12 lớp tập huấn cung cấp thông tin về công tác dân số cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, huyện, cấp xã; 37 lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, cập nhật, trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông và phương pháp làm việc cho công chức, viên chức dân số; 5 lớp tập huấn quản lý dữ liệu dân cư 3.1 và thống kê chuyên ngành cho lãnh đạo quản lý là giám đốc, phó giám đốc và viên chức phụ trách hệ thống dữ liệu dân cư 3.1 và thống kê chuyên ngành;
- Đã liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện các nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ dân số (chương trình 03 tháng) theo nội dung, chương trình, quy định của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hạch hóa gia đình ban hành, đạt hiệu quả tốt như: Năm 2014, 2015 phối hợp với Viện Dân số và các vấn đề xã hội thuộc Trường Đại học kinh tế Quốc dân mở 03 lớp bồi dưỡng; năm 2016 phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình mở 02 lớp bồi dưỡng;
- Thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ công chức, viên chức dân số ngày càng được nâng cao, qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
b) Một số hạn chế
- Công tác bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chưa được tập trung thực hiện;
- Công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức chưa được chú trọng bồi dưỡng thường xuyên;
- Công chức, viên chức chưa được tham gia bồi dưỡng đủ các nội dung và thời gian theo quy định bắt buộc hàng năm (theo quy định của Luật công chức, viên chức và Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức).
c) Nguyên nhân
Nguồn kinh phí hàng năm được cấp cho công tác bồi dưỡng công chức, viên chức còn hạn chế, chưa đủ đảm bảo cho công tác bồi dưỡng, nhất là theo quy định hiện hành kinh phí bồi dưỡng viên chức được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật, trong khi các đơn vị sự nghiệp dân số là đơn vị không có thu.
a) Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
b) Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
c) Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030;
d) Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
e) Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;
f) Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
g) Thông tư số 26/2018/TT-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu;
h) Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
i) Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Quyết định số 4932/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II; Quyết định số 4940/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III, Quyết định số 4931/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV.
a) Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 13/3/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020;
b) Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong tình hình mới;
c) Chương trình hành động số 75-CTr/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
d) Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Nghệ An;
e) Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 75-Tr/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An.
III. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” cũng khẳng định quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, do đó đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của Đảng ta, cần được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ công chức, viên chức là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của Chính phủ thì trong các mục tiêu, giải pháp chủ yếu được đề cập đến có nội dung: “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học”. Mặt khác, đội ngũ dân số các cấp thời gian qua đã quen với tư duy dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong khi đó kiến thức về dân số và phát triển còn hạn chế. Theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi về tổ chức, bộ máy dân số cấp huyện, cấp xã nên sẽ có sự xáo trộn về đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số, vì vậy xây dựng Đề án "Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số giai đoạn 2020 - 2025” là hết sức cần thiết, đây là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dân số trong thời kỳ mới.
- Với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên dân số chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo được sự thay đổi về chất trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, có cơ cấu hợp lý, đạt trình độ chuyên môn phù hợp, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, gương mẫu trên các mặt, tận tâm, tận tụy với nghề, phù hợp với yêu cầu về: quy hoạch, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải được các cấp thường xuyên quan tâm. Để công tác đào đạo, bồi dưỡng trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu chuyển trọng tâm công tác dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển một cách hiệu quả đòi hỏi cần phải có mục tiêu, phương hướng, các giải pháp phù hợp, thiết thực. Xây dựng Đề án sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế, khó khăn hiện nay đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
Đối tượng của Đề án là công chức, viên chức làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:
- Công chức, viên chức làm công tác dân số tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế;
- Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
2. Phạm vi: Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, cung cấp thông tin về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành dân số và phát triển cho công chức, viên chức làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung
Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng về dân số và phát triển nhằm góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức dân số chuyên nghiệp, có khả năng thích ứng cao với nhiệm vụ, có cơ cấu hợp lý, đạt trình độ chuyên môn phù hợp và có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao; Phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý lĩnh vực dân số.
