ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 626/2013/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT SÔNG THƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 64/TTr-SVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT SÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 626/2013/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Quy chế này quy định nguyên tắc, thể loại, điều kiện, thủ tục, quy trình xét tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương.
1. Cá nhân, nhóm tác giả (không quá 03 người) có hộ khẩu thường trú ở Bắc Giang;
2. Cá nhân, nhóm tác giả (không quá 03 người) không có hộ khẩu thường trú ở Bắc Giang nhưng có tác phẩm, công trình sáng tác về đề tài Bắc Giang.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng
1. Việc xét tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan và đặt trong tổng thể chung để cân đối giữa các thể loại xét thưởng;
2. Giải thưởng được tổ chức xét tặng 05 năm một lần đối với các tác phẩm, công trình được xuất bản hoặc được giải thưởng, sáng tác trong thời gian quy định xét giải thưởng;
3. Mỗi thể loại phải có ít nhất từ 05 tác phẩm, công trình trở lên tham dự Hội đồng mới xét tặng giải thưởng.
Điều 4. Những trường hợp không xét tặng giải thưởng
1. Tác phẩm, công trình viết bằng tiếng nước ngoài;
2. Tác phẩm, công trình có quyết định đình bản hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
3. Tác phẩm, công trình của tác giả đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
4. Tác phẩm, công trình có từ 04 người trở lên là đồng tác giả;
5. Tác phẩm, công trình đang xảy ra tranh chấp về bản quyền tác giả;
6. Tác phẩm thuộc các thể loại báo chí mà UBND tỉnh đã có giải thưởng riêng cho thể loại này;
7. Tác phẩm, công trình của tác giả, nhóm tác giả là thành viên của Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng sơ khảo và Hội đồng phúc khảo.
Điều 5. Thể loại tham gia xét tặng giải thưởng
1. Văn xuôi: Gồm tiểu thuyết, tập truyện, truyện ngắn, ký văn học, tản văn (không xét tác phẩm hài, châm biếm);
2. Thơ: Gồm các thể loại trữ tình, trường ca, kịch thơ, truyện thơ (không xét thơ trào phúng);
3. Các công trình nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, lý luận phê bình của các thể loại văn học nghệ thuật;
4. Sân khấu: Gồm kịch bản, đạo diễn, diễn viên sân khấu, diễn viên ca nhạc, diễn viên, biên đạo múa;
5. Mỹ thuật: Gồm các thể loại tranh hội họa, điêu khắc (không xét tranh ký họa, tranh cổ động);
6. Nhiếp ảnh: Gồm ảnh nghệ thuật (không xét ảnh thông tấn, báo chí);
7. Âm nhạc: Gồm tập nhạc giao hưởng hợp xướng, nhạc thính phòng, ca khúc, CD (hoặc VCD, DVD) nhạc không lời hoặc ca khúc;
8. Kiến trúc: Gồm các thiết kế, các công trình xây dựng đã được thi công hoàn chỉnh.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, QUY TRÌNH XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 6. Điều kiện xét tặng giải thưởng
1. Điều kiện chung:
a) Các tác phẩm, công trình tham dự giải thưởng phải có nội dung trong sáng, lành mạnh, giàu chất nhân văn, không trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao thể hiện sự tìm tòi sáng tạo; phản ánh truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, văn hiến của dân tộc, ưu tiên những tác phẩm về đề tài quê hương Bắc Giang;
c) Phản ánh con người, cuộc sống, công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Điều kiện cụ thể đối với từng thể loại:
a) Các tác phẩm văn, thơ, nghiên cứu, phê bình, sưu tầm, dịch thuật của các thể loại văn học nghệ thuật, văn nghệ dân gian của nhóm tác giả được xuất bản thành sách;
b) Các kịch bản sân khấu, kịch bản phim được xuất bản thành sách hoặc được dàn dựng, công diễn, phát sóng trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh và trung ương (có xác nhận của cơ quan sử dụng);
c) Các tác phẩm âm nhạc của nhóm tác giả (các ca khúc, tổ khúc, liên khúc, nhạc không lời, hợp xướng…) được xuất bản thành sách hoặc công diễn ở tỉnh, trung ương, được in vào băng từ, băng hình, đĩa laser do các cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên xuất bản hoặc sử dụng trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh, trung ương (có xác nhận của cơ quan sử dụng). Riêng nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng chỉ cần một tác phẩm hoàn chỉnh đã được công diễn hoặc sử dụng trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh hoặc trung ương;
d) Các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về mỹ thuật, nhiếp ảnh. Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được xuất bản thành sách;
đ) Các tác phẩm kiến trúc bao gồm: Đồ án thiết kế, ảnh chụp công trình đã được thi công xây dựng hoàn chỉnh; các cuốn sách về kiến trúc đã được xuất bản (chỉ xét các công trình phục vụ cho lợi ích cộng đồng, có đóng góp to lớn cho xã hội);
e) Những công trình sáng tạo của đạo diễn sân khấu, diễn viên ca nhạc, diễn viên, biên đạo múa (không xét công trình của tập thể) qua các chương trình, vở diễn tại Hội diễn của khu vực hoặc toàn quốc. Đạo diễn, biên đạo múa, diễn viên đạt giải cá nhân (Huy chương) trong các trường hợp sau: Đạo diễn, diễn viên có ít nhất 01 Huy chương vàng hoặc 02 Huy chương bạc tại hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức và có ít nhất 01 trong các giải thưởng khác: 1 Huy chương đồng tại Hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chức hoặc 01 giải A (Huy chương vàng) tại hội diễn nghệ thuật sân khấu do khu vực, bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức. Trường hợp đạo diễn, biên đạo múa, diễn viên đạt 2 giải thưởng: 1 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc tại hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức thì đã đủ điều kiện để dự xét giải thưởng;
g) Với các thể loại văn, thơ, âm nhạc, sân khấu, nghiên cứu, lý luận phê bình, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc nếu có quá 1/3 số bài trong tập đã được xuất bản trước thời gian quy định thì tác phẩm đó không được tham dự giải;
h) Tác phẩm lẻ mỗi thể loại tham dự giải của tác giả hoặc nhóm tác giả phải có ít nhất 03 tác phẩm được giải thưởng, trong đó có 01 tác phẩm đạt giải A (giải Nhất) khu vực trở lên hoặc 01 tác phẩm đạt giải B (giải Nhì) toàn quốc trở lên và có thêm ít nhất 01 trong các tác phẩm đạt giải khuyến khích cấp khu vực hoặc giải thưởng chính thức (A, B, C) do các tỉnh, bộ, ngành, Hội Văn học Nghệ thuật các địa phương tổ chức. Trường hợp có 01 tác phẩm đạt giải C (giải Ba) khu vực trở lên thì phải có thêm 02 tác phẩm đạt giải thưởng khác: giải khuyến khích khu vực hoặc giải thưởng chính thức (A, B, C) cấp tỉnh, bộ, ngành, Hội Văn học Nghệ thuật các địa phương tổ chức.
Điều 7. Đăng ký, tiếp nhận hồ sơ và tác phẩm tham dự xét tặng giải thưởng
1. Hồ sơ tham dự xét tặng giải thưởng gồm:
a) Đơn đăng ký tham dự giải (theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này);
b) Tác phẩm, công trình tham dự xét tặng giải thưởng:
- 02 bản đối với tác phẩm sách;
- 01 ảnh chụp bản gốc (cỡ 25 x 38cm) và 01 phiên bản (cỡ 10 x 15cm) đối với ảnh chụp tác phẩm mỹ thuật có kèm theo lý lịch nghệ thuật của bản gốc;
- 01 ảnh in phóng (cỡ 25 x 38cm) và 01 ảnh gốc (cỡ 10 x 15cm) đối với tác phẩm ảnh nghệ thuật;
- 01 đĩa CD hoặc VCD, DVD đối với tác phẩm âm nhạc, vở diễn sân khấu;
- 01 bản sao chứng nhận thành tích và mức giải thưởng đã đạt được có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tác phẩm nghệ thuật biểu diễn.
2. Hội đồng giải thưởng không trả lại các tác phẩm, công trình đã đăng ký tham dự xét tặng giải thưởng (trừ tác phẩm mỹ thuật). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh được quyền khai thác, tuyên truyền giới thiệu các tác phẩm dự giải và đạt giải thưởng (không nhằm mục đích kinh doanh).
3. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là cơ quan Thường trực của Hội đồng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương, chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ và tác phẩm tham dự giải thưởng của các tác giả.
1. Hội đồng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức xét và trao giải thưởng.
2. Cơ cấu Hội đồng giải thưởng gồm 09 thành viên:
a) Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
b) 02 Phó Chủ tịch Hội đồng, trong đó 01 Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Lãnh đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh và 01 Phó chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan theo đề nghị của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh;
d) Tổ thư ký Hội đồng Giải thưởng gồm 03 thành viên là lãnh đạo và cán bộ Văn phòng Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
3. Các cá nhân có tác phẩm, công trình dự thi trong kỳ xét tặng giải thưởng không được tham gia vào cơ cấu Hội đồng Giải thưởng quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo
1. Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng quyết định thành lập Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo (theo đề xuất của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng giải thưởng) để chấm vòng sơ khảo, chung khảo các tác phẩm, công trình tham dự xét tặng giải thưởng.
2. Thành phần Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo:
a) 01 Phó Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Ủy viên Hội đồng gồm một số hội viên có trình độ chuyên môn thuộc các chi hội: Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc;
c) Thư ký Hội đồng gồm lãnh đạo và cán bộ Văn phòng Hội Văn học - Nghệ thuật Bắc Giang.
3. Cá nhân tham gia thành phần Hội đồng sơ khảo không đồng thời là cá nhân tham gia Hội đồng chung khảo.
4. Các cá nhân có tác phẩm, công trình dự thi trong kỳ xét tặng giải thưởng không được tham gia Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo.
Điều 10. Trình tự, thủ tục xét tặng giải thưởng
1. Hội đồng sơ khảo tổ chức tập hợp các tác phẩm, công trình đăng ký tham dự xét, tặng giải thưởng tiến hành phân loại các tác phẩm, công trình đăng ký đảm bảo đủ điều kiện xét, tặng theo quy định của Quy chế; tiến hành bình xét, xếp loại theo cơ cấu giải thưởng bằng phiếu kín. Kết quả lấy theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng sơ khảo lập biên bản, kèm theo số phiếu gửi về Hội đồng chung khảo, Thường trực Hội đồng Giải thưởng.
2. Hội đồng chung khảo nghiên cứu xem xét kết quả của Hội đồng sơ khảo, tiến hành thẩm định, bình xét bằng phiếu kín đối với từng thể loại, xếp loại theo cơ cấu giải thưởng cho các tác phẩm, công trình. Kết quả lấy theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng chung khảo lập biên bản, kèm theo số phiếu gửi về Hội đồng Giải thưởng.
3. Hội đồng Giải thưởng nghe báo cáo kết quả thẩm định, bình chọn của Hội đồng chung khảo, thảo luận và bỏ phiếu kín xếp loại theo cơ cấu giải thưởng lần cuối cho các tác phẩm, công trình đã được chọn. Kết quả lấy theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng quyết định.
4. Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng báo cáo, trình kết quả xét giải thưởng để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng thưởng cho các tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải.
5. Hội đồng Giải thưởng tỉnh có trách nhiệm tổ chức trang trọng Lễ trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương cho các tác giả đạt giải.
Điều 11. Cơ cấu, giá trị giải thưởng
1. Cơ cấu giải thưởng
a) Mỗi thể loại có bốn giải thưởng với số lượng như sau:
01 giải nhất;
02 giải nhì;
02 giải ba;
03 giải khuyến khích;
Căn cứ vào số lượng, chất lượng tác phẩm đăng ký tham dự Hội đồng Giải thưởng xem xét, quyết định số lượng giải thưởng cho từng thể loại cụ thể.
b) Đối với các thể loại văn xuôi, thơ, nghiên cứu, sưu tầm, lý luận phê bình, dịch thuật, văn nghệ dân gian, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu được trao cho tác giả hoặc chủ sở hữu công trình, tác phẩm. Riêng biểu diễn sân khấu hoặc biểu diễn sân khấu ca nhạc (có VCD kèm theo) chỉ xét và trao giải thưởng cho đối tượng là tác giả, kịch bản, nhạc sỹ, đạo diễn, biên đạo múa và diễn viên quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này.
2. Mức tiền thưởng trao cho các tác phẩm đạt giải thưởng tính theo mức lương tối thiểu tại thời điểm xét và trao giải, gồm:
a) Đối với tác phẩm, công trình tham dự giải thưởng:
Giải nhất: 15 lần mức lương tối thiểu;
Giải nhì: 12 lần mức lương tối thiểu;
Giải ba: 09 lần mức lương tối thiểu;
Giải khuyến khích: 06 lần mức lương tối thiểu;
b) Đối với đạo diễn, diễn viên biểu diễn:
Giải nhất: 06 lần mức lương tối thiểu;
Giải nhì: 04 lần mức lương tối thiểu;
Giải ba: 03 lần mức lương tối thiểu;
Giải khuyến khích: 02 lần mức lương tối thiểu.
Điều 12. Các nội dung chi khác của giải thưởng
Ngoài nội dung và mức chi cho giải thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này, việc xét tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương còn được chi cho các nội dung sau:
1. Thù lao cho mỗi thành viên Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo trong quá trình xét giải là 02 lần mức lương tối thiểu, cho mỗi thành viên Tổ thư ký là 0,8 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm xét và trao giải;
2. Kinh phí tổ chức trao giải thưởng, cho mỗi thành viên Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo, cho mỗi thành viên Tổ thư ký, cho văn phòng phẩm, in sao tài liệu, bằng chứng nhận chi theo thực tế, Hội Văn học nghệ thuật có trách nhiệm lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét chọn và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét chọn, bản quyền tác giả. Hội đồng Giải thưởng không xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại không có tên, không có địa chỉ hoặc đơn thư mạo danh. Việc giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Kinh phí giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương được trích từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các nguồn vận động tài trợ khác.
Giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp, các tập thể, cá nhân phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
THAM DỰ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT SÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 626/2013/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương)
I- ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
Họ và tên: ………………………………………………, sinh năm: …........
Bút danh: ……………………………………………………………………
Thuộc chuyên ngành: ……………………………………………………….
Hiện đang công tác tại: ……………………………………………………..
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………….
Email: ……………………………………………………………………….
II- TÁC PHẨM DỰ XÉT GIẢI:
1- Tác phẩm, công trình Văn học- Nghệ thuật, vai diễn, vở diễn dự xét giải:
………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………
2- Tác giả, nhóm tác giả: …………………………….....................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3- Thuộc loại hình Văn học- Nghệ thuật: …………………………………..
………………………………………………………………………………
4- Thời gian công bố tác phẩm (xuất bản, triển lãm, phát sóng, biểu diễn):
………………………………………………………………………………
5- Số lượng gửi: ……………………………………………………………………...
6- Đã đạt giải thưởng: ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
7- Tóm tắt chủ đề, nội dung tác phẩm: …………………………………......
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam kết tác phẩm, công trình này do tôi sáng tác và chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả, thời gian công bố tác phẩm./.
| Ngày … tháng … năm … Tác giả (nhóm tác giả) Ký tên |
- 1 Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 2 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 3 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 4 Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông
- 5 Quyết định 40/2013/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng “Công nghệ thông tin - Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh"
- 6 Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2013 ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND Quy chế xét tặng danh hiệu và trao giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu, Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang
- 8 Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 9 Quyết định 19/2012/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 10 Quy chế xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình tại Quyết định 10/2009/QĐ-UBND
- 10 Luật khiếu nại 2011
- 11 Luật tố cáo 2011
- 12 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 13 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 14 Quyết định 2806/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15 Nghị quyết 08/2007/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk
- 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 17 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 18 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 19 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 19/2012/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 10 Quy chế xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình tại Quyết định 10/2009/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND Quy chế xét tặng danh hiệu và trao giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu, Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 40/2013/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng “Công nghệ thông tin - Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh"
- 5 Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông
- 6 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 7 Nghị quyết 08/2007/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk
- 8 Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 9 Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2013 ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10 Quyết định 2806/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế