Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 584/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, NHẤT LÀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, Khóa XIX về đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 30/9/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII - kỳ họp thứ 3 về Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 159/TTr-SGTVT ngày 21/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung cụ thể sau:

I. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi của Đề án

1. Quan điểm

a) Thị trường giữ vai trò quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từ sử dụng ngân sách nhà nước sang chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.

b) Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình, dự án có tác dụng lan tỏa lớn, thật sự cần thiết, cấp bách; các công trình an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư; hỗ trợ các công trình, hạng mục công trình cụ thể để khuyến khích thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

c) Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải đồng bộ và hiện đại; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực; phát huy hiệu quả của liên kết vùng.

d) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp của toàn dân; Nhà nước khuyến khích tổ chức, công dân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa các hình thức đầu tư.

2. Mục tiêu: Huy động nguồn lực xã hội cùng với ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu đưa Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Phạm vi

a) Về không gian: Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đảm bảo hài hòa, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các Quy hoạch thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác trên địa bàn tỉnh.

b) Về thời gian: Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Về hạ tầng giao thông

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm kết nối tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực; kết nối trung tâm của tỉnh tới trung tâm các huyện; khu kinh tế, các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa, cứng hóa 100% đường tỉnh, 85% đường huyện và 65% đường xã; trong đó:

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Quốc lộ 24 (đoạn Phổ Phong - thị trấn Ba Tơ) và tiếp tục đầu tư đoạn còn lại đi Kon Plông; Quốc lộ 1 (đoạn Dốc Sỏi - Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP); đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn 1; đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện miền Tây Quảng Ngãi (đoạn Long Môn - Sơn Kỳ); cảng Bến Đình; sửa chữa bến cập tàu đảo Bé; các trục giao thông chính ở các huyện; đường đến trung tâm các xã.

- Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương và cân đối nguồn lực của tỉnh để thực hiện đầu tư các dự án: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B (đoạn qua trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh); nâng cấp đường Quảng Ngãi - Chợ Chùa; đoạn còn lại của tuyến Sơn Hà - Sơn Tây; cầu cửa Đại; đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn 1; đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn II (ưu tiên đầu tư đoạn từ xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi đến xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức); đường Minh Long - Ba Động (ưu tiên đầu tư trước đoạn Ba Động - Ba Điền); đường Sơn Liên - cầu Tà Meo; đường Eo Chim - Trà Nham - dốc Bình Minh; tuyến ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát); tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham, giai đoạn 2) và một số tuyến đường từ các xã của huyện Tây Trà, Sơn Hà vào các tuyến đường tỉnh.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Đường cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định; đầu tư Trạm dừng nghỉ kết hợp bến xe khách tại huyện Đức Phổ; bến xe mới Quảng Ngãi; các bến xe hoặc bãi đỗ xe tại các huyện; bãi đậu xe công cộng tại các trung tâm kinh tế, thương mại; hạ tầng và các dịch vụ trên bờ phục vụ hoạt động cảng Sa Kỳ, cảng Bến Đình; tàu vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé, Vạn Tường - Lý Sơn,...

2. Về hạ tầng đô thị

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp; trong đó:

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Hạ tầng thành phố Quảng Ngãi: Hoàn thành đưa vào sử dụng các tuyến đường: bờ Nam sông Trà Khúc, Nguyễn Trãi (giai đoạn 2), Nguyễn Công Phương (giai đoạn 2), cầu Thạch Bích, khu dân cư phục vụ tái định cư Trung tâm hành chính tỉnh và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu.

- Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị kết hợp đầu tư hạ tầng thoát nước tại trung tâm cấp huyện và các đô thị mới; ưu tiên đầu tư để huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh; phấn đấu đô thị Vạn Tường, thị trấn Châu Ổ mở rộng (sát nhập thêm khu vực Bình Long) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; thị trấn Di Lăng tập trung đầu tư cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV; các đô thị: Minh Long, Lý Sơn, Sơn Tây trở thành thị trấn trực thuộc huyện; cơ bản hoàn thành hạ tầng thiết yếu trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh và các tiêu chí còn thiếu đối với các đô thị đã được công nhận như thị trấn Đức Phổ, thị trấn Ba Tơ, Lý Sơn, Trà Bồng, Minh Long, Tư Nghĩa; các đô thị còn lại từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V theo quy định.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư:

- Đường Chu Văn An; đường Phan Đình Phùng nối dài (đoạn từ đường Trường Chinh, thành phố Quảng Ngãi qua huyện Tư Nghĩa); các đô thị 2 bên bờ sông Trà Khúc; nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch thành phố Quảng Ngãi, các thị trấn, các khu dân cư tập trung, các vùng thiếu nước sạch; Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh và các huyện, thành phố; hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khu dân cư, khu đô thị... ở thành phố Quảng Ngãi, đô thị Vạn Tường và các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác khu đô thị An Phú Sinh, Phú Mỹ, Nam Lê Lợi, Bắc Lê Lợi, khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; thực hiện khu dân cư phía Nam đường Hai Bà Trưng, khu đô thị sinh thái Thiên Tân, khu đô thị mới Thiên Tân, khu đô thị Bầu Giang và các dự án hạ tầng đô thị ở các thị trấn, thị tứ.

3. Về hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế

Huy động nguồn lực xã hội, bố trí hợp lý ngân sách nhà nước để đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh. Có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp từ chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp phải gắn với thu hút đầu tư, khắc phục đầu tư dàn trải, đầu tư không gắn với thu hút đầu tư; có cơ chế phù hợp khuyến khích đầu tư vào Khu công nghiệp Phổ Phong và các cụm công nghiệp; trong đó:

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Hoàn thành đưa vào sử dụng đường Võ Văn Kiệt, đường nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, đường Trì Bình - Dung Quất, cầu Trà Bồng; đường gom D3 và D4 Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP; đường số 3 Khu công nghiệp Tịnh Phong; khu tái định cư phục vụ dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; các hạ tầng kỹ thuật khác tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

- Thực hiện đầu tư các tuyến đường trục vào Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông, phía Tây, đường liên cảng Dung Quất 1, đường Dốc Sỏi - sân bay Chu Lai; hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải KCN Dung Quất phía Tây, các khu tái định cư, kè chắn cát cảng Dung Quất, hạ tầng phục vụ tuyến ống dẫn khí từ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam về Khu kinh tế Dung Quất; đường nối Khu kinh tế Dung Quất 1 và Dung Quất 2 với quy mô hợp lý.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phổ Phong và các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Dung Quất; các cụm công nghiệp; hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics; các dự án cảng biển, kho bãi; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước cho khu kinh tế, khu công nghiệp...

4. Về hạ tầng thương mại

a) Đầu tư phát triển mạnh hạ tầng thương mại tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi, trung tâm các huyện, khu kinh tế, các khu công nghiệp; dịch vụ, thương mại nông thôn, miền núi.

b) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực: Hệ thống chợ tại các huyện, thành phố theo quy hoạch được duyệt; Trung tâm triển lãm, hội chợ Quảng Ngãi; các chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, trung tâm mua sắm; phát triển hệ thống thương mại điện tử... Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hình thành Trung tâm thương mại và nhà phố Shop house tại thành phố Quảng Ngãi,...

5. Về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông; các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với biến đổi khí hậu.

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Hoàn thành các dự án đê kè Hà Hòa; đê bao ứng phó biến đổi khí hậu khu vực xã Tịnh Kỳ và phía đông Bắc thành phố Quảng Ngãi; đê biển khu vực thôn Thạnh Đức (Đức Phổ); tiêu úng, thoát lũ, chống sạt lở vùng hạ lưu các sông, khu vực miền núi; cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn 2); khu neo đậu và sửa chữa tàu thuyền thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn; Tiểu dự án hợp phần di dân tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong.

- Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham; sửa chữa các hồ, đập; đập ngăn mặn sông Trà Bồng; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi (giai đoạn I); khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão tại Sa Cần, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở; kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn, neo đậu tàu thuyền di dân tái định cư khu vực biển Bình Hải phục vụ Khu kinh tế Dung Quất, đường cơ động kết hợp kè biển chống sạt lở xã An Bình (Lý Sơn); cải tạo, nâng cấp hệ thống thu trữ nước, tưới tiết kiệm nước cho nông nghiệp đảo Lý Sơn; đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thu hút đầu tư và nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng (kênh loại III) trên địa bàn tỉnh.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là hệ thống luồng lạch, vũng neo đậu tàu thuyền, cảng biển; cơ sở bảo quản, chế biến hải sản; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước sạch, nghĩa trang nhân dân, khu dân cư vùng nông thôn, ven biển, đảo.

6. Về hạ tầng cung cấp điện

Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện; thúc đẩy hoàn thành đưa vào khai thác các dự án thủy điện đã được cấp phép; ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải, phân phối điện ở nông thôn, miền núi; phấn đấu đến năm 2020 có 100% hộ dân có điện thắp sáng.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư các dự án thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Nhà máy thủy điện Sơn Tây, Sơn Trà 1, Đăk Re, Đăk Re 2, Ba Tiêu, Núi Ngang, Đăk Ba, Nhà máy điện mặt trời tại xã Đức Minh (Mộ Đức) và một số dự án lớn về điện khí ở Khu Kinh tế Dung Quất.

7. Về hạ tầng giáo dục, đào tạo

Ưu tiên huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh.

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư kiên cố trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đầu tư phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú ở tất cả các cấp học ở miền núi; đầu tư nâng cấp, mở rộng Trường Chính trị tỉnh.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư Trường Đại học Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2); khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao.

Nghiên cứu thực hiện thí điểm chuyển đổi một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập (kể cả đào tạo nghề) cho doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển.

8. Về hạ tầng y tế

Ưu tiên huy động và bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng y tế để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các tỉnh trong khu vực.

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án: Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền (giai đoạn 2); xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa tỉnh; xử lý chất thải y tế tập trung; các trạm y tế xã. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt tiêu chí hạng 1; Trung tâm nội tiết tỉnh; nâng cấp Trung tâm y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn; Khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Trụ sở làm việc mới của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh kết hợp với khu khám, chữa bệnh cho cán bộ thuộc đối tượng 1.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng các bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân chất lượng cao; khuyến khích xã hội hóa từng phần các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước; đầu tư công, quản lý, vận hành tư.

9. Về hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch

Đầu tư xây dựng hạ tầng văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân; hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận là Công viên địa chất toàn cầu; lập hồ sơ nâng hạng di tích khởi nghĩa Ba Tơ lên di tích cấp Quốc gia đặc biệt; huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội; các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, vùng miền trong tỉnh.

a) Ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội đầu tư hoàn thành Nhà luyện tập thi đấu đa năng tỉnh; đường trục chính khu du lịch Sa Huỳnh; đường trục chính và hệ thống điện chiếu sáng khu du lịch Mỹ Khê; đầu tư, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hrê thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ,...

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư một số hạng mục công trình Khu Liên hợp thể dục, thể thao tỉnh; các khu vui chơi, giải trí; các khu, điểm du lịch: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn, Thiên Đàng, Bình Châu, Cà Đam; tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Công viên Thiên Bút; thu hút đầu tư phát triển Khu văn hóa Thiên Ấn; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.

10. Về hạ tầng thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ

Đầu tư phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ từng bước đồng bộ, hiện đại.

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thành dự án Trung tâm dữ liệu tỉnh; dự án đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; triển khai Đề án tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở; 05 phòng thử nghiệm khoa học - công nghệ chuyên ngành; quy hoạch và xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Hòa (Dung Quất); Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp (giai đoạn 2).

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư từ 15 - 20 doanh nghiệp khoa học, công nghệ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghệ cao và 05 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ….

III. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án đến năm 2020: 55.483.993 triệu đồng, trong đó:

a) Phần Trung ương quản lý:

8.564.400 triệu đồng.

b) Phần Tỉnh quản lý:

26.881.778 triệu đồng.

c) Phần cấp huyện, xã quản lý:

1.484.315 triệu đồng.

d) Vốn các thành phần kinh tế khác:

18.553.500 triệu đồng.

2. Tuy nhiên, theo tính toán dự kiến khả năng cân đối để thực hiện Đề án đến năm 2020 khoảng: 33.259.994 triệu đồng, trong đó:

a) Phần Trung ương quản lý:

8.214.400 triệu đồng.

b) Phần Tỉnh quản lý:

13.053.425 triệu đồng.

c) Phần cấp huyện, xã quản lý:

1.071.169 triệu đồng.

d) Vốn các thành phần kinh tế khác:

10.921.000 triệu đồng.

(chi tiết các biểu số 01, 02, 03 và 04 đính kèm)

IV. Các giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trong giai đoạn 2016 - 2020 cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

1. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của từng ngành, lĩnh vực bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, kết nối; gắn quy hoạch hạ tầng với quy hoạch sử dụng đất; công khai quy hoạch cho nhân dân biết, giám sát.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

a) Đổi mới mạnh mẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo hướng trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho các công trình có sức lan tỏa, thực hiện các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

b) Đổi mới phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng từ sử dụng ngân sách nhà nước là chủ yếu sang phương thức Nhà nước chỉ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực của xã hội phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp lý của nhà đầu tư, Nhà nước và người dân.

b) Rà soát điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình về đầu tư xây dựng bảo đảm công khai, minh bạch; xác lập rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tăng cường phân cấp đầu tư và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tư, rút ngắn tiến độ thực hiện để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

c) Xác lập danh mục cụ thể các công trình, dự án ưu tiên thu hút đầu tư để tăng cường xúc tiến đầu tư. Có cơ chế, biện pháp tập trung ưu tiên thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước.

d) Sắp xếp, kiện toàn và thành lập các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo đúng với quy định của pháp luật.

3. Việc ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư thực hiện theo Nghị Quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016. Bên cạnh đó, cần rà soát điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực xã hội vào phát triển hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hạ tầng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

4. Huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

a) Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách trung ương; các nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

b) Khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); ưu tiên thu hút đầu tư một số công trình hạ tầng theo phương thức đầu tư tư - sử dụng công”, “đầu tư công - sử dụng tư”.

c) Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tỉnh Quảng Ngãi để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng mục tiêu, bố trí vốn tập trung, không dàn trải; ưu tiên nguồn lực cho các công trình quan trọng, có sức lan tỏa.

b) Phối hợp với Sở Tài chính rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt, làm cơ sở triển khai thực hiện.

c) Phối hợp với Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh xây dựng danh mục công trình ưu tiên xúc tiến kêu gọi đầu tư (kể cả danh mục công trình đầu tư theo hình thức đối tác công tư) để công khai cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hoàn thành trong quý I/2017.

d) Làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn vốn từ ngân sách trung ương; các nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ /tầng theo Đề án đã phê duyệt; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh định kỳ để báo cáo HĐND tỉnh, Tỉnh ủy theo đúng quy định.

2. Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư; cân đối nguồn lực hợp lý cho đầu tư phát triển và chỉ đạo tăng cường các nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, rà soát quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm gắn với quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để công khai cho nhân dân được biết, hoàn thành trong quý I/2017.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng Đề án hỗ trợ có mục tiêu ngân sách trung ương từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tỉnh Quảng Ngãi để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020, hoàn thành trong quý I/2017.

5. Sở Xây dựng: Nghiên cứu tham mưu ban hành Quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công theo hướng tăng cường trách nhiệm và phân cấp hợp lý cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, hoàn thành chậm nhất 30/12/2016.

6. Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

7. Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm rà soát quy hoạch của từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng do đơn vị quản lý đảm bảo mục tiêu từng bước đồng bộ, hiện đại để báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương lập điều chỉnh theo đúng quy định. Thời gian hoàn thành công tác rà soát, báo cáo trong quý I năm 2017; đồng thời tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy;
- Thường trực các huyện ủy, thành ủy;
- VPUB: PCVP, các phòng NC, CBTH;
- Lưu: VT, CNXD.npb.707

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

BIỂU SỐ 01

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Nhu cầu tối thiểu

Khả năng bố trí

1

Phần Trung ương quản lý

8.564.400

8.214.400

2

Phần Tỉnh quản lý

26.881.778

13.053.425

2.1

Hỗ trợ có mục tiêu NSTW

11.542.627

4.244.834

2.2

Ngân sách tỉnh

6.703.801

5.626.111

2.3

Trái phiếu Chính phủ

2.231.580

1.231.580

2.4

Vốn khai thác quỹ đất

1.798.200

1.798.200

2.5

ODA

4.605.570

152.700

3

Phần cấp huyện, xã quản lý

1.484.315

1.071.169

4

Vốn các thành phần kinh tế khác

18.553.500

10.921.000

 

Tổng cộng:

55.483.993

33.259.994

 

BIỂU SỐ 02

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(danh mục công trình có dự kiến cân đối trong kế hoạch đầu tư trung hạn)
(Kèm theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Lĩnh vực/Dự án

Tổng mức đầu tư

Giai đoạn 2016-2020

Ghi chú

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020

Phần trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh

Phần Tỉnh quản lý

Phần cấp huyện, xã quản lý

 

NSTW

TPCP

ODA

Hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW

Ngân sách tỉnh

TPCP

Vốn khai thác quỹ đất

ODA

I

Hạ tầng giao thông

14.386.344

10.023.830

 

1.069.000

5.133.000

1.331.500

1.055.780

1.190.000

 

 

244.550

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi

6.859.300

5.013.000

 

 

5.013.000

 

 

 

 

 

 

 

2

Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn 1 (đoạn Dung Quất - Mỹ Khê, hạng mục bổ sung)

527.000

390.000

 

 

 

 

 

390.000

 

 

 

 

3

Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây Quảng Ngãi (đoạn Long Môn -Sơn Kỳ)

100.000

97.000

 

 

 

 

97.000

 

 

 

 

 

4

Sửa chữa, nâng cấp đường Sơn Hà - Sơn Tây

57.000

35.000

 

 

 

 

35.000

 

 

 

 

 

5

Hệ thống giao thông đường huyện do các huyện quản lý

313.135

206.500

 

 

 

102.500

104.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quốc lộ 1 (đoạn Km1027 - Km1045+780)

760.000

760.000

 

760.000

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Quốc lộ 24 (đoạn Km8 - Km32)

309.000

309.000

 

309.000

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Đường cơ động phía Đông Nam huyện đảo Lý Sơn (giai đoạn III), kể cả sửa chữa nâng cấp bến cập tàu đảo Bé

688.000

666.000

 

 

 

666.000

 

 

 

 

 

 

9

Cảng Bến Đình

200.000

200.000

 

 

 

130.000

70.000

 

 

 

 

 

10

Nâng cấp tuyến đường tỉnh Quảng Ngãi - Chợ Chùa

146.978

141.000

 

 

 

141.000

 

 

 

 

 

 

11

Đường Sơn Hà - Sơn Tây (đoạn Km26 - Km27, nối với đường Đông Trường Sơn)

25.000

23.000

 

 

 

 

23.000

 

 

 

 

 

12

Cầu Biều, tuyến ĐT.628 (Quốc lộ 1-Sơn Kỳ)

15.000

12.000

 

 

 

 

12.000

 

 

 

 

 

13

Cầu Cửa Đại

2.800.000

950.000

 

 

 

 

150.000

800.000

 

 

 

Đăng ký KH TPCP giai đoạn 2017-2020

14

Nâng cấp tuyến ĐT.624 (đoạn Minh Long - Ba Động)

150.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hệ thống giao thông đường huyện do các huyện quản lý

1.071.381

856.780

 

 

 

292.000

564.780

 

 

 

 

 

16

Đầu tư cứng hóa, nhựa hóa 244,55km đường xã

244.550

244.550

 

 

 

 

 

 

 

 

244.550

Tính suất đầu tư cho 1km mặt đường xã tương đương cấp VI là khoảng 1 tỷ đồng

17

Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số

120.000

120.000

 

 

120.000

 

 

 

 

 

 

Theo Quyết định số 2529/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của TTgCP

II

Hạ tầng đô thị

6.909.734

4.339.617

 

 

 

638.958

1.745.000

 

1.798.200

18.000

139.459

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường bờ Nam sông Trà Khúc, thành phố Quảng Ngãi

999.000

170.000

 

 

 

 

170.000

 

 

 

 

Đã bố trí từ nguồn vượt thu năm 2014

2

Đường Nguyễn Trãi (giai đoạn 2), TP Quảng Ngãi

127.000

23.000

 

 

 

 

23.000

 

 

 

 

Đã bố trí từ nguồn vượt thu năm 2015

3

Đường Nguyễn Công Phương (giai đoạn 2), TP Quảng Ngãi

94.000

78.000

 

 

 

 

78.000

 

 

 

 

 

4

Đường Trần Khánh Dư, thành phố Quảng Ngãi

14.300

8.000

 

 

 

 

8.000

 

 

 

 

 

5

Đường giao thông nối trung tâm phía Bắc và phía Nam Vạn Tường

397.712

112.700

 

 

 

92.700

20.000

 

 

 

 

 

6

Hệ thống cấp nước sinh hoạt Trung tâm huyện Lý Sơn (công suất 1000m3/ngđ)

21.900

5.000

 

 

 

5.000

 

 

 

 

 

 

7

Khu dân cư Hải Nam (thuộc dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư của đô thị Vạn Tường)

61.078

46.000

 

 

 

46.000

 

 

 

 

 

 

8

Khu dân cư Yên Phú, thành phố Quảng Ngãi

641.777

6.000

 

 

 

 

 

 

6.000

 

 

 

9

Khu dân cư trục đường Bàu Giang - Cầu Mới

441.640

346.200

 

 

 

 

 

 

346.200

 

 

 

10

Các công trình hạ tầng đô thị do các huyện, thành phố

310.423

171.258

 

 

 

55.258

116.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cầu Thạch Bích

643.000

643.000

 

 

 

 

550.000

 

 

 

93.000

 

12

Đường Chu Văn An, thành phố Quảng Ngãi

191.224

182.000

 

 

 

 

 

 

182.000

 

 

 

13

Nghĩa địa TP Quảng Ngãi

56.281

39.000

 

 

 

 

39.000

 

 

 

 

 

14

Khu dân cư phục vụ tái định cư Khu II Đê bao, thành phố Quảng Ngãi

296.459

296.459

 

 

 

250.000

 

 

 

 

46.459

 

15

Công trình cấp nước sạch huyện đảo Lý Sơn

270.000

18.500

 

 

 

 

500

 

 

18.000

 

 

16

Thoát nước cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi (g.đ2)

16.400

13.000

 

 

 

 

13.000

 

 

 

 

 

17

Các công trình hạ tầng đô thị do các huyện, thành phố

1.735.003

1.613.500

 

 

 

190.000

727.500

 

696.000

 

 

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40%, khai thác quỹ đất 60%

18

Khu dân cư Tịnh Kỳ

102.000

100.000

 

 

 

 

 

 

100.000

 

 

 

19

Khu dân cư Tịnh Khê

94.000

90.000

 

 

 

 

 

 

90.000

 

 

 

20

Khu dân cư Tịnh Kỳ, g.đ 2

150.000

140.000

 

 

 

 

 

 

140.000

 

 

 

21

Khu dân cư phía Nam đường Hai Bà Trưng, thành phố Quảng Ngãi (giai đoạn 1)

246.537

238.000

 

 

 

 

 

 

238.000

 

 

 

III

Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế

3.777.726

1.967.698

 

 

 

1.254.238

730.460

 

 

 

 

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án thành phần II đoạn Bình Long - cảng Dung Quất (giai đoạn 2)

446.978

140.000

 

 

 

120.000

20.000

 

 

 

 

 

2

Cầu Trà Bồng (trên tuyến Dốc Sỏi - Dung Quất)

287.461

131.000

 

 

 

111.000

20.000

 

 

 

 

 

3

Đường Trì Bình - cảng Dung Quất

1.503.714

500.000

 

 

 

 

500.000

 

 

 

 

Đã phân bổ từ nguồn cải cách tiền lương

4

Đường gom QL1 (D3 và D4)

64.296

34.300

 

 

 

 

34.300

 

 

 

 

 

5

Gia cố nền trên phần diện tích còn lại tại mặt bằng giai đoạn 2 của Nhà máy Doosan

40.000

23.000

 

 

 

 

23.000

 

 

 

 

 

6

Chỉnh trang mặt tiền KCN Tịnh Phong

44.233

9.200

 

 

 

 

9.200

 

 

 

 

 

7

Nền đường số 8 và chỉnh suối Bản Thuyền

14.943

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

8

Đường số 3, khu công nghiệp Tịnh Phong

36.540

18.260

 

 

 

 

18.260

 

 

 

 

 

9

Tiêu úng thoát lũ khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi (giai đoạn 1)

48.995

25.000

 

 

 

 

25.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Các tuyến đường trục vào Khu công nghiệp nặng Dung Quất phía Đông

239.531

239.000

 

 

 

239.000

 

 

 

 

 

 

11

Nghĩa địa Bình Đông

15.000

14.000

 

 

 

 

14.000

 

 

 

 

 

12

Xây dựng nghĩa trang nhân dân Phượng Hoàng

30.000

22.700

 

 

 

 

22.700

 

 

 

 

 

13

Tuyến đường liên cảng Dung Quất 1

147.000

134.238

 

 

 

134.238

 

 

 

 

 

 

14

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư trong KKT Dung Quất

320.000

290.000

 

 

 

290.000

 

 

 

 

 

 

15

Tuyến đường Dốc Sỏi - phía Nam sân bay Chu Lai

173.000

160.000

 

 

 

160.000

 

 

 

 

 

 

16

Các tuyến đường trục KCN phía Tây

116.572

100.000

 

 

 

100.000

 

 

 

 

 

 

17

Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải KCN phía Tây Dung Quất

195.000

100.000

 

 

 

100.000

 

 

 

 

 

 

18

Mặt đường, vỉa hè, điện chiếu sáng, cấp thoát nước đường số 8 KCN Tịnh Phong

19.463

 

 

 

 

 

17.000

 

 

 

 

 

19

Hạ tầng các cụm công nghiệp

35 000

25.000

 

 

 

 

25.000

 

 

 

 

 

IX

Hạ tầng thương mại

352.909

293.000

 

 

 

 

97.000

 

 

 

196.000

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chợ Quảng Ngãi

156.909

97.000

 

 

 

 

97.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nâng cấp, xây dựng mới 56 chợ trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên các chợ tại xã nông thôn mới

196.000

196.000

 

 

 

 

 

 

 

 

196.000

Tính trung bình suất đầu tư cho 01 chợ nông thôn khoảng 3.5 tỷ đồng

VI

Hạ tầng thủy lợi, thủy sn và ứng phó biến đi khí hậu

4.839.594

3.798.590

1.533.800

 

391.000

570.500

756.290

 

 

75.000

472.000

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiêu úng thoát lũ, chống sạt lở vùng hạ lưu sông Thoa

338.000

56.000

 

 

 

50.000

6.000

 

 

 

 

 

2

Đê kè Hà Hòa

168.407

17.000

 

 

 

 

17.000

 

 

 

 

 

3

Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn 2)

401.097

300.000

 

 

 

300.000

 

 

 

 

 

 

4

Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đá Bàn

38.161

16.000

 

 

 

 

16.000

 

 

 

 

 

5

Quản lý thiên tai

251.751

217.140

 

 

181.000

 

36.140

 

 

 

 

 

5.1

Tiểu dự án đập Đức Lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Cảng neo trú đầu tàu thuyền cửa biển Mỹ Á (giai đoạn 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Tiểu dự án Hợp phần 3 "Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng hệ thống đê bao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng khu vực xã Tịnh Kỳ và phía Đông huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

184.903

115.000

 

 

 

 

40.000

 

 

75.000

 

 

7

Kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - Đập Ca Ninh hạ lưu sông Trà Bồng phục vụ KKT Dung Quất, huyện Bình Sơn (giai đoạn 1)

695.578

490.000

 

 

 

 

490.000

 

 

 

 

Đã phân bổ từ nguồn cải cách tiền lương

8

Các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý

168.787

45.700

 

 

 

8.500

37.200

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Đê Phổ Minh (giai đoạn 1)

80.000

80.000

 

 

 

80.000

 

 

 

 

 

 

10

Sửa chữa nâng cấp đập dâng đầu mối và kiên cố hóa kênh sông Giang

15.000

14.000

 

 

 

 

14.000

 

 

 

 

 

11

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham

1.533.800

1.533.800

1.533.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Quảng Ngãi (WB8)

337.710

226.000

 

 

210.000

 

16.000

 

 

 

 

 

13

Các tuyến đê huyện Bình Sơn: Đập ngăn mặn sông Trà Bồng

170.000

68.000

 

 

 

68.000

 

 

 

 

 

 

14

Đê chắn cát Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi (khu neo đậu tàu thuyền và cảng cá Cổ Lũy)

200.000

114.000

 

 

 

114.000

 

 

 

 

 

 

15

Xây dựng khu bảo tồn biển Lý Sơn

34.000

14.000

 

 

 

 

14.000

 

 

 

 

 

16

Kiên cố hóa tuyến kênh B10- 12

15.000

15.000

 

 

 

 

15.000

 

 

 

 

 

17

Kiên cố hóa tuyến kênh B16- 16

10.000

10.000

 

 

 

 

10.000

 

 

 

 

 

18

Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm trên cát Đức Phong

7.500

7.000

 

 

 

 

7.000

 

 

 

 

 

19

Kênh chính hồ chức nước Núi Ngang

20.000

20.000

 

 

 

 

20.000

 

 

 

 

 

20

Kênh bơm Bbm6

12.000

12.000

 

 

 

 

12.000

 

 

 

 

 

21

Nâng cấp trại thực nghiệm giống Đức Phổ

11.400

5.700

 

 

 

 

5.700

 

 

 

 

 

22

Nâng cấp trại sản xuất giống thủy sản nước lợ tập trung xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ

12.500

6.250

 

 

 

 

6.250

 

 

 

 

 

23

Kiên cố hóa 421 km kênh mương

472.000

472.000

 

 

 

 

 

 

 

 

472.000

 

24

Các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý

248.000

224.000

 

 

 

60.000

164.000

 

 

 

 

 

V

Hạ tầng cung cấp điện

153.000

134.000

 

 

 

117.000

17.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2020, giai đoạn 1

153.000

134.000

 

 

 

117.000

17.000

 

 

 

 

 

VII

Hạ tầng giáo dục - đào tạo

1.131.590

713.211

 

 

 

 

611.931

41.580

 

59.700

 

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trường cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc - Quảng Ngãi

92.800

59.060

 

 

 

 

21.360

 

 

37.700

 

 

2

Cơ sở vật chất ngành Giáo dục - Đào tạo

91.192

50.288

 

 

 

 

50.288

 

 

 

 

 

3

Cơ sở vật chất ngành Giáo dục - Đào tạo do các huyện, thành phố quản lý

63.150

17.583

 

 

 

 

17.583

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Giáo dục trung học khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2

50.600

28.000

 

 

 

 

6.000

 

 

22.000

 

 

5

Cơ sở vật chất ngành Giáo dục - Đào tạo

482.068

445.280

 

 

 

 

403.700

41.580

 

 

 

 

6

Trường Chính trị tỉnh

56.781

50.000

 

 

 

 

50.000

 

 

 

 

 

7

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

211.999

27.000

 

 

 

 

27.000

 

 

 

 

 

8

Cơ sở vật chất ngành Giáo dục - Đào tạo do các huyện, thành phố quản lý

83.000

36.000

 

 

 

 

36.000

 

 

 

 

 

VIII

Hạ tầng Y tế

1.316.918

749.878

 

 

87.600

260.278

423.300

 

 

 

 

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện sản nhi

497.000

286.000

 

 

 

128.000

158.000

 

 

 

 

 

2

Mở rộng các khoa: Thận nhân tạo, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhiệt đới thuộc BV đa khoa tỉnh

14.826

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

3

Xây dựng các trạm y tế xã, phường

72.925

28.000

 

 

 

 

28.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Bệnh việc y học cổ truyền tỉnh

259.055

87.278

 

 

 

87.278

 

 

 

 

 

Giai đoạn 1 là 114 tỷ đồng

5

Trung tâm (bệnh viện) nội tiết tỉnh

60.270

45.000

 

 

 

45.000

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng 05 trạm y tế xã

23.712

 

 

 

 

 

21.300

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện

119.130

111.600

 

 

87.600

 

24.000

 

 

 

 

Vốn ODA

8

Nâng cấp, mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh

230.000

150.000

 

 

 

 

150.000

 

 

 

 

 

9

Nâng cấp, mở rộng các bệnh viện đa khoa: thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh cũ, Bình Sơn (bệnh viện vệ tinh BVĐK tỉnh)

40.000

40.000

 

 

 

 

40.000

 

 

 

 

Kể cả phần đầu tư thiết bị từ nguồn cải cách tiền lương 65 tỷ đồng

10

Trụ sở làm việc mới của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh kết hợp với khu khám, chữa bệnh cho cán bộ thuộc đối tượng 1

40.000

35.000

 

 

 

 

35.000

 

 

 

 

 

IV

Hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch

1.199.320

203.360

 

 

 

72.360

131.000

 

 

 

 

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu lưu niệm bác Phạm Văn Đồng, giai đoạn 2

36.558

4.000

 

 

 

 

4.000

 

 

 

 

 

2

Đường bờ Đông sông Kinh Giang (nối dài) thuộc hạ tầng KDL Mỹ Khê

83.298

7.000

 

 

 

 

7.000

 

 

 

 

 

3

Đường trục chính khu du lịch Sa Huỳnh (nối dài)

117.147

58.499

 

 

 

16.499

42.000

 

 

 

 

 

4

Nhà luyện tập thi đấu đa năng

57.317

45.000

 

 

 

 

45.000

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khu du lịch văn hóa Thiên Ấn

25.000

23.000

 

 

 

 

23.000

 

 

 

 

 

6

Khu du lịch Mỹ Khê

80.000

55.861

 

 

 

55.861

 

 

 

 

 

 

7

Khu liên hợp thể dục, thể thao tỉnh

800.000

10.000

 

 

 

 

10.000

 

 

 

 

 

X

Hạ tầng thông tin, khoa học, công nghệ

99.160

77.510

 

 

 

 

58.350

 

 

 

19.160

 

*

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng

14.999

6.500

 

 

 

 

6.500

 

 

 

 

 

*

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng trung tâm dữ liệu tỉnh (Datacenter)

20.000

17.850

 

 

 

 

17.850

 

 

 

 

 

3

Tăng cường tiềm lực cho Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng

15.000

13.000

 

 

 

 

13.000

 

 

 

 

 

4

Xây dựng 05 phòng thí nghiệm chuyên ngành có cơ sở vật chất hiện đại

30.000

20.000

 

 

 

 

20.000

 

 

 

 

 

5

Đầu tư cơ sở vật chất trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp (gđ2)

15.000

7.500

 

 

 

 

7.500

 

 

 

 

 

6

Đề án tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2002

19.160

19.160

 

 

 

 

 

 

 

 

19.160

 

 

Tổng cộng:

34.166.295

22.300.694

1.533.800

1.069.000

5.611.600

4.244.834

5.626.111

1.231.580

1.798.200

152.700

1.071.169

 

 

* Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016 - 2020 (có dự kiến cân đối):

22.338.994 triệu đồng.

Trong đó:

 

- Phần Trung ương quản lý:

8.214.400 triệu đồng.

- Phần Tỉnh quản lý:

13.053.425 triệu đồng.

+ Hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW:

4.244.834 triệu đồng.

+ Ngân sách tỉnh:

5.626.111 triệu đồng.

+ Trái phiếu Chính phủ:

1.231.580 triệu đồng.

+ Vốn khai thác quỹ đất:

1.798.200 triệu đồng.

+ Vốn ODA:

152.700 triệu đồng.

- Phần cấp huyện, xã quản lý:

1.071.169 triệu đồng.

 

BIỂU SỐ 04

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh)

TT

Lĩnh vực/Dự án

Địa điểm xây dựng

Dự kiến tổng mức đầu tư
(tr. đồng)

A

Danh mục công trình đang đầu tư

 

10.921.000

I

Hạ tầng giao thông

 

 

1

Bến xe mới

TP Quảng Ngãi

48.000

2

Trạm dừng nghỉ kết hợp bến xe khách Đức Phổ

Huyện Đức Phổ

60.000

II

Hạ tầng đô thị

 

 

1

Khu đô thị mới Nam Lê Lợi

TP Quảng Ngãi

635.000

2

Khu đô thị sinh thái Thiên Tân

TP Quảng Ngãi

463.000

3

Công viên Thiên Bút

TP Quảng Ngãi

315.000

4

Khu đô thị - dịch vụ VSIP

TP Quảng Ngãi

1.200.000

III

Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế

 

 

1

Tiểu dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư, GPMB phục vụ xây dựng dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất

Huyện Bình Sơn

601.000

IV

Hạ tầng thủy lợi, thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

1

Chỉnh trị sông Trà Khúc từ cầu Trường Xuân đến hạ lưu cầu Trà Khúc II

TP Quảng Ngãi

235.000

V

Hạ tầng cung cấp điện

 

 

1

Thủy điện Sơn Tây

Huyện Sơn Tây

600.000

2

Thủy điện Sơn Trà 1

Huyện Sơn Tây

1.800.000

3

Nhà máy quang điện mặt trời tại Đức Minh, huyện Mộ Đức

Huyện Mộ Đức

826.000

4

Thủy điện Đăkba

Huyện Ba Tơ

704.000

5

Thủy điện Đăkre

Huyện Ba Tơ

2.230.000

6

Thủy điện Đăkrinh 2

Huyện Sơn Tây

300.000

7

Trạm biến áp 220kV Sơn Hà

Huyện Sơn Hà

312.000

8

Trạm biến áp 110kV nhà máy bột giấy VNT 19

Huyện Bình Sơn

90.000

9

Đường dây 220kV Thượng Kon Turn - Quảng Ngãi

Huyện Sơn Tây

221.000

10

Đường dây 220kV Quảng Ngãi - Quy Nhơn

 

130.000

11

Cải tạo và phát triển lưới điện 15 xã, thị trấn huyện Đức Phổ

Huyện Đức Phổ

151.000

B

Danh mục công trình kêu gọi đầu tư

 

7.632.500

I

Hạ tầng giao thông

 

 

1

Cơ sở hạ tầng dịch vụ cảng Bến Đình

Huyện Lý Sơn

150.000

II

Hạ tầng đô thị

 

 

1

Nâng cấp hệ thống cấp nước từ 20.000m3/ngđ lên 45.000m3/ngđ, thành phố Quảng Ngãi

TP Quảng Ngãi

524.000

2

Khu đô thị bờ Nam sông Trà Khúc (khu vực phía Đông nút giao điểm đầu đường bờ Nam sông Trà Khúc với Quốc lộ 1), quy mô 75ha

TP Quảng Ngãi

500.000

III

Hạ tầng công nghiệp

 

 

1

Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Phổ Phong

Huyện Đức Phổ

28.500

IV

Hạ tầng thương mại

 

 

1

Trung tâm hội chợ triển lãm Quảng Ngãi

TP Quảng Ngãi

50.000

2

02 Trung tâm thương mại tại thành phố Quảng Ngãi

TP Quảng Ngãi

500.000

3

01 siêu thị tại huyện Đức Phổ

Huyện Đức Phổ

30.000

4

Trung tâm logistic tại Dung Quất

Huyện Bình Sơn

75.000

5

01 siêu thị tại huyện Bình Sơn

Huyện Bình Sơn

25.000

6

Trung tâm thương mại, siêu thị Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

50.000

V

Hạ tầng du lịch

 

 

1

Khu du lịch Cà Đam

Huyện Trà Bồng

300.000

2

Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu, huyện Bình Sơn

Huyện Bình Sơn

2.500.000

3

Khu du lịch nghỉ dưỡng Saigontourist, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

100.000

4

Khu du lịch Mỹ Khê

TP Quảng Ngãi

360.000

5

Khu du lịch Sa Huỳnh

Huyện Đức Phổ

210.000

6

Khu du lịch tổng hợp biển phía Bắc xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

700.000

7

Khu nghỉ dưỡng Mũi Đèn, huyện Bình Sơn

Huyện Bình Sơn

150.000

8

Khu du lịch nghỉ dưỡng hang Cau, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

440.000

9

Khu dịch vụ thương mại - du lịch Bến tàu, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

30.000

10

Khu du lịch tổng hợp biển phía Nam xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

40.000

11

Khu du lịch tổng hợp biển phía Nam xã An Hải, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

100.000

12

Khu du lịch thể thao trên biển Mù Cu, huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

170.000

13

Khu du lịch và dịch vụ cao cấp tại đảo Bé (xã An Bình)

Huyện Lý Sơn

600.000

 

Tổng cộng:

 

18.553.500