ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110 /2002/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH CẦN THƠ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 62/2000/QĐ-TTg ngày 06/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 ( điều chỉnh );
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Cần Thơ lần X ( nhiệm kỳ 2001- 2005 );
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Tờ trình số 205/STM ngày 02 tháng 12 năm 2002 về việc xin phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại tỉnh Cần Thơ thời kỳ đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại tỉnh Cần Thơ thời kỳ đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu chung:
+ Phát triển thương mại góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao, bền vững, có hiệu quả, từng bước cải thiện đời sống dân cư, đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Phát triển thị trường thành thị, theo hướng hiện đại, văn minh thương nghiệp, mở rộng mạng lưới thương mại ở thị trường đô thị và nông thôn. Xây dựng mối quan hệ thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ, trong đó trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hóa, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thông tin kịp thời về thị trường, giá cả,... cho các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.
+ Khuyến khích các hoạt động kinh doanh thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, theo hướng hiện đại, văn minh thương nghiệp, tạo mọi điều kiện mua bán thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.
- Mục tiêu cụ thể:
Phát triển ngành thương mại của tỉnh trở thành vai trò trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn xã hội giai đoạn 2001 - 2005 là 14,6% và giai đoạn 2006 - 2010 là 16%; Tốc độ tăng bình quân hàng năm của lưu chuyển hàng hóa bán buôn giai đoạn 2001 - 2005 là 15,8% và giai đoạn 2006 - 2010 là 15,3 - 16,5%; Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 10,5% và giai đoạn 2006 - 2010 là 17,31 - 21,6%; Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 17,31% và giai đoạn 2006 - 2010 là 19 - 30%; Tốc độ tăng GDP thương mại bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11 - 12%, giai đoạn 2006 - 2010 là 12 - 13%.
2. Những định hướng và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển thương mại:
a. Những định hướng:
- Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, phát triển thương mại nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao mức sống dân cư.
- Phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, phát triển và mở rộng thị trường, trước hết với thị trường TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và cả nước, đồng thời mở rộng thị trường nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, gắn phát triển các hoạt động thương mại với phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển thương mại với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, trong đó thương nghiệp Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong xuất nhập khẩu và bán buôn những mặt hàng trọng yếu, có tác dụng ổn định thị trường, phát huy và sử dụng tích cực các thành phần kinh tế. Coi trọng kinh tế hợp tác để cùng thương nghiệp Nhà nước chi phối thị trường và tổ chức liên kết, hướng dẫn các thành phần thương nghiệp khác kinh doanh.
- Tổ chức thị trường và lưu thông hàng hóa hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và xuất khẩu; khuyến khích phát triển kinh doanh thương mại ở nông thôn gắn với quy hoạch các khu dân cư mới, phát triển giao thông, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề.
- Phát triển thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội như giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống dân cư, cung cấp kịp thời đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai lũ lụt.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường và các hoạt động thương mại, tích cực phòng, chống các hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.
b. Những lĩnh vực chủ yếu cho phát triển thương mại:
- Khai thác thị trường đô thị có hiệu quả, đóng vai trò động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp chủ yếu như chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao ở một số lĩnh vực như cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, thiết bị cao cấp,... điện, điện tử, tin học và sản xuất vật liệu mới.
- Thị trường nông thôn: xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất chế biến và lưu thông thuộc mọi thành phần kinh tế, mạng lưới hợp tác xã các loại với quy mô và cấp độ khác nhau, hoạt động trên lĩnh vực đầu vào, đầu ra và dịch vụ kỹ thuật phục vụ tốt cho kinh tế hộ; mạng lưới chợ nông thôn với chợ thị trấn, thị tứ làm nồng cốt, bên cạnh đó là các chợ tập trung bán buôn phát luồng nông sản và cung cấp vật tư nông nghiệp, các chợ đầu mối ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông sản tập trung chuyên canh hoặc các vùng nông thôn ven đô, ngoài ra còn các chợ chuyên doanh đặc thù phù hợp với tính chất và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
- Tiến hành củng cố và phát triển nguồn nhân lực theo hướng lao động được trang bị kiến thức nghề nghiệp, ngoại ngữ,... đào tạo đội ngũ lao động đạt tiêu chuẩn hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Triển khai phát triển mạnh thương mại điện tử, trước hết thực hiện mạng liên kết doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đồng thời triển khai hình thức mạng liên kết trong đó người mua và người bán đều là doanh nghiệp.
- Tập trung phát triển hệ thống Trung tâm thương mại gồm thành phố Cần Thơ, TX Vị Thanh, thị trấn Thốt Nốt, thị trấn Phụng Hiệp làm đầu mối tổ chức các giao dịch thương mại, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế,... bán buôn, bán lẻ hàng hóa và cung ứng các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động thương mại.
- Phát triển Trung tâm xúc tiến thương mại đủ mạnh để tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường nhằm giúp doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển phù hợp với xu thế phát triển kỹ thuật thương mại thế giới.
- Xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị và kho đầu mối trên địa bàn.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ, ưu tiên cải tạo nâng cấp và mở rộng các chợ quá tải, các chợ trung tâm đầu mối phát luồng hàng, di dời các chợ ảnh hưởng đến lộ giới giao thông, đầu mối,...
- Phát triển mạng lưới xăng dầu đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại nhiên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng dân cư cũng như các hoạt động an ninh quốc phòng và đặc biệt các phương tiện giao thông vận tải hoạt động bình thường trên địa bàn tỉnh.
3. Những giải pháp chủ yếu:
- Phát triển thị trường của tỉnh theo hướng đầu tư phát triển một số Trung tâm thương mại quan trọng là thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, thị trấn Thốt Nốt, thị trấn Phụng Hiệp, các cụm kinh tế xã hội ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực nông thôn.
- Phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Cần Thơ tập trung ưu tiên trước hết đối với thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Công, EU, Bắc Mỹ,... ngoài ra cần quan tâm đến các thị trường có nhiều tiềm năng như Nga, các nước SNG và các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi và Nam Mỹ nhằm khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa các loại của tỉnh.
- Từng bước kiện toàn tổ chức, đổi mới hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh.
- Đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý kinh doanh thương mại, đào tạo cán bộ đáp ứng quá trình hợp tác và phát triển.
- Huy động vốn, thu hút đầu tư bằng hình thức kết hợp vốn Nhà nước và vốn của dân, tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương và một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,... thông qua loại hình hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế trung ương, địa phương. áp dụng hình thức sở hữu đa dạng để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện và đổi mới nội dung quản lý Nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn.
4. Tổ chức thực hiện:
a- Giao Sở Thương mại phối hợp giữa các Sở, ngành và UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, các huyện tiến hành xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 – 2010, lập danh mục đầu tư xây dựng các trung thương mại để kêu gọi vốn.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường. Xây dựng các Hiệp hội ngành nghề xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại - dịch vụ.
Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại theo hướng quy định rõ quyền hạn và tránh nhiệm cho từng cơ quan, bộ phận. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như thương mại.
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh và trung tâm thương mại các huyện, thị, thành; UBND các huyện, thị, thành xây dựng phương án và kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Riêng hệ thống chợ và cửa hàng ở nơi “an sinh vùng lũ”, đề nghị Nhà nước cấp kinh phí từ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng.
b- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các các Sở, Ngành và UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp, huyện Thốt Nốt: xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình trọng điểm phục vụ thương mại - dịch vụ trình UBND tỉnh xét quyết định. Đồng thời, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu thương mại - dịch vụ kinh doanh theo phương thức hiện đại, văn minh.
c- Giao Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,... căn cứ quy hoạch thương mại để định hướng cho các doanh nghiệp thuộc ngành mình phát triển thị trường trong và ngoài nước, các mặt hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hàng hoá của các xí nghiệp sản xuất .
d- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Thương mại xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động, kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm của tỉnh... . Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Thương mại tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chặt chẽ nhằm hoàn thành các nhiệm vụ tăng trưởng và phát triển thương mại theo mục tiêu đã đề ra.
Các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, các huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp Sở Thương mại trong quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại, nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 (điều chỉnh) với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ |
- 1 Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2013 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”
- 2 Quyết định 3464/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thương mại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự án: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thời kỳ đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”
- 2 Quyết định 3464/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thương mại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự án: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thời kỳ đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành