ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 590/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 03 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2616 QĐ-UB-CN2 ngày 07/9/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông tại Tờ trình số 188/TT-BCVT ngày 10/12/2006 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản trình ký số 106/SKH-TH ngày 09/02/2007, kèm Báo cáo kết quả thẩm định dự án quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2020.
2. Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn tỉnh, từng bước đưa CNTT trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
- Mục tiêu cụ thể:
a) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, từng bước đáp ứng quá trình hình thành “Chính phủ điện tử”.
b) Phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp trình độ cao theo hướng hội nhập, đồng thời nâng cao trình độ tin học trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội thông tin.
c) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; Khuyến khích ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp; Thúc đẩy phát triển thị trường CNTT, từng bước đưa công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
d) Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CNTT và truyền thông của tỉnh.
3. Phạm vi, ranh giới: Quy hoạch phát triển CNTT trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020 tương ứng với diện tích 6.018,97 Km2; vị trí giới hạn như sau:
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam: Giáp tỉnh Quảng Bình.
- Phía Đông: Giáp biển Đông.
- Phía Tây: Giáp nước CHDCND Lào.
4. Định hướng phát triển:
4.1. Định hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010:
- Phát triển ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; Các doanh nghiệp; Trong việc phát triển cộng đồng; Trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.
- Xây dựng và phát triển cổng điện tử.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- Đầu tư phát triển công nghiệp CNTT.
- Ban hành các chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT.
4.2. Định hướng phát triển CNTT đến năm 2020.
- Công nghệ thông tin từng bước trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
- Hình thành ngành công nghiệp phần cứng, nhất là công nghiệp phụ trợ, bao gồm: Sản xuất vỏ máy, bản mạch, linh kiện … sớm có sản phẩm xuất khẩu; Chủ động hợp tác liên doanh gia công phần mềm xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp phần mềm nhất là công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh.
- Hình thành một số doanh nghiệp CNTT.
- Hoàn thiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực, thu hút công nghệ mới.
5. Các giải pháp chủ yếu:
Để thực hiện định hướng quy hoạch đã đề ra, Sở Bưu chính Viễn thông làm đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển CNTT; Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành vận dụng sáng tạo các biện pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành CNTT; Đồng thời cụ thể hóa bằng các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình dự án phát triển và hợp tác liên kết, liên doanh kể cả hợp tác Quốc tế; Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển khai và giám sát quá trình thực hiện; Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất bổ sung điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xu hướng hội nhập trong từng giai đoạn.
Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ chuyên môn được giao, phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển CNTT trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển CNTT nhất là công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bưu chính Viễn thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2458/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 2 Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Phần Mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định đến năm 2015)
- 4 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2458/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 2 Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Phần Mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định đến năm 2015)