BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5528/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập; phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với các nội dung sau:
1. Tiếp tục phát huy lợi thế về Điều kiện tự nhiên để đầu tư phát triển sản xuất tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong Điều kiện biến đổi khí hậu, tạo khối lượng sản phẩm lớn, có lợi thế cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của cả nước và phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
3. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập, sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm.
4. Đầu tư các vùng sản xuất tập trung, công nghệ cao phải đánh giá đầy đủ có cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt phải xem xét đến tác động biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
5. Tổ chức sản xuất phải tuân thủ theo qui hoạch được duyệt, Điều tiết mùa vụ và sản lượng linh hoạt theo cung cầu của thị trường, phát triển các mô hình liên kết phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
1. Tiếp tục phát triển nuôi tôm nước lợ với các hình thức, phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủ Điều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư; đồng thời chú trọng phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn.
2. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Đầu tư phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hướng tập trung trên cơ sở khai thác tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của vùng.
4. Áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, BAP, CoC, ASC,...). Tổ chức đánh số vùng nuôi, để chủ động quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Khuyến khích có sự tham gia của các thành Phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ. Phát triển các vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.
1. Đến năm 2020:
- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng là 650.000 ha. Trong đó: Tôm sú là 560.000 ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 65.000 ha); Tôm thẻ chân trắng là 90.000 ha.
- Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000 - 825.000 tấn. Trong đó: Tôm sú đạt 350.000 - 375.000 tấn, Tôm thẻ chân trắng đạt 350.000 - 450.000 tấn.
- Giá trị xuất khẩu đạt 4,0 tỷ USD.
- Thu hút nguồn lực lao động Khoảng 1.200.000 người.
2. Đến năm 2030:
- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng là 670.000 ha. Trong đó: Tôm sú là 570.000 ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 70.000 ha); Tôm thẻ chân trắng là 100.000 ha.
- Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850.000 - 900.000 tấn. Trong đó: Tôm sú đạt 400.000 - 450.000 tấn; Tôm thẻ chân trắng đạt 450.000 - 500.000 tấn.
- Giá trị xuất khẩu đạt 5,0 tỷ USD.
- Thu hút nguồn lực lao động Khoảng 1.300.000 người.
Lưu ý: Căn cứ vào tín hiệu của thị trường và tình hình thực tiễn sản xuất sản lượng tôm nuôi sẽ được Điều chỉnh linh hoạt.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH: Phụ lục kèm theo (Trích lục bản đồ).
1. Về con giống
Đến năm 2020, 100% tôm giống thương phẩm (sú, thẻ chân trắng) đạt chất lượng, sạch bệnh và sản xuất tại các địa phương trong vùng đạt 50%. Đến năm 2030 chủ động hoàn toàn nguồn tôm giống tại chỗ.
Đến năm 2020, nhu cầu giống tôm nước lợ toàn vùng cần Khoảng 120 tỷ con (tôm sú Khoảng 40 tỷ con giống và tôm thẻ chân trắng Khoảng 80 tỷ con giống).
Đến năm 2030, tổng nhu cầu giống tôm nước lợ Khoảng 160 tỷ con giống (giống tôm sú Khoảng 60 tỷ con giống và giống tôm thẻ chân trắng Khoảng 100 tỷ con giống).
Quy hoạch một số khu sản xuất giống tập trung như sau: Vùng sản xuất giống có quy mô lớn hơn 50 ha tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và các khu sản xuất giống tập trung quy mô nhỏ hơn 50ha ở Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Tiền Giang.
2. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ thương phẩm
a) Tiêu chí quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ
- Có nguồn nước đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Đảm bảo chủ động về nguồn điện và hệ thống giao thông.
- Không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các khu dân cư và hoạt động của các ngành kinh tế khác trong vùng.
- Đối với diện tích nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT).
b) Quy hoạch chi tiết diện tích nuôi tôm nước lợ
Diện tích nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chi tiết tại Phụ lục 1-2 kèm theo).
c) Quy hoạch theo đối tượng
(1). Tôm sú
- Nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh: Diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh đến năm 2020 đạt 65.000 ha, đạt 70.000 ha năm 2030.
- Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: Diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến từ 200.000 ha năm 2020 giảm còn 135.000 ha năm 2030.
- Nuôi tôm - lúa: đến năm 2020 là 200.000 ha tăng 50.000 ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, diện tích tăng 250.000 ha vào năm 2030.
- Nuôi tôm sinh thái (tôm - rừng/tôm quảng canh): đến năm 2020 là 95.000 ha năm 2030 là 115.000ha.
(2). Tôm thẻ chân trắng
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức nuôi thâm canh đến năm 2020 là 90.000 ha và 2030 tăng lên 100.000 ha.
- Tạo Điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nuôi siêu thâm canh với qui mô doanh nghiệp và qui mô hộ gia đình trong các vùng quy hoạch.
4. Quy hoạch chế biến tôm nước lợ
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị trong các nhà máy hiện có để chế biến sản phẩm tôm giá trị gia tăng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất tôm nước lợ nguyên liệu, có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm. Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới hiện đại vào chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Đưa hiệu suất sử dụng thiết bị chế biến vào năm 2030 đạt 80 - 90%.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Áp dụng Khoản 3, Điều 3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ngân sách nhà nước cùng các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung, hệ thống thủy lợi, khu xử lý nước thải, chất thải ở các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung.
- Các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh tôm nước lợ theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến tôm nước lợ và được hưởng các chính sách tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và các chính sách khuyến khích khác.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
- Tạo Điều kiện thuận lợi nhập khẩu, thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh cho tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.
- Chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi và sản xuất giống tôm nước lợ.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho các hộ tham gia nuôi tôm nước lợ, đặc biệt chú trọng ở các vùng nuôi tập trung. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như đài báo, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác; tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động tuyên truyền để xây dựng được các hoạt động khuyến ngư phù hợp, hiệu quả cho từng vùng sản xuất.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong đó tạo đột phá về mô hình cấp nước biển sạch, sử dụng tiết kiệm nước và hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP) trong cung ứng nước cho vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh.
3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại
- Duy trì các thị trường truyền thống, có tỷ trọng xuất khẩu tôm nước lợ lớn. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thị trường, dung lượng thị trường và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm tôm nước lợ để chủ động trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng hóa các sản phẩm tôm nước lợ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó chú trọng sản phẩm giá trị gia tăng để tăng giá trị xuất khẩu.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm tôm nước lợ ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền và quảng cáo.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ tôm nước lợ chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm tôm nước lợ của Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.
- Hình thành kênh chia sẻ, thông báo các thông tin về thị trường tiêu thụ, biến động giá cả giữa cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp và các vùng sản xuất tôm nước lợ tập trung để Điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh trong vùng.
4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý và sản xuất tôm nước lợ phù hợp với đặc thù từng tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khuyến khích hình thành các mô hình liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) và liên kết ngang (Hợp tác xã, hội nghề nghiệp,...) để thu hút sự tham gia của các thành Phần kinh tế vào sản xuất tôm nước lợ, nâng cao giá trị sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tôm nước lợ để phục vụ sản xuất và quản lý. Tiến hành đánh số vùng nuôi, cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác theo đúng quy định cho các vùng sản xuất, các hộ/trang trại nuôi tôm và các hợp tác xã/tổ hợp tác nuôi tôm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu với các vùng sản xuất tôm nước lợ tập trung trong vùng để thông báo thường xuyên tình hình sản xuất, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường để các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất cho người sản xuất.
5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tăng cường công tác dự báo về ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu đến từng vùng để xây dựng kế hoạch sản xuất tôm nước lợ phù hợp giảm thiểu rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giống tôm, các loài thủy sản nuôi; giống lúa và các cây trồng chịu mặn thích nghi với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với các ngành giao thông, thủy lợi,...xây dựng hệ thống đê, trạm bơm nước, để ứng phó kịp thời, chủ động với các biểu hiện tiêu cực của biến đổi khí hậu có thể xảy ra.
- Bảo vệ và khôi phục dải rừng ngập mặn ven biển để hạn chế xói lở bờ biển ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm nước lợ.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia có Điều kiện tương đồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm về phát triển tôm nước lợ cả về khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh, đổi mới công nghệ nuôi thân thiện với môi trường, công nghệ chế biến tôm nước lợ theo thị hiếu tiêu dùng và thị trường xuất khẩu, đặc biệt các thị trường mới.
- Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống chất lượng cao, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường, công nghệ nuôi thương phẩm tôm nước lợ năng suất cao, bảo đảm chất lượng.
- Tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài và tổ chức quốc tế cho nghiên cứu và sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư xây dựng phát triển sản xuất tôm nước lợ trong vùng.
7. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
1. Nhóm dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi (cấp nước biển, xử lý và thải một chiều) phục vụ nuôi trồng thủy sản.
2. Xây dựng Đề án và các dự án phát triển tôm sinh thái.
3. Xây dựng đề án và các dự án nuôi tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021-2030.
4. Chương trình gia hóa chọn tạo đàn tôm bố mẹ (sú, thẻ chân trắng) chất lượng cao, sạch bệnh để cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong và ngoài vùng.
5. Dự án tăng cường năng lực chẩn đoán và phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nước lợ; mức độ phát sinh và lây nhiễm mầm bệnh từ tôm thẻ chân trắng đến các loài tôm nước lợ bản địa.
1. Tổng cục Thủy sản
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, thông tin thống kê về tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại; rà soát và đề xuất Điều chỉnh bổ sung quy hoạch trên cơ sở đề nghị của các tỉnh, biến động của thị trường và thực tiễn sản xuất tôm nước lợ; thực hiện kiểm tra, tổng hợp thông tin và định kỳ báo cáo.
- Triển khai xây dựng các đề án, đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu Mục tiêu quy hoạch đề ra.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, Điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống tôm nước lợ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ
- Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Kiểm tra Điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh, chất lượng, an toàn thực phẩm trong trong chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ.
- Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối: Rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến tôm nước lợ.
- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống nhập khẩu và sản xuất trong nước, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi và chế biến tôm nước lợ theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Trên cơ sở quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt, các địa phương triển khai thực hiện rà soát quy hoạch chi tiết phát triển nuôi tôm nước lợ của địa phương; phân vùng nuôi tập trung theo tiêu chí lựa chọn vùng nuôi, cấp mã số nhận diện ao nuôi cụ thể phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng tôm nuôi, tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thống kê, quản lý diện tích và sản lượng kịp thời, gắn với thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định pháp luật.
4. Hội và các Hiệp hội ngành hàng khác
- Hội và các Hiệp hội giám sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, phát hiện, kiến nghị đến các cơ quan chức năng Điều chỉnh bổ sung qui hoạch, và các cơ chế, chính sách thực hiện qui hoạch, đồng thời kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng theo quy hoạch về nuôi tôm nước lợ.
- Vận động hội viên và tham gia tổ chức liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, kết nối giữa các hội viên với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
5. Doanh nghiệp, cá nhân nuôi tôm nước lợ
Nghiêm chỉnh thực hiện quy hoạch về quy định vùng nuôi, nuôi theo quy định và hướng dẫn đã được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ban hành; xây dựng và phát triển thương hiệu tôm nước lợ Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TT | Tỉnh | QH 2020 | TN 2030 | ||||
Tổng | Tôm Sú | Tôm TCT | Tổng | Tôm Sú | Tôm TCT | ||
1 | Long An | 4.400 | 1.800 | 2.600 | 4.400 | 1.800 | 2.600 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 3.500 | 900 | 2.600 | 3.500 | 900 | 2.600 |
2 | Tiền Giang | 4.000 | 2.800 | 1.200 | 4.000 | 2.700 | 1.300 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 1.900 | 700 | 1.200 | 2.000 | 700 | 1.300 |
3 | Bến Tre | 32.500 | 24.700 | 7.800 | 32.200 | 24.200 | 8.000 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 11.800 | 4.000 | 7.800 | 12.000 | 4.000 | 8.000 |
4 | Trà Vinh | 25.000 | 23.400 | 1.600 | 25.000 | 23.400 | 1.600 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 10.100 | 8.500 | 1.600 | 10.100 | 8.500 | 1.600 |
5 | Sóc Trăng | 47.300 | 27.500 | 19.800 | 47.000 | 27.200 | 19.800 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 31.800 | 12.000 | 19.800 | 31.800 | 12.000 | 19.800 |
6 | Bạc Liêu | 131.000 | 122.000 | 9.000 | 127.700 | 117.700 | 10.000 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 27.900 | 18.900 | 9.000 | 28.900 | 18.900 | 10.000 |
7 | Cà Mau | 313.000 | 272.000 | 41.000 | 321.500 | 272.800 | 48.700 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 51.600 | 10.600 | 41.000 | 64.300 | 15.600 | 48.700 |
8 | Kiên Giang | 92.800 | 85.800 | 7.000 | 108.200 | 100.200 | 8.000 |
| Tr.đó nuôi BTC/TC | 16.400 | 9.400 | 7.000 | 17.400 | 9.400 | 8.000 |
Tổng cộng | 650.000 | 560.000 | 90.000 | 670.000 | 570.000 | 100.000 | |
Tr.đó nuôi BTC/TC | 155.000 | 65.000 | 90.000 | 170.000 | 70.000 | 100.000 |
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo QĐ số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT)
STT | Tỉnh | Tôm Sú | Tôm TCT |
Huyện, thị, thành phố. | Huyện, thị, thành phố. | ||
1 | Long An | - Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Thâm canh, bán thâm canh). | - Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Thâm canh/Bán thâm canh). |
2 | Tiền Giang | - Gò Công Đông, Tân Phú Đông (Thâm canh, bán thâm canh). - Tân Phú Đông (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). | - Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Thâm canh/Bán thâm canh). |
3 | Bến Tre | - Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến). - Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). - Bình Đại (Nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng và quảng canh). | - Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Thâm canh/Bán thâm canh). |
4 | Trà Vinh | - Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành (Thâm canh, bán thâm canh). - Duyên Hải, Trà Cú (Quảng canh cải tiến). - Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). | - Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành (Thâm canh/Bán thâm canh). |
5 | Sóc Trăng | - Tx. Vĩnh Châu,Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên (Thâm canh, bán thâm canh). - Tx. Vĩnh Châu,Trần Đề, Mỹ Xuyên (Quảng canh cải tiến). - Tx. Vĩnh Châu Mỹ Xuyên (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). | - Tx. Vĩnh Châu và các huyện Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên (Thâm canh/Bán thâm canh). |
6 | Bạc Liêu | - Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Tp. Bạc Liêu (Thâm canh, bán thâm canh). - Vĩnh Lợi, Hồng Vân, Phước Long, Giá Rai (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). - Tp Bạc Liêu, Hòa Bình và Đông Hải (Nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng và quảng canh). | - Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Tp. Bạc Liêu (Thâm canh/Bán thâm canh). |
7 | Cà Mau | - Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình và Ngọc Hiển (Thâm canh, bán thâm canh). - Tp.Cà Mau, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Thới Bình (Quảng canh cải tiến). - Trần Văn Thời, Cái Nước, Thái Bình, U Minh (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). - U Minh, Trần Văn Thời (Nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng và quảng canh). | - Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình và Ngọc Hiển (Thâm canh/Bán thâm canh). |
8 | Kiên Giang | - Tx. Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương (Thâm canh, bán thâm canh). - Tx. Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, U Minh Thượng (Quảng canh cải tiến). - Tx. Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, U Minh Thượng (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). | - Tx. Hà Tiên và các huyện Giang Thành, Kiên Lương (Thâm canh/Bán thâm canh). |
- 1 Quyết định 591/QĐ-BNN-KH năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Quyết định 591/QĐ-BNN-KH năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1 Công văn 7951/BNN-TCTS về tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 5 Công văn 1116/TCTS-NTTS năm 2014 tăng cường quản lý, hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại tỉnh phía Nam do Tổng cục Thủy sản ban hành
- 6 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông báo 6447/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 12 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 13 Công văn số 640/TS-NTTS của Bộ Thủy sản về việc chỉ đạo nuôi tôm nước lợ năm 2006 đối với các tỉnh ven biển phía Bắc và miền Trung
- 1 Công văn số 640/TS-NTTS của Bộ Thủy sản về việc chỉ đạo nuôi tôm nước lợ năm 2006 đối với các tỉnh ven biển phía Bắc và miền Trung
- 2 Thông báo 6447/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 1116/TCTS-NTTS năm 2014 tăng cường quản lý, hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại tỉnh phía Nam do Tổng cục Thủy sản ban hành
- 4 Công văn 7951/BNN-TCTS về tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 591/QĐ-BNN-KH năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn