ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 562/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 25 tháng 04 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÂN CÔNG CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH12 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính ban hành quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế;
Căn cứ Nghị quyết số 69/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Giao Cục Thuế chủ trì xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí phân công cơ quan thuế quản lý trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc KBNN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CÔNG CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định phân công cơ quan Thuế (Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế) quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong các trường hợp sau đây:
1. Doanh nghiệp mới thành lập; tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý), thay đổi địa chỉ trụ sở (dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý) theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức khác thực hiện đăng ký thuế mới, tổ chức lại hoạt động (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập), chuyển đổi loại hình hoạt động dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế.
3. Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, cá nhân khác thực hiện đăng ký thuế mới, tái hoạt động, thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế.
4. Người nộp thuế đang hoạt động đã được phân công cơ quan Thuế (Cục Thuế tỉnh hoặc Chi cục Thuế) quản lý trước thời điểm ban hành quy định này thì thực hiện theo các quy định phân công tại thời điểm đó, trừ trường hợp phân công quản lý người nộp thuế và quản lý khoản thu cho Tổng cục Thuế quản lý theo Điều 5 và các trường hợp phân công theo Điều 7, Điều 8 tại quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
- Cơ quan Thuế, gồm: Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế các huyện, thành phố.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
III. Yêu cầu đối với phân công cơ quan Thuế quản lý đối với người nộp thuế:
1. Phù hợp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương; phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn;
2. Phù hợp với năng lực quản lý của Cục Thuế, Chi cục Thuế; đảm bảo sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.
3. Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của người nộp thuế, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trong tỉnh.
4. Thực hiện tự động trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế của ngành Thuế và đồng bộ, thống nhất với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
IV. Phân công Cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế:
1. Người nộp thuế do Cục Thuế tỉnh quản lý (trừ người nộp thuế, khoản thu do Tổng cục Thuế quản lý tại Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính):
a) Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp khác có vốn điều lệ (hoặc vốn đầu tư) từ 10 tỷ đồng trở lên.
- Doanh nghiệp dự án hoặc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án) BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, như hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng, khai khoáng.
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh.
- Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; Doanh nghiệp có quan hệ liên kết, quan hệ với một trong các thành viên góp vốn với doanh nghiệp theo quy định của giao dịch kinh doanh giữa các bên có liên kết đang do Cục Thuế tỉnh quản lý trực tiếp; doanh nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn kê khai tập trung tại trụ sở chính và phân bổ số nộp ngân sách cho các địa bàn.
b) Đối với người nộp thuế là tổ chức:
- Tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí (trừ lệ phí trước bạ) do cơ quan cấp Trung ương và cấp tỉnh thành lập.
- Chủ dự án ODA, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA.
- Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
- Tổ chức chi trả thu nhập khẩu trừ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc chỉ phát sinh hoàn thuế, gồm: cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương; cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan khác ở cấp tỉnh; cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; cơ quan lãnh sự; văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
c) Đối với cá nhân:
- Cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).
- Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình dự án ODA; chương trình dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Người Việt Nam làm việc cho văn phòng đại diện của các tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc tại Việt Nam thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân.
2. Người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý
Chi cục Thuế quản lý trực tiếp các người nộp thuế còn lại sau khi trừ các người nộp thuế, các khoản thu do Tổng cục Thuế và Cục Thuế quản lý theo quy định có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện, thành phố.
3. Người nộp thuế là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức (trừ chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức do Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính).
a) Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức cùng địa bàn cấp tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở thì phân công cơ quan thuế quản lý theo cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, tổ chức.
b) Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức không cùng địa bàn cấp tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở thì phân công cơ quan thuế quản lý theo cấp của cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, tổ chức (doanh nghiệp, tổ chức do Cục Thuế quản lý thì chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức cũng do Cục Thuế quản lý).
4. Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh thực hiện phân công cho cơ quan thuế đang quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
5. Đối với tổ chức được cơ quan thuế ký hợp đồng ủy nhiệm thu thực hiện phân công cho cơ quan thuế có hợp đồng ủy nhiệm thu.
6. Đối với các nội dung khác liên quan đến phân công cơ quan thuế quản lý được thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc các cơ quan đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Cục Thuế tỉnh tổng hợp) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
- 1 Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 1064/QĐ-UBND năm 2017 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 722/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 682/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án phân công cơ quan Thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5 Quyết định 466/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phân công cơ quan quản lý thuế do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6 Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND về quy định tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8 Nghị quyết 69/2016/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020
- 9 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Luật Doanh nghiệp 2014
- 12 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 13 Luật quản lý thuế 2006
- 1 Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND về quy định tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2 Quyết định 682/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án phân công cơ quan Thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3 Quyết định 1064/QĐ-UBND năm 2017 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 722/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5 Quyết định 466/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phân công cơ quan quản lý thuế do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6 Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa