ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2011/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 27 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 63/TTr-SCT ngày 09 tháng 9 năm 2011 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh phù hợp với quy hoạch công nghiệp cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các quy hoạch ngành, cũng như phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, tập trung về chất, là nhiệm vụ quan trọng đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp hoá trước năm 2020.
- Tận dụng tối đa các lợi thế và nguồn lực trên địa bàn, quyết tâm thực hiện chuyên môn hoá và phân công sản xuất trong hệ thống sản xuất công nghiệp, gia nhập các mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.
- Phát huy và mở rộng mọi nguồn lực của xã hội, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống doanh nghiệp ngoài nhà nước làm động lực chủ yếu trong phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
- Tiếp tục phát triển công nghiệp tập trong với mô hình các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh chuyên môn hoá và liên kết hiệu quả theo ngành, lĩnh vực.
- Phát huy vị trí cửa ngõ trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo dựng kết nối mạnh mẽ với các tỉnh trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nhằm phát triển mạng lưới sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng và củng cố năng lực nền công nghiệp tại địa phương thông qua việc hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ và vừa, với quy trình sản xuất và quản lý đạt mức tiêu chuẩn hoá, chú trọng đặc biệt đến phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước. Định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hoá và liên kết sản xuất, hình thành năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Trên cơ sở tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nguyên vật liệu sản xuất công nghiệp hiện có trên địa bàn, các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan đến cơ khí và chế biến xuất kim loại cần được xác định khuyến khích và ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới.
- Trên cơ sở các khu cụm công nghiệp hiện có, định hướng hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, thực hiện liên kết ngành trong các khu công nghiệp hỗ trợ, trong bước tạo ra mạng lưới cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo, dầu khí... trên địa bàn tỉnh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Phấn đấu đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chỉ tiêu công nghiệp hoá về GDP/đầu người vào khoảng năm 2018 và là một trung tâm công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, trở thành một trong các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của Vùng Đông Nam bộ và của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 bình quân là 12,44%/năm trừ dầu thô và khí đốt tăng 15,69%/năm).
- Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 11,93%/năm (không tính dầu thô và khí đốt là 13,38%/năm.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 11%/năm.
4. Định hướng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp:
a) Ngành cơ khí chế tạo:
Xây dựng ngành công nghiệp cơ khí đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Tập trung phát triển một số lĩnh vực cơ khí mà tỉnh có tiềm năng là: cơ khí đóng tàu, công nghiệp cơ khí phục vụ dầu khí, cơ khí phục vụ ngành chế biến thủy hải sản, phục vụ hậu cần, dịch vụ cảng biển, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo cũng như nhóm ngành trên.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2011 đến 2015 là 19,55%, duy trì tốc độ tăng trưởng trong các năm từ năm 2015 đến năm 2020 đạt 20,07%, giảm tốc độ tăng trưởng trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2025 nhưng vẫn ở mức cao đạt 14,10%/năm.
b) Ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới và nâng cấp công nghệ tiên tiến, hiện đại, trình độ tự động hóa cơ giới hóa cao, phù hợp với trình độ chung của cả nước.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, nhiệm vụ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm có lợi thế như: sản xuất đá xây dựng, gạch ốp lát các loại, hướng tới sản xuất các loại vật liệu cao cấp.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn tìm 2010 - 2015 khoảng 14-15%/năm; giai đoạn từ 2015-2020: đạt khoảng từ 12 - 13% năm; giai đoạn từ 2020 - 2025 đạt khoảng từ 11-12%/năm.
c) Ngành luyện kim:
- Xây dựng và phát triển ngành thép thành một ngành công nghiệp trọng tâm, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững. Ưu tiên các dự án sản xuất thép chất lượng cao, thép tấm cán nóng, thép lá điện từ. . . nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo. Ưu tiên công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, công suất cao, thân thiện với môi trường.
- Tạm ngừng cấp phép các dự án sản xuất thép xây dựng. Rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, có giải pháp xử lý theo quy định đối với dự án không triển khai theo đúng tiến độ, không đủ nguyên liệu để sản xuất lâu dài.
- Với các dự án lớn đã thu hút được, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đạt khoảng 21,98%/năm; giai đoạn từ 2015 - 2020 tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các nhà máy đã được xây dựng trong giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm nhưng vẫn ở mức cao khoảng 16 %năm.
d) Ngành khai thác dầu khí:
- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, thăm dò theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm gia tăng tiềm năng và trữ lượng dầu khí, ưu tiên các khu vực đã phát hiện dầu khí nhưng chưa khẳng định giá trị thương mại.
- Giảm nhẹ sản lượng khai thác đối với dầu khí, đẩy mạnh các hoạt động thăm dò nhằm tìm kiếm mỏ mới, tăng trữ lượng khai thác cho các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ 2011 - 2015 là - 2,01%/năm; giai đoạn từ 2016-2020 là -2,39%/năm; giai đoạn từ 2021 - 2025 là -0,96%/năm.
e) Ngành công nghiệp hóa chất
- Tập trung xây dựng khu tổ hợp hoá dầu Long Sơn để có thể đi vào hoạt động như dự kiến, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
- Phát triển các sản phẩm nhựa chất lượng cao, tham gia vào công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chế tạo (đóng tàu, điện tử, ô tô, xe máy...).
- Tập trung phát triển một số lĩnh vực hóa chất là thế mạnh của tỉnh như: sản phẩm hóa dầu, sản xuất các sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa phục vụ cho các ngành CNPT. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân tìm 2011 đến 2015 là 27,73%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 14,64%/năm; và giai đoạn 2021 - 2025 là 13,70%/năm.
g) Ngành điện tử tin học:
- Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm điện tử hiện đại, tập trung thu hút sản xuất linh phụ kiện điện tử phục vụ các nhà máy lắp ráp tại địa phương và cả nước.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp điện tử tin học trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Phấn đấu giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 49,91%, tiếp tục tăng trưởng mạnh tăng giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, đạt 48,35%. Giai đoạn từ 2021 đến 2025 tốc độ tăng trưởng đạt 29%.
h) Ngành chế biến nông - lâm - thủy sản.
- Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất song song với xây dựng các cơ sở chế biến tập trung; đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hóa một số dự án có qui mô tương đối lớn và có sản phẩm thế mạnh. Tăng cường đổi mới công nghệ - thiết bị, hợp lý hóa sản xuất ở các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
- Ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu ổn định, có thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các sản phẩm chế biến tinh, sản phẩm sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm nhanh các sản phẩm sơ chế; tăng cường đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng cao.
- Phấn đấu giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,47%/năm; giai đoạn tư năm 2016 đến 2020 đạt 11,20%/năm; giai đoạn từ 2021 đến 2025 tốc độ tăng trưởng đạt 3,71%/năm.
i) Ngành sản xuất và phân phối điện
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Tăng cường công tác duy tu bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện trên địa bàn tình nhằm duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo việc cưng cấp điện cho lưới điện quốc gia được liên tục.
- Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt. Bao gồm:
- Xây dựng hệ thống lưới điện (đường dây cao thế, trung thế và hạ thế).
- Xây dựng các trạm biến áp (220kV/110kV. . .).
- Xây dựng hệ thống phong điện (tổng công suất khoảng 34MW tại huyện Côn Đảo.
5. Phát triển các khu, cụm công nghiệp.
- Tập trunng đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 14 khu công nghiệp đã được thành lập, để có mặt bằng thu hút các dự án thứ cấp vào hoạt động, nhằm đạt mục tiêu nâng cao tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp đến 2020 khoảng trên 70% và đến năm 2025 tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 90%.
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các cụm công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, để có mặt bằng thu hút các dự án công nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các cụm công nghiệp theo mô hình cụm liên kết công nghiệp thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ.
- Phân bố các khu - cụm công nghiệp hợp lý, ngành nghề khuyến khích đầu tư phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng. Ưu tiên thu hút các dự án có đầu tư hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới và sử dụng ít lao động vào các khu - cụm công nghiệp.
- Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các khu cụm công nghiệp, khai thác tốt nguồn lực ngoài tỉnh và thị trường ngoại tỉnh.
- Tăng cường phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra do phát triển công nghiệp tại các khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch trọng điểm, khu nuôi trồng thủy sản, các nguồn nước. . . nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2011-2015, dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển (sản xuất công nghiệp, hạ tầng các khu - cụm công nghiệp, công nghiệp điện nước) khoảng 135.322 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn khoảng 85.841 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2025 nhu cầu vốn khoảng 52.110 tỷ đồng.
7. Một số giải pháp chung để thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về vốn
- Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2011-2025 là 273.273 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngân sách cần ưu tiên cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện nước, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp là điều kiện tiên quyết. Do đó, tỉnh có kế hoạch bố trí tăng kính phí ngân sách thường xuyên để khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng các chương trình hành động cụ thể chi tiết.
- Tỉnh cần dành ngân sách xúc tiến cho các hoạt động thu hút phát triển công nghiệp, tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; tại các quốc gia mục tiêu trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia.
- Bên cạnh đó, tận dụng tối đa các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tỉnh cần có các hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp hiện có trên địa bàn sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn dài hạn trung hạn; chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về thủ tục, lãi suất.
b) Giải pháp về tổ chức và quản lý
- Tăng cường chỉ đạo hỗ trợ của tỉnh đối với phát triển sản xuất công nghiệp. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện cải cách hành chính theo hướng: các cơ quan quản lý nhà nước hướng mạnh về cơ sở, tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo sự công bằng, thu hút được các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh chân chính và phát triển theo quy hoạch.
- Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp theo ngành nghề, địa bàn hoạt động . . . để các doanh nghiệp có mối liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh như: chia sẻ đơn hàng, chia sẻ nguyên vật liệu máy móc, hỗ trợ đào tạo nhân sự cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, quảng bá xúc tiến thị trường và giải quyết các tranh chấp thương mại.
c) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật cao cho phát triển sản xuất công nghiệp.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo trung học và dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng: đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển. Trên cơ sở quy hoạch lại, cần tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện đại. Tập trung vào đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật. Phát triển đào tạo các ngành nghề: công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cơ bản. Trong các năm đầu, tỉnh nên liên kết với các tỉnh/doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm, nơi đã có các ngành công nghiệp cơ bản tương đối phát triển trước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai để thực hiện các hoạt động đào tạo hiệu quả.
- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được sử dụng đúng với chương trình đã đào tạo. Cần tạo ra phương thức thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp/khu công nghiệp trên địa bàn đối với địa phương, thông qua cơ chế phối kết hợp giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp, kết hợp học và thực hành. Tỉnh cần dành một khoản ngân sách để hỗ trợ cho phương thức thực hiện trách nhiệm này của doanh nghiệp.
- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, đặc biệt là nguồn lực từ các doanh nghiệp, công ty mẹ, công ty khách hàng. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng một số trường đào tạo công nhân có trình độ cao. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao.
d) Giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Đối với các doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức: hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm.
- Kiên quyết không sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng; khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp có ứng dụng sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.
- Xây dựng một số trung tâmg dịch vụ công nghệ kỹ thuật chất lượng cao: gia Công CAD/CAM/PLC/CNC, các khu công nghiệp hỗ trợ, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp làm hạt nhân và tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo. Khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghệ, xây dựng thị trường công nghệ, thường xuyên định kỳ mở hội chợ công nghệ, lập ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới.
e) Giải pháp bảo vệ môi trường
- Tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá cụ thể tình trạng ô nhiễm do khi thải, chất thải công nghiệp. . . để có phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng khu vực.
- Việc thu hút các dự án sản xuất công nghiệp phải được xem xét, thẩm định chặt chẽ để phát triển bền vững và không gây ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và dịch vụ.
- Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, không bảo đảm chỉ tiêu về môi trường ra khỏi vùng đô thị và khu dân cư tập trung. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, rác thải tập trung đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật.
- Kiên quyết không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao (các dự án này nằm trong danh mục các cấm thu hút và hạn chế thu hút theo khuyến cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường); không thu hút các dự án công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên, nguyên vật liệu.
- Đối với những dự án gây ô nhiễm môi trường đã tồn tại từ trước, yêu cầu chủ đầu tư phải có kế hoạch thay đổi công nghệ sản xuất, để cải thiện tình ô nhiễm môi trường. Nếu chủ đầu tư không chịu thực hiện, thì đề nghị xem xét không cho dự án tiếp tục hoạt động.
Để tổ chức triển khai quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm như sau:
- Tổ chức công bố nội dung quy hoạch để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, để căn cứ triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của quy hoạch.
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, 5 năm của ngành công nghiệp. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp về điều hành thực hiện quy hoạch bảo đảm yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước trong ngành công nghiệp và các chính sách, giải pháp phát triển chuyên ngành.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp trong quy hoạch này tiến hành cụ thế hoá và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của từng địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025
- 2 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 25/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 56/2008/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5 Quyết định 15/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2295/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến 2010, xét đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 7 Quyết định 73/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 25/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 56/2008/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 2295/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến 2010, xét đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 5 Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025
- 6 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018