BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6447/TB-BNN-VP | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2012 |
Ngày 12 tháng 12 năm 2012 tại tỉnh Bến Tre, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Vũ Văn Tám; Phó Chủ tịch UBND Bến Tre Trần Anh Tuấn; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ: Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Bộ; các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản: I, II, III; Viện Môi trường nông nghiệp; Trường Đại học Cần Thơ; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ven biển; đại diện Hội Nghề cá VN, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; một số doanh nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và hộ nuôi tôm.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo và ý kiến của đại biểu tham dự hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận như sau:
Tôm là mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam, một số địa phương vùng ĐBSCL tôm đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh. Thời gian qua Chính phủ đã quan tâm hỗ trợ phát triển nuôi tôm, nhằm góp phần phát triển ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế các địa phương. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước các khó khăn của ngành nuôi tôm, nhất là về dịch bệnh tôm, Bộ đã tổ chức họp bàn nhiều lần, đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tôm. Trong năm 2012, có 3 vấn đề nổi lên là: Dịch bệnh tiếp tục bùng phát gây thiệt hại nặng cho người nuôi, nhất là hội chứng gan tụy; thị trường xuất khẩu tôm gặp một số rào cản thương mại từ nhà nhập khẩu về hàm lượng Ethoxyquin; vốn cho nuôi tôm khó khăn. Tuy vậy, với sự nỗ lực rất cao của bà con nông dân và sự quan tâm sát sao của Chính phủ, của Bộ, đã hạn chế được các khó khăn tổn thất do dịch bệnh tôm gây ra, ngành tôm duy trì được sản lượng, xuất khẩu tương đương so cùng kỳ năm trước.
Trước tình hình đó, sang năm 2013, toàn ngành phải nỗ lực cao hơn nữa để khắc phục các khó khăn vướng mắc, thách thức đang đặt ra, không chỉ duy trì mà tiếp tục phát triển ngành tôm nước lợ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Các giải pháp cần thực hiện như sau:
1. Về phòng chống dịch bệnh tôm:
1.1. Giao Tổng cục Thủy sản lấy ý kiến các địa phương, các nhà khoa học, tham khảo ý kiến người nuôi, sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy trình nuôi tôm giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh tôm (trước 15/01/2013). Các Sở Nông nghiệp và PTNT đóng góp ý kiến vào dự thảo quy trình nuôi của Tổng cục Thủy sản đã đưa ra, trên cơ sở cụ thể hóa ở địa phương, gửi Tổng cục Thủy sản để sớm ban hành quy trình này.
1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
- Tăng cường kiểm soát con giống (cả giống trong nước và nhập khẩu), trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm khắc các vi phạm, phối hợp với các Bộ, ngành giám sát đặc biệt việc nhập khẩu giống từ các nước có bệnh tôm tương tự;
- Chỉ đạo quyết liệt việc triển khai Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và PTNT việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt trong tháng 12/2012 - đầu tháng 01/2013 đồng loạt kiểm tra về điều kiện sản xuất kinh doanh chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường;
- Quản lý chặt chẽ việc mua bán, sử dụng các loại thuốc trừ sâu;
- Tổ chức chỉ đạo phòng chống đồng bộ các loại dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, chủ động có kế hoạch chuẩn bị các loại vật tư phòng chống dập dịch;
- Tổ chức quy hoạch và hướng dẫn thực hiện quy hoạch các vùng nuôi tôm, hướng dẫn bà con nông dân quản lý chặt chẽ các vùng nuôi, tổ chức liên kết sản xuất trong các vùng nuôi tôm;
- Rà soát để tăng cường bộ phận chuyên trách quản lý nhà nước về thủy sản ở địa phương, đặc biệt là lực lượng cán bộ thú y thủy sản.
1.3. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa;
- Xem xét, tổ chức tăng cường liên kết với người nuôi, với các cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường sức mạnh tổng hợp đối phó với dịch bệnh tôm và phát triển nuôi tôm;
Để tháo gỡ các khó khăn từ các rào cản của thị trường nhập khẩu, nhất là Ethoxyquin:
2.1. Giao Tổng cục Thủy sản nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến của các doanh nghiệp sớm đề xuất hướng dẫn các giải pháp khắc phục Ethoxyquin trong nuôi tôm.
2.2. Đề nghị Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có báo cáo đề xuất cụ thể nội dung đàm phán với thị trường nhập khẩu về giới hạn Ethoxyquin.
2.3. Giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đẩy mạnh công tác quản lý xuất khẩu tôm; kiểm tra lại tình hình thanh/kiểm tra của các tổ chức nước ngoài đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu tôm, đề xuất Bộ chỉ đạo.
2.4. Giao Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và thủy sản và Tổng cục Thủy sản tăng cường công tác xúc tiến thương mại ngành tôm.
3. Về giải quyết khó khăn về vốn đầu tư nuôi tôm:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về ưu tiên đầu tư cho ngành nông nghiệp, giao Tổng cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan liên quan để báo cáo Bộ đề nghị Chính phủ ưu tiên đưa con tôm vào đối tượng nuôi được hỗ trợ vay vốn. Đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo hệ thống tín dụng trên địa bàn thực hiện chủ trương trên của Chính phủ.
4. Về phát triển ngành tôm lâu dài:
- Giao các Viện Nghiên cứu NTTS I, II, III; Viện Môi trường nông nghiệp tiếp tục huy động tổng lực để nghiên cứu làm rõ nguyên nhân dịch bệnh tôm nước lợ và giải pháp phòng chống;
- Giao Tổng cục Thủy sản xây dựng Dự án phát triển đàn tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng trong nước;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các Sở Nông nghiệp và PTNT bố trí kinh phí để tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân;
- Các địa phương chủ động hỗ trợ bà con về giống khi có rủi ro theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 7951/BNN-TCTS về tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông báo 6885/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội thảo phát triển nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền Trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY năm 2015 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Thông báo 5908/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 1254/TY-TS năm 2014 hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ do Cục Thú y ban hành
- 7 Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Thông báo 5908/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY năm 2015 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông báo 6885/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội thảo phát triển nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền Trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Công văn 1254/TY-TS năm 2014 hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ do Cục Thú y ban hành
- 5 Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Công văn 7951/BNN-TCTS về tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành