Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 606/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 12 tháng 03 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 62/2001/QĐ-UB ngày 03/8/2001 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 1455/QĐ-UBND ngày 17/7/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí: “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Bình Phước thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 149/TTr-SCT ngày 03/3/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Bình Phước thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1/ Quan điểm phát triển.

- Phát triển thương mại phải đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hóa, phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và nông thôn; giữa thương mại truyền thống và hiện đại. Nâng cao trình độ chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng; coi trọng việc thống nhất quy hoạch ngành thương mại với quy hoạch xây dựng của tỉnh, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; tăng cường xây dựng cơ chế điều tiết, khống chế và ứng phó khẩn cấp, đảm bảo cho thị trường ổn định và có trật tự. Tích cực chống các hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại;

- Xuất khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh theo hướng đa dạng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại;

- Phát huy nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển ngành thương mại trở thành ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm cao, tương xứng với mục tiêu xây dựng Bình Phước thành một trong những trung tâm thương mại của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

2/ Định hướng phát triển.

- Mở rộng giao thương với các địa phương trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với nước ngoài;

- Đối với thị trường nước ngoài, cần tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực nằm trong chiến lược xuất khẩu của tỉnh, như: cao su, hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ tinh chế... Mở rộng buôn bán với Campuchia và các nước trong khu vực cùng với việc phát triển kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư..;

- Đẩy mạnh việc phát triển thương mại nhằm tăng cường sự đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tỉnh, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và thu nhập ngày càng cao cho người lao động, đồng thời qua đó giới thiệu tiềm năng của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế;

- Giá trị sản xuất, kinh doanh ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn đến 2010 đạt 16% - 17%/năm, 2011 - 2015 đạt 15,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,7%/năm.

3/ Mục tiêu phát triển các chuyên ngành thương mại.

a/ Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển thương mại Bình Phước bền vững và hiện đại, với hệ thống các doanh nghiệp và các kênh phân phối hợp lý, với sự tham gia của các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức, hoạt động trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước; trong điều kiện thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); phát triển - xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;

- Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; khuyến khích, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn thương hiệu Việt Nam. Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp thương mại với sản xuất nhằm tạo sức mạnh hợp tác và kinh doanh có hiệu quả;

- Lập lại và củng cố trật tự, kỷ cương thị trường. Xây dựng ngành thương mại tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hướng mạnh về xuất khẩu, thu hút các nguồn lực của thương nhân trong và ngoài nước, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b/ Mục tiêu cụ thể:

+ Đóng góp của thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh (GDP thương mại/tổng GDP toàn tỉnh) đạt tỷ trọng 8,5% vào năm 2010; 10,5% vào năm 2015 và 12,5% vào năm 2020;

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 10.556 tỷ đồng, 29.120 tỷ đồng và 77.100 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2008 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020 lần lượt là 24%/năm; 22,5%/năm và 21,5%/năm;

+ Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 325,5 triệu USD, dự kiến năm 2010 đạt 500 triệu USD, năm 2015 đạt 1.064 triệu USD và đến năm 2020 dự kiến đạt 2.235 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2007 - 2010 đạt 16,5%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,3%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 16,0%/năm;

+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 trên 57 triệu USD, dự kiến năm 2010 đạt 114,8 triệu USD, năm 2015 là 410 triệu USD và đến năm 2020 dự kiến đạt 1.409 triệu USD. Phấn đấu tăng dần tỉ lệ NK/XK từ 17,5% năm 2007 lên 23,0% vào 2010, 38,6% vào 2015 và 63,0% vào 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2007 - 2010 đạt bình quân 31,0%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 29,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 28,0%/năm;

+ Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đạt 15% vào năm 2010; 30% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.

4/ Quy hoạch phát triển thương mại Bình Phước đến năm 2020.

a/ Quy hoạch phát triển hệ thống chợ đến năm 2020:

Đơn vị: chợ

 

Tổng số

Quy mô

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Chợ đầu mối

Toàn tỉnh

76

9

5

61

1

1. Thị xã Đồng Xoài

4

1

 

3

 

2. Huyện Đồng Phú

8

1

1

6

 

3. Huyện Phước Long

14

2

2

10

 

4. Huyện Lộc Ninh

14

1

1

12

 

5. Huyện Bù Đốp

5

1

 

4

 

6. Huyện Bù Đăng

13

1

 

12

 

7. Huyện Bình Long

10

1

1

8

 

8. Huyện Chơn Thành

8

1

 

6

1

 

 

 

 

 

 

 

Hướng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chủ yếu căn cứ vào Quyết định đã được phê duyệt số 1266/QĐ-UB. Bên cạnh đó có điều chỉnh về số lượng, quy mô chợ... phù hợp với định hướng phát triển chợ trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại khác như trung tâm thương mại, siêu thị... đang ngày càng phát triển.

b/ Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020:

Đơn vị: cái

Huyện, thị xã

GĐ 2008 - 2010

2011 - 2020

Hạng

Hạng

II

III

II

III

Quy hoạch TTTM

 

 

 

 

1. Thị xã Đồng Xoài

 

1

1

 

2. Thị trấn Thác Mơ

 

 

1

 

3. Thị trấn An Lộc

 

1

1

 

4. Thị trấn Chơn Thành

 

 

1

 

Cộng

 

2

4

 

Quy hoạch siêu thị

 

 

 

 

1. Thị xã Đồng Xoài

 

1

1

2

2. Huyện Đồng Phú

 

 

 

2

3. Huyện Phước Long

 

 

1

2

4. Huyện Lộc Ninh

 

 

1

2

5. Huyện Bù Đốp

 

 

 

1

6. Huyện Bù Đăng

 

 

 

1

7. Huyện Bình Long

 

 

 

2

8. Huyện Chơn Thành

1

 

 

2

Cộng

1

1

3

14

c. Quy hoạch trung tâm Hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại

- Quy hoạch lại mạng lưới hoạt động quảng cáo trên địa bàn, theo khu vực cho phép đảm bảo theo quy chế về quảng cáo do Nhà nước quy định.

- Xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh Bình Phước tại thị xã Đồng Xoài.

d. Quy hoạch phát triển các khu dịch vụ logistics

- Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Phước đến năm 2020, hệ thống khu lôgistics nên bố trí tại không gian lãnh thổ: dọc quốc lộ 14 (Thị xã Đồng Xoài); quốc lộ 13 (Huyện Chơn Thành). Với quỹ đất đã được hạn định, muốn đáp ứng được nhu cầu diện tích sàn kho, cần xây dựng kho nhiều tầng. Tùy theo đặc điểm, tính chất và nhu cầu (khối lượng) hàng hóa bảo quản mà xác định số tầng kho cho phù hợp.

- Khôi phục lại các kho dự trữ lương thực, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu trong những trường hợp đặc biệt như bão lụt làm cho giá cả biến động đột ngột. Các kho này có thể bố trí ở những địa điểm cách xa vùng lũ lụt hoặc trong vùng lũ nhưng có vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ lụt.

e. Quy hoạch sàn giao dịch hàng hóa

Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn Tỉnh Bình Phước sẽ có sàn giao dịch hàng hóa đặt tại thị trấn Chơn Thành với quy mô vừa, với diện tích sàn từ 5.000 - 10.000 m2, kinh phí dự kiến từ 20 - 25 tỷ đồng, phục vụ giao dịch cho khoảng trên dưới 200 đối tác trong một phiên giao dịch.

f. Quy hoạch các cửa hàng xăng dầu

Thực hiện theo quyết định số 1268/QĐ-UB ngày 25/7/2003 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

g. Phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

Dự báo tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2008-2010 đạt 16%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 15,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 15%/năm.

Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào năm 2010.

Các mặt hàng

Sản lượng

Thị trường chính

1. Nhóm hàng nông sản

 

 

- Hạt điều nhân

160 ngàn tấn

Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ

- Hạt tiêu

25-30 ngàn tấn

Singapore, Thái Lan, Hà Lan, Thụy Sĩ,

- Cao su

180 ngàn tấn

Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa kỳ

- Mì các loại

550-600 ngàn tấn

EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

2. Nhóm dịch vụ xuất khẩu tại chỗ

 

 

- Dịch vụ xuất khẩu lao động

Hàng triệu USD/năm

Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore...

- Dịch vụ xuất khẩu du lịch

4 triệu USD

 

5/ Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển thương mại.

- Dự báo tổng số vốn đầu tư của toàn ngành thương mại tỉnh Bình Phước đến năm 2020 là 6.000 tỷ đồng (giá so sánh). Giai đoạn đến 2010 là 700 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2015 là 2.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là 3.300 tỷ đồng;

- Dự kiến vốn huy động từ ngân sách khoảng 15%; nguồn đầu tư do huy động trong dân 40%; nguồn vốn tín dụng trong nước 25%; nguồn kêu gọi vốn đầu tư ngoài tỉnh 20%;

Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:

- Chợ trung tâm loại I ở các huyện, thị, chợ biên giới, chợ vùng sâu;

- Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hạng II;

- Khu thương mại trung tâm và Khu thương mại - dịch vụ tổng hợp;

- Trung tâm hội chợ, triển lãm và quảng cáo hàng hóa;

- Tổng kho;

- Sàn giao dịch hàng hóa.

Điều 2. Giải pháp thực hiện quy hoạch.

1/ Giải pháp phát triển thương mại nội địa.

- Khắc phục tồn tại của thương mại nội địa: Đổi mới tư duy phát triển thương mại nội địa. Đồng thời, từng bước xây dựng một khung chính sách phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh và chính sách phát triển vùng.; phải khắc phục hạ tầng thương mại yếu kém, tạo ra không gian tổ chức lưu thông hàng hóa một cách hoàn hảo từ sản xuất - lưu thông - tiêu dùng để hoạt động thương mại đi đúng và đạt được những tiêu chuẩn của xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chống gian lận thương mại, chống vi phạm sở hữu trí tuệ;

- Phát triển các trung tâm phân phối một cách hợp lý thông qua các tổng công ty thương mại, công ty kinh doanh tổng hợp, hệ thống kho, mạng lưới chợ và cửa hàng bán lẻ, hỗ trợ nâng cấp chuỗi cửa hàng bán lẻ kết hợp với việc hỗ trợ thiết thực các chính sách thuế, giờ mở cửa, cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư.... Tạo điều kiện cho những hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng để họ có thể vay vốn phát triển nâng cấp, cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh.

2/ Giải pháp thu hút vốn phát triển thương mại.

- Thực hiện tốt Luật Đầu tư, các Quyết định của UBND tỉnh về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành thương mại;

- Cần tranh thủ thu hút vốn nước ngoài như nguồn vốn ODA, vốn viện trợ sử dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của tỉnh, nhất là đối với các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn;

- Kêu gọi các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành thương mại, xây dựng các hạng mục công trình thương mại. Hình thức huy động có thể là phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; tiền thuê diện tích sử dụng; đầu tư trực tiếp của ngân hàng và các quỹ tín dụng; xây dựng quỹ đầu tư của ngành thương mại tỉnh Bình Phước;

- Thu hút khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển kinh doanh thương mại tại các khu vực trọng điểm, ưu tiên phát triển thương mại như các khu trung tâm thương mại, các trung tâm mua sắm, các đường phố thương mại, các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở các khu dân cư và khu đô thị mới, chợ trung tâm và chợ đầu mối nông sản;

- Sử dụng công cụ thuế và tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp thương mại tư nhân mở rộng quy mô vốn;

- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và ưu tiên sử dụng đất cho các doanh nghiệp thương mại kinh doanh đạt hiệu quả cao, đạt giá trị gia tăng cao;

- Các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử được hưởng tín dụng ưu đãi từ quỹ đầu tư phát triển với mức ưu đãi tương đương như các doanh nghiệp có dự án sản xuất hàng xuất khẩu;

3/ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại.

- Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại;

- Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có tư duy mới, có tầm nhìn toàn cầu, có khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế;

- Tỉnh cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút những sinh viên, nghiên cứu sinh của các trường Đại học kinh tế có uy tín trong và ngoài nước để cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành thương mại của tỉnh;

- Đào tạo bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại của tỉnh. Thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh;

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý được thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài...

- Kết hợp đào tạo và đào tạo lại, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực quản lý các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, như: Siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch...Khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ quản trị cho các doanh nghiệp thương mại Bình Phước;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phổ biến rộng rãi các quy định của nhà nước về kinh doanh thương mại trách nhiệm dân sự ..cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại

4/ Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính. Từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại. Trong đó, cần chú trọng đảm bảo sự phối hợp giữa Sở Công Thương và Sở Xây dựng về ban hành và thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.

5/ Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Bình Phước với các thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, Bình Phước cần ưu tiên hàng đầu cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết thương mại với các vùng, các tỉnh;

- Tăng cường liên kết và xúc tiến hoạt động hợp tác khu vực ASEAN để hình thành tập đoàn thương mại đa quốc gia của khu vực dưới sự bảo trợ của Chính phủ các nước thành viên ASEAN;

- Có chế độ chính sách khuyến khích thỏa đáng các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận, thâm nhập thị trường mới;

- Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hóa và dịch vụ có lợi thế của Bình Phước.

Điều 3. Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện theo chức năng của Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành;

Các cơ quan có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ Sở Công Thương về các lĩnh vực chuyên môn đó ngành mình phụ trách để thực hiện quy hoạch này là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Giao thông - vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các ban, ngành khác.

Điều 4. Các ông, (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công Thương; Bưu chính - Viễn thông, Kế hoạchĐầu tư; Tài chính, Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông - vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND;
- CT, PCT;
- LĐVP, CV: Thành;
- Trung tâm công báo;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Triệu