2. Mục tiêu cụ thể
Hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác dân số trên địa bàn tỉnh Nghệ An phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể như sau:
- 100% thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, cấp huyện và 50% thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin; cập nhật kiến thức mới về công tác dân số và phát triển;
- 100% công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin; cập nhật kiến thức mới; nâng cao năng lực hoạt động và kỹ năng quản lý về dân số và phát triển;
- 100% công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin; cập nhật kiến thức mới; nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ chuyên ngành về công tác dân số và phát triển.
Đến năm 2025:
- 100% công chức, viên chức dân số hạng IV được bồi dưỡng chương trình tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV hoặc hạng III;
- 100% công chức, viên chức dân số hạng III được bồi dưỡng chương trình tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III hoặc hạng II;
- 100% công chức, viên chức không có trình độ, chuyên môn Y học được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức Y học cơ bản liên quan đến công tác dân số.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức; cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển; những quan điểm, thực trạng và chính sách về công tác dân số trong giai đoạn mới; quản lý nhà nước về công tác dân số và phát triển. Các nội dung được cung cấp với mục đích sẽ được vận dụng tốt và hiệu quả trong việc triển khai, thực hiện công tác dân số và phát triển tại địa phương, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc thực hiện công tác dân số và phát triển.
- Giải pháp, cách thức tiến hành:
+ Xây dựng, cập nhật tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về nội dung dân số và phát triển phù hợp với thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển các cấp; nội dung bồi dưỡng, tập huấn tập trung vào trọng tâm của công tác dân số hàng năm và gắn với kế hoạch, nội dung, chương trình công tác, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo;
+ Phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số; các văn bản, quy định, chính sách hiện hành về công tác dân số và phát triển thông qua các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Nghệ An về thực hiện công tác dân số và phát triển;
+ Phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình bồi dưỡng, tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp tỉnh; giảng viên các cơ quan cấp trung ương, cấp tỉnh chịu trách nhiệm bồi dưỡng, tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp huyện; giảng viên các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm bồi dưỡng, tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp xã.
- Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác dân số, cập nhật kiến thức mới, cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển như: Hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch; hướng dẫn quản lý và sử dụng hệ thống dữ liệu dân cư và thống kê chuyên ngành 3.1; nâng cao kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động, tiếp cận đối tượng về kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số; kỹ năng viết tin bài; kỹ năng truyền đạt, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp tốt và hiệu quả, kỹ năng soạn thảo văn bản...; bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức mới như: Truyền thông, tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và người cao tuổi, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, trực tiếp thực hiện tư vấn dân số/kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và tổ chức các hoạt động truyền thông huy động cộng đồng về dân số, thực hiện các mô hình, đề án dân số, kiến thức về công tác dân số và phát triển.
- Giải pháp, cách thức tiến hành:
+ Xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về công tác dân số và phát triển; đưa nội dung dân số và phát triển vào các chương trình bồi dưỡng, tập huấn. Thường xuyên cập nhật thông tin mới về công tác dân số; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng để đạt hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng và mang tính thực tiễn cao;
+ Liên kết, phối hợp với các đơn vị đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh và ngoại tỉnh để mời giảng viên có kinh nghiệm, năng lực, uy tín tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kỹ năng về công tác dân số.
- Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, cung cấp kiến thức Y học cơ bản liên quan đến công tác dân số theo chương trình khung của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quy định cho công chức, viên chức chưa được đào tạo qua chuyên môn Y làm việc trong ngành Y tế - Dân số; bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực Y tế phục vụ cho công tác truyền thông, tư vấn, cung cấp dịch vụ về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình/nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi…
- Giải pháp, cách thức tiến hành:
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên ngành Y tế, kiến thức Y học cơ bản liên quan đến công tác dân số cho công chức viên chức;
+ Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được Bộ Y tế cấp mã chứng nhận được đào tạo liên tục ngành Y tế trong tỉnh và ngoại tỉnh để tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng, tập huấn chuyên ngành Y tế, kiến thức Y học cơ bản liên quan đến công tác dân số cho công chức, viên chức tổ chức tại tỉnh Nghệ An, tạo điều kiện cho công chức, viên chức thuận tiện tham gia học tập, bồi dưỡng.
- Nội dung: Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Quyết định số 4932/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II; Quyết định số 4940/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III; Quyết định số 4931/QĐ-BYT ngày 10/8/2018 Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV; các nội dung bồi dưỡng cụ thể như sau:
- Bồi dưỡng, trang bị kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước về dân số và kỹ năng chung;
- Bồi dưỡng, trang bị, cập nhật, bổ sung, nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp;
- Xây dựng đội ngũ dân số viên hạng IV, hạng III, hạng II có chất lượng, góp phần thực hiện tốt công tác dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên.
- Giải pháp, cách thức tiến hành:
Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch mở lớp, bồi dưỡng cho các đối tượng phù hợp quy định được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế để mở các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng hạng IV, hạng III, hạng II tại tỉnh Nghệ An, tạo điều kiện cho công chức, viên chức thuận tiện tham gia học tập.
- Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên ngành dân số chuyên sâu; bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, truyền đạt, kỹ năng làm giảng viên cấp tỉnh, cấp huyện cho công chức, viên chức làm lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức dự nguồn làm giảng viên cho ngành.
- Giải pháp, cách thức tiến hành:
+ Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độ chuyên môn phù hợp; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng và có năng lực sư phạm, xem đây là nguồn lực cơ bản trong việc bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp và truyền thụ kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ cho công chức, viên chức cơ sở;
+ Hàng năm, lựa chọn và cử công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện là dự nguồn giảng viên kiêm chức cho ngành tham gia các khóa bồi dưỡng phù hợp với chức danh và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Khuyến khích công chức, viên chức tự học và đào tạo trình độ đại học, trên đại học phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước.
Theo kế hoạch và nhu cầu đáp ứng nhiệm vụ hàng năm, Đề án triển khai thực hiện:
- Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức, cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển cho công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý;
- Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức, cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển cho Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển;
- Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác dân số cho công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu tình hình mới;
- Bồi dưỡng kiến thức Y học cơ bản cho công chức, viên chức làm công tác dân số chưa được đào tạo qua ngành Y;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV, hạng III, hạng II cho công chức, viên chức dân số;
- Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu của công tác dân số và phát triển;
Năm 2023: Sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án;
Năm 2025: Tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.
(Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo)
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2020 – 2025
Dự kiến: 11.443.210.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ, bốn trăm bốn mươi ba triệu, hai trăm mười ngàn đồng).
Trong đó:
- Nguồn Ngân sách Nhà nước: 9.247.340.000 đồng (Chín tỷ, hai trăm bốn mươi bảy triệu, ba trăm bốn mươi ngàn đồng).
- Kinh phí đơn vị sự nghiệp và cá nhân đóng góp: 2.195.870.000 đồng (Hai tỷ, một trăm chín mươi lăm triệu, tám trăm bảy mươi ngàn đồng).
(Chi tiết tại Phụ lục số 04 kèm theo)
2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách được bố trí theo phân cấp ngân sách hiện hành và kinh phí của các cơ quan, đơn vị cử người đi học, nguồn đóng góp hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; Dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, đánh giá, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ
- Hàng năm căn cứ vào nội dung của Đề án tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của lĩnh vực dân số;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức dân số.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí cho việc tổ chức thực hiện Đề án trong từng năm và trong giai đoạn 2020 - 2025; Hướng dẫn đơn vị sử dụng, quyết toán kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành;
- Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời; theo dõi, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
4. Các đơn vị Sở, ngành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp thực hiện có hiệu quả Đề án;
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Y tế qua Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh./.
- 1 Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Nghệ An
- 3 Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCS về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- 4 Thông tư 26/2018/TT-BYT quy định về tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6 Quyết định 4931/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7 Quyết định 4932/QĐ-BYT năm 2018 về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8 Quyết định 4940/QĐ-BYT năm 2018 về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9 Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,
- 10 Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11 Thông tư 01/2018/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 13 Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 15 Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ công, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- 16 Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 17 Quyết định 163/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 19 Luật viên chức 2010
- 20 Luật cán bộ, công chức 2008
- 21 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 1 Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ công, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- 3 Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCS về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- 4 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5 Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND quy định chính sách về công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030
- 6 Kế hoạch 326/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND quy định chính sách về công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030
- 7 Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 03/2009/NQ-HĐND về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ngãi trong tình hình mới
- 8 Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Nam Định ban hành