UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2003/QĐ-UB | Tuyên Quang, ngày 03 tháng 5 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG BỆNH XÃ HỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/1998/TT-LT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của Bộ Y tế, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thi hành Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương;
Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-BTY ngày 03/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản "Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương";
Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-UB ngày 15/6/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Y tế;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 312/TTr-TC-YT ngày 16/4/2003 của Sở Y tế và Tờ trình số 68/TT-TC ngày 17/4/2003 của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh về việc thành lập Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, thuộc Sở Y tế trên cơ sở sáp nhập Trạm phòng chống sốt rét với 3 khoa của Trung tâm y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang (khoa da liễu khoa mắt, khoa tâm thần).
1) Vị trí, chức năng:
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội là đơn vị sự nghiệp y tế thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức thực hiện công tác phòng chống bệnh xã hội trên địa bàn tỉnh;
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của Nhà nước;
Trụ sở được đặt tại Trạm phòng chống sốt rét hiện nay.
2) Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh, chỉ đạo của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn phòng chống bệnh xã hội, trình Giám đốc Sở Y tế và triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Chỉ đạo công tác điều tra, phát hiện, quản lý điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho bệnh nhân tâm thần, mắt và da liễu, chỉ đạo quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình y tế thuộc lĩnh vực phụ trách, thực hiện lồng ghép các chương trình tại cơ sở để đạt hiệu quả;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để thực hiện công tác truyền thông - giáo dục phòng chống bệnh xã hội tại cộng đồng;
- Tổ chức và tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của trung tâm, cán bộ tuyến huyện, xã và các cán bộ khác;
- Tổ chức và tham gia nghiên cứu, triển khai các đề tại nghiên cứu khoa học về phòng chống bệnh xã hội, kỹ thuật phát hiện, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh xã hội theo chủ trương hướng về cộng đồng;
- Tổ chức thực hiện và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và các chương trình như: Tài chính, thuốc, vật tư, hoá chất..., thanh quyết toán kịp thời và đúng quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vỉ trực thuộc Sở Y tế và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác phòng chống bệnh xã hội;
- Quản lý và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực phòng chống bệnh xã hội tại cộng đồng đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (các đơn vị y tế tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã);
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
- Thực hiện nhiệm vu khác do Giám đốc Sở y tế giao cho;
Điều 2. Tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí hoạt động của Trung tâm:
1- Về tổ chức bộ máy:
+ Lãnh đạo Trung tâm: Có Giám đốc và các Phó Giám đốc;
+ Các phòng, khoa chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng tổng hợp hành chính;
- Khoa Tâm thần;
- Khoa Da liễu;
- Khoa mắt;
- Khoa cận lâm sàng;
- Khoa sỐt rét (dịch tễ sốt rét, ký sinh trùng).
2- Về biên chế:
- Biên chế của Trung tâm được xác định hàng năm. Năm 2003 được xác định là 30 biên chế trên cơ sở:
+ Giữ nguyên 17 biên chế có của trạm sốt rét cũ;
+ Chuyển 13 biên chế hiện có của 3 khoa: Da liễu, khoa mắt, khoa tâm thần thuộc Trung tâm Y tế dự phòng.
3- Kinh phí hoạt động:
- Từ kinh phí sự nghiệp y tế được giao hàng năm;
- Từ kinh phí hoạt động các chương trình y tế về phòng chống bệnh xã hội;
- Từ nguồn kinh phí khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG |
- 1 Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt dự án: công trình Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2009 tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 09/2001/QĐ-BYT Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương do Bộ Y Tế - Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 5 Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt dự án: công trình Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn
- 2 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2009 về việc triển khai công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2009 trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2009 tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2008 về triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tai xanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành