UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2014/QĐ-UBND | Thái nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 29/11/2003;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3131/TTr-STC ngày 17/12/2014, Công văn số 595/STP-XDVB ngày 16/12/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định áp dụng bảng đơn giá bồi thường cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. (Có Quy định và Bảng đơn giá chi tiết kèm theo)
Điều 2. Thời gian và quy định áp dụng:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 và thay thế các Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh, bổ sung đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
2. Các dự án đầu tư xây dựng mà phương án dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có thông báo trả tiền trước ngày Quyết định có hiệu lực thì thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Các dự án đầu tư xây dựng mà phương án dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt hoặc đã phê duyệt nhưng chưa có thông báo trả tiền thì được lập lại theo đơn giá này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bảng đơn giá kèm theo Quyết định này áp dụng để tính bồi thường đối với cây cối, hoa màu hiện có trên đất tại thời điểm kiểm kê, trồng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đúng mật độ, phù hợp với tiêu chuẩn giống cây, con theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền ban hành.
5. Những loại cây cối, hoa màu chưa có trong bảng giá kèm theo Quyết định này, UBND các huyện, thành phố, thị xã điều tra, khảo sát giá cả trên thị trường và giá các loại cây tương ứng trong bảng giá, tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh Quyết định.
Điều 3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 4. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào các quy định hiện hành về mật độ cây trồng, vật nuôi để hướng dẫn cụ thể về mật độ cây trồng, vật nuôi là thủy sản thực hiện trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Chủ dự án và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ÁP DỤNG BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số: 56/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
I. Đối tượng áp dụng
Bảng đơn giá bồi thường cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi nhà nước thu hồi đất được áp dụng để tính bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi phải chặt hạ cây cối, phá dỡ hoa màu để thực hiện các dự án được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
II. Nguyên tắc bồi thường cây trồng, vật nuôi
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai ngày 29/11/2013.
2. Chỉ bồi thường cho các loại cây như sau: Cây trồng lâu năm có trước thời điểm công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; cây trồng hàng năm bao gồm cả cây giống và cây ươm trên đất có trước thời điểm thông báo thu hồi đất. Không bồi thường, không hỗ trợ cây trồng phát sinh sau thời điểm nêu trên. Việc bồi thường trên nguyên tắc thống kê thực tế số lượng cây đang trồng trên diện tích đất thu hồi tại thời điểm tổ chức kiểm kê và đối với cây trồng lâu năm phải được chủ sở hữu bảo vệ cho đến khi thanh toán tiền, bàn giao mặt bằng mới được chặt hạ hoặc di chuyển.
3. Giá bồi thường cây cối, hoa màu quy định tại bảng đơn giá kèm theo Quyết định này được xác định cho cây trồng theo đúng quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, mật độ quy định và hệ số xen canh cho phép của cấp có thẩm quyền. Đối với vườn ươm, cây giống phải đảm bảo số lượng cây trên một đơn vị diện tích. Nếu cây trồng không đúng quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, mật độ quy định thì khi tính bồi thường phải chiết giảm theo hệ số tương ứng.
4. Cây lâu năm do hộ gia đình, cá nhân trồng được phép tồn tại trong hành lang giao thông do nhà nước quản lý, khi dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường mà phải chặt hạ; Cây trồng lâu năm dưới hành lang lưới điện theo quy định của ngành điện không được tồn tại phải chặt hạ mà cây cối đó có trước thời điểm công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, không có hành vi lợi dụng chính sách để bồi thường; Cây trồng sát nhà, cây đứng độc lập trên diện tích đất thu hồi chưa đủ hạn mức theo quy định về mật độ cây trồng tính cho 01 cây thì được tính bồi thường hệ số 1 theo đơn giá bồi thường cho cây cùng chủng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc cùng có khả năng cho sản phẩm được quy định tại Quyết định này.
5. Cây mới trồng được quy định đường kính gốc, độ cao trong bảng đơn giá là cây đủ tiêu chuẩn xuất giống, thời gian đầu tư được xác định là 06 tháng.
6. Đối với vật nuôi: Chỉ xác định bồi thường cho sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến kỳ thu hoạch.
III. Các trường hợp cây trồng, vật nuôi không được bồi thường
1. Cây con tự mọc ở vườn tạp, cây do vãi hạt tự mọc không đủ tiêu chuẩn vườn ươm, không đảm bảo chất lượng, mật độ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
2. Cây cối, hoa màu trồng sau thời điểm công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đối với cây trồng lâu năm, sau thời điểm thông báo thu hồi đất đối với cây trồng hàng năm bao gồm cả cây giống và cây ươm trên đất (kể cả cây trồng đúng mật độ, tiêu chuẩn kỹ thuật).
3. Đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản: chỉ bồi thường cho diện tích có sản lượng lúa, hoa màu, thủy sản bị thiệt hại thực tế. Không bồi thường sản lượng đối với đất bỏ trống không trồng lúa, trồng màu hoặc ao hồ không nuôi trồng thủy sản.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH BỒI THƯỜNG
I. Các trường hợp cây trồng phải xác định lại đơn giá bồi thường
1. Cây mới trồng trên 03 tháng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, mật độ nhưng đường kính gốc của cây chưa đủ tiêu chuẩn cây giống theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành thì bồi thường bằng giá cây giống tại thời điểm kiểm kê.
2. Cây mới trồng trên 03 tháng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, mật độ đã thống kê nhưng chưa thanh toán tiền đã chết hoặc đã di chuyển thì bồi thường bằng 30% giá cây giống cùng chủng loại tại thời điểm kiểm kê.
3. Trường hợp vườn cây trồng một loại hay nhiều loại cây có mật độ dày hơn so với tiêu chuẩn định mức kỹ thuật thì phải xác định lại mật độ cây trồng, đơn giá bồi thường được xác định theo công thức sau:
Đơn giá bồi thường cho từng loại cây cụ thể | = | Đơn giá của từng loại cây (theo bảng đơn giá kèm theo quyết định này) | x | Hệ số giá bồi thường H |
Hệ số giá bồi thường (H) được tính như sau:
Hệ số giá bồi thường cho từng loại cây cụ thể = . Trong đó:
- S1 là tổng diện tích đất trồng cây thực tế bị thu hồi
- S2 là tổng diện tích đất theo định mức kỹ thuật, mật độ cây trồng quy định của các loại cây trồng thực tế.
- 1,2 là hệ số cây trồng xen canh.
- H luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1. Trường hợp cây trồng thưa, hệ số giá bồi thường lớn hơn 1 thì được tính bằng 1.
Cách tính S1: Là tổng diện tích đất trồng cây thực tế bị thu hồi:
- Cây trồng thâm canh theo kiểu nhà vườn hay cây vườn tạp thì S1 được xác định là toàn bộ diện tích đất bị thu hồi.
- Cây trồng trên thửa đất ở và đất vườn cùng thửa đất ở thì S1 được xác định là tổng diện tích đất bị thu hồi (đất ở và đất vườn cùng thửa) trừ đi (-) diện tích đã xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc.
Cách tính S2: Tổng diện tích đất theo định mức kỹ thuật quy định của các loại cây trồng thực tế được tính bằng tổng diện tích định mức đất cho một loại cây trồng cụ thể (theo mật độ quy định đối với từng loại cây trồng) nhân với (x) số lượng cây trồng thực tế của từng loại cây.
Ví dụ: Gia đình ông Nguyễn Văn A bị thu hồi 1.000m2 đất trồng cây, trên diện tích này gia đình đã trồng 30 cây vải thiều, 20 cây bưởi, 10 cây hồng.
Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật và mật độ cây trồng quy định:
- Đất trồng vải, nhãn theo định mức: 25m2/cây
- Đất trồng bưởi theo định mức: 20m2/cây
- Đất trồng hồng theo định mức: 16,7m2/cây
Tổng diện tích đất theo định mức kỹ thuật của 3 loại cây được tính là:
(30 cây vải thiều x 25m2) + (20 cây bưởi x 20m2) + (10 cây hồng x 16,7m2) = 1.317m2
Hệ số giá bồi thường (H) = = 0,91
- Đơn giá bồi thường cho 01 cây vải thiều có ĐK gốc > 5cm đến 7cm là 179.500 đồng x 0,91 = 163.345 đồng/cây.
- Đơn giá bồi thường cho 01 cây bưởi có ĐK gốc > 3cm đến 5cm là 120.000 đồng x 0,91 = 109.200 đồng/cây.
- Đơn giá bồi thường cho 01 cây hồng có ĐK gốc > 15cm đến 18cm là 522.500 đồng x 0,91 = 475.475 đồng/cây.
II. Phương pháp xác định các tiêu thức để tính bồi thường cây trồng, vật nuôi
1. Cây ăn quả
a) Cách xác định đường kính gốc
Việc bồi thường đối với cây ăn quả dựa trên tiêu thức đường kính gốc và khả năng cho thu hoạch sản phẩm, đường kính gốc được xác định cụ thể như sau:
- Đối với cây trồng hạt hoặc chiết cành: Đường kính gốc của cây được đo sát phía trên phần rễ nổi (cổ rễ), nếu cây không có rễ nổi thì đường kính gốc được đo sát mặt đất.
- Đối với cây trồng bằng phương pháp ghép cành: Đường kính gốc của cây được đo kể từ vết cắt của mắt gốc ghép hoặc đo cách mặt đất 15cm.
- Trường hợp cây có nhiều thân mọc trên một gốc sát mặt đất thì đường kính gốc được xác định bằng đường kính của từng thân cây cộng lại (đo cách mặt đất 15cm).
b) Mật độ, khoảng cách cây trồng:
- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng loại cây trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Trường hợp cây ăn quả như nhãn, vải, mít, hồng, xoài,…trong thời gian mới trồng chưa cho thu hoạch còn đất trống có thể trồng xen canh các loại cây ngắn ngày hoặc trồng cây ăn quả là loại cây thấp, tán nhỏ, nhanh cho thu hoạch như dứa, đu đủ, đỗ, lạc,…Việc thực hiện xen canh trong sản xuất phải theo nguyên tắc chỉ được trồng xen những loại cây trồng phù hợp, có tầng tạo tán cây cách biệt nhau và mật độ cây trồng xen canh được tính bằng tổng mật độ của hai loại cây trồng đó.
2. Cây công nghiệp
a) Cây công nghiệp là cây gỗ lớn như: quế, hồi, trẩu, sở,…Cách xác định đường kính gốc như sau:
- Cây mới trồng từ 03 tháng đến 01 năm đường kính gốc được đo sát mặt đất.
- Cây trồng đang ở thời kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ hết năm thứ nhất đến hết năm thứ 03), cây chưa khép tán thì đường kính gốc được đo sát mặt đất, với điều kiện chiều cao cây < 3m và đường kính sát gốc ≤ 5cm.
- Trường hợp cây trồng đã khép tán hoặc cây đang trong thời kỳ kinh doanh (đã cho sản phẩm) có chiều cao cây ≥ 3m thì đường kính gốc được đo cách mặt đất 1,3m.
b) Cây chè xanh
- Tuổi của cây được xác định như sau:
+ Chè mới trồng được xác định thời gian trồng < 1 năm.
+ Chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Là cây được trồng từ 1 năm đến hết năm thứ 3.
+ Chè trong thời kỳ kinh doanh cho sản lượng thu hoạch tính từ năm thứ 4 trở đi. (Trong thời kỳ kinh doanh tán chè ≤ 0,3m2/cây được bồi thường bằng giá cây chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản).
- Tuỳ từng điều kiện đất đai, độ phì nhiêu của đất và giống chè mà Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và chủ dự án lập biên bản xác định thời kỳ sinh trưởng và mức già cỗi của cây chè để bồi thường theo quy định.
- Chè đang trong thời kỳ đốn để tạo tán mới, chưa được quy định trong bảng đơn giá thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và Chủ dự án căn cứ đường kính gốc của cây, lập biên bản xác định thời kỳ sinh trưởng cụ thể để tính bồi thường cho phù hợp.
- Trường hợp cây chè trồng thưa không đúng quy cách so với quy định có thể xác định số khóm quy ra mét vuông (m2). Mỗi mét vuông chè đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản phải có tối thiểu 03 khóm, trong thời kỳ kinh doanh có đường kính tán ≥ 0,4m2 phải có tối thiểu 02 khóm, đường kính tán < 0,4m2 phải có tối thiểu 03 khóm.
- Cây che bóng cho cây chè được quy định là những cây có tán thưa nhằm che bóng cho chè, tận dụng đất đai, hạn chế sói mòn, bảo vệ đất, đảm bảo điều kiện cho cây chè sinh trưởng và phát triển, mật độ trồng xen canh tối đa là 400 cây/ha.
c) Cây mía: Quy định bồi thường theo mét dài (md), mét luống, trường hợp trồng không thành luống hoặc trồng thưa phải căn cứ số khóm để quy ra mét luống, mỗi mét luống có tối thiểu 4 khóm hoặc 12 cây mía trưởng thành.
d) Các loại cây công nghiệp khác: Áp dụng theo bảng đơn giá bồi thường kèm theo Quyết định này.
3. Cây bóng mát, hoa và cây cảnh
a) Đối với cây bóng mát như: bàng, phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng,…đường kính gốc được đo như sau: Cây còn nhỏ, chưa có độ che phủ, cây chưa khép tán, chiều cao cây <3m thì đường kính gốc được đo sát mặt đất với điều kiện đường kính gốc nhỏ hơn hoặc bằng 5cm; Khi cây đã khép tán, chiều cao cây ≥ 3m đường kính gốc đo cách mặt đất là 1,3m.
b) Các loại hoa trồng trên đất (chưa đến kỳ thu hoạch), bồi thường như đối với hoa trồng chuyên canh theo bảng đơn giá quy định tại Quyết định này. Nếu hoa không trồng theo luống thì căn cứ theo mật độ quy định của từng loại hoa cụ thể để quy ra mét vuông để tính bồi thường.
c) Cây cảnh trồng trên đất đơn giá bồi thường tính theo cây, thực tế có loại trồng thành khóm (nhiều cây trong một khóm) thì căn cứ vào quy cách, mật độ trồng cây cảnh để tính bồi thường.
4. Cây lấy gỗ, cây lâm nghiệp
a) Cây mới trồng từ 03 tháng đến 01 năm, đường kính gốc được đo sát mặt đất. Cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ hết năm thứ nhất đến hết năm thứ 03), cây chưa khép tán có chiều cao cây <3m thì đường kính gốc được đo sát mặt đất (với điều kiện đường kính sát gốc ≤ 5cm).
b) Trường hợp cây đã khép tán, đã đến kỳ khai thác có chiều cao cây ≥ 3m thì đường kính gốc được đo cách mặt đất 1,3m.
c) Chỉ bồi thường công chặt hạ đối với cây đã đến kỳ khai thác.
5. Cây vườn ươm (đủ tiêu chuẩn vườn ươm theo quy định)
a) Vườn ươm đủ tiêu chuẩn: Là cơ sở sản xuất cây giống được làm đất kỹ theo đúng hướng dẫn về kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành, phải có nhà ươm cây và các loại nguyên liệu lợp che, có tường bao xung quanh, có dao, kéo cắt cành ghép mắt, có thùng tưới, vòi phun, bình phun ẩm, bình phun thuốc trừ sâu, phân bón, khay chậu để đựng cành, cây non và hạt giống.
b) Cây giống ươm trong bầu và cây vườn ươm trồng đất theo tiêu chuẩn vườn ươm chỉ hỗ trợ công di chuyển.
c) Đối với cây ăn quả, cây lâm nghiệp gieo trên đất chưa đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm nhân giống thì mật độ được tính bằng 150% so với cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
6. Cây trồng hàng năm
a) Chỉ bồi thường đối với sản lượng lúa và hoa màu chưa đến kỳ thu hoạch, không bồi thường đối với sản lượng lúa và hoa màu đã đến kỳ thu hoạch tại thời điểm thông báo thu hồi đất.
b) Mức bồi thường sản lượng đối với cây lương thực, cây rau màu được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một vụ cho năng suất cao nhất của cây trồng chính trong ba năm liền kề theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thông báo thu hồi đất.
c) Cây trồng chính trồng trên đất nông nghiệp được xác định là cây lúa, nông sản cùng loại ở địa phương là thóc sạch.
d) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ dự án và UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi lập biên bản kiểm kê cụ thể diện tích đất thu hồi, diện tích đất trồng cây thực tế, diện tích đất bỏ trống làm căn cứ lập phương án dự toán bồi thường cây cối hoa màu theo quy định.
7. Cây trồng làm hàng rào
Là loại cây trồng nhằm mục đích làm hàng rào bảo vệ, phải đảm bảo đủ kín có độ cao từ 50cm trở lên (như hàng rào mây, gai, găng, xương rồng, dâm bụt,…), nếu trồng quá thưa chưa đảm bảo yêu cầu để bảo vệ thì phải quy ra mét dài (md) để xác định cho phù hợp. Trường hợp tre trồng ở hàng rào mọc thành khóm cho thu hoạch cây hàng năm thì được bồi thường bằng giá cây tre theo quy định tại bảng đơn giá kèm theo Quyết định này.
8. Cây dược liệu
Là loại cây trồng nhằm mục đích làm thuốc chữa bệnh, phải đảm bảo được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Nếu trồng quá dày, chưa đảm bảo yêu cầu về mật độ thì chỉ được tính theo mật độ trồng cây tối đa được cơ quan quản lý chuyên ngành quy định.
9. Sản lượng nuôi trồng thủy sản
a) Chỉ bồi thường đối với sản lượng thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch (là mức thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm); trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do việc di chuyển gây ra.
b) Không bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch./.
- 1 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2 Quyết định 35/2012/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1 Quyết định 35/2015/QĐ-UBND Quy định về giá bồi thường cây trồng và vật nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tạm thời giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND đính chính Phụ lục Quyết định 56/2014/QĐ-UBND Quy định áp dụng bảng đơn giá bồi thường cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND bổ sung Đơn giá bồi thường Nghêu nuôi vào Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An kèm theo Quyết định 27/2013/QĐ-UBND
- 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7 Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng, hoa màu cho người bị thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Quyết định 19/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND
- 9 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Bảng đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10 Quyết định 10/2014/QĐ-UBND điều bảng đơn giá bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 03/2013/QĐ-UBND
- 11 Luật đất đai 2013
- 12 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 13 Luật giá 2012
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2 Quyết định 35/2012/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3 Quyết định 10/2014/QĐ-UBND điều bảng đơn giá bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 03/2013/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Bảng đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND bổ sung Đơn giá bồi thường Nghêu nuôi vào Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An kèm theo Quyết định 27/2013/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng, hoa màu cho người bị thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Quyết định 19/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND
- 7 Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tạm thời giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8 Quyết định 35/2015/QĐ-UBND Quy định về giá bồi thường cây trồng và vật nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